Bệnh mề đay có lây không? Giải đáp
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh mề đay có lây không là nỗi băn khoăn chung của những người mắc căn bệnh ngoài da khó chịu này. Mề đay tuy không quá nguy hiểm nhưng lại làm cơ thể bị nổi mẩn ngứa chi chít, sưng tấy ngứa ngáy rất khó chịu đồng thời còn làm ảnh hưởng đến việc giao tiếp sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Bệnh mề đay có lây không – Giải đáp
Theo nghiên cứu, bệnh nổi mề đay là một căn bệnh ngoài da xảy ra do tình trạng các mao mạch và niêm mạc da có phản ứng với các yếu tố gây dị ứng. Lúc này thể người bệnh sẽ được hình thành và phóng thích chất histamine. Chất này khiến cơ thể bị nổi mẩn, ngứa ngáy và rất khó chịu.
Các nguyên nhân gây kích ứng để cơ thể sản sinh ra chất histamine đều là các tác nhân từ bên ngoài như côn trùng hay thực phẩm. Có nghĩa là nếu không chịu tác động từ các yếu tố gây kích thích bên ngoài thì người bệnh sẽ không bị mề đay. Như vậy với câu hỏi “bệnh mề đay có lây không” thì câu trả lời là hoàn toàn không. Người bệnh vẫn có thể giao tiếp, bắt tay, ăn uống hay xài chung đồ đạc mà không sợ bị lây nhiễm.
Tuy nhiên cần phải lưu ý là tuy mề đay không có yếu tô lây nhiễm nhưng lại có khả năng di truyền. Với những người mắc mề đay mãn tính vô căn (thường kéo dài hơn 6 tuần mới thuyên giảm) thì tỷ lệ con cái có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi người bình thường. Vì người bệnh cần hết sức chú ý để hạn chế tình trạng di truyền đến đời sau này.
Nguyên nhân gây bệnh mề đay
Như đã nói, bệnh mề đay có nguyên nhân chính là do các yếu tố dị ứng bên ngoài gây tác động. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định nguyên nhân mắc bệnh là rất khó dù bệnh nhân đã thực hiện làm các xét nghiệm kỹ càng. Bởi thế nên tỷ lệ điều trị dứt điểm bệnh khá thấp bởi không tìm được nguyên nhân gốc nên bệnh rất dễ tái phát lại nhiều lần.
Có rất nhiều nguyên nhân gây kích ứng khiến người bệnh bị nổi mề đay, đôi khi dù chỉ là sự tiếp xúc vô tình mà người bệnh không thể nhớ hết được. Chưa kể trên một người còn có thẻ tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bệnh khác nhau. Nhưng nhìn chung, những nguyên nhân chính có thể kích thích gây bệnh như sau
Do dị ứng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bị dị ứng và tiết ra histamine như sử dụng các loại mỹ phẩm giả, hàng đểu, hàng kém chất lượng có chứa các thành phần độc hại. Bên cạnh đó một số loại thực phẩm như các loại hải sản có vỏ (như tôm, cua, ghẹ…), trứng, sữa, đậu phộng…cũng là tác nhân gây dị ứng nổi mề đay cho một số cơ địa.
Sử loại thuốc aspirin, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm… cũng là nguyên nhân có thể gây mề đay. Đây đều là các loại thuốc quen thuộc với hầu hết mọi người nên bạn phải chú ý hơn khi sử dụng. Sau khi được tiêm chủng vắc xin cũng có thể gây dị ứng nổi mề đay.
Một số người bị dị ứng lông chó mèo, phấn hoa hay khói bụi cũng rất dễ bị nổi mề đay. Đây cũng là những tác nhân có thể vô tình làm người bện bị nổi mề đay rất khó phát hiện.
Do thời tiết
Sự thay đổi thời tiết đột ngột làm nhiệt độ hay độ ẩm có sự thay đổi bất thường và nhanh chóng có thể làm sản sinh ra các kháng thể quá mẫn cảm trong cơ thể. Ví dụ khi nhiệt độ quá cao, cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tích tụ lại trong lỗ chân lông gây khó chịu và bí bách. Khi nhiệt độ giảm, trời lạnh và khô hanh, làn da dần trở nên khô ráp, bong tróc. Sự suy yếu của hàng rào bảo vệ da đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ngứa ngáy, nổi mẩn và mắc bệnh mề đay.
Do bị côn trùng cắn
Nọc của một số loại côn trùng khá độc, tuy không gây nguy hại cho cơ thể nhưng nó đã tạo tiền đề gây kích ứng nổi mề đay cho một số cơ địa nhạy cảm. Đó có thể là nọc của ong, bò cạp, rắn rết. Bình thường bạn sẽ chỉ có cảm giác hơi nhức và sưng tấy nhẹ, nhưng với cơ địa dị ứng có thể gây xa sưng tấy, phù nề nơi vùng da bị đốt kèm theo khó thở, phát ban, nguy hiểm hơn là có thể gây sốc phản vệ.
Do di truyền
Theo nghiên cứu, cha mẹ từng bị nổi mề đay thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ mắc mề đay cao gấp 2 lần người bình thường. Có nghĩa là dù một yếu tố nhỏ cũng có thể gây nổi mề đay thậm chí với mức độ nguy hiểm cao hơn và quá trình điều trị khó khăn hơn.
Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc bệnh mề đay cũng cao hơn hẳn nam giới.
Do một số bệnh lý
Gan là cơ quan có vai trò chuyển hóa, làm giảm độc tính của các chất độc hại cũng như đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết. Nếu gan gặp vấn đề, các chức năng này bị chậm lại và hoạt động kém đi, lâu ngày khiến các độc tố chưa được đào thảo tích tụ lại và gây ra chứng tích nhiệt như nổi mề đay.
Một số bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp tự miễn, Lupus ban đỏ, cryoglobulinemia… cũng có thể khiến rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch và gây bệnh.
Biện pháp phòng tránh bệnh mề đay
Bệnh mề đay tưởng chừng chỉ đơn giản là gây ngứa rát khó chịu nhưng thực chất là vô cùng nguy hiểm. Một số bệnh nhân bịu mề đay có thể bị sưng mạch khí quản gây khó thở, nếu mề đay lan sang hệ tiêu hóa có thể gây tiêu chảy, nôn mửa. Nếu mề đay xuất hiện trên màng não thì càng nguy hiểm hơn nữa thậm chí có thể gây xuất huyết não. Một số bệnh nhân có thể bị chóng mặt, tụt huyết áp hoặc sốc phản vệ và tử vong.
Bệnh mề đay có thể xuất hiện và lặn trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên không không tìm ra nguyên nhân gốc thì nó cứ lặp đi lặp lại gây ra mãn tính thì sẽ rất khó để điều trị cũng như làm tăng nguy cơ di truyền. Vì thế tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn các phương pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân cũng như đời con cháu sau này.
Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng
Mỗi cơ địa đều có các yếu tố có thể gây kích ứng khác nhau, tuy nhiên để đảm bảo nhất bạn vẫn nên hạn chế với các yếu tố có nguy cơ dị ứng cao để phòng tránh bệnh mề đay hiệu quả. Các yếu tố có nguy cơ gây kích ứng cao như
- Hạn ché tiếp xúc với Mủ thực vật, nọc độc côn trùng, lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc
- Một số loại thực phẩm như hải sản, đậu phồng, đậu tương. Nhất là nếu có tiền sử bị dị ứng với các thực phẩm này thì càng nên tránh ăn để bảo vệ sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có độ pH cao và có chứa các thành phần có thể gây kích ứng như paraben, dầu khoáng, perfume,…
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích vì sẽ làm giảm sức khỏe, tạo điều kiện cho mề đay phát triển nhanh và nguy hiểm hơn.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để bụi bẩn, ẩm mốc
- Cân bằng không khí trong nhà, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để ổn định hơn.
- Không mặc quần áo quá bó hay quần áo từ các vật liệu có tính ma xát gây kích ứng
- Khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột nên hạn chế di chuyển để cơ thể dần quen với thời tiết mới sẽ hạn chế sự dị ứng hơn.
Tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch
- Tập thể dục từ 15 – 30 phút hằng ngày. Có thể tập các bài tập đơn giản như hít đất, chạy bộ, hít xà đơn, đá bong, cầu lông
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn rau xanh cùng các loại trái cây. Hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, thoải mái.
Việc tăng cường sức khỏe không chỉ giúp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh mề đay tái phát mà còn giúp hạn chế khả năng tái phát các bệnh da liễu mãn tính khác như bệnh tổ đỉa, viêm da dị ứng,viêm da cơ địa,…
Chăm sóc da nhiều hơn
- Sử dụng kem chống nắng và che chắn da trước khi ra đường
- Tắm rửa và vệ sinh làn da sạch sẽ, nhất là những ngày nắng nóng để bụi bẩn không có cơ hôi tích tụ lại
- Sử dụng sản phẩm có độ pH cân bằng, thành phần an toàn và dịu nhẹ.
- Tạo độ ẩm trong phòng khi thời tiết trở lạnh và hanh khô
- Uống nhiều nước, ăn rau xanh và trái cây cũng là cách giúp da khỏe mạnh hơn.
Điều trị các bệnh lý có nguy cơ gây bệnh
Với những bệnh nhân có các tiền sử bệnh lý viêm gan B, viêm gan C, bệnh lý tuyến giáp.. càng nên tăng cường phòng tránh bệnh. Nếu thấy có các dấu hiệu bệnh mề đay thì nên đi khám sớm để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài mãn tính càng khó chữa trị.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn có thể giải đáp hoàn tòan những băn khoăn về bệnh mề đay có lây không. Đừng quên tăng cường sức khỏe mỗi ngày để phóng tránh bệnh hiệu quả hơn nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!