Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, cách điều trị

Trị huyết trắng bằng phèn chua với 3 cách cực đơn giản

10+ Cách trị bệnh huyết trắng tại nhà an toàn hiệu quả

Huyết trắng vón cục như bã đậu là do đâu? Nguy hiểm không?

Bài thuốc từ rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng

Ra huyết trắng nhiều có phải có thai không? Giải đáp

Rau ngổ chữa bệnh huyết trắng có thực sự hiệu quả? Giải đáp

Ra huyết trắng khi mang thai và các nguyên nhân có thể gặp

9 cách trị huyết trắng dân gian từ các vị thuốc thảo dược

Ra huyết trắng vón cục và ngứa là bệnh gì? Làm sao hết

Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, cách điều trị

Bệnh huyết trắng là vấn đề phụ khoa thường gặp, đặc trưng bởi sự thay đổi về số lượng, mùi và màu sắc của huyết trắng (khí hư). Nguyên nhân gây bệnh đa dạng nhưng chủ yếu do mất cân bằng môi trường sinh lý trong âm đạo tạo điều kiện cho tạp khuẩn và nấm men phát triển mạnh.

Bệnh huyết trắng là gì
Bệnh huyết trắng đặc trưng bởi tình trạng huyết trắng ra nhiều, có mùi và màu sắc khác thường

Bệnh huyết trắng là gì?

Huyết trắng (khí hư) là dịch tiết sinh lý bên trong âm đạo, bắt đầu xuất hiện khi nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt. Dịch tiết bao gồm huyết tương cùng với các tế bào biểu mô của tử cung, âm đạo, tế bào tự do và một ít bạch huyết tạo thành chất dịch có màu trắng như sữa, mùi hơi tanh hoặc không mùi. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, lượng huyết trắng có thể thay đổi về số lượng, màu sắc và mùi tùy theo nồng độ hormone.

Bệnh huyết trắng là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong dân gian, đề cập đến tất cả những vấn đề có liên quan đến sự thay đổi bất thường của huyết trắng như huyết trắng tiết ra quá nhiều (>4ml/ 24 giờ), màu sắc khác thường, mùi hôi tanh,…

Dịch tiết của âm đạo có vai trò chính là giữ ẩm cơ quan sinh dục, cân bằng hệ vi sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng di chuyển sâu bên trong âm đạo và đi vào buồng tử cung. Do đó, bệnh huyết trắng không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới.

Trên thực tế, lượng huyết trắng cũng có thể tăng lên đáng kể trong một số giai đoạn sinh lý do rụng trứng, trước kì kinh, đang mang thai, cho con bú, thời kỳ tiền mãn kinh,… Ngoài ra, huyết trắng cũng có thể tiết ra nhiều hơn và có mùi nồng do tác dụng phụ của một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc tránh thai) và căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên, những trường hợp này đều là huyết trắng sinh lý nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết bệnh huyết trắng

Biểu hiện của huyết trắng phản ánh rõ rệt sức khỏe sinh lý của nữ giới. Do đó, khi nhận thấy huyết trắng có những dấu hiệu bất thường, bạn nên tiến hành thăm khám sớm để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

Bệnh huyết trắng có biểu hiện khá đa dạng tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Trong đó thường gặp nhất là do nhiễm nấm, tạp trùng hoặc trùng roi. Thực tế trong âm đạo có sẵn các vi khuẩn và nấm nhưng dưới độ pH cân bằng, lợi khuẩn chiếm ưu thế so với hại khuẩn.

Tuy nhiên khi có một số tác động, môi trường sinh lý trong âm đạo bị thay đổi, tạo điều kiện cho nấm, trùng roi,… phát triển và gây ra bệnh huyết trắng. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp nhiễm vi khuẩn do quan hệ tình dục không an toàn.

huyết trắng nhiều là bệnh gì
Tùy theo nguyên nhân, bệnh huyết trắng có thể khiến khí hư đổi sang màu vàng, đỏ, nâu, xanh kèm theo ngứa ngáy âm hộ

Các triệu chứng thường gặp của bệnh huyết trắng:

  • Bệnh huyết trắng do nấm Candida albicans: Huyết trắng thường vón thành từng mảng, cục, có màu trắng đục và mùi hôi. Đi kèm với hiện tượng ngứa ngáy và khó chịu ở âm hộ.
  • Do Trichomonas Vaginalis (trùng roi âm đạo): Sinh trùng nguyên sinh Trichomonas Vaginalis thường lây nhiễm qua đường tình dục. Nếu xảy ra do tác nhân này, huyết trắng thường tiết ra nhiều, loãng, đôi khi có bọt và thường có màu vàng – xanh. Huyết trắng có mùi rất hôi và gây ngứa rát âm hộ.
  • Do nhiễm tạp trùng: Bệnh huyết trắng do tạp trùng thường có các biểu hiện như khí hư có mùi hôi, màu vàng, loãng và số lượng không thay đổi quá nhiều. Các triệu chứng này thường xảy ra do thụt rửa vùng kín quá sâu hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng ít gặp hơn như:

  • Bệnh huyết trắng do ung thư cổ tử cung: Huyết trắng không có sự thay đổi nhiều khi bị ung thư cổ tử cung nhưng đôi khi có kèm máu tươi hoặc dịch nâu. Thời điểm ra máu thường không rơi vào ngày rụng trứng.
  • U xơ tử cung: Huyết trắng ra nhiều hơn bình thường nhưng thường không có mùi, màu trắng đục và không gây ngứa ngáy. Tuy nhiên, huyết trắng tiết ra nhiều tạo điều kiện cho nấm men, vi khuẩn phát triển có thể dẫn đến viêm nhiễm. Những trường hợp này thường gây ngứa ngáy và có tình trạng thay đổi mùi, màu sắc của dịch tiết âm đạo.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung/ viêm cổ tử cung: Trong trường hợp này, huyết trắng thường có màu trắng sữa, đặc, dính thành từng mảng, có mùi hôi hoặc không. Sau khi quan hệ tình dục, huyết trắng thường có lẫn với máu.

Nguyên nhân gây bệnh huyết trắng

Bệnh huyết trắng thường xảy ra do sự mất cân bằng môi trường sinh lý trong âm đạo, từ đó tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây ngứa ngáy, viêm nhiễm và làm thay đổi màu sắc, số lượng, mùi của dịch tiết.

Như đã đề cập, huyết trắng là dịch sinh lý của cơ thể có vai trò giữ ẩm và cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo. Trong một số trường hợp, lượng huyết trắng có thể tăng lên về số lượng nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe như thời kỳ rụng trứng, trước kì kinh, đang mang thai, cho con bú,…

bệnh huyết trắng của phụ nữ
Nhiễm nấm Candida albicans là nguyên nhân gây ra bệnh huyết trắng ở phụ nữ

Huyết trắng bệnh lý thường do các tác nhân sau:

  • Nhiễm nấm Candida albicans: Candida albicans là loại nấm men thường trú trong âm đạo. Khi môi trường thay đổi, nấm sẽ phát triển quá mức gây rối loạn hệ vi sinh. Nhiễm nấm Candida albicans được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh huyết trắng. Tình trạng này chủ yếu gặp ở nữ giới bị stress kéo dài, hệ miễn dịch kém, đang mang thai, dùng kháng sinh dài hạn,… Đây là điều kiện thuận lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh khiến cho Candida albicans phát triển mạnh.
  • Nhiễm vi khuẩn: Tương tự như nấm Candida, trong âm đạo cũng tồn tại một số loại vi khuẩn. Trong điều kiện thông thường, các vi khuẩn này chỉ có một số lượng nhất định nhưng khi hệ miễn dịch suy giảm, tạp khuẩn có thể phát triển gây viêm nhiễm và làm thay đổi tính chất của huyết trắng.
  • Trùng roi Trichomonas Vaginalis: Khác với tạp khuẩn và nấm Candida, trùng roi Trichomonas Vaginalis thường lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, khoảng 70% trường hợp nhiễm không có triệu chứng lâm sàng. Trùng roi Trichomonas Vaginalis chỉ phát triển khi môi trường sinh lý âm đạo bị thay đổi và hệ miễn dịch kém. Tùy theo cơ địa của từng người, trùng roi có thể gây ra các triệu chứng viêm nhẹ đến nặng từ 5 – 20 ngày.
  • Do các bệnh phụ khoa: Sự thay đổi bất thường của huyết trắng không chỉ xảy ra do nhiễm nấm, tạp trùng và trùng roi mà còn có thể bắt nguồn từ các bệnh lý phụ khoa khác như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng,… Các bệnh lý này có thể làm thay đổi tính chất của dịch tiết âm đạo nhưng biểu hiện không quá rõ ràng.

Trên thực tế, huyết trắng có thể thay đổi về màu sắc, mùi và số lượng do nhiều nguyên nhân khác không được đề cập trong bài viết. Nếu nhận thấy dịch tiết âm đạo có dấu hiệu bất thường đi kèm với một số triệu chứng khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?

Bệnh huyết trắng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là do nhiễm nấm Candida, trùng roi Trichomonas Vaginalis và tạp khuẩn trong âm đạo. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có thể điều trị trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh huyết trắng rất dễ tái phát – đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch kém và thói quen quan hệ tình dục không an toàn.

Ngoài các nguyên nhân thông thường, sự thay đổi của huyết trắng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nghiêm trọng. Nếu nhận thấy huyết trắng có lẫn máu (không xảy ra tại thời điểm rụng trứng), dịch đặc bám thành từng mảng kèm mủ và có mùi nặng, cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị.

bệnh huyết trắng của phụ nữ
Bệnh huyết trắng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục

Dù không phổ biến nhưng đã có nhiều trường hợp bị bệnh huyết trắng do ung thư cổ tử cung, viêm vùng chậu,… Do đó, cần tránh tâm lý chủ quan trước những biểu hiện của cơ thể. Bệnh huyết trắng hiếm khi ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nhưng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và đời sống tình dục. Nữ giới mắc chứng bệnh này thường thiếu tự tin khi quan hệ và dễ gặp phải tình trạng đau rát, khó chịu.

Các phương pháp điều trị bệnh huyết trắng

Bệnh huyết trắng là vấn đề thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đa phần các trường hợp mắc bệnh đều có thể điều trị dứt điểm chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu do các bệnh phụ khoa mãn tính, điều trị chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

Đối với những trường hợp mắc bệnh do nhiễm nấm, tạp khuẩn và tạp trùng, cần phải điều trị đồng thời cho bạn tình để ngăn ngừa tình trạng tái phát. Bên cạnh đó, nên phối hợp với các biện pháp vệ sinh và chăm sóc đúng cách để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

1. Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp chính trong điều trị bệnh huyết trắng. Tùy theo tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một trong những loại thuốc điều trị sau:

bệnh huyết trắng ở phụ nữ
Sử dụng thuốc Tây có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh huyết trắng
  • Nhiễm trùng roi Trichomonas Vaginalis: Sử dụng Secnidazole hoặc Tinidazole 2000mg uống 1 liều duy nhất.
  • Nhiễm nấm Candida albicans: Uống Fluconazole 150mg 1 liều duy nhất. Kết hợp với đặt Clotrimazole 100mg hoặc Miconazole 100mg, đặt từ 3 – 5 đêm.
  • Nhiễm tạp khuẩn: Dùng Metronidazole đường uống, mỗi ngày dùng 1000mg, chia thành 2 liều bằng nhau và dùng liên tục trong 7 ngày. Hoặc uống 200mg 1 liều duy nhất.

Ngoài ra, cần kết hợp điều trị cho cả bạn tình để tránh tình trạng tái nhiễm. Ở nam giới, các tác nhân gây bệnh có thể gây ra triệu chứng nhưng vẫn ẩn náu trong cơ quan sinh dục. Khi quan hệ, vi khuẩn và trùng roi sẽ lây cho nữ giới dẫn dến tái phát bệnh huyết trắng.

2. Dùng thuốc Đông y

Bệnh huyết trắng rất dễ tái phát, nhất là với nữ giới có hệ miễn dịch kém, cơ thể suy nhược và phải dùng kháng sinh thường xuyên. Do đó, không ít người lựa chọn dùng thuốc Đông y để tránh tình trạng “nhờn thuốc” và hạn chế tác hại lên các cơ quan nội tạng.

Trong Đông y, chứng khí hư được chia thành nhiều dạng tùy theo màu sắc như bạch đới (màu trắng), hoàng đới (dịch tiết có màu vàng), hắc đới (màu đen), xích đới (màu đỏ), thanh đới (màu xanh). Tùy theo thể bệnh mà lựa chọn các bài thuốc thích hợp sau:

bệnh huyết trắng ở phụ nữ
Các bài thuốc Đông y chữa bệnh huyết trắng có thể cải thiện triệu chứng và cân bằng môi trường sinh lý của âm đạo

– Bài thuốc chữa khí hư thể thấp nhiệt (hoàng đới):

Chứng khí hư thể thấp nhiệt đặc trưng bởi tình trạng huyết trắng ra nhiều, có màu vàng, mùi hôi tanh kèm theo máu, hoa mắt, nặng đầu, cơ thể mệt mỏi, ít ngủ, táo bón hoặc tiêu chảy, nước tiểu ít, vàng, khát nước nhiều nhưng không muốn uống. Với thể thấp nhiệt, nên lựa chọn các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đan bì, xích thược và chi tử mỗi thứ 8g, phục linh, trư linh, ngưu tất và trạch tả mỗi thứ 12g, nhân trần 20g, xa tiền 16g. Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Dùng bạch thược, sài hồ, hoàng bá, long đởm thảo, phục linh, sinh địa và mộc thông mỗi thứ 8g, ý dĩ, chi tử, tỳ giải mỗi thứ 12g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị hoài sơn và khiếm thực mỗi thứ 40g, xa tiền 4g và bạch quả 10 quả. Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

– Bài thuốc Đông y chữa bệnh huyết trắng do tỳ hư (bạch đới/ hoàng đới):

Bệnh huyết trắng do tỳ hư có đặc điểm khí hư không có mùi hôi, màu trắng hoặc vàng, sắc mặt trắng, đại tiện lỏng, chân tay lạnh, mệt mỏi. Người mắc chứng bệnh này có kinh nguyệt bình thường và lưng, bụng không bị chướng hay đau. Để giải chứng khí hư do tỳ hư, cần dùng bài thuốc có tác dụng chỉ đới, hòa vị và kiện tỳ.

  • Chuẩn bị: Khiếm thực, liên nhục (sao), ý dĩ (sao), tỳ giải và đẳng sâm mỗi thứ 16g, táo và cam thảo mỗi thứ 4g, bạch giới tử, bạch thược, xa tiền và sài hồ mỗi thứ 12g, xương truật và trần bì mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

– Bài thuốc Đông y chữa chứng khí hư do thận hư (bạch đới):

Chứng khí hư do thận hư đặc trưng bởi huyết trắng có màu trắng đục nhưng loãng như lòng trứng, chân tay lạnh, tiểu tiện nhiều, trong, sắc mặt sạm, bụng dưới lạnh, người mệt mỏi. Thường tiêu chảy hoặc đại tiện sệt. Với chứng khí hư do thận hư, nên dùng bài thuốc có tác dụng bổ thận cố sáp chỉ đới.

  • Chuẩn bị: Đan bì, bạch linh, hoài sơn và khiếm thực mỗi thứ 12g, cam thảo 4g, sơn thù 6g, táo, quế chi, phụ tử và trạch tả mỗi thứ 10g, thục địa 16g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

– Bài thuốc Đông y trị chứng huyết trắng do khí hư can uất (xích đới):

Trong quan niệm Đông y, bệnh huyết trắng do khí hư can uất thường có các biểu hiện đặc trưng như kinh nguyệt không đều, khí hư thường có màu hồng hoặc trắng, chất dính, đặc và ra không ngừng. Nữ giới mắc chứng bệnh này còn gặp phải một số triệu chứng toàn thân như tiểu tiện vàng, cổ họng khô, miệng đắng, mạn sườn đầy trướng, tinh thần không thoải mái,…

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị sài hồ, quy đầu, bạc hà, bạch linh, sinh khương, bạch thược và bạch truật mỗi thứ 12g, chi tử, đan bì và trần bì mỗi thứ 8g, chích cam thảo 6g. Đem các vị cho vào ấm sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Dùng long đởm thảo (sao rượu) và chi tử (sao rượu) mỗi thứ 12g, đương quy (sao rượu), mộc thông, hoàng cầm, trạch tả, sinh địa hoàng và sài hồ mỗi thứ 8g, xa tiền tử 6g, cam thảo 2g. Đem dược liệu sắc lấy nước uống, chia thành 2 phần bằng nhau và dùng hết trong ngày.

– Bài thuốc Đông y trị khí hư đờm thấp:

Thể khí hư đờm thấp có những triệu chứng như khí hư ra nhiều, miệng nhạt, nhớt, người mập nhưng không khỏe, hay choáng váng, ăn uống kém, bụng đầy trướng, lợm giọng,… Nếu có những triệu chứng này, nên dùng bài thuốc có tác dụng trừ thấp, tiêu đàm và kiện tỳ.

  • Chuẩn bị: Khiếm thực, đẳng sâm mỗi thứ 16g, cam thảo 6g, bạch linh, bạch truật và kim anh tử mỗi thứ 12g, bán hạ 8g, trần bì 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

Ngoài các bài thuốc uống, Đông y còn lưu truyền các bài thuốc dùng ngoài chữa chứng khí hư. Các bài thuốc dùng ngoài có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, trùng roi gây bệnh.

3. Các biện pháp chăm sóc

Trong quá trình điều trị bệnh huyết trắng, cần có biện pháp chăm sóc hợp lý để điều hòa môi trường sinh lý của âm đạo, hỗ trợ giảm ngứa ngáy và các triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, duy trì các thói quen tốt còn giúp bảo vệ sinh lý nữ giới và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát các bệnh phụ khoa.

bệnh huyết trắng ở phụ nữ
Cần giữ vệ sinh vùng kín trong thời gian điều trị bệnh huyết trắng

Một số biện pháp chăm sóc nên thực hiện trong thời gian điều trị bệnh huyết trắng:

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên với nước sạch và dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ 1 lần/ ngày. Khi làm sạch vùng kín, không thụt rửa sâu khiến môi trường trong âm đạo bị thay đổi dẫn đến sự gia tăng của hại khuẩn và nấm men.
  • Nên thay quần lót thường xuyên để ngăn sự phát triển của vi khuẩn trong huyết trắng. Ngoài ra, cần ngâm quần lót trong nước ấm để dễ dàng làm sạch dịch tiết âm đạo và phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu có thể, bạn nên đổi quần lót mới nhằm hạn chế tình trạng tái nhiễm.
  • Khi mắc các bệnh phụ khoa, nên lựa chọn các dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu và độ pH cân bằng (khoảng 5 – 6). Tránh sử dụng các sản phẩm có độ kiềm cao gây mất cân bằng sinh lý khiến tình trạng trở nên dai dẳng, kéo dài.
  • Nên mặc quần lót có chất liệu thấm hút tốt vì trong thời gian điều trị huyết trắng, lượng khí hư sẽ tiết ra khá nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên mặc các trang phục rộng rãi, tránh lựa chọn quần và váy quá bó khiến vùng kín ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sinh sôi.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Để ngăn ngừa tái nhiễm, nên điều trị đồng thời cho cả bạn tình.
  • Khi môi trường sinh lý của âm đạo bị phá vỡ, nấm men và tạp khuẩn sẽ phát triển mạnh. Do đó để điều trị dứt điểm bệnh huyết trắng, nữ giới nên uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và lợi khuẩn nhằm nâng cao sức đề kháng. Khi sức đề kháng được cải thiện, số lượng lợi khuẩn trong âm đạo sẽ tăng lên và ức chế sự phát triển quá mức của tạp khuẩn, nấm men.

Phòng ngừa bệnh huyết trắng

Bệnh huyết trắng là vấn đề sức khỏe thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Dù không quá nguy hiểm nhưng chứng bệnh này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục. Do đó sau khi điều trị dứt điểm, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh sự phát triển quá mức của nấm men và vi khuẩn. Ngoài ra, cần chú thay quần lót định kỳ nhằm hạn chế vi khuẩn tích tụ và phát triển gây ra các vấn đề phụ khoa.
  • Vệ sinh vùng kín sạch trước và sau khi quan hệ tình dục. Đảm bảo quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm trùng roi Trichomonas và các bệnh hoa liễu.
  • Stress quá mức có thể gây căng thẳng thần kinh, từ đó làm giảm hệ miễn dịch và thay đổi môi trường sinh lý trong âm đạo. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm men phát triển mạnh mẽ và gây ra bệnh huyết trắng. Do đó, nữ giới cần xây dựng lối sống lành mạnh để giảm stress và tránh căng thẳng kéo dài.
  • Bệnh huyết trắng rất dễ tái phát, nhất là khi cơ thể suy nhược, căng thẳng và sử dụng kháng sinh dài hạn. Để duy trì môi trường sinh lý của âm đạo, nữ giới cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và lợi khuẩn (probiotic). Bên cạnh đó, cần đảm bảo ngủ nghỉ đúng giờ và tránh làm việc với cường độ cao trong thời gian dài.
  • Trong những ngày hành kinh, cần thay băng vệ sinh và làm sạch vùng kín thường xuyên. Ngoài ra, cần tránh dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa nhiều chất tẩy rửa, độ pH kiềm trong thời điểm này.
  • Đảm bảo nguồn nước sử dụng an toàn, không bị ô nhiễm. Nước quá kiềm cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng độ pH trong âm đạo và gây ra nhiều vấn đề phụ khoa mà nhiều người không ngờ đến.
  • Nữ giới cần tập thói quen khám phụ khoa 6 tháng/ lần hoặc ít nhất 1 năm/ lần để sàng lọc các vấn đề sức khỏe sinh sản, sinh lý. Rất nhiều bệnh phụ khoa nghiêm trọng không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. Do đó, khám phụ khoa định kỳ là biện pháp bảo vệ sức khỏe hữu hiệu nhất.

Bệnh huyết trắng là vấn đề phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Dù ít khi đe dọa đến sức khỏe sinh sản nhưng bệnh lý này gây ra cảm giác khó chịu và không thoải mái trong sinh hoạt. Ngoài ra, tình trạng tái phát thường xuyên cũng ảnh hưởng đáng kể đến đời sống tình dục và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần thăm khám, điều trị sớm và chủ động phòng ngừa bệnh tái phát.

Cùng chuyên mục

trị huyết trắng bằng phèn chua

Trị huyết trắng bằng phèn chua với 3 cách cực đơn giản

Trị huyết trắng bằng phèn chua có tác dụng làm sạch vùng kín, giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Hơn nữa, phèn chua còn giúp ức chế hoạt...

chữa bệnh huyết trắng tại nhà

10+ Cách trị bệnh huyết trắng tại nhà an toàn hiệu quả

Song song với điều trị y tế, có thể áp dụng các cách trị bệnh huyết trắng tại nhà. Đây là giải pháp đơn giản, giúp cải thiện tình trạng...

ra huyết trắng vón cục như bã đậu

Huyết trắng vón cục như bã đậu là do đâu? Nguy hiểm không?

Phụ nữ không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng ra huyết trắng vón cục như bã đậu. Bởi đây thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn