Thuốc ngủ liều mạnh và những tác dụng phụ nguy hiểm nên biết

5 Cách Tự Nhiên Chống Mất Ngủ Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Nhắm Mắt Nhưng Không Ngủ Được: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Cách Pha Mật Ong Uống Trước Khi Ngủ Giúp Ngủ Ngon, Giảm Cân

Bài Thuốc Từ Lá Vông Chữa Mất Ngủ Cực Hay Dễ Áp Dụng

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?

Bài thuốc từ cây lạc tiên chữa mất ngủ cho hiệu quả bất ngờ

Cách chữa mất ngủ bằng mật ong giúp bạn ngon giấc cả đêm

Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân và các bài thuốc chữa trị hiệu quả

Thiếu ngủ: Nguyên nhân, Biểu hiện và cách khắc phục

Bệnh mất ngủ: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Bệnh mất ngủ (Insomnia) là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân, nhất là ở người cao tuổi. Cần chú ý điều trị sớm để hạn chế các các vấn đề rủi ro phát sinh gây hại cho sức khỏe. Tùy thuộc vào yếu tố nguyên nhân, mức độ bệnh và biểu hiện triệu chứng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.

bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ là một dạng rối loạn thần kinh ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe

Mất ngủ là bệnh gì?

Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Đây là trạng thái nghỉ ngơi tự nhiên của hệ thần kinh trung ương cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.

Các chuyên gia cho biết, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và thanh thải các độc tố tích tụ. Mỗi người cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm, ngủ đủ sâu và có cảm giác thoải mái, thư thái, khỏe mạnh sau khi thức giấc. Các yếu tố này tạo nên một giấc ngủ có chất lượng tốt.

Mất ngủ (Insomnia) là thuật ngữ y khoa đề cập đến các tình trạng khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm hay nằm mơ. Hơn nữa, cơ thể còn rơi vào trạng thái uể oải và mệt mỏi sau khi thức dậy. Ngoài ra, những người bị mất ngủ còn gặp phải các triệu chứng vào ban ngày hư dễ kích thích, tâm trạng cáu gắt, khó tập trung…

Các chuyên gia cho biết, mất ngủ thực chất là một dạng rối loạn thần kinh, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này phổ biến nhất ở người cao tuổi do quá trình sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy rằng, hiện nay, tình trạng mất ngủ đang có xu hướng trẻ hóa. Trên thực tế, có khoảng 25% các trường hợp bị mất ngủ rơi vào độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Trong đó, nữ giới có nguy cơ mắc chứng mất ngủ cao hơn nam giới. Đặc biệt là chị em phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.

Theo phân tích, bệnh ngủ được chia thành 2 loại chính, bao gồm:

1. Bệnh mất ngủ cấp tính

Bệnh mất ngủ cấp tính hay còn được gọi là mất ngủ tạm thời – đề cập đến tình trạng mất ngủ chỉ xảy ra trong khoảng một vài tuần. Nguyên nhân thường là do thói quen sinh hoạt, ăn uống, khối lượng công việc và học tập tăng lên, gặp dư chấn tinh thần. Một số trường hợp còn do các bệnh cấp tính như đau nhức răng, sốt, ho, dị ứng…

Các trường hợp bị mất ngủ tạm thời thường không cần can thiệp điều trị y tế. Tình trạng này hoàn toàn có khả năng tự thuyên giảm sau khi giải tỏa căng thẳng và ổn định lại giờ giấc sinh hoạt.

2. Bệnh mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính đề cập đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn… xảy ra ít nhất 3 đêm/ tuần. Đồng thời kéo dài liên tục trong thời gian hơn 1 tháng.

Tình trạng mất ngủ mãn tính thường xảy ra do sử dụng thuốc, chất kích thích, ảnh hưởng của tuổi tác. Bên cạnh đó, các bệnh mãn tính như cao huyết áp, viêm đường hô hấp, viêm khớp, rối loạn lo âu, trầm cảm… cũng có thể là nguyên nhân.

Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ

Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ và khiến chứng bệnh này ngày càng trẻ hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

1. Ảnh hưởng tuổi tác

Các chuyên gia cho biết, nguy cơ bị mất ngủ có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Do đó, ảnh hưởng của tuổi xác được cho là nguyên nhân khiến cho chứng mất ngủ xảy ra. Số liệu thống kê cũng cho thấy, đa số những người lớn tuổi đều gặp phải tình trạng này.

vì sao bị mất ngủ
Bệnh mất ngủ phổ biến ở người già do khả năng sản sinh hormone melatonin giảm sút

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tuổi cao khiến cho khả năng sản sinh hormone melatonin giảm sút. Trong khi, melatonin là hormone mà não sản xuất để phản ứng với bóng tối và xác định thời gian nhịp sinh học. Nồng độ melatonin giảm sẽ dẫn tới tình trạng khó chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc.

2. Căng thẳng, suy nhược thần kinh

Căng thẳng và suy nhược thần kinh được xác định là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng mất ngủ. Các tình trạng này khiến cho hệ thần kinh trung ương gặp phải tình trạng rối loạn chức năng. Từ đó dẫn tới não bộ bị kích thích, hưng phấn quá mức và rất khó chìm vào giấc ngủ.

Hơn nữa, tình trạng căng thẳng và stress còn khiến cho não bộ luôn ở trong trạng thái hoạt động. Điều này làm giảm khả năng sản sinh hormone melatonin từ tuyến tùng. Từ đó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ.

3. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Trong rất nhiều trường hợp, tình trạng mất ngủ có thể là hệ quả của những thói quen sinh hoạt kém khoa học. Điển hình như:

  • Ngủ ban ngày quá nhiều
  • Giờ giấc đi ngủ không ổn định
  • Phòng ngủ quá nóng hay không thoải mái
  • Xem tivi, sử dụng máy tính và điện thoại sát giờ đi ngủ

Ngoài ra, tình trạng sử dụng cà phê, rượu bia và hút thuốc lá vào tuổi tối cũng có thể dẫn đến mất ngủ. Bởi caffeine, cồn và nicotin có thể khiến não bộ bị kích thích và hưng phấn quá mức. Từ đó khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc.

4. Tác dụng phụ của thuốc Tây

Chứng mất ngủ có thể là tác dụng phụ thường gặp của một số loại thuốc Tây. Điển hình là các thuốc như:

  • Panadol Extra
  • Thuốc chứa chất kích thích
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc dị ứng
  • Thuốc trị hen suyễn
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc hạ huyết áp…
nguyên nhân gây bệnh mất ngủ
Mất ngủ là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng một số loại thuốc Tây

Các thuốc này có thể dẫn tới mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay giãn đoạn giấc ngủ. Tuy nhiên các tác dụng phụ này có thể biến mất hoàn toàn sau khi ngừng sử dụng thuốc.

5. Ăn quá muộn hay quá no

Ăn tối muộn sau 7 giờ và ăn quá nó cũng có thể gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc. Ngoài khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động thì các thói quen này còn khiến não bị kích thích. Từ đó gây ra tình trạng khó ngủ và ngủ không ngon giấc.

Hơn nữa, ăn quá no vào buổi tối còn làm phát sinh các triệu chứng tiêu hóa bất thường. Cụ thể như ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu và đầy bụng. Chúng ngoài gây khó chịu thì còn kích thích cơ thể bị tỉnh giấc giữa đêm và rất khó để ngủ lại.

6. Thay đổi múi giờ

Việc đi du dịch, thay đổi thời gian làm việc, chuyển nơi ở… có thể khiến cho nhịp sinh học của cơ thể bị xáo trộn. Đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn và ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên tình trạng mất ngủ do nguyên nhân này thường có xu hướng cải thiện sau một thời gian ngắn khi nhịp sinh hoạt ổn định trở lại.

7. Ảnh hưởng từ các bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, bệnh mất ngủ còn có thể là hệ quả từ một số bệnh lý khác. Bao gồm:

– Trầm cảm và rối loạn lo âu:

Mất ngủ là biểu hiện thường gặp và rất rõ ràng của chứng trầm cảm và rối loạn lo âu. Các bệnh lý này xảy ra khi não bộ rối loạn hoạt động. Từ đó dẫn tới các suy nghĩ và hành vi bất thường.

Ngoài ra, tình trạng rối loạn hoạt động não bộ còn ảnh hưởng tới chu kỳ giấc ngủ. Nó khiến cho cơ thể khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên nằm mơ, dễ tỉnh giấc giữa đêm…

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ:

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng mệt mỏi, khó thở và ngáy to khi ngủ. Các vấn đề này sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, gây ra chứng mất ngủ và khó ngủ. Hơn nữa cơ thể còn lâm vào mệt mỏi, uể oải và đau đầu khi thức giấc.

nguyên nhân gây mất ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ

– Trào ngược dạ dày thực quản:

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây bệnh mất ngủ. Hiện tượng trào ngược làm kích hoạt các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, nóng rát thượng vị… Hơn nữa, các triệu chứng này còn bùng phát mạnh vào ban đêm gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

– Các bệnh lý khác:

Ngoài các bệnh lý nêu trên thì tình trạng mất ngủ còn có thể liên quan tới một số bệnh lý khác. Ví dụ như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Hen suyễn
  • Dị ứng
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh xương khớp mãn tính
  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh Parkinson
  • Ho, sốt cao, đau nhức răng

Các chuyên gia cho biết, nguy cơ mắc chứng mất ngủ còn tăng lên khi có các yếu tố thuận lợi. Bao gồm giới tính nữ, tuổi tác cao, học tập và làm việc với cường độ cao, cuộc sống có nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi lịch trình…

Dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ

Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể và thể trạng của mỗi người mà bệnh mất ngủ sẽ có các biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Khó chìm vào giấc ngủ, ngay cả khi cơ thể đã có cảm giác buồn ngủ
  • Trằn trọc và thao thức cả đêm nhưng không thể ngủ được
  • Thường xuyên nằm mơ
  • Ngủ không sâu giấc, thường xuyên bị giật mình tỉnh giấc, sau đó rất khó ngủ lại
  • Dậy từ sớm nhưng cơ thể lại mệt mỏi và uể oải
  • Ban đêm khó ngủ và ngủ chập chờn nhưng ban ngày lại luôn có cảm giác mất ngủ
biểu hiện của bệnh mất ngủ
Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc và thao thức là những biểu hiện thường gặp ở bệnh mất ngủ

Đặc biệt, chứng mất ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chức năng của cơ thể vào ban ngày. Nhất là gây mệt mỏi, phản xạ kém, thiếu tập trung, giảm hiệu suất lao động, học tập…

Bệnh mất ngủ có nguy hiểm không?

Giấc ngủ có chứa năng quan trọng là giúp cho các cơ quan trong cơ thể như phổi, gan, tụy, ruột… thải độc tốt hơn. Khi ngủ đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy được khỏe mạnh và thư thái vào mỗi sáng thức dậy. Trái lại, ngủ không đủ giấc hay chất lượng giấc ngủ không tốt sẽ ảnh hưởng tới não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.

Giấc ngủ bị gián đoạn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền thần kinh. Hơn nữa còn tàn phá não và gây ảnh hưởng tới khả năng suy nghĩ và điều chỉnh cảm xúc.Từ đó gây ra các vấn đề tâm lý.

Đặc biệt, những người bị mất ngủ mãn tính còn có nguy cơ cao bị thoái hóa và ngộ độc tế bào. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiêu đường, thừa cân – béo phì. Những người gầy bị mất ngủ kéo dài lại tăng cholesterol xấu trong máu và tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Nữ giới bị mất ngủ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng lo ngại. Điển hình như mệt mỏi, suy nhược, da sạm nám, xanh xao và suy giảm ham muốn trong chuyện “chăn gối”.

Chẩn đoán bệnh mất ngủ

Để chẩn đoán bệnh mất ngủ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Việc khai thác triệu chứng và bệnh sử là yếu tố là đặc biệt quan trọng giúp đưa ra chẩn đoán ban đầu.

Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu để xác định rõ nguyên nhân cụ thể. Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện một số vấn đề về tuyến giáp, bệnh gout, bệnh tiểu đường…

chẩn đoán bệnh mất ngủ
Bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng và bệnh sử để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh mất ngủ

Đối với một số trường hợp phức tạp, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh ngủ lại bệnh viện nhằm thu thập thêm các dữ liệu để phục vụ cho công tác chẩn đoán. Trong khi ngủ, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi chặt chẽ hơi thở, nhịp tim, cử động mắt, sóng não, chuyển động cơ thể… nhằm tìm ra nguyên nhân.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, quy trình chẩn đoán bệnh mất ngủ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Việc chẩn đoán chính xác sẽ phục vụ đắc lực cho quá trình điều trị.

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ

Việc điều trị bệnh mất ngủ có mục tiêu chính là kéo dài thời gian và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trước hết, các phương pháp điều trị hành vi sẽ được áp dụng. Nếu chất lượng giấc ngủ vẫn không đạt được cải thiện như mong muốn thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phối hợp điều trị bằng thuốc.

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

1. Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ được xác định là phương pháp điều trị ưu tiên với tình trạng rối loạn giấc ngủ nói chung và bệnh mất ngủ nói riêng. Phương pháp này đề cập tới tất cả các hành động giúp kéo dài thời gian ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bao gồm:

  • Cố gắng cố định 1 khung giờ đi ngủ và thức dậy. Điều này giúp ổn định nhịp sinh học của cơ thể. Từ đó hỗ trợ điều hòa hoạt động nghỉ ngơi và làm việc của não bộ. Đồng thời hạn chế tình trạng khó đi vào giấc ngủ hay ngủ chập chờn vào ban đêm.
  • Tuyệt đối tránh tình trạng ngủ nướng vào buổi sáng nhiều hơn 30 phút.
  • Không nên lên giường đi ngủ với tâm thế căng thẳng và gượng ép. Trường hợp bị căng thẳng, hãy thả lỏng cơ thể và nghe nhạc không lời. Điều này giúp kích thích tuyến tùng sản sinh nhiều hormone melatonin hơn.
  • Tránh dùng các thức uống có chứa caffeine, rượu bia hay hút thuốc lá vào buổi tối. Cả cồn, caffeine và nicotine đều có khả năng gây kích thích lên hệ thần kinh trung ương.
  • Hạn chế xem tivi, sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ. Sóng điện từ và ánh sáng xanh có thể làm giảm khả năng sản sinh hormone melatonin. Từ đó gây ra tình trạng khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc.
  • Tránh lo lắng và căng thẳng trước khi đi ngủ. Nếu gặp phải các rắc rối hãy cố gắng giải quyết trước đó.
  • Ban ngày không nên ngủ quá nhiều, nhất là sau 12 giờ trưa.
  • Có thể tập thể dục nhẹ nhàng 20 – 30 phút vào buổi tối nhằm cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ.
  • Vệ sinh phòng ngủ, bày trí phòng, thay chăn mền thường xuyên, giảm ánh sáng và giữ nhiệt độ phòng mát mẻ để tạo không gian ngủ dễ chịu nhất.
vệ sinh giấc ngủ
Bệnh nhân bị mất ngủ cần tránh hút thuốc lá, nhất là vào buổi tối

2. Liệu pháp thư giãn

Liệu pháp thư giãn cũng là giải pháp được áp dụng phổ biến giúp điều trị bệnh mất ngủ. Liệu pháp này bao gồm 2 kỹ thuật, cụ thể như sau:

– Giãn cơ dần dần:

Giãn cơ dần dần là kỹ thuật giúp thư giãn cơ trên toàn bộ cơ thể. Từ đó tạo cảm giác thoải mái, dễ ngủ hơn. Đầu tiên, cần thực hiện với các cơ từ vùng mặt. Người bệnh cần co cơ mặt 1 vài giây rồi thả lỏng, thư giãn và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Sau đó tiến hành thực hiện với các nhóm cơ khác. Điển hình như cơ hàm cổ, cơ cánh tay, cẳng tay, ngực, bụng, đùi, cẳng chân… Trong các trường hợp cần thiết thì nên lặp lại toàn bộ chu trình giãn cơ này trong khoảng 45 phút.

– Đáp ứng thư giãn:

Sau kỹ thuật giãn cơ dần dần, người bệnh cần ngồi hay nằm thư giãn. Chú ý thả lỏng toàn bộ cơ thể và nhắm mắt lại. Đồng thời điều chỉnh nhịp thở đều, không suy nghĩ để giải tỏa căng thẳng. Kỹ thuật đáp ứng thư giãn được mô tả giống như ngồi thiền.

3. Kiểm soát các yếu tố kích thích

Ngoài việc vệ sinh giấc ngủ và áp dụng liệu pháp thư giãn, người bệnh cần kiểm soát các yếu tố kích thích. Cả 3 phương pháp này được thực hiện song song từng đợt để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Kiểm soát yếu tố kích thích đặc biệt quan trọng với những người bị lo âu, sợ hãi về vấn đề phải ngủ đủ giấc. Nỗi ám ảnh sẽ khiến cho người bệnh cố gắng nằm lâu trên giường nhưng lại không ngủ được. Từ đó làm nghiêm trọng thêm các vấn đề mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn.

Để kiểm soát tốt các yếu tố kích thích, người bệnh cần:

  • Chỉ lên giường nằm khi cơ thể đã có cảm giác buồn ngủ. Không thực hiện các hoạt động đọc sách, xem phim, làm việc… trên giường.
  • Không lên giường đi ngủ khi chưa thực sự buồn ngủ. Tình trạng này có thể dẫn tới hiện tượng trằn trọc và thao thức cả đêm không ngủ được.
  • Khi đã lên giường nằm khoảng 20 phút nhưng vẫn không ngủ được thì bạn nên rời khỏi phòng. Đồng thời thực hiện các hoạt động thư giãn như nghe nhạc. Tuyệt đối không được xem phim, ăn uống…
  • Quay trở lại phòng khi đã có cảm giác buồn ngủ và toàn thân được thư giãn.
  • Trong trường hợp vẫn không thể ngủ được thì cần lặp lại quy trình trên cho tới khi chìm vào giấc ngủ.
  • Đặt chuông báo thức để ấn định thức dậy vào một thời điểm cụ thể cho dù là ngày nghỉ.
chữa mất ngủ bằng cách kiểm soát yếu tố kích thích
Người bệnh mất ngủ chỉ nên lên giường khi thật sự có cảm giác buồn ngủ

Các phương pháp vệ sinh giấc ngủ, kiểm soát các hoạt động kích thích và liệu pháp thư giãn thường có kết quả chậm. Tuy nhiên, chúng sẽ giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ lâu dài. Đồng thời hạn chế gặp phải các hệ lụy do dùng thuốc.

4. Điều trị giới hạn giấc ngủ

Đây là giải pháp điều trị được áp dụng với những người bệnh cố gắng ngủ nướng lâu hơn vào buổi sáng. Tuy nhiên, việc này có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ ngày hôm sau. Từ đó dẫn tới tình trạng luôn phải nằm trên giường để ngủ.

Mục đích của phương pháp điều trị giới hạn giấc ngủ là hạn chế tình trạng ngủ nướng. Đồng thời tránh tuyệt đối các giấc ngủ ngoài giường như ngủ trên bàn hay trên xe. Ngoài ra còn giúp người bệnh tập trung hơn vào giấc ngủ ban đêm và làm tăng chất lượng giấc ngủ.

Các nguyên tắc điều trị giới hạn giấc ngủ bao gồm:

  • Giảm thời gian ngủ nhưng tuyệt đối không ngủ ít hơn 5 giờ/ ngày.
  • Giới hạn thời gian nằm trên giường vào buổi sáng thức dậy từ 15 – 30 phút.
  • Lặp lại quy trình này cho tới khi không còn tình trạng ngủ nướng và ngủ ngày.

Để nhận được kết quả tốt, người bệnh cần kiên trì thực hiện ít nhất 3 – 12 tháng. Mặc dù không dùng thuốc nhưng phương pháp này vẫn có khả năng gây ra các tác dụng phụ. Ví dụ như giảm thời gian phản ứng hay tăng tình trạng ngủ ngày ở một số trường hợp. Ngoài ra còn có thể làm nghiêm trọng hơn chứng rối loạn lưỡng cực.

5. Điều trị nhận thức

Điều trị nhận thức là phương pháp điều trị hành vi chỉ định với những bệnh nhân thường xuyên bị thức giấc giữa đêm. Đồng thời có suy nghĩ sẽ hoạt động kém trong ngày hôm sau. Chính tình trạng lo lắng này lại làm tăng áp lực cho não bộ. Từ đó khiến cho việc ngủ trở lại gặp khó khăn.

Điều trị hành vi nhận thức bao gồm:

  • Vệ sinh giấc ngủ
  • Kiểm soát kích thích
  • Liệu pháp thư giãn
  • Điều trị giới hạn giấc ngủ

Với những người bệnh thực hiện đúng cách thì phương pháp này sẽ có khả năng cải thiện chứng khó ngủ rất tốt. Hơn nữa còn làm tăng chất lượng giấc ngủ và kéo dài thời gian ngủ.

Điều trị hành vi nhận thức được áp dụng cho các trường hợp chống chỉ định với dùng thuốc. Điển hình như bệnh nhân bị suy thận, suy gan, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Mặc dù không có tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng phương pháp này tương đối mất thời gian. Điều này khiến cho người bệnh chán nản, không tuân thủ tuyệt đối và thiếu kiên trì khi thực hiện.

6. Sử dụng thuốc

Bên cạnh các phương pháp điều trị hành vi. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc để trị bệnh mất ngủ. Cần cân nhắc và đảm bảo rằng lợi ích nhận được nhiều hơn rủi ro tiềm ẩn trước khi kê toa thuốc.

thuốc chữa mất ngủ
Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thuốc để điều trị mất ngủ

Tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh, thời gian đi vào giấc ngủ, khả năng duy trì giấc ngủ, chi phí cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Các loại thuốc điều trị mất ngủ thường được sử dụng bao gồm:

  • Trường hợp mất khả năng duy trì giấc ngủ: Các thuốc Eszopiclone, Estazolam, Temazepam, Doxepin, Zolpidem liều thấp hay Suvorexant thường được bác sĩ kê toa.
  • Trường hợp khó chìm vào giấc ngủ: Các loại thuốc an thần thường được chỉ định. Mục đích là giúp cho cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. Đồng thời tránh tình trạng buồn ngủ vào ban ngày. Ramelteon, Lorazepam, Zolpidem, Zaleplon,… là các thuốc thường được sử dụng.
  • Trường hợp dễ tỉnh giấc vào ban đêm: Các thuốc nonbenzodiazepines như Zolpidem và Zaleplon thường được kê toa.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dùng một số thuốc khác. Bao gồm:

  • Thuốc đồng vận Melatonin
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Barbiturat
  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc kháng histamin H1

Thực tế cho thấy, việc sử dụng thuốc chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Hơn nữa, thuốc còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, người bệnh nên áp dụng kết hợp các phương pháp điều trị hành vi để nhận được kết quả lâu dài.

7. Một số giải pháp khác

Như đã phân tích, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra tình trạng mất ngủ. Do đó, ngoài các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp hỗ trợ tại nhà khác để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Các phương pháp được đề cập bao gồm:

– Điều trị bệnh lý nguyên nhân:

Như đã đề cập, có nhiều bệnh lý gây ra chứng mất ngủ. Điển hình như trầm cảm, rối loạn lo âu… Ngoài ra còn một số bệnh lý khác khiến giấc ngủ bị gián đoạn như tiểu đường, cao huyết áp, cường giáp, trào ngược dạ dày thực quản. Muốn cải thiện tình trạng mất ngủ thì cần điều trị các bệnh lý này một cách triệt để.

– Liệu pháp mùi hương:

Đây là phương pháp hít thở các mùi hương dễ chịu nhằm giải tỏa căng thẳng, phiền muộn. Đồng thời mang đến cảm giác thư thái và dễ ngủ. Người bệnh có thể sử dụng một số loại tinh dầu yêu thích để massage hay thêm vào nước tắm. Ngoài ra, sử dụng máy khuếch tán tinh dầu cũng là một giải pháp hữu hiệu.

– Ngồi thiền:

Ngồi thiền là giải pháp tịnh tâm có tác dụng giải tỏa căng thẳng và trút bỏ muộn phiền. Đây cũng được cho là mẹo nhỏ dễ thực hiện giúp cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ. Hơn nữa, ngồi thiền còn giúp thư giãn cơ, giảm mệt mỏi và điều hòa tuần hoàn máu.

– Tận dụng thảo dược tự nhiên:

Với các trường hợp bị mất ngủ nhẹ, người bệnh nên sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng an thần và giúp ngủ ngon. Điển hình như tim sen, lá vông nem, cây nữ lang, bạc hà, cam thảo, cây lạc tiên, hương thảo…

mẹo chữa mất ngủ tại nhà
Trong các trường hợp nhẹ, có thể uống trà tim sen để cải thiện chất lượng giấc ngủ và kéo dài thời gian ngủ

Phòng ngừa bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ có rất nhiều khả năng tái phát trở lại sau điều trị. Do đó, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Các biện pháp được đề cập bao gồm:

  • Ổn định giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt.
  • Đảm bảo không gian ngủ thoải mái, mát mẻ.
  • Tránh các hoạt động ăn tối muộn, ăn quá no, uống cà phê, rượu bia, hút thuốc lá…
  • Kiểm soát các bệnh lý gây mất ngủ hay làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Tập cân bằng cảm xúc, hạn chế căng thẳng thần kinh quá mức.
  • Thiết lập các thói quen lành mạnh như hoạt động thể chất phù hợp, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi…

Bệnh mất ngủ không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà đang có xu hướng trẻ hóa dần theo thời gian. Tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám và nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh để tình trạng mất ngủ kéo dài gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Cùng chuyên mục

mất ngủ ở người trẻ

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi và cách khắc phục

Bệnh mất ngủ không chỉ phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi mà đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Mất ngủ ở người trẻ tuổi...

sinh tố, nước ép trái cây giúp dễ ngủ

10 loại sinh tố, nước ép trái cây giúp dễ ngủ và ngon giấc

Nước trái cây không chỉ là thức uống giúp đẹp da, đẹp dáng mà còn rất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như giúp ngủ ngon hơn, kiểm soát cân...

hoa hòe chữa mất ngủ

Cách dùng hoa hoè chữa mất ngủ giúp cải thiện nhanh chóng

Dùng hoa hòe chữa mất ngủ là mẹo dân gian đơn giản được áp dụng phổ biến. Trong hoa hòe có chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp dưỡng tâm,...

Trị mất ngủ bằng chuối xanh

Chữa trị mất ngủ bằng chuối xanh – Bài thuốc hiệu quả, rẻ tiền

Chữa trị mất ngủ bằng chuối xanh là giải pháp hiệu quả và ít tốn kém được nhiều người tin dùng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, kiên trì áp...

chữa mất ngủ bằng gừng

5 cách chữa mất ngủ bằng gừng đơn giản hiệu quả

Chữa mất ngủ bằng gừng là mẹo dân gian an toàn giúp dưỡng tâm và an thần rất tốt. Hơn nữa gừng còn chứa các thành phần giúp làm giảm...

cây lạc tiên chữa mất ngủ

Bài thuốc từ cây lạc tiên chữa mất ngủ cho hiệu quả bất ngờ

Áp dụng các bài thuốc từ cây lạc tiên chữa mất ngủ là mẹo dân gian an toàn và lành tính. Thảo dược này có tác dụng làm giảm stress,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn