5 bệnh nấm da thường gặp – Cách phân biệt và điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nấm da là bệnh da liễu phổ biến thường xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. Ước tính có khoảng 27.3% người mắc phải tình trạng này. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác nếu như bạn không biết cách phòng tránh hiệu quả. Đồng thời, những trường hợp này nếu không xác định được đúng bệnh và có cách điều trị phù hợp thì rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm da thường gặp
Nấm da là một bệnh lý da liễu thường gây nhiều rắc rối cho người bệnh. Có thể kể đến yếu tố thời tiết là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng này. Nước ta có nền nhiệt cao và độ ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của các loại nấm gây hại cho da phát triển. Vì vậy khi chế độ sinh hoạt không được đảm bảo sẽ gây ra tình trạng bệnh nhanh chóng.
Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, nấm là một loại sinh vật bậc thấp. Thông thường chúng không có khả năng tự tổng hợp chất diệp lục như các loại thực vật khác. Đây chính là nguyên nhân khiến chúng phải tìm vật chủ ký sinh để có thể tồn tại. Đối tượng thích hợp làm vật chủ thông thường là môi trường, bao gồm không khí, cây cối hoặc động vật và cả cơ thể người.
Chính vì có thể tồn tại ở khắp mọi nơi mà nấm da có nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa đến sức khỏe da liễu phổ biến. Đây chính là mối lo ngại của nhiều người, khi mắc phải tình trạng này có thể gây nhiều rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, nấm da còn có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện sau đây:
- Môi trường có độ pH từ 6.9 – 7.2 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm da sinh sôi và phát triển.
- Cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ, nhất là vùng kín.
- Những vùng da hay bị đổ mồ hôi như kẽ tay, kẽ chân, da đầu là một trong những vị trí thích hợp để nấm da phát triển.
- Sử dụng xà phòng không phù hợp và không đúng cách.
- Mặc quần áo chật chội, không thấm hút mồ hôi vào những ngày thời tiết tăng nhiệt độ cao.
- Người sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc có tác dụng làm ức chế miễn dịch. Từ đó, khiến cho các loại nấm có cơ hội tấn công dể dàng và gây bệnh cho cơ thể.
Một số bệnh nấm da thường gặp và cách nhận biết
Nấm da là căn bệnh xảy ra ở rất nhiều dạng khác nhau. Việc xác định chính xác bệnh đang mắc phải sẽ hỗ trợ cho việc điều trị nhanh chóng và đúng cách. Cụ thể, khi bị nấm da tấn công, bạn có thể sẽ mắc phải một số chứng bệnh sau đây:
1. Bệnh hắc lào
Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào thông thường do loại nấm thuộc nhóm Dermatophytes. Nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan rộng ra các vùng da khác. Theo đó, các vết tổn thương có thể tạo thành nhiều vòng cung khác nhau, rất khó khăn trong việc khắc phục.
Hắc lào là bệnh có thể truyền nhiễm và có tốc độ lây lan nhanh chóng. Cụ thể, bệnh thường gây tình trạng ngứa ngáy dữ dội trên da và việc gãy sẽ làm cho các vết ngứa lan rộng ra. Đồng thời, người bình thường khi sử dụng chung các vật dụng như khăn, quần áo, chăn mền,… cũng sẽ có nguy cơ bị lây lan nhanh chóng.
Cách nhận biết:
- Da xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nhất là khi đổ mồ hôi
- Những vết đỏ trên da có dạng hình đồng xu
- Xuất hiện mụn nước nhỏ
- Bong vảy nhẹ
- Thường xuất hiện vào mùa hè ở các vị trí như tay, chân hoặc các vùng da kín như kẽ mông, thắt lưng,…
2. Bệnh lang ben
Lang ben là một trong những căn bệnh da liễu xuất hiện khi cơ thể bạn bị các loại nấm da có hại tấn công. Bệnh thường xuất hiện do nấm men Pityrosporum Ovale. Những người gặp phải tình trạng này thông thường da bị đổ dầu nhiều. Bởi lẽ tác nhân gây bệnh này thường rất ưa môi trường dầu nhờn và thường trú ngụ ở nang lông.
Bệnh có khả năng xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là thanh thiếu niên. Do những trường hợp này thường hay ra nhiều mồ hôi và xuất hiện tình trạng da đổ nhiều dầu. Ngoài ra, những người có sức đề kháng yếu, chế độ dinh dưỡng không khoa học, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết:
- Da xuất hiện các vết dát hình tròn có kích thước khoảng 1 – 2 mm
- Thường khởi phát ở các vị trí như cổ, ngực, bụng, lưng,…
- Những vết thương thường có mày trắng , một số trường hợp có màu nâu.
- Gây ngứa dữ dội ở những vùng da mắc bệnh.
- Xuất hiện vào mùa hè khi da đổ nhiều mồ hôi hoặc khi mặc quần áo chật.
3. Nấm móng
Nấm móng là một trong những bệnh da liễu gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh. Tình trạng này thường xuất hiện do trichophyton gây nên. Đây là căn bệnh có nguy cơ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Đồng thời, nấm móng thường xuất hiện ở 2 bên khóe móng hoặc ở bờ tự do của móng.
Theo đó, triệu chứng gây ra một số khó khăn nhất định trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Bệnh khiến móng của người bệnh ngày càng sần sùi, bề mặt móng không được bằng phẳng. Bên cạnh đó, dưới các rảnh còn xuất hiện vụn bột, móng bị khuyết hoặc nhô cao. Tình trạng này không được điều trị có thể khiến màu móng chuyển thành trắng đục hoặc vàng.
Dấu hiệu nhận biết:
- Màu móng đổi từ màu trắng trong sang màu nâu
- Móng bắt đầu có dấu hiệu dày lên
- Bị biến dạng
- Có mùi hôi
- Xuất hiện các mảnh vụng dưới móng
4. Nấm kẽ
Bệnh nấm kẽ hay còn gọi là nước ăn thường xuất hiện nhiều ở bàn chân. Những trường hợp mắc phải tình trạng này thông thường do phải tiếp xúc nhiều trong nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh. Epidermophyton và Candida albicans chính là 2 loại nấm chính gây ra bệnh.
Khi thời tiết bước vào mùa mưa hoặc những người thường xuyên bơi lội, làm nông sẽ khiến cho tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công. Thông thường, nấm kẽ thường xuất hiện ở kẽ ngón chân thứ 3 hoặc thứ 4, sau một thời gian chúng sẽ lây lan ra các vị trí còn lại.
Dấu hiệu nhận biết:
- Tình trạng ngứa xuất hiện ở kẽ móng
- Da xuất hiện bợn trắng
- Có dấu hiệu bong tróc
- Nổi mụn nước tại vị trí tổn thương
- Có thể lan ra xuống mu bàn chân và những kẽ ngón khác
5. Nấm da đầu
Nấm da đầu có thể xem là một bệnh da liễu nghiêm trọng và rất khó điều trị. Bệnh xuất hiện trên phần tóc và thường gây mất thẩm mỹ rất nhiều. Đồng thời, nó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh khi khiến cho da đầu bị bong tróc dữ dội.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này có thể kể đến nấm tóc dermatophyte. Theo đó, các triệu chứng ban đầu thông thường là các nốt sần nhỏ sau đó sẽ phát triển thành những mảng vảy tạo thành một mảng hói tạm thời.
Bệnh thường bắt nguồn chủ yếu từ cơ thể con người những cũng có thể bị lây lan qua vật nuôi hoặc chó mèo. Những loại nấm gây bệnh này thông thường sẽ tồn tại rất lâu ở các vật dụng bị nhiễm. Đồng thời, nó thường được lây trực tiếp qua việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh như lượt, gối, khăn,…
Dấu hiệu nhận biết:
- Xuất hiện các vảy bong tróc trên da đầu
- Có các hạt tròn mềm
- Da đầu bị tổn thương trầm trọng
- Ngứa da đầu dữ dội
- Rụng tóc
- Trường hợp nặng có thể gây sưng phồng, viêm nhiễm, nổi mụn mủ và chảy máu.
Điều trị bệnh nấm da như thế nào?
Thông thường các bệnh nấm da xuất hiện đa số là lành tính. Những đối tượng mắc phải tình trạng này thông thường không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh khiến cho da xuất hiện các biểu hiện gây khó chịu, ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc.
Bên cạnh đó, nó còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Nếu trong quá trình điều trị không cẩn thận có thể để lại những vết sẹo hoặc thâm rất khó để điều trị. Ngoài ra, đa phần những loại bệnh này thường có thể gây lây lan sang các vùng da với tần suất cao, đồng thời, còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh bởi có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác.
Để điều trị nấm da hiệu quả nhất, bạn cần phải xác định đúng loại bệnh bản thân đang mắc phải. Chính vì vậy, bạn nên chủ động thăm khám tại các bệnh viện da liễu. Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra, chuẩn đoán và làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, sẽ có những phương pháp điều trị, dùng thuốc phù hợp.
Lúc này, bạn nên đảm bảo tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn nhanh khắc phục được bệnh cũng như hạn chế nguy cơ tái phát trở lại. Tuyệt đối không nên áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà hoặc tự ý sử dụng thuốc. Việc này có thể khiến tình trạng bệnh không thuyên giảm mà còn tăng nguy cơ bội nhiễm trầm trọng hơn.
Người bệnh nên chủ động thăm khám kịp thời và đúng lúc, tốt nhất khi thấy xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh bạn nên đến gặp ngay bác sĩ. Điều này vừa giúp bạn sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, đồng thời vừa hạn chế được những nguy cơ biến chứng nguy hiểm xảy ra trong quá trình điều trị.
Trên đây là 5 bệnh nấm da thường gặp, hi vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các nhận biết cũng như phương pháp điều trị. Bạn nên lưu ý tình trạng sức khỏe của mình để có thể pháp hiện bệnh sớm giúp điều trị kịp thời, hiệu quả và nhanh chóng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!