Cồn ASA – Thuốc trị hắc lào, nấm da hiệu quả, phổ biến nhất

Bệnh hắc lào: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách trị dứt điểm

Cách chữa hắc lào bằng chuối xanh – Loại bỏ ngứa ngáy nhanh chóng

13 thuốc trị hắc lào (lác đồng tiền) tận gốc có bán tại nhà thuốc

Hắc lào ở háng: Thuốc và cách trị dứt điểm tại nhà

Thuốc trị hắc lào kedermfa: Chỉ định, liều dùng, giá bán

Nhựa xương rồng chữa hắc lào tốt không? Hướng dẫn thực hiện

Trẻ sơ sinh bị hắc lào và cách điều trị an toàn

Hắc lào (lác đồng tiền) có để lại sẹo không?

Chữa hắc lào bằng tỏi – Làm đúng bệnh khỏi nhanh chóng

Bệnh hắc lào: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách trị dứt điểm

Bệnh hắc lào thường được đặc trưng bởi các vùng da đóng vảy, đổi màu, ngứa ngáy trên một vùng da lớn. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao và có thể gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh trong đời sống sinh hoạt và tinh thần. Điều trị bệnh không quá khó khăn nhưng đòi hỏi tính kiên trì mới có thể dứt điểm hoàn toàn bệnh.

Bệnh hắc lào là gì?

Hắc lào còn được gọi với các tên khác bệnh lác đồng tiền (Ringworm) hoặc nấm da là một dạng bệnh da liễu phổ biến thường gặp. Bệnh thường do nhóm nấm dermatophytes khiến người bệnh rất khó chịu trong sinh hoạt. Có đến gần 40 loại nấm có thể gây ra tình trạng này như Trichophyton, Microsporum hay Epidermophyton.

bệnh hắc lào
Hắc lào là một bệnh da liễu phổ biến gặp ở nhiều người với đặc trưng vùng da bị sưng đỏ, ngứa ngáy trên diện rộng

Vùng da bị hắc lào được đặc trưng bởi tình trạng da đổi màu sạm hơn các vùng lân cận, da tróc vảy và khá ngứa ngáy. Đặc biệt tình trạng nấm da có thể xảy ra ở hầu hết các vị trí trên cơ thể kể khiến người bệnh không chỉ ngứa ngáy khó chịu khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương mà còn có thể gây ra tâm lý tự ti ngại ngùng khi giao tiếp.

Bệnh thường có khả năng lây nhiễm cao nhưng cũng có thể điều trị rất dễ dàng. Tuy nhiên nếu không xửu lý đúng các bệnh có thể lây nhiễm sang các cơ quan khác thậm chí là khắp cơ thể. Nguy cơ tái phát bệnh cũng không hề thấp nếu người bệnh không thực hiện các nguyên tắc phòng tránh và kiểm soát bệnh hợp lý.

Các triệu chứng bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào là một trong những bệnh da liễu cực kỳ dễ nhận biết. Các triệu chứng của bệnh hầu như đều bộc lộ rất rõ ngay từ thời điểm đầu phát bệnh. Vì vậy nếu người bệnh chú ý điều trị sớm thì sẽ có khả năng điều trị dứt điểm bệnh rất lớn.

bệnh hắc lào
Ban đầu hắc lào xuất hiện các mịn nhỏ, sau đó lan rộng dần ra, có thể xuất hiện mụn nước gây khó chịu ngứa rát dai dẳng

Nhìn chung các triệu chứng cơ bản của bệnh bao gồm

  • Xuất hiện nốt đau nhỏ giống mụn: Đây gần như là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã mắc bệnh hắc lào. Vùng da bị nấm xâm nhập sẽ hơi sưng và cứng giống như nổi mụn, sần sùi và nhạt màu hơn các vùng da lân cận. Sau một thời gian, kích vùng da nhạt màu sẽ tăng dần kích cỡ đồng thời xuất hiện thêm các triệu chứng mới.
  • Vùng da đổi màu: Các nốt đau thường có màu nhạt hơn và được bao bọc bởi một đường viền có màu đậm hơn màu da thông thường. Vùng da này thường có dạng hình bầu dục hay hình tròn, đôi khi uốn lượn như những con sâu. Đường viền thường có màu đỏ đậm hoặc nâu. Các vùng da này xuất hiện lẻ tẻ với kích thước nhỏ, cách xa nhau, dần dần chúng tự mở rộng kích thước và kết lại với nhau thành những mảng lớn trên da, có thể bị tróc vẩy.
  • Tình trạng da: Da bị tróc vảy, có thể nổi mụn nước, chảy mủ. Bề mặt da có vảy cứng sắc cạnh. Nếu gãi và làm xước vùng da này có thể làm chảy mủ và tăng nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.
  • Ngứa: Ngứa gần như là đặc trưng nổi bật nhất của các bệnh da liễu. Người bệnh sẽ bị ngứa ngáy dữ dội trên những vùng da bị nấm xâm nhập hoặc vùng da quanh nó, duy gãi cơn ngứa cũng không giảm bớt mà còn làm lây lan ra nhiều khu vực khác

Bên cạnh đó, các triệu chứng này còn có sự thay đổi khi hắc lào xuất hiện trên các vùng da khác nhau.

  • Nấm bàn chân: vùng da chân bị đổi màu tróc vảy tại lòng bàn chân, mu bàn chân. Triệu chứng này còn được gọi với các tên khác là chân vận động viên. Người bị hắc lào ở chân có thể bị sưng chân, nổi mủ, rồng rộp, ngứa rát rất khó chịu. Chân lúc này cũng bị bong tróc nhẹ, đồng thời có mùi hôi, nhất là những người thường phải đi giày kín nóng bức.
  • Nấm bẹn: Khu vực bị nấm xâm nhập ở háng, mặt trong đùi hay mông. Bệnh gây ngứa rát nặng, nhất là các vùng da nhiều nếp gấp làm đổ mồ hôi nhiều tiếp xúc với các tổn thương gây xót. Một số đối tượng như trẻ em hay người thường vận động có thể bị nổi phát ban. Các mảng nấm lan rộng với kích thước lớn, có màu sắc khác biệt hoàn toàn với vùng da xung quanh.
  • Nấm da đầu: nấm có thể xuất hiện trên da đầu gây ngứa ngáy, tróc vảy như gầu, da đầu cũng trở nên rất nhạy cảm khiến tóc dễ gãy rụng. Đồng thời trên đầu cũng có thể xuất hiện các mụn mủ có dạng như tổ ong, hoặc các mụn mủ với kích thước nhỏ kết hợp lại làm da đầu bị rồng rộp, ngứa rát đau đớn.Trường hợp nặng có thể dẫn tới hoại tử da, chảy mủ trên đầu gây sốt cao hoặc viêm hạch bạch huyết.
  • Bàn tay: Xuất hiện trên lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay khiến da nhạy cảm hơn, đặc biệt khi chạm vào các hóa chất như xà bông, nước tẩy rửa..
  • Nấm móng: hắc lào xảy ra bên trong các móng tay hoặc móng chân gây ngứa ngáy nhưng không gãi được. Thậm chí nếu không xử lý sớm có thể gây thối ngón chân ngón tay.
  • Bệnh nấm da đa sắc: thường xuất hiện ở các khu vực như lưng, cánh tay, chân, cổ, ngực và ở cả mặt. Tình trạng này thường không có dấu hiệu quá rõ ràng, thường có đặc trưng đầu tiên bằng tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn và cảm thấy ngứa nhẹ.  Vùng da bị hắc lào xuất hiện nhiều mảng da với màu sắc khác nhau, có thể có cả những vết đốm nhỏ, màu trắng hồng, đôi khi là màu nâu sậm tùy theo sắc tố da. Vùng da đổi màu cũng xuất hiện vảy và bờ viền thấy rõ. Nếu người da sáng thì các bờ viền thường là dạng đốm nhạt hay nâu hồng còn với những da sậm màu thì vùng da nhiễm nấm thường có màu nâu đậm thấy rõ.

Các vùng da bị nhiễm nấm thường chỉ xuất hiện ở một vùng nhỏ, tuy nhiên khi người bệnh ngứa gãi nhiều sẽ làm lây lan sang các cơ quan khác, đôi khi là toàn bộ cơ thể. Các vùng da đổi màu rất rõ rệt, kể cả trên mặt, kèm theo xuất hiện vảy cứng, mụn nước làm người bệnh khó chịu không gừng.

Đặc biệt các triệu chứng cho thấy người bệnh đã bị bội nhiễm nặng cần phải đến ngay các bệnh viện da liễu để điều trị bao gồm

  • Vùng da bị hắc lào có dấu hiệu sưng, nổi mẩn đỏ, đau nhức không ngừng.
  • Có dấu hiệu nóng rát da hay hoại tử da,
  • Các vết đỏ lan rộng khắp cơ thể từ khu vực nhiễm bệnh
  • Tình trạng chảy mủ kéo dài
  • Sốt 38°C hoặc cao hơn sau khi nổi hắc lào mà không rõ nguyên nhân.
  • Phát ban vẫn còn lan rộng dù đã dùng một số loại thuốc điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào

Như đã nói, nguyên nhân chính gây bệnh chính là do nhiễm nấm nhóm Dermatophytes  với 3 loại chính bao gồm Trichophyton, microsporum, và epidermophyton. Loại nấm này thường sống ký sinh trên các mô keratin hoá hoặc môi trường Sabouraud.   Đặc biệt chúng có thể phát triển rất tốt ở tầm nhiệt độ 25- 30 độ C nên thường xuất hiện ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

Bệnh hắc lào
Nấm nhóm Dermatophytes – Nguyên nhân gây bệnh hắc lào trên cơ thể người

Mỗi loại nấm thường đặc trưng gây bệnh ở các vùng da khác nhau như

  • Microsporum: da và tóc, thuộc nhóm nấm ưa da người.
  • Epidermophyton: da và móng thường ký sinh trên cơ thể người.
  • Trychophyton: da, móng và tóc sinh sống chủ yếu trên các lớp sừng ngoài của da người.
  • M.canis var. canis: đầu, da nhẵn tuy nhiên ký sinh từ động vật như mèo, chó, khỉ, động vật gặm nhấm rồi lây qua người.
  • M.cookei: da nhẵn, thuộc nhóm ưa đất xuất hiện trên các động vật như chó hay khỉ

Chúng ký sinh ở các vùng da ngoài cùng, tuy nhiên chưa gây bệnh. Hắc lào thường chỉ xuất hiện khi có một số yếu tố ngoại cảnh tác động làm sự sản sinh nấm mạnh mẽ gây bùng phát bệnh. Bao gồm

  • Tiếp xúc giữa người với người: Bệnh hắc lào có khả năng lây nhiễm rát mạnh. Vì vậy nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với da của người mắc bệnh hoặc xài chung quần áo, ga giương chiếu gối hay khăn tắm, mũ nón với người bị nhiễm nấm thì khả năng lây nhiễm và mắc bệnh của bạn cũng rất cao.
  • Tiếp xúc với đồ vật: Nếu bạn vô tình dùng một số đồ vật đã dính nấm da từ người hay động vật hoặc bề mặt đất từ đối tượng nhiễm nấm thì nguy cơ bạn bị hắc lào cũng rất cao.
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh: một số loại nấm gây hắc lào sinh sống trên động vật phổ biến như M.canis var. canis (Mèo, chó, khỉ, động vật gặm nhấm); T.verrucosum (Trâu bò, ngựa); T.mentagrophytes var. mentagrophytes (động vật gặm nhấm, khỉ, chó, trâu bò, lợn)… Nếu bạn ôm hoặc chạm, chải lông hay vuốt ve vào những con vật có chứa mầm bệnh thì nguy cơ bị lây nhiễm là rất lớn.
  • Tiếp xúc với đất: Nấm nhóm Dermatophytes  còn xuất hiện cả bên trong đất và gây bệnh ở người nếu người đó tiếp xúc với vùng đất này trong suốt một thời gian dài. Các loại nấm ký sinh trong đất và gây bệnh phổ biến như M.nanum ( có thể sống trên lợn); M.gypseum ( có thể sống trên chó, mèo hay gà); M.cookei ( có thể sống trên chó hay khỉ)..

Một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm

  • Sống trong khí hậu nóng ẩm, ẩm ướt – điều kiện để nấm phát triển và sản sinh mạnh mẽ nhất
  • Sống ở những nơi đông người cho vệ sinh kém.
  • Nhiều động vật hoang dã sinh sống.
  • Tham gia các hoạt động có tiếp xúc da kề da như đấu vật
  • Mặc quần áo bó sát bị hạn chế việc cử động
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu
  • Trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi
  • Vệ sinh cá nhân kém, giặt giũ đồ không sạch sẽ.
  • Tắm hoặc dùng nguồn nước bị nhiễm nấm trong thời gian dài

Như vậy có thể thấy, nguồn gốc gây bệnh có thể là do các loại nấm ký sinh, tuy nhiên các vấn đề trong sinh hoạt đời sống hằng ngày thiếu khoa học lành mạnh mới chính là nguyên nhân làm bùng phát các triệu chứng bệnh.

Hậu quả bệnh hắc lào

Hắc lào là bệnh da liễu khá dai dẳng và phức tạp, rất khó điều trị dứt điểm nếu phát hiện quá muộn và nguy cơ tái phát cũng rất cao. Vùng da bị nhiễm nấm luôn trong tình trạng ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt sau các hoạt động làm đổ mồ hôi nhiều khiến vùng da này càng đau rát nhiều hơn nếu bạn gãi khiến tổn thương.

bệnh hắc lào
Người bị bệnh hắc làm làm sắc tố da thay đổi kèm theo ngứa rát khó chịu có thể dẫn tới các vấn đề về tâm lý

Làn da lúc này không chỉ bị đổi màu mà còn xuất hiện các mụn nước, mụn mủ, da nứt nẻ bong tróc trên diện rộng khiến người bệnh không chỉ đau đớn mà còn dẫn đến tâm lý tự ti, ngại giao tiếp. Nếu điều trị không đúng cách có thể để lại sẹo trên các vùng da bị tổn thương và người bệnh sẽ tốn thêm rất nhiều chi phí để điều trị.

Một số nghiên cứu cho thấy hắc lào ở nếu để lây nhiễm đến cơ quan sinh dục có thể làm tăng nguy cơ vô sinh rất lớn ở cả nam và nữ giới,  đặc biệt nếu xảy ra ở giai đoạn trẻ nhỏ. Bệnh nếu chuyển sang giai đoạn cần mất thời gian lớn để điều trị nhưng rất khó dứt hoàn toàn và hầu hết sẽ để lại sẹo rỗ xấu xí trên da.

Dù bệnh hắc lào không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng những biến chứng mà nó có thể gây ra cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh khi chưa điều trị. Vì thế người bệnh cần phát hiện và xử lý bệnh càng sớm càng tốt để có thể tăng khả năng loại bỏ bệnh hoàn toàn nhiều hơn.

Điều trị bệnh hắc lào

Tùy từng tình trạng, người bệnh hắc lào sẽ được chỉ định điều trị khác nhau. Để xác định chính xác tình trạng bệnh người bệnh thường không phải làm quá nhiều xét nghiệm mà chủ yếu chỉ cần lấy một tế bào nhỏ trên vùng da bị tổn thương rồi đem xét nghiệm trên kính hiển vi sẽ có ngay kết quả phân tích chính xác.

bệnh hắc lào
Người bệnh thường được chỉ định dùng một số loại thuốc bôi để giảm nhẹ các triệu chứng ngứa rát, viêm nhiễm

Trong điều trị bệnh hắc lào thường sẽ được chỉ định một số loại thuốc bôi để làm lành các tổn thương hoặc một số loại thuốc uống nếu hắc lào đã chuyển qua bội nhiễm. Bên cạnh đó người bệnh cần phải kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để có thể kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh tốt nhất.

Điều trị tại nhà

Ngay khi phát hiện các vùng da bất thường, người bệnh cần cố gắng theo dõi các triệu chứng của nó trong vài giờ trước khi đến bệnh viện xét nghiệm để chắc chắn nó liệu có phải là hắc lào hay không. Một số biện pháp mà người bệnh nên làm lúc này bao gồm

  • Hạn chế tối đa sự tiếp xúc vào vùng da bất thường.
  • Không gãi ngứa, sau khi gãi phải rửa tay ngay để ngăn chặn nấm lây lan sang các cơ quan khác.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ với nước ấm.
  • Thay trang phục mới, ưu tiên các đồ rộng rãi thoáng mát, vải mềm không cọ xát với vùng da bị tổn thương.
  • Uống nhiều nước hơn.
  • Không tự ý bôi bất cứ thứ gì lên da, không tự ý uống thuốc bừa bãi.
  • Tạm thời tránh xa những thứ có nghi vấn là nguyên nhân gây lây nhiễm nấm.
  • Khi thấy các vùng da bị đổi màu với kích thước ngày càng rõ rệt hơn cần đến ngay bệnh viện để có phương pháp xử lý kịp thời.
  • Hạn chế các hoạt động mạnh làm đổ mồ hôi.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với những người xung quanh để tránh lây nhiễm

Các phương pháp này cần thực hiện ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường để ngăn chặn nguy cơ lây lan của nấm đến các cơ quan khác khiến bệnh thêm trầm trọng.

Điều trị bằng thuốc

Chủ yếu bệnh nhân sẽ được chỉ định các nhóm thuốc dạng bôi, gel hoặc thuốc mỡ để làm giảm ngứa rát khó chịu đồng thời ngăn ngừa lây nhiễm. Người bệnh thường được chỉ định điều trị liên tục trong vòng từ 2- 4 tuần để có thể dứt điểm bệnh hoàn toàn.

bệnh hắc lào
Ciclopirox thường được chỉ định dùng trong điều trị các triệu chứng của bệnh hắc lào

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị hắc lào bao gồm

  • Thuốc dạng bôi: Thường dùng cho những tình trạng hắc lào thông thường mới khởi phát, chưa quá trầm trọng, thường dùng ở dạng gel, kem mỡ hoặc thuốc xịt có chứa clotrimazole , miconazole , terbinafine, tùy theo từng tình trạng. Một số loại thuốc phổ biến như Ciclopirox, Miconazole,  Oxiconazole.. Thuốc bôi có thể được chỉ định dùng sau 7 ngày quay lại tái khám để xác định tiến triển của bệnh. Các loại thuốc ASA, BSI, mỡ Benzosali thường được dùng nhiều khi trước tuy nhiên khá nóng rát nên hiện nay ít được chỉ định.
  • Thuốc kháng nấm: Trong trường hợp nhiễm nấm nặng người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc trị nấm như Nizoral, Itraconazole
  • Thuốc kháng Histamine: Thường được dùng để giảm tình trạng ngứa rát khó chịu trên da. Thường được dùng nhóm kháng H2 ít tác dụng phụ và không gây mệt mỏi cho người bệnh.
  • Thuốc trị hắc lào: Một số nhóm thuốc trị hắc lào thường được dùng như griseofulvin hoặc terbinafine thường chỉ định cho những người bị nhiễm nấm dạng nặng đã kéo dài.

Một số nhóm thuốc trị hắc lào có thể gây ra một số tác dụng phụ lên gan nên thường người bệnh sẽ được xét nghiệm chức năng gan trước khi sử dụng các loại thuốc này

Người bệnh nhớ chú không gãi ngứa hay làm trầy xước vùng da bị tổn thương vì sẽ có thể phải hạn chế việc bôi thuốc. người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc về liều lượng, thời gian dùng để có thể điều trị bệnh nhanh chóng nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng tuyệt đối không tự ý bôi thêm các loại thuốc khác hay dùng thêm các loại thuốc vì có thể không phù hợp với cơ địa khiến tình trạng bệnh biến chuyển nặng nề hơn. Đừng quên liên hệ ngay với bác sĩ nếu sau dùng thuốc có các triệu chứng bất thường như ngứa rát dữ dội, phát ban hay sốt cao.

Chăm sóc tại nhà

Người bệnh cũng có thể kết hợp việc dùng thuốc với một số biện pháp tại nhà để có thể nhanh chóng làm giảm các triệu chứng ngứa rát khó chịu do hắc lào gây ra. Các cách này chỉ phù hợp với tình trạng hắc lào mới khởi phát hoặc kiểm soát tạm thời các triệu chứng khó chịu khi nhiễm nấm, không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm.

Một số phương pháp người bệnh nên thực hiện bao gồm

Dùng tỏi

Tỏi có tính kháng khuẩn kháng nấm rất mạnh nên bạn có thể dùng thảo dược này để ngăn cản sự lây lan tạm thời của nấm Dermatophytosis. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần ép một vài nhánh tỏi, trộn với một chút dầu oliu sẽ làm giảm cảm giác nứt nẻ ngứa rát trên da.

bệnh hắc lào
Dùng tỏi và dầu dừa có thể làm dịu da, hạn chế tình trạng viêm nhiễm đáng kể

Có thể dùng băng gạc để cố định tỏi trong 2 tiếng, chú ý không lạm dụng quá nhiều tỏi có thể làm bỏng da. Thực hiện ngày 2 lần sẽ thấy các dấu hiệu hắc lào biến mất nhanh chóng.

Dùng dấm táo

Theo nghiên cứu dấm táo có thể ức chế lại một số loại nấm da, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm lan rộng giúp da mau hồi phục hơn. Bạn chỉ cần dùng một miếng bông gòn thấm một ít dấm rồi lau lên vùng da bị nhiễm bệnh. Thực hiện ngày 3- 4 sẽ thấy vùng da nhiễm nấm không còn.

Dùng xà phòng

Dùng xà phòng để ngăn ngừa sự lây lan chính là cách bạn cần thực hiện ngay lập tức khi thấy các dấu hiệu của hắc lào trên da. Bạn chỉ cần hòa một ít xà phòng với ấm, đem rửa lại vùng da bị nhiễm nấm, rửa sạch lại với nước ấm một lần nữa rồi lau khô da là được.

Tuy nhiên chú ý không áp dụng cách này trên các vùng da đã gãi ngứa làm xước vì sẽ gây xót da và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Dùng dầu dừa

Một số nghiên cứu cho thấy các acid béo có trong dầu dừa có thể tiêu diệt các tế bào nấm theo cơ thể làm hỏng màng bảo vệ của chúng. Ngoài ra dầu dừa cũng làm dịu ngứa rát ở da, tăng cường khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa bội nhiễm hiệu quả.

bệnh hắc lào
Dầu dừa có thể diệt nấm da hiệu quả, đồng thời tăng cường khả năng kháng khuẩn chống viêm trên vùng da bị tổn thương

 

Bạn chỉ cần rửa sạch vùng da bị nhiễm nấm rồi thoa một ít dầu dừa nguyên chất lên, ngày thực hiện 3- 4 để thấy hiệu quả tuyệt vời nhất. Chú ý khoa một lớp mỏng để dầu dừa tự thấm khô vào da mà không cần rửa lại.

Dùng củ nghệ

Nghệ là một dược liệu vô cùng quen thuộc với khả năng kháng khuẩn, làm lành các vết thương hở cực kỳ tốt. Bạn có thể thoa trực tiếp nghệ tươi lên các vùng da bị trầy xước để ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo.

Với các vùng da mới khởi phát hắc lo, hãy ép lấy nước cốt nghệ hòa cùng một ít dầu dừa rồi bôi lên da. Chờ một lát để hỗn hợp khô lại rồi dùng khăn ấm lau sạch.

Phòng tránh bệnh hắc lào

Dù không thể phòng tránh hoàn toàn bệnh hắc lào do yếu tố gây bệnh chủ chốt là do nấm, tuy nhiên các nguyên nhân làm bùng phát bệnh chủ yếu đều liên quan đến các vấn đề trong sinh hoạt của mỗi người, vì thế bạn hoàn toàn có thể phòng tránh một phần nào khả năng mắc bệnh. Người bệnh sau điều trị cũng cần thực hiện các phương pháp phòng tránh này để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Một số vấn đề mà người bệnh cần chú ý bao gồm

  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội hằng ngày.
  • Lau người thật khô sau khi tắm xong
  • Mặc đồ rộng rãi, mát mẻ, ưu tiên vải mềm thấm hút tốt.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn màn, rèm cửa, không tạo chỗ cho nấm trú ngụ.
  • Nếu trong nhà có nuôi thú cưng cần tắm rửa thường xuyên cho chúng.
  • Hạn chế ôm ấp, vuốt ve động vật lạ
  • Không dùng chung đồ cá nhân như quần áo, khăn tắm với những người xung quanh.
  • Sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng hợp với da.
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh nguy cơ nhiễm nấm tốt nhất.

Bệnh hắc lào có thể xảy ra phổ biến trên nhiều đối tượng và gây rất nhiều sự bất tiện trong cuộc sống. Vì vậy người bệnh cần luôn đề cao tinh thần phòng bệnh để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu lên sức khỏe. Đừng quên thay đổi một lối sống lành mạnh hơn sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Cùng chuyên mục

Cách chữa hắc lào bằng chuối xanh - Loại bỏ ngứa ngáy nhanh chóng

Cách chữa hắc lào bằng chuối xanh – Loại bỏ ngứa ngáy nhanh chóng

Mẹo chữa hắc lào bằng chuối xanh là một trong những biện pháp điều trị tại nhà được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ áp dụng...

13 thuốc trị hắc lào (lác đồng tiền) tận gốc có bán tại nhà thuốc

Các loại thuốc trị hắc lào thường được chỉ định nhằm ngăn ngừa tình trạng lây lan của nấm đồng thời cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên...

Hắc lào ở háng: Thuốc và cách trị dứt điểm tại nhà

Hắc lào ở háng không chỉ gây ra tình trạng ngứa rát khó chịu mà còn có nguy cơ bị vô sinh, thường xuất hiện đặc biệt nhiều ở nam...

Cồn ASA - Thuốc trị hắc lào, nấm da hiệu quả, phổ biến nhất

Cồn ASA – Thuốc trị hắc lào, nấm da hiệu quả, phổ biến nhất

Cồn ASA thuộc nhóm thuốc điều trị tại chỗ, thường được chỉ định trong điều trị các bệnh ngoài da phổ biến như hắc lào, nấm, lang ben và một...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn