Bệnh phong ngứa không nên ăn gì để phòng bệnh tái phát

Bệnh phong ngứa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh phong ngứa ở trẻ em: Cách phòng và chữa trị

Bệnh phong ngứa ở trẻ em: Cách phòng và chữa trị

Trẻ em có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, lại có làn da mẫn cảm hơn người lớn nên rất dễ bị các bệnh ngoài ngoài da, đặc biệt là phong ngứa. Vậy bệnh phong ngứa ở trẻ em là gì? Có cách nào để phòng và chữa trị không? Thông tin bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết giúp cha mẹ có thể xử lý khi con bị bệnh.

Bệnh phong ngứa ở trẻ em là gì?

Bệnh phong ngứa ở trẻ em là bệnh lý về da phổ biến, thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa yếu và nhạy cảm. Bệnh khởi phát ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể như tay, lưng, cổ, vai,… với các biểu hiện nổi mẩn đỏ, tróc vẩy, sưng phù và kèm theo những cơn ngứa dữ dội.

Bệnh phong ngứa ở trẻ em
Bệnh phong ngứa ở trẻ em là bệnh lý về da phổ biến, thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa yếu và nhạy cảm

Bệnh có 2 nguyên nhân chính là di truyền và tác nhân bên ngoài. Cụ thể:

  • Di truyền: Có bố mẹ hoặc người thân có tiền sử bị phong ngứa, tỉ lệ con sinh ra bị bệnh là rất cao do đặc tính di truyền cơ địa.
  • Tác nhân bên ngoài: Bị kích ứng bởi các dị nguyên (bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa,…), dị ứng với sữa hoặc thực phẩm, sự thay đổi bất thường của thời tiết, dị ứng thuốc, tiếp xúc với các chất độc hại mà không có đồ bảo vệ, nhiễm kí sinh trùng, vi khuẩn, nấm,…

Bệnh phong ngứa ở trẻ em chia làm 2 loại:

  • Cấp tính: Xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn, thường không tái phát lại trong vòng 6 tháng.
  • Mãn tính: Xảy ra thường xuyên trong vài tháng hoặc vài năm, triệu chứng bệnh nặng và khó điều trị hơn.

Khi mới phát bệnh, trẻ thường bị nổi sẩn ở một vùng da nhỏ, ngứa nhẹ, nhưng nếu không phát hiện kịp thời bệnh sẽ lan rộng ra, gây đau đớn và khó chịu. Trong một số trường hợp, bệnh có thể phát triển nặng dẫn đến tụt huyết áp, hoa mắt chống mặt, suy hô hấp, thậm chí là sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý sức khỏe của trẻ và có biện pháp phòng tránh phù hợp để hạn chế tối thiểu khả năng mắc bệnh. Khi có dấu hiệu bị phong ngứa, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị phong ngứa

Các triệu chứng của bệnh phong ngứa rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác. Để xác định đúng, phụ huynh cần quan sát những dấu hiệu sau đây:

  • Nổi mẩn đỏ: Xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể như tay, chân, vai, lưng,… với các hình dáng và kích thước khác nhau.
  • Da khô, tróc vẩy: thường kèm theo cơ ngứa dữ dội, khiến trẻ không ngồi yên được mà phải dùng tay để chà xát hoặc gãi nhằm giảm cơn ngứa.
  • Phát ban, sưng phù: Trường hợp này khá ít, thường trẻ sẽ bị phát ban đỏ hoặc nổi các nốt sưng phù ở vùng da nhạy cảm như mí mắt, môi hoặc cơ quan sinh dục.
  • Các dấu hiệu đi kèm khác: Sốt, quấy khóc, nổi mụn nước,…
Bệnh phong ngứa ở trẻ em
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị phong ngứa là nổi mẩn đỏ, khô, tróc vẩy, phát ban, sưng phù, ngứa ngáy,…

Cách chữa phong ngứa ở trẻ em hiệu quả

Phong ngứa gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh. Dưới đây là 2 cách chữa phong ngứa ở trẻ em hiệu quả, các bậc phụ huynh có thể tham khảo!

1. Sử dụng mẹo dân gian

Dùng mẹo dân gian để chữa phong ngứa cho trẻ là cách làm đơn giản, dễ thực hiện, lại mang về hiệu quả cao nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, dùng mẹo dân gian phải đúng cách và chỉ áp dụng khi trẻ bệnh nhẹ hoặc không dị ứng với bất cứ nguyên liệu nào có trong bài thuốc. Trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc sau vài ngày điều trị bệnh không thuyên giảm thì nên đưa trẻ đến bác sĩ.

Uống nước rau má

Từ lâu, rau má đã được biết đến với công dụng chữa bệnh ngoài da tuyệt vời. Khi trẻ bị phong ngứa, uống nước rau má có thể thanh nhiệt, đào thải được các độc tố tích tụ bên trong cơ thể ra ngoài, giúp các triệu chứng bệnh thuyên giảm dần.

Bên cạnh đó, trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rau má có tác dụng kích hoạt sự phân chia tế bào và tổng hợp collagen giúp các tế bào da mới được hình thành, phục hồi được tổn thương trên da. Da trẻ sẽ nhanh chóng hết ngứa, liền lại và mịn màng hơn.

Bệnh phong ngứa ở trẻ em
Uống nước rau má giúp cơ thể trẻ thanh nhiệt, đào thải độc tố, làm lành vùng da bị tổn thương

Cách thực hiện:

  • Rau má mua về chọn lấy lá tươi, ngâm trong nước muối 5 phút để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
  • Cho rau má vào cối xay nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ đi phần cặn còn xót lại.
  • Cho trẻ uống 1-2 lần/ngày, có thể cho thêm đường hoặc đá tùy theo khẩu vị.

Ngoài cách trên, có thể dùng rau má để uống chung với bột sắn dây để làm mát và thanh lọc cơ thể, giảm được tình trạng nổi mẩn đỏ và khống chế bệnh không lan rộng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 30gr rau má tươi rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho rau má vào cối giã nát, chế thêm nước sôi với một lượng vừa đủ uống, rồi lọc lấy nước.
  • Cho 10gr bột sắn dây vào hòa chung, đợi bớt nóng rồi uống.

Tắm bằng lá chè vằng

Trong Đông Y, lá chè vằng có tính lương, vị đắng nhẹ, có tác dụng giải nhiệt, giải thấp, tiêu viêm. Nên khi trẻ bị phong ngứa, cho tắm bằng lá chè vằng sẽ loại sạch được vi khuẩn trên bề mặt da, chữa viêm nhiễm và làm lành các vết lỡ loét do bệnh gây ra.

Chuẩn bị:

  • 40gr lá chè vằng
  • 3 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá chè vằng tươi rửa sạch, bỏ đi lá sâu, để ráo nước.
  • Cho lá chè vằng và nước vào nồi đun sôi trong 15 phút thì tắt bếp.
  • Để nước nguội thì đem đi tắm, đặc biệt rửa kĩ ở vùng da bị phong ngứa để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tắm bằng lá trầu không

Lá trầu không có tính ấm, vị cay, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Trẻ bệnh phong ngứa dùng lá trầu không để tắm có thể bảo vệ vùng da tổn thương không bị nhiễm trùng, ngăn không cho mẩn đỏ, ngứa ngáy lan rộng.

Bệnh phong ngứa ở trẻ em
Tắm bằng lá trầu không giúp vùng da tổn thương không bị nhiễm trùng, ngăn không cho mẩn đỏ, ngứa ngáy lan rộng.

Chuẩn bị:

  • 10 lá chầu tươi
  • 1,5 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá trầu tươi rửa sạch với nước muối, sau đó đem đi giã nát.
  • Cho nước và phần lá đã giã nát vào nồi đun sôi trong 5-10 phút.
  • Tắt bếp và chờ cho nước nguội bớt rồi đem đi tắm cho trẻ. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày sẽ khử trùng được các nốt mẩn và ngứa do bệnh phong ngứa gây ra.

Đắp rau tần

Đắp rau tần là mẹo dân gian đơn giản, hiệu quả, được nhiều người áp dụng để chữa phong ngứa cho trẻ. Áp dụng cách này sẽ giúp vùng da bị phong ngứa được giải độc, thông khí, giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, tróc vẩy, nổi mẩn do bệnh gây ra.

Cách thực hiện:

  • Rau tần chọn những lá tươi, không bị sâu, đem đi rửa sạch và để ráo.
  • Cho rau tần và một ít muối vào cối giã nát.
  • Dùng hỗn hợp trên đắp lên vùng da bị phong ngứa của trẻ trong vài phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Cần thực hiện đều đặn 1-2 lần.ngày, sau 7-10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Đắp lá khế

Đắp lá khế là cách chữa phong ngứa lành tính, cha mẹ có thể thực hiện tại nhà để làm dịu cơn ngứa, làm lành vết thương, tạo cảm giác thư thái, dễ chịu cho trẻ.

Cách thực hiện:

  • Đem 200gr lá khế ngâm với nước muối trong 5 phút để làm sạch vi khuẩn và bụi bẩn. Sau đó rửa lại với nước và để ráo.
  • Cho lá khế vào chảo rang cho hơi nóng rồi tắt bếp, không để vàng như khi sao.
  • Đắp lá khế lên vùng da bị tổn thương của trẻ, dùng vải mềm quấn cố định lại trong 10-15 phút.
  • Tháo băng ra và rửa sạch lại với nước. Thực hiện 2 lần/ngày.

2. Đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị

Khi trẻ bị phong ngứa, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị. Dựa trên nguyên nhân, tình trạng và mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phát đồ điều trị cụ thể, chỉ định một số loại thuốc hoặc kem bôi phù hợp, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh mà lại rất an toàn.

Bệnh phong ngứa ở trẻ em
Khi trẻ bị phong ngứa, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị

Một số loại thuốc tây thường được dùng để chữa phong ngứa cho trẻ là:

  • Thuốc bôi ngoài da: Menthol 1%, Dermovate Cream, Clamine, Hydrocortisone,…
  • Thuốc kháng sinh Histamin (dạng uống hoặc bôi): Loratidine, Fexofenadine, Cholorpheniramine, Cetirizine,…
  • Thuốc Corticoid: Prednisone, Dexamethason,…
  • Thuốc tiêm: Methylprednisolon, Dimedrol,…

Lưu ý, những thuốc này chỉ được sử dụng khi bác sĩ kê đơn, tuyệt đối không được tự ý dùng tại nhà, nếu không sẽ rất dễ bị sốc thuốc hoặc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

3. Điều trị bằng thuốc Nam

Tham khảo các bài thuốc dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi bệnh phong ngứa ở trẻ em:

Bài thuốc gia truyền 150 năm Mề đay Đỗ Minh xóa sạch bệnh phong ngứa ở trẻ

Nổi bật hàng đầu trong số các bài thuốc phong ngứa, mề đay bằng y học cổ truyền hiện nay phải kể đến bài thuốc Mề đay Đỗ Minh. Đây là phương thuốc gia truyền tồn tại hơn 150 năm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Với sự khéo léo trong cách phối chế dược liệu, kết hợp 3 bài thuốc/liệu trình, Mề đay Đỗ Minh đã giúp rất nhiều bệnh nhân hết ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Bài thuốc gia truyền này phù hợp với thể trạng người Việt, có thể dùng cho mọi đối tượng nhờ ưu điểm:

Công thức hoàn chỉnh “3 trong 1”

Thuốc được chia nhỏ, kết hợp từ 3 bài thuốc gồm thuốc đặc trị mề đay, dị ứng và hai bài thuốc bổ là Bổ thận giải độc, Bổ gan dưỡng huyết. Sự kết hợp hài hòa giữa các bài thuốc trong liệu trình giúp người bệnh hết hẳn cảm giác nóng gan, mẩn đỏ, ngứa râm ran, phát ban, sưng phù trở nên tự tin, thoải mái.

XEM THÊM: Chi tiết thành phần, công dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Bài thuốc hòa quyện từ hơn 50 dược liệu chất lượng

Trong bài thuốc chữa hơn 50 vị thuốc là những thành phần lành tính nhất, cho tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa hiệu quả cao đã được kiểm chứng.

Phần lớn vị thuốc có nguồn gốc từ hệ thống vườn trồng thuốc nam đạt chuẩn GACP-WHO do Đỗ Minh Đường quy hoạch. Một phần nhỏ khác được thu mua từ người bản địa tại vùng núi cao Tây Bắc.

Người sử dụng có thể yên tâm về độ lành tính, an toàn với sức khỏe. Sử dụng thuốc lâu dài không bị nhờn thuốc, không bị tích nước, phù nề hay gặp bất cứ tác dụng phụ nào.

Thành phần bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Phác đồ cá nhân hóa, tiến trình rõ ràng

Nhờ chia nhỏ bài thuốc theo từng công dụng nên theo tình trạng sức khỏe và mức độ dị ứng, phong ngứa, nổi mề đay, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cụ thể. Người bệnh có thể dùng 2-3 bài thuốc trên kết hợp với gói lá tắm đồng thời tuân thủ theo chỉ dẫn về chế độ kiêng khem, vệ sinh, giữ ấm cơ thể…

Dạng thuốc sắc sẵn tiện lợi

Thuốc được kê đơn dạng thang sắc hoặc dạng cao bào chế sẵn (do đơn vị điều chế dựa theo thể bệnh, yêu cầu của người dùng). Cao thuốc giữ tối đa dược tính, mùi thơm, dễ uống. Đặc biệt được đóng trong lọ nên dễ bảo quản, dễ mang theo.

Nhờ sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh bài bản, rất nhiều người đã tin tưởng sử dụng và thành công thoát khỏi chứng nổi mề đay khi trời lạnh.

ĐỌC NGAY: Người bệnh nói gì về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh chưa?

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Quý độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm bài thuốc, phác đồ điều trị khi liên hệ đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo thông tin dưới đây:

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình  
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
  • Điện thoại: 0963 302 349 – 0938 449 768 
  • Website:https://dominhduong.org | https://dominhduong.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong

Những cách phòng bệnh phong ngứa cho trẻ em

Muốn tạm biệt nỗi ám ảnh mang tên phong ngứa, các bậc cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh đúng và thích hợp để trẻ luôn khỏe, tránh xa được các cơn ngứa ngáy, đau ngát hay nổi mẩn của bệnh.

1. Chế độ ăn uống hợp lý

Để phòng bệnh phong ngứa, phụ huynh cần xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh xa những loại thức ăn mà trẻ bị mẩn cảm hoặc dễ gây dị ứng như hải sản, thịt gà,… Nên tăng cường vào thực đơn những loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng như rau củ, trái cây, thịt heo nạc,…

Bệnh phong ngứa ở trẻ em
Để phòng bệnh phong ngứa, phụ huynh cần xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp

Ngoài ra, cũng cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép từ trái cây tươi để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất giúp cơ thể trẻ luôn khỏe, phòng được nhiều bệnh.

Trong trường hợp đặc biệt, cha mẹ có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng thích hợp nhất cho trẻ.

2. Tránh tiếp xúc với các dị nguyên

Giữ cho trẻ tránh xa các dị nguyên gây dị ứng là điều kiện tiên quyết để phòng bệnh phong ngứa. Không nên để trẻ tiếp xúc lông thú nuôi trong nhà, các chất tẩy độc hại, nguồn nước ô nhiễm, bụi bẩn,… vì có thể khiến da trẻ bị kích ứng, sinh ra nổi mẩn, ngứa ngáy, hoặc nặng hơn có thể bị sưng đỏ trên diện rộng.

Khi trẻ lỡ tiếp xúc với các dị nguyên, cha mẹ nên vệ sinh kĩ hoặc có biện pháp xử lý kịp thời để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.

3. Vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày

Vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày rất cần thiết và có ích cho quá trình phòng bệnh. Cách này sẽ giúp cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, loại đi được bụi bẩn, mồ hôi và nhiều tác nhân gây bệnh đang bám trên da ra ngoài. Từ đó, nâng cao được sức đề kháng cho trẻ, tránh được phong ngứa do dị ứng dị nguyên.

Tuy nhiên, ba mẹ không nên tắm quá nhiều lần cho trẻ trong ngày, tần suất phù hợp là 2-3 lần/ngày. Khi tắm, nên dùng nước ấm và lau khô người ngay sau đó để tránh bị phong hàn, cảm lạnh.

Bệnh phong ngứa ở trẻ em
Vệ sinh cho trẻ mỗi ngày giúp nâng cao được sức đề kháng, tránh được phong ngứa do dị ứng dị nguyên.

4. Xây dựng môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ

Theo các chuyên gia, xây dựng môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát quyết định rất lớn đến tính hiệu quả khi phòng bệnh phong ngứa tại nhà cho trẻ.

Một môi trường sống lí tưởng là phải được dọn dẹp, lau chùi thường xuyên. Chăn, mùng, gối,… phải được giặt giũ đều đặn và phơi đủ nắng. Đồ chơi của trẻ cũng phải được vệ sinh định kì. Có như vậy thì trẻ mới có thể tránh xa được các hiểm họa gây bệnh phong ngứa như nấm, bụi bẩn,…

Ngoài ra, môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát còn giúp trẻ cải thiện tinh thần, luôn vui vẻ, yêu đời. Từ đó, trẻ lớn lên và phát triển tốt hơn.

5. Giữ cho thân nhiệt trẻ luôn ổn định

Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cho cơ thể trẻ không kịp thích nghi là một trong những nguyên nhân gây ra phong ngứa. Vì vậy, để phòng tránh, các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát thời tiết để có biện pháp giữ cho thân nhiệt trẻ luôn ổn định.

Khi trời chuyển lạnh, nên ủ ấm cho trẻ bằng cách mặc thêm áo ấm, đội mũ hoặc choàng thêm khăn len khi ra đường. Khi trời nóng, nhiệt độ cao, nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt sẽ ngừa được bệnh hiệu quả.

6. Dưỡng ẩm da trẻ

Khi da trẻ thiếu độ ẩm sẽ trở nên khô và thô ráp, dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng tróc vẩy, phong ngứa. Để phòng tránh điều đó, mẹ bỉm cần thường xuyên bổ sung nước và massage bằng dầu dưỡng để da luôn ở trạng thái mướt mịn và mềm mại.

Bệnh phong ngứa ở trẻ em
Dưỡng ẩm cho trẻ giúp phòng bệnh phong ngứa hiệu quả

Thời điểm sử dụng thích hợp nhất để dưỡng ẩm cho trẻ là sau khi tắm xong và đã lau khô qua bằng khăn. Lúc này da trẻ còn sạch và đang mềm nên hấp thu tinh chất sẽ tốt hơn, tăng hiệu quả phòng ngừa.

Khi dùng dầu dưỡng, các bậc phụ huynh cần lưu ý chọn những loại có thành phần từ thiên nhiên, không có phẩm màu và các chất độc hại để đảm bảo an toàn và không gây dị ứng cho trẻ. Một số loại dầu dưỡng ẩm tốt có thể kể đến là dầu oliu, dầu dừa,…

7. Thường xuyên cắt móng chân móng tay cho trẻ

Đây là bước quan trọng để giúp trẻ phòng ngừa phong ngứa hiệu quả. Trong quá trình chơi đùa, trẻ sẽ thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn, bụi bẩn, kí sinh trùng nên việc để móng chân móng tay dài sẽ khiến trẻ vô tình mang mầm bệnh vào người, gây ra các hiện tượng nổi mẩn, ngứa ngáy kéo dài.

Ngoài ra, trẻ còn nhỏ nên chưa kiểm soát được hành động của mình, việc để móng tay sẽ làm cho trẻ dễ tổn thương cơ thể, tạo ra các vết trầy xước, là điều kiện tốt cho các nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể, sinh ra bệnh phong ngứa.

Vì vậy, cần thường xuyên cắt móng chân và móng tay cho trẻ, tốt nhất là 1 tuần/lần để bảo vệ tốt sức khỏe và hạn chế được thấp nhất khả năng mắc phong ngứa ở trẻ em.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh phong ngứa ở trẻ em. Hi vọng sẽ giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong việc phòng và chữa trị cho trẻ. Chúc bé luôn khỏe!

Cùng chuyên mục

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì để phòng bệnh tái phát

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn