Bệnh phong ngứa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị [CHUYÊN GIA HƯỚNG DẪN]

Bệnh phong ngứa không nên ăn gì để phòng bệnh tái phát

Bệnh phong ngứa ở trẻ em: Cách phòng và chữa trị

Bệnh phong ngứa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị [CHUYÊN GIA HƯỚNG DẪN]

Phong ngứa là bệnh lý về da phổ biến, khó điều trị dứt điểm và có xu hướng tái phát liên tục gây bất tiện lớn trong sinh hoạt, cuộc sống, công việc của người bệnh. Bệnh khởi phát bởi nhiều nguyên nhân, các triệu chứng cũng dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh da liễu khác nên gây khó khăn trong việc điều trị.

Bệnh phong ngứa là gì? Có gây nguy hiểm không?

Bệnh phong ngứa là tên gọi dân gian để chỉ hiện tượng da dị ứng nổi mẩn, sưng đỏ thành mảng hoặc da bị khô sần, tróc vảy gây ngứa ngáy liên tục.

Theo các nhà khoa học, bệnh khởi phát khi cơ thể tiết ra một lượng lớn kháng thể IgE vượt mức cho phép để phản ứng lại với sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Những kháng thể này sẽ đi đến tế bào mast để giải phóng histamin, nhưng nếu lúc này thiếu kháng nguyên thì histamin sẽ chảy vào máu ngấm vào các dây thần kinh cảm giác gây ngứa rát. Đồng thời, tạo phản xạ sợi trục làm đỏ xung quanh các nốt mẩn, khiến cho vùng da bị tổn thương sưng lên khó chịu.

XEM THÊM: Bệnh phong ngứa là gì? Có nguy hiểm không? 

Bệnh phong ngứa
Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu chủ quan không điều trị có thể gây ra biến chứng khó lường

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết, bệnh được chia ra làm 2 dạng:

  • Cấp tính: Ban đỏ và cơn ngứa sẽ biến mất sau 24h khởi phát hoặc sẽ hết chỉ sau vài ngày điều trị, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.
  • Mãn tính: Bệnh tái phát liên tục, khó điều trị dứt điểm, người bệnh phải chịu cơn ngứa ngáy, đau rát trong thời gian dài (có khi lên đến vài năm), ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và cuộc sống.

Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất là ở phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh, trẻ nhỏ, người có cơ địa nhạy cảm. Thông thường, bệnh không gây nguy hiểm cho người mắc phải, nhưng nếu chủ quan không điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường.

  • Viêm nhiễm da: Xảy ra khi người bệnh gãi liên tục lên vùng da bị ngứa khiến chúng bị trầy xước, chảy máu,… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương gây viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc chàm hóa để lại sẹo thâm.
  • Phù mạch: Khi bị bệnh trong thời gian dài, các vùng da bị phong ngứa như tai, mũi, môi,… sẽ dễ bị sưng phù. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây phù cổ họng, khí quản,… gây buồn nôn, khó thở nguy hiểm đến tính mạng.
  • Sốc phản vệ: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị bệnh phong ngứa, người bệnh có thể bị suy hô hấp hoặc tử vong nếu điều trị không kịp thời.

Vì vậy, cần phát hiện sớm bệnh và có hướng chữa trị phù hợp để nâng cao kết quả điều trị, bảo vệ được sức khỏe của bản thân và ngăn không cho bệnh tái phát.

Triệu chứng của bệnh phong ngứa

Bệnh phong ngứa rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về da thông thường khác. Tuy nhiên, chỉ cần lưu ý những triệu chứng dưới đây sẽ xác định được chính xác bệnh.

  • Da xuất hiện những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt, có màu hồng hoặc trắng với các kích thước khác nhau. Ban đầu là những nốt ban đỏ nhỏ, sau đó có xu hướng lan rộng sang những vùng da khác của cơ thể.
  • Cơn ngứa xuất hiện liên tục và kéo dài, đặc biệt là chiều tối và đêm, khiến cho người bệnh khó chịu và phải gãi liên tục thì mới cảm thấy thoải mái được, sau đó lại càng ngứa dữ dội hơn.
  • Có cảm giác đau rát vùng ban đỏ. Nặng hơn là bị phồng rộp hoặc sưng phù ở vùng da nổi sẩn.
  • Da có thể bị khô, tróc vẩy kèm theo cơn ngứa.

Khi xuất hiện những triệu chứng trên, rất có thể bạn đã bị phong ngứa, nên đến ngay bác sĩ để được khám và có hướng điều trị phù hợp, tránh để lâu sẽ dễ chuyển sang phong ngứa mãn tính hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm.

GIẢI ĐÁP: Bệnh phong ngứa, không nên ăn gì để phòng ngừa phát bệnh?

Bệnh phong ngứa
Bệnh phong ngứa đi kèm các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khô da,…

Nguyên nhân gây ra bệnh phong ngứa

Nguyên nhân gây ra bệnh phong ngứa là một ẩn số đối nền y học nước nhà khi chưa thể xác định chính xác bệnh đến từ đâu và do điều gì. Tuy nhiên, trong một vài nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố dưới đây có thể là nguồn cơn khởi phát bệnh phong ngứa.

Yếu tố di truyền: Là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo thống kê, nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc người thân có tiền sử bị phong ngứa thì thế hệ con sau này rất dễ mắc bệnh, tỉ lệ này chiếm khá cao. Ngoài ra, trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu ăn quá nhiều chất đạm thì một số đứa trẻ sinh ra sau này cũng có khả năng bị phong ngứa.

Mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn: Người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, bị virus viêm gan hoặc mắc các bệnh về tai – mũi – họng,… có nguy cơ cao mắc bệnh cao do hệ miễn dịch bị ảnh hưởng.

Thay đổi nội tiết tố: Thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, người bị áp lực trong công việc hoặc thường xuyên bị stress,… do lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi mất ổn định, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu dẫn đến khả năng thải độc và đề kháng cho cơ thể kém.

XEM THÊM: Hướng dẫn cách chữa bệnh phong ngứa tại nhà đơn giản, nhanh chóng 

Bệnh phong ngứa
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh phong ngứa như yếu tố di truyền, nhiễm kí sinh trùng, suy giảm chức năng gan,…

Mắc các bệnh lý tự miễn: Đối với một số người đang bị mắc một số bệnh lý tự miễn như rối loạn thần kinh, tuyến giáp tự miễn, Lupus ban đỏ, cryoglobulinemia,… cũng có thể bị phong ngứa.

Côn trùng cắn: Khi cơ thể chịu sự tấn công của các loại côn trùng chứa nọc độc như ông, kiến, nhện, rết,… sẽ rất dễ bị ngứa, nổi mẩn đỏ khó chịu, sinh ra phong ngứa. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường hết rất nhanh, chỉ sau 1-2 ngày điều trị đã có thể khỏi hẳn.

Dị ứng với thực phẩm: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phong ngứa, thường gặp nhiều nhất ở những người có cơ địa nhạy cảm với một số loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, trứng, sữa,… hoặc dị ứng với đồ ăn có chất bảo quản, đồ ăn cay,…

Dị ứng thuốc: Đây là tác dụng phụ thường gặp ở một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc ngủ, thuốc gây mê, Penicillin, thuốc hạ nhiệt, xương khớp,… Bệnh thường khởi phát ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau 5-7 ngày sử dụng.

Tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây dị ứng: Một số dị nguyên như phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc, bụi bẩn,… có thể khiến da bị kích ứng, ngứa ngáy và phải gãi liên tục ngay sau khi tiếp xúc trực tiếp với chúng.

Dị ứng thời tiết: Khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi đột ngột có thể làm cho cơ thể không kịp điều hòa thân nhiệt để thích nghi kịp với thời tiết bên ngoài sẽ khiến cho da bị khô, tróc vảy khi trời quá lạnh hoặc nổi mẩn ngứa rát khi trời quá nóng.

Chức năng thải độc của gan bị giảm: Gan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố của cơ thể. Khi chức năng thải độc của gan bị giảm đi, đồng nghĩa với việc các chất độc hại, vi khuẩn,… tích tụ trong người (cụ thể là dưới da) không đẩy ra ngoài được, sinh ra bệnh phong ngứa.

Nhiễm kí sinh trùng trong máu: Là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh phong ngứa. Một số loại kí sinh trùng như sán chó, giun, vi khuẩn,… làm cho da người bệnh nổi nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy liên tục.

Cách điều trị bệnh phong ngứa

Có rất nhiều cách chữa phong ngứa, chọn đúng giải pháp sẽ giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm và đạt được kết quả khả quan. Dưới đây là 3 cách điều trị bệnh được nhiều người áp dụng nhất, mời bạn tham khảo!

1. Dùng thuốc Đông y – chữa bệnh AN TOÀN, hiệu quả cao

Từ xa xưa, bài thuốc Đông y chữa phong ngứa đã được rất nhiều người bệnh tin dùng bởi hiệu quả cao, an toàn đối với sức khỏe. Trong số đó, MỀ ĐAY ĐỖ MINH của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường là cái tên nổi bật hàng đầu. Bài thuốc trở thành “thuốc gối đầu giường” của ++150.000 bệnh nhân trong gần 3 thế kỷ qua.

MỀ ĐAY ĐỖ MINH – “Khắc tinh” của bệnh phong ngứa, chữa TẬN GỐC, KHÔNG TÁI PHÁT 

Mề đay Đỗ Minh được nghiên cứu và hoàn thiện bởi các thế hệ lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Bài thuốc có hơn 50 vị thuốc thuần việt QUÝ góp mặt, được bóc tách thành phần, gia giảm liều lượng một cách tỉ mỉ, đảm bảo được hiệu quả cũng như độ an toàn một cách hoàn hảo nhất. Các vị thuốc điển hình có thể kể đến như Bồ công anh, Diệp hạ châu, Kim ngân cành, Cà gai,…

Đặc biệt, toàn bộ thảo dược nêu trên đều được nhà thuốc Đỗ Minh Đường “tự cung tự cấp” bằng cách xây dựng và phát triển vườn dược liệu riêng. Hiện có 3 vườn thuốc tại Hưng Yên, Hòa Bình và Gia Lâm (Hà Nội), mỗi vườn có hàng trăm cây thuốc quý khác nhau và đều đạt chuẩn GACP – WHO của Bộ Y tế. Do đó, lương y Tuấn cam kết 100% thảo dược đều có nguồn gốc rõ ràng, nói không với việc nhập dược liệu bẩn, kém chất lượng.

Chiêm ngưỡng vườn dược liệu chuẩn SẠCH của nhà thuốc Đỗ Minh Đường 

Nhờ thành phần chuẩn SẠCH và nguồn gốc rõ ràng, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh an toàn TUYỆT ĐỐI với người bệnh khi dùng thuốc. Đặc biệt, kể cả những  từ trẻ sơ sinh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú,… đều có thể yên tâm sử dụng. Suốt gần 3 thế kỷ ứng dụng thuốc chữa bệnh, nhà thuốc Đỗ Minh Đường hoàn toàn chưa từng ghi nhận bất kỳ trường hợp nào gặp tác dụng phụ của thuốc.

Từ những vị thuốc quý trên, bài thuốc được hoàn thiện với liệu trình đặc biệt gồm 3 phương thuốc nhỏ kết hợp nhuần nhuyễn với nhau gồm: Thuốc đặc trị mề đay, Thuốc bổ gan giải độc, Thuốc bổ thận dưỡng huyết, tác động TOÀN DIỆN cho hiệu quả điều trị bệnh cao:

XEM THÊM: Triệt tiêu ngay mề đay, phong ngứa bằng bài thuốc bí truyền 3 thế kỷ nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh

Công dụng trị bệnh từ TRONG ra NGOÀI của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Công dụng trị bệnh từ TRONG ra NGOÀI của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Với cơ chế tác động triệt để, Mề đay Đỗ Minh một mặt hỗ trợ điều trị bệnh bằng cách tiêu độc, tiêu viêm để giảm trừ triệu chứng bệnh. Mặt khác giúp bồi bổ tạng phủ, tăng sức đề kháng nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Với mục đích mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn bám sát theo nguyên tắc biện chứng luận trị trong lên liệu trình cho bệnh nhân. Theo đó, mọi người khi đến nhà thuốc sẽ được các lương y thăm khám để xác định tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh rồi mới lên phác đồ và gia giảm liều lượng thuốc sao cho phù hợp nhất.

Khi người bệnh đảm bảo tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, hiệu quả được thể hiện rõ rệt qua 3 giai đoạn:

ĐỪNG BỎ LỠ: +150.000 người bệnh từng sử dụng bài thuốc BÍ TRUYỀN Mề đay Đỗ Minh, họ nói gì?

Hiệu quả điều trị mề đay theo từng giai đoạn của bài thuốc BÍ TRUYỀN dòng họ Đỗ Minh
Hiệu quả điều trị mề đay theo từng giai đoạn của bài thuốc BÍ TRUYỀN dòng họ Đỗ Minh

Ngoài hai ưu điểm kể trên, Mề đay Đỗ Minh còn thành công chiếm trọn được niềm tin yêu của người bệnh ở cách bào chế hiện đại. Thay vì dùng thuốc thang như trước đây, hiện nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hỗ trợ đun sắc dưới dạng cao đặc, bảo quản trong hũ thủy tinh rất tiện dụng. Người bệnh có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi mà không cần đun sắc lỉnh kỉnh bằng cách lấy lượng cao vừa đủ hòa với nước ấm là xong.

Không những tiện lợi mà thuốc còn có mùi thơm nhẹ của thảo dược, vị ngọt nhẹ nên cũng rất dễ uống. Ngay cả khi trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai sử dụng cũng không lo bị khó chịu, nôn trớ.

Thuốc bào chế dưới dạng cao đặc, dễ sử dụng

Trải qua chiều dài lịch sử kéo dài gần 3 thế kỷ, Mề đay Đỗ Minh chữa khỏi bệnh cho hàng ngàn người bệnh khác nhau. Trong đó, đại đa số người bệnh chỉ mất từ hơn 1 tháng kiên trì dùng thuốc đã khỏi bệnh hoàn toàn, không tái phát trở lại.

Cụ thể, nam dancer Nguyễn Tiến Phú (23 tuổi, Bắc Giang) là một trong những ca bệnh điển hình, mắc bệnh mãn tính tái phát triền miên đã được chữa khỏi sau 2 tháng dùng thuốc của Đỗ Minh Đường. Anh chia sẻ:

“Trước khi đến với Đỗ Minh Đường, mình từng phải sống chung với bệnh đã hơn 4 năm, dùng rất nhiều thuốc tây nhưng không khỏi, thậm chí bị tái phát liên tục rất khó chịu. Đặc biệt, bệnh khiến mình tự ti, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc. Thật may mắn vì đã biết Mề đay Đỗ Minh, chỉ sau 2 tháng dùng thuốc giờ mình đã khỏi bệnh hoàn toàn. Công nhận là “thuốc đắt sắt ra miếng.

Hay như trường hợp của nữ trưởng phòng Vương Thị Vui (Hà Nội), chị hiện là một trong những “người bệnh thân thiết” của nhà thuốc Đỗ Minh Đường bởi đã gắn bó với nhà thuốc suốt 5 năm nay. Cách đây 5 năm, chị đến nhà thuốc với mong muốn chữa khỏi bệnh mề đay sau sinh và điều tuyệt vời là chỉ hơn 1 tháng, tình trạng bệnh của chị đã được triệt tiêu hoàn toàn.

Dù đã khỏi bệnh nhưng vì cơ địa yếu, thường xuyên uống thuốc Tây nên nguy cơ nổi mề đay của chị Vui tăng cao. Chính vì vậy, chị đã quyết định lựa chọn sử dụng liệu trình “nhắc lại” Mề đay Đỗ Minh mỗi năm 1 lần, vừa là để ngăn bệnh tái phát, vừa để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Dưới đây là video chị Vui chia sẻ về cách dùng liệu trình nhắc lại, mời bạn đọc cùng tham khảo:

XEM THÊM: “TRÚT BỎ” ám ảnh mề đay mang thai, sau sinh chỉ nhờ bài thuốc thảo dược CỰC HAY [DÀNH CHO MẸ]

Ngoài ra, còn có rất nhiều những trường hợp bệnh nhân khác sau khi được chữa khỏi mề đay, phong ngứa bằng Mề đay Đỗ Minh cũng đã gửi những phản hồi tích cực về cho nhà thuốc Đỗ Minh Đường:

Mẹ bầu tin tưởng điều trị mề đay bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Mẹ bầu tin tưởng điều trị mề đay bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của mề đay, phong ngứa và muốn được chữa bệnh tận gốc, đừng chần chừ thêm nữa hãy liên hệ ngay với nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được đội ngũ lương y, bác sĩ tư vấn MIỄN PHÍ và kê liệu trình phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

2. Dùng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây giúp kiểm soát nhanh chóng và hiệu quả bệnh phong ngứa. Tùy theo độ tuổi, mức độ bệnh của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc điều trị khác nhau.

Dưới đây là một số loại thuốc tây thường được chỉ định để chữa bệnh phong ngứa:

  • Thuốc kháng Histamin: Loratadine (Claritin), Astemizole (Hismanal), Acrivastine (Semprex), Cetirizine (zyrtec),… Có tác dụng giải phóng và ngăn chặn cơ thể sản xuất histamin kích hoạt dị ứng, giảm ngứa nhanh trên da.
  • Thuốc kháng sinh: Có 2 dạng là bôi và uống. Thuốc được chỉ định dùng khi da bị viêm nhiễm, chảy dịch mủ.
  • Thuốc chứa corticoid: Thường dùng trong trường hợp dị ứng vừa và nặng, có tác dụng giảm viêm trong thời gian ngắn nên giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy. Một số thuốc chứa corticoid thường dùng là Mometason, Budesoinide, Fluticason, Fluorometholon, Prenisolon, Flucina, Triamcinolon,…
  • Thuốc ngăn ngừa mẫn cảm: Thuốc đóng vai trò kìm hãm sản sinh dị ứng, có tác dụng giảm nồng độ kháng thể trong máu, bất hoạt các kháng thể IgE tự do giúp giảm nhanh các triệu chứng phong ngứa. Thuốc ngăn ngừa mẫn cảm bao gồm: thuốc kháng Cytokine, thuốc kháng Thromboxane A2, thuốc kháng IgE,…
  • Thuốc bôi ngoài da: Các thuốc mỡ chứa kháng sinh (Cream synalar-neomycin, Cream Celestodrm-neomycin),  dung dịch Calamine, thuốc bôi chứa Corticoid ( Triamcinolon, Flucinar,…) sẽ giúp làm sạch và mềm bề mặt da, khắc phục được tình trạng khô và tróc vẩy khi bị phong ngứa.
  • Thuốc bổ trợ: cụ thể là vitamin C để tăng sức đề kháng, làm thoái hóa và loại bỏ histamin. Tuy nhiên, không nên dùng quá 1000mg/ngày.

XEM THÊM: TOP các loại thuốc chữa mề đay, phong ngứa hiệu quả nhất 

Bệnh phong ngứa
Sử dụng thuốc tây giúp kiểm soát nhanh chóng và hiệu quả bệnh phong ngứa

3. Dùng mẹo dân gian chữa tại nhà

Ngoài điều trị bệnh phong ngứa bằng thuốc tây thì dùng mẹo dân gian chữa tại nhà cũng được nhiều người áp dụng và mang đến hiệu quả cao. Các mẹo này thường đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều chi phí, thích hợp cho những người bị phong ngứa nhẹ.

Uống nước lá tía tô

Trong Đông Y, lá tía tô có tính ấm, vị cay, mùi thơm nhẹ, có tác dụng giải độc, kháng viêm, chống dị ứng, cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh phong ngứa. Còn trong y học hiện đại, lá tía tô có nhiều tinh dầu và axit béo nên có tác dụng xoa dịu cơn ngứa, làm lành vết thương.

Sử dụng lá tía tô để nấu nước uống hàng ngày giúp cơ thể hấp thu nhanh dưỡng chất, đào thải nhanh độc tố và vi khuẩn gây ra bệnh phong ngứa, nhanh chóng trả lại làn da mịn màng.

Chuẩn bị:

  • 50gr lá tía tô tươi
  • Máy xay sinh tố hoặc cối giã

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá tía tô sau khi mua về thì bỏ đi phần hư, đem rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo.
  • Bước 2: Cho nguyên liệu vào máy xay sinh tố hoặc cối giã nhuyễn.
  • Bước 3: Lọc lấy nước để uống, còn phần bã có thể đắp vào vùng da bị tổn thương sẽ đạt hiệu quả nhanh hơn.

Tắm bằng lá trầu không

Tắm bằng lá trầu không là một trong những cách điều trị phong ngứa tại nhà hiệu quả. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, mùi thơm hắc, vị cay nồng, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, sát khuẩn. Thường được dùng trong trường hợp da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kéo dài liên tục.

Bệnh phong ngứa
Tắm bằng lá trầu không giúp điều trị phong ngứa hiệu quả

Chuẩn bị:

  • 10 lá trầu không tươi
  • 1,5 lít nước
  • Muối

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Ngâm lá trầu không với nước muối trong 3 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước.
  • Bước 2: Đem lá trầu không đi giã nát rồi cho vào nồi nấu cùng 1,5 lít nước.
  • Bước 3: Nấu đến khi nước sôi, lá ra hết hoạt chất thì tắt bếp. Để nước nguội bớt thì đem đi tắm, vùng da bị bệnh sẽ nhanh chóng hết ngứa và phục hồi chỉ sau 10-14 ngày điều trị.

Uống kết hợp bôi nước lá hẹ

Hẹ là loại cây quen thuộc với nhiều người khi không chỉ ăn rất ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Trong cây hẹ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, các kháng sinh tự nhiên giúp làm dịu vùng da sưng nóng, giảm ngứa, chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ tốt cho sức khỏe của người bệnh. Nấu nước lá hẹ uống và bôi ngày 2 lần, bệnh phong ngứa sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Chuẩn bị: 

  • 50gr lá hẹ
  • 1 lít nước

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá hẹ sau khi bỏ đi phần hư thì rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Cắt nhỏ lá hẹ thành từng khúc rồi cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước.
  • Bước 3: Đun đến khi sôi thì tắt bếp, để nguội.
  • Bước 4: Chia nước lá hẹ thành 2 phần bằng nhau. 1 phần uống, phần còn lại thoa vào vùng da bị phong ngứa.

Đắp lá khế

So với các cách điều trị phong ngứa khác tại nhà, đắp lá khế được cho là đem đến hiệu quả điều trị nhanh nhất, làm ức chế cơn ngứa tức thì, xoa dịu và làm lành các vết thương trên bề mặt da, cho người bệnh cảm giác thư thái, dễ chịu.

XEM THÊM: Chữa mề đay với những cây thuốc dân gian quanh nhà 

Bệnh phong ngứa
Đắp lá khế giúp ức chế cơn ngứa tức thì, xoa dịu và làm lành các vết thương trên bề mặt da

Chuẩn bị:

  • 200gr lá khế tươi

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Lá khế rửa sạch bằng nước muối để loại đi vi khuẩn, bụi bẩn còn xót lại trên lá.
  • Bước 2: Cho nguyên liệu vào chảo rang lên cho nóng rồi tắt bếp, để nguội bớt.
  • Bước 3: Đắp lá khế vào vùng da bị bệnh phong ngứa, dùng vải mềm hoặc băng gạc y tế quấn lại cố định trong 15 phút.
  • Bước 4: Tháo băng ra và rửa sạch lại với nước.

Thực hiện điều đặn 2 lần/ngày, bệnh sẽ thuyên giảm sau 1-2 tuần. Tránh lạm dụng sẽ gây tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.

Người bị bệnh phong ngứa cần lưu ý điều gì?

Để quá trình chữa bệnh phong ngứa diễn ra suông sẻ và đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà,… vì có thể kích hoạt dị ứng, gây ra hiện tượng ngứa rát và nổi mẩn đỏ trên da.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như trái cây, rau củ,… để tăng sức đề kháng cơ thể, giúp bệnh mau phục hồi.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tây điều trị tại nhà mà phải được sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Đối với bệnh phong ngứa nhẹ có thể sử dụng mẹo dân gian để trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu sau vài ngày bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu dị ứng phải ngưng ngay và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
  • Hạn chế gãi vùng da bị tổn thương vì có thể gây trầy xước, nhiễm trùng.
  • Tăng cường vận động cơ thể, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể tốt hơn.
  • Tránh xa các dị nguyên, các chất độc hại có thể khiến cơ thể dị ứng. Trường hợp buộc phải tiếp xúc cần trang bị đồ bảo hộ.
  • Giữ cho thân nhiệt cơ thể luôn ổn định, ngày thường nên mặc quần áo có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt, khi trời chuyển lạnh nên mặc thêm áo ấm.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Trên đây là thông tin về bệnh phong ngứa, hi vọng sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều điều bổ ích và cần thiết. Mặc dù bệnh phong ngứa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, mọi người cần chủ động phòng chống và trang bị kiến thức đầy đủ để có thể xử lý kịp thời khi mắc bệnh. Chúc bạn luôn khỏe!

Cùng chuyên mục

Bệnh phong ngứa ở trẻ em: Cách phòng và chữa trị

Trẻ em có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, lại có làn da mẫn cảm hơn người lớn nên rất dễ bị các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn