Bệnh lang ben: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh lang ben là một bệnh lý về da liễu cực kỳ phổ biến dù không gây ngứa ngáy khó chịu nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chức năng thẩm mỹ của người bệnh. Đồng thời bệnh cũng có yếu tố lây nhiễm cao nên cần sớm điều trị để tránh gây bệnh cho những người thân xung quanh.
Bệnh lang ben là gì?
Bệnh lang ben hay lan ben là một bệnh lý ngoài da được đặc trưng với những vùng da loang lổ nhạt màu hơn bình thường. Giữa những vùng da bị bệnh và vùng da bình thường có ranh giới khá rõ ràng. Khi gặp những yếu tố thuận lợi như mồ hôi, bệnh có thể lây lan nhanh chóng ra xung quanh làm ảnh hưởng trầm trọng với vấn đề thẩm mỹ của người bệnh.
Bệnh thường liên quan chủ yếu đến sự tấn công của nấm Malassezia furfur hay còn gọi là nấm Pityrosporum orbiculare. Chúng thường có sẵn trên bề mặt da và bùng phát khi gặp các điều kiện thuận lợi. Bệnh có xu hướng gặp chủ yếu ở những người trẻ, đặc biệt là những người sinh sống tại nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Với nhóm người cao tuổi bệnh ít xuất hiện hơn.
Lang ben thường được chia làm hai dạng chính, bao gồm
- Lang ben trắng: Vùng da nhiễm bệnh có dạng các đốm trắng nổi bật hẳn so với các vùng da xung quanh. Các đốm này có thể xuất hiện rải rác đơn độc những cũng có thể thành các mảng lớn loang lổ trên da rất nổi bật. Lang ben trắng thường gây ngứa ngáy rất nhiều, nhất là khi đổ mồ hôi khiến người bệnh khá khó chịu. Bệnh có xu hướng dễ lây lan và tái phát.
- Lang ben đỏ: thường có xu hướng xuất hiện nhiều trên ở nửa thân trên như mặt, cổ, ngực, cạnh sườn, lưng, ít có ở chân hay đùi. Các vùng da nhiễm nấm thường có màu đỏ hay hồng, nếu gặp mồ hôi có thể chuyển sang màu nâu gần tự như màu da. Do đó lang ben đỏ thường khó phát hiện hơn.
Nguyên nhân gây bệnh lang ben
Như đã nói, nấm men chính là tác nhân chính gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng nhanh chóng sản sinh, tác động vào lớp biểu bì khiến thay đổi sắc tố da. Tại các vùng da có sự giảm/ tăng sắc tố một cách bất thường sẽ gây ra tình trạng loang lổ, da kém đều màu gây mất thẩm mỹ.
Dù các nhóm nấm này hầu như có sẵn dưới da nhưng không phải ai cũng mắc bệnh. Nguyên nhân là do chúng còn phụ thuộc lipid – thành phần của vi hệ trên da của mỗi người. Với những người có lớp màng lipid hoạt động mạnh sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Bên cạnh đó một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm
- Thời tiết nóng ẩm: những người sống trong thời tiết nóng ấm hoặc khi hoạt động ngoài trời nắng trong thời gian dài sẽ làm thân nhiệt tăng, kích thích hoạt động bài tiết ngoài da bằng cách đổ mồ hôi nhiều. Các nhóm nấm men gây bệnh này sẽ nhanh chóng hấp thụ các thành phần trong dầu thừa để sản sinh là thay đổi sắc tố da.
- Rối loạn tuyến bã nhờn: khiến người bệnh dễ ra mồ hôi và dầu thừa không kiểm soát được tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển và gây bệnh.
- Hormone thay đổi: thường gặp chủ yếu ở phụ nữ có thai và đang cho con bú. Sự thay đổi đột ngột của một số hormone trong quá trình này có thể làm gây rối loạn tuyến bã nhờn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Vệ sinh kém: Lười tắm rửa hay tắm rửa không sạch sẽ khiến các bụi bẩn, dầu thừa trên da tích tụ và ứ đọng ở lỗ chân lông không thoát ra được. Đây chính môi trường lý tưởng đến các vi khuẩn, nấm men có thể nhanh chóng sinh sôi và bùng phát mạnh.
- Yếu tố tuổi tác: Ở người lớn tuổi lipid ở bề mặt da thường hoạt động khá yếu, điển hình là khả năng bài tiết bã nhờn kém hơn trong khi ở nhóm người trẻ thường ngược lại.
Dù chưa có các nghiên cứu chính xác về khả năng lây nhiễm của bệnh, tuy nhiên yếu tố gia đình, những người dùng thuốc bị bệnh khi mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch cũng có thể là tác nhân gây bệnh ở một số trẻ. Cần phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh để giúp quá trình điều trị và phòng tránh sau đó đạt kết quả tốt hơn.
Chú ý một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như
- Nhóm người trẻ như trẻ em, thiếu niên và thanh niên.
- Người có cơ địa da nhờn.
- Người thường xuyên mồ hôi nhiều
- Người có hệ miễn dịch suy giảm không chống đỡ lại được các tác nhân gây bệnh như bệnh nhân HIV/ AIDS, người đang ung thư điều trị hóa chất hay nhóm trẻ em sau cúm, sởi…
- Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú
- Người sử dụng các loại thuốc tránh thai
- Người trong độ tuổi dậy thì
- Người làm việc trong các môi trường nắng gió bụi bẩn
- Những người vô gia cư
Dấu hiệu Bệnh lang ben
Các dấu hiệu bệnh lang ben hầu hết đều bộc lộ khá rõ ngoài da nên bạn hoàn toàn có thể phát hiện bệnh sớm. Các triệu chứng của bệnh còn phục thuộc vào vị trí phát bệnh hay độ tuổi. Sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn, tránh nguy cơ bệnh lây lan ra quá nhiều.
Các triệu chứng bệnh phổ biến bao gồm
- Bề mặt da xuất hiện các đốm da có màu trắng, nâu hoặc hồng. Bề mặt đốm bằng phẳng, có ranh giới rõ ràng với các vùng da lân cận và hầu như không gây ngứa.
- Các đốm mang ben này có thể có hình tròn, hình đa cung, hình bầu dục. Ban đầu chúng có thể xuất hiện rải rác với kích thước nhỏ, từ 1- 2 cm. Tuy nhiên nếu không nhanh chóng kiểm soát chúng sẽ lan dần tới nhau tạo thành một mảng lớn rỗ ràng trên da
- Da khô, tại các vị trí bị lang ben có thể cậy ra những mảng trắng, không ngứa
- Hầu hết bình thường không gây ngứa nhưng khi người bệnh làm việc ngoài nắng hay vận động mạnh, mặc đồ dày làm tăng tiết mồ hôi, ma sát vào vùng da sẽ gây ngứa ngáy rất khó chịu
- Lang ben xuất hiện tại mặt và cổ thường ít gây ngứa ngáy hơn do với vùng lưng, đùi hay bẹn
- Lang ben ở vùng lưng ngực có thể giảm sắc tố sau một thời gian
- Với những người da sẫm màu thường gặp lang ben trắng, trong khi người có da trắng thường bị lang ben đỏ.
Tuy nhiên nếu chỉ nhìn sơ qua các dấu hiệu bên ngoài bằng mắt thường, bạn có thể dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như bạch biến, vảy chàm khô, vảy phấn hồng Gibert hay giang mai. Vì vậy người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ, thực hiện một số chẩn đoán chuyên khoa để đảm bảo chính xác hơn.
Bệnh lang ben có nguy hiểm không?
Thực tế, bệnh lang ben hầu như không ảnh hưởng tới sức khỏe mà chỉ gây ra một số vấn đề về tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Vùng da kém đều màu khiến người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp, không dám diện những trang phục quyến rũ. Đặc biệt nếu lang ben xuất hiện trên mặt có thể ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề tâm lý, nhất là với phái đẹp.
Mặt khác mức độ nguy hiểm của bệnh lang ben còn nằm ở chỗ bệnh có nguy cơ lây nhiễm khá cao. Bệnh có thể lây nhiễm thông qua việc dùng chung đồ đạc, quần áo, khăn tắm.. hay những vật có thể tiếp xúc với da người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi da của người thường tiếp xúc trực tiếp với da của người bệnh. Do đó mà việc nằm chung nệm hay đắp chung chăn thì nguy cơ lây bệnh là khá cao.
Ngoài ra, lang ben cũng có thể xuất hiện tại các vị trí như háng với mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Do háng thường tích mồ hôi nhiều nên dễ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Tình trạng viêm nhiễm tại đây còn có thể gây ra một số bệnh nam khoa, phụ khoa nguy hiểm.
Ngoài ra, bệnh lang ben cũng không thể tự khỏi được nên việc tiến hành điều trị theo đúng phương pháp là vô cùng cần thiết. Việc điều trị bệnh lang ben không chỉ vì mục đích đảm bảo tính thẩm mỹ hơn cho bản thân mà còn để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.
Hướng điều trị bệnh lang ben
Như đã nói, do các triệu chứng của bệnh lang ben khá giống với một số bệnh da liễu có dấu hiệu thương tự nên việc kiểm tra chẩn đoán bằng các phương pháp y khoa là vô cùng cần thiết. Bác sĩ sẽ xem xét vùng da bị đổi màu sau đó sinh thiết lấy một phần tế bào để kiểm tra dưới kính hiển vi. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng đèn chiếu chuyên dụng để xác định sự hiện diện của vi nấm đồng thời xác định mức độ tổn thương của da.
Sau khi đã kiểm tra chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để loại bỏ bệnh nhanh chóng. Tuỳ vào vị trí lang ben và các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp.
Điều trị tại chỗ
Mục đích của việc điều trị tại chỗ là giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy nếu có đồng thời ngăn chặn tình trạng lang ben lan rộng. Hầu hết nếu bệnh không quá nặng nề sẽ chỉ cần dùng một số loại thuốc bôi ngoài da mà không cần kê đơn.
Các loại thuốc phổ biến dùng cho các trường hợp bệnh nhẹ bao gồm
- Thuốc chống nấm: Thường dùng các nhóm thuốc phổ biến như Terbinafine và Ketoconozole để kìm hãm sự phát triển của nấm và hạn chế các tổn thương trên da lan rộng.
- Nếu lang ben xuất hiện trên đầu: Dùng thuốc có chứa Ketoconazole trong 14 ngày để trị nấm kết hợp với các loại dầu gội có chứa Selenium sulfide/ Kẽm pyrithioine có liên quan đến nấm nhóm azole. Ngoài ra cũng có thể dùng salicylic lưu huỳnh 2% trong 1-2 tuần.
- Xà phòng đặc trị: với các triệu chứng nấm trên toàn thân bác sĩ có thể chỉ định dùng xà phòng chứa kẽm pyrithion 2% để tắm hằng ngày.
- Thuốc bôi: thường chỉ định các nhóm thuốc có chứa benzoyl peroxide, lưu huỳnh, axit salicylic,…để làm giảm các triệu chứng bên ngoài. Một số nhóm thuốc khác như Antimycose, BSI, ASA,…cũng được chỉ định trong các triệu chứng bệnh mới khởi phát ban đầu.
Trong giai đoạn đầu của bệnh việc dùng các nhóm thuốc này sẽ mang lại tác dụng cải thiện bệnh tốt, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng ra toàn thân. Thường khi dùng các nhóm thuốc điều trị tại chỗ trong 2- 4 tuần nếu không có dấu hiệu cải thiện, bạn cần nhanh chóng gặp gỡ bác sĩ để có hướng kiểm soát khác phù hợp.
Điều trị trên toàn thân
Trong trường hợp việc dùng các nhóm thuốc trên không còn đem lại tác dụng, lang ben có dấu hiệu lây lan diện rộng trên toàn thân kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc chống nấm đường uống. Các loại thuốc đường uống sẽ mang tác dụng trên toàn thân để nhanh chóng ngăn chặn các tiến triển xấu khác.
Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương và khả năng miễn dịch của người bệnh để xem xét việc nuôi cấy nấm và làm kháng nấm đồ tương ứng. Một số loại thuốc đường uống phổ biến thường được sử dụng như
- Fluconazole: thường dùng cho giai đoạn nặng và tái phát thường xuyên. Sử dụng với liều lượng 400mg/ 2 lần/ ngày hoặc 300mg/ tuần trong 2 tuần hoặc theo chỉ định từ bác sĩ
- Itraconazole: chỉ được dùng khi bệnh nặng Sử dụng 400mg/ 2 lần/ ngày hoặc 200mg trong vòng 5 ngày liên tiếp. nên dùng sau khi ăn.
Tuy nhiên những nhóm thuốc chống nấm nếu dùng trong thời gian dài có thể ảnh ảnh hưởng đến chức năng gan, do đó thường chỉ dùng trong thời gian ngắn. Cần chú ý rằng yếu tố gây bệnh thường liên quan đến hệ vi sinh trên da nên có thể không được điều trị hoàn toàn, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát nếu gặp những điều kiện thuận lợi.
Để phòng tránh nguy cơ tái phát này, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thêm kem chống nắng để giảm các tác động của tia UV, nhờ đó giảm sự thay đổi sắc tố da. Cần chú ý rằng sau điều trị tình trạng thay đổi sắc tố da chưa biến mất ngay mà thuyên giảm từ từ, có thể tồn tại vài tháng đôi khi là cả năm cho tới khi nấm mất hết. Người bệnh có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng một số biện pháp duy trì hay thường xuyên tái khám để kiểm soát bệnh tạm thời.
Sử dụng các biện pháp dân gian
Với những triệu chứng bệnh lang ben nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dân gian đơn giản để giảm ngay các triệu chứng ngoài da. Việc áp dụng các thảo dược tự nhiên để trị bệnh lang ben vừa có độ an toàn cao, vừa thực sự đem đến nhiều hiệu quả tốt mà không gây ra quá nhiều tác dụng phụ như dùng thuốc.
Tuy nhiên cần chú ý các biện pháp này chỉ mang tác dụng điều trị triệu chứng, không thể loại bỏ hoàn toàn nguồn gốc gây bệnh. Vì vậy người bệnh vẫn cần áp dụng thêm các phương pháp y khoa theo phác đồ điều trị từ bác sĩ để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.
Bài thuốc từ chuối xanh
Trong nhựa chuối xanh có chứa rất nhiều hoạt chất giúp ức chế một số loại nấm và vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Một số hoạt chất khác cũng giúp tăng cường khả năng phục hồi các tổn thương trên da nhanh chóng hơn.
Thực hiện ngay bài thuốc sau
- Sử dụng 1 quả chuối xanh, nên dùng loại quả non mới hái còn nhiều nhựa
- Rửa sạch chuối rồi thái thành từng lát mỏng
- Làm sạch vùng da bệnh rồi đắp chuối lên trên trong khoảng 10 phút
- Áp dụng ngày 2 lần để nhanh chóng giảm tình trạng lang ben lây lan
- Chú ý không nên dùng trên những vùng da bị lở loét hay các khu vực như háng, mặt do nhựa có tính tẩy khá mạnh nên có thể làm tổn thương những vùng da này.
Bài thuốc từ rau răm
Decanol có trong rau răm có thể giúp ức chế một số vi khuẩn, nấm gây bệnh lang ben. Đồng thời dược liệu này cũng có tính sát trùng cao, có thể hỗ trợ giải độc trong một số trường hợp nên rất phù hợp trong điều trị bệnh lang ben ngoài ra.
Bạn có thể ăn trực tiếp rau răm hoặc sử dụng các bài thuốc sau
- Dùng 1 nắm rau răm rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để tăng khả năng sát trùng
- Cho rau răm vào bình thuỷ tinh rồi đổ ngập rượu trắng vào ngâm cùng trong 1 tuần
- Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bị lang ben đã được làm sạch trong khoảng 30p
- Rửa sạch bằng nước ấm
Bài thuốc từ Riềng
Các tinh dầu chiết xuất từ riêng có thể đem đến tác dụng sát khuẩn khá mạnh, giúp ức chế quá trình gây viêm và ngăn ngừa nguy cơ bệnh lây lan trên da đáng kể. Bạn có thể giã riềng lấy nước cốt để bôi lên những vùng da bị lang ben sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.
Ngoài ra có thể tham khảo cách thực hiện sau
- Chuẩn bị 1 quả chanh, 1 củ riềng già.
- Riềng đem rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn đất cát rồi đem cạo sạch vỏ và giã nát.
- Chanh vắt lấy nước cốt và trộn cùng nước cốt riềng rồi đun sôi trong khoảng 5 phút
- Dùng tay hoặc bông y tế để thoa đều trên vùng da bị lang ben, chú ý lên làm sạch vùng da trước khi bôi
- Để thuốc trên da khoảng 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch
- Thực hiện ngày 2- 3 lần trong 5- 7 ngày liên tiếp sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh.
Bài thuốc từ vỏ bưởi
Không chỉ có hương thơm dễ chịu, vỏ bưởi còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ. Thành phần oxy hoá cao có trong dược liệu có thể ức chế được các vi nấm gây bệnh đồng thời kích thích quá trình phục hồi các tổn thương nhanh chóng hơn.
Thực hiện như sau
- Dùng vỏ của một quả bưởi tươi để lấy được nhiều tinh dầu nhất
- Dùng tay uốn cong để ép cho tinh dầu bưởi chảy ra
- Dùng tinh dầu này để bôi lên vùng da đã được làm sạch trong khoảng 30 phut
- Sử dụng 2-3 lần/ngày
Điều trị bằng Đông y
Việc áp dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị lang ben đã được áp dụng từ xưa đến nay và thực sự đem lại nhiều hiệu quả tốt. Đồng thời các bài thuốc này có độ an toàn cao, không gây ra tác dụng phụ nên có thể phù hợp cho nhiều đối tượng, kể cả với những đối tượng như phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ. Các bài thuốc này cũng hỗ trợ quá trình bồi bổ gan, thận, nhằm tăng cường đề kháng và phòng tránh tối đa nguy cơ tái phát trở lại.
Một số dược liệu thường được dùng trong điều trị lang ben ngoài da như
- Các thảo dược thích hợp bôi ngoài da: Sử dụng các dược liệu như Đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh giúp giảm ngứa, chống nấm khá tốt
- Các thảo dược dạng uống: Dùng các bài thuốc có chứa Phòng phong, xuyên khung, cúc tần, bách bộ, bồ công anh, ké đầu ngựa để tăng cường đề kháng, bồi bổ sức khoẻ, giải độc mát gan..
Tuy nhiên cần chú ý không nên dùng các bài thuốc này khi sử dụng các loại thuốc Tây y vì có thể gây tương tác giữa một số chất. Tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Phòng tránh bệnh lang ben
Như đã nói do có liên quan đến yếu tố vi sinh dưới da và cơ địa nên bệnh vẫn có nguy cơ tái phát nếu gặp yếu tố thuận lợi. Do đó cần chú ý đến chế độ phòng tránh bệnh sau đây
- Nên lau khô người sau khi tắm rửa xong để tránh làm da ẩm tạo điều kiện cho nấm phát triển
- Người bệnh nên hạn chế việc toát mồ hôi quá nhiều. Sau khi đi từ ngoài nắng hay làm việc làm đổ mồ hôi nhiều nên nhanh chóng tắm rửa sạch sẽ
- Sử dụng quần áo rộng rãi, thấm hút tốt, tránh mặc những trang phục bó sát có thể cọ xát vào da
- Sử dụng kem chống nắng cho cả mặt và toàn thân để hạn chế các tác động của tia UV
- Tránh xa những môi trường ô nhiễm bụi bẩn nhiều hoá chất. Nếu do tính chất công việc cần đảm bảo có biện pháp bảo hộ đầy đủ
- Có thể sử dụng các loại sữa tắm có chứa kẽm pyrithione để phòng tránh bệnh tái phát
- Hạn chế tiếp xúc gần hay sử dụng chung đồ đạc với những người mắc bệnh
- Người bệnh nên dành thời gian kiểm tra tái khám thường xuyên để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Bệnh lang ben dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều vấn đề về thẩm mỹ và tâm lý người bệnh nên cần điều trị càng sớm càng tốt. Thay đổi lối sống phù hợp, tránh các yếu tố thuận lợi để vi nấm phát triển sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!