Bệnh chàm (Eczema): Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

TOP 12 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất được đánh giá tốt

Nổi mụn nước ở môi là bị gì? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Bệnh Eczema ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh chàm bìu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

3 Cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa an toàn cho bé tại nhà

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và các biện pháp điều trị an toàn

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi giảm nhanh triệu chứng

Bệnh chàm vi khuẩn là gì? Có nguy hiểm không?

Chàm vi khuẩn là một trường hợp đặc biệt của bệnh chàm, các triệu chứng của bệnh khởi phát do các độc tố từ tụ cầu, liên cầu khuẩn hoặc từ vi nấm. Bên cạnh các tổn thương da, chàm vi khuẩn còn gây ra một số biểu hiện toàn thân như ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, đau nhức. Bệnh chàm vi khuẩn có mức độ nghiêm trọng hơn loại chàm khác. Do đó, người bệnh cần trạng bị những kiến thức về bệnh lý để điều trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Bệnh chàm vi khuẩn là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh chàm vi khuẩn có mức độ nghiêm trọng hơn loại chàm khác

Bệnh chàm vi khuẩn là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm vi khuẩn là do sự xâm nhập của nấm Epidermophyton, Trichophyton hoặc do độc tố của tụ cầu khuẩn/ liên cầu khuẩn. Bệnh thường xuất hiện các vết xước da, lỗ rò, vết mổ, vết côn trùng cắn hoặc vết bỏng.

Các triệu chứng chàm vi khuẩn khởi phát do cơ thể phản ứng với các độc tố từ vi khuẩn, vi nấm, dẫn đến kích thích phản ứng hệ thống miễn dịch và bùng phát bệnh chàm vi khuẩn. Tình trạng này có sự khác biệt với biến chứng chàm bội nhiễm (là một dạng tổn thương da do bệnh chàm bị nhiễm trùng do vi khuẩn và virus).

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh chàm vi khuẩn thường tập trung ở những khu vực da thường hay tiếp xúc, nhất là những vùng da mỏng, dễ trầy xước. Khác với các trường hợp chàm thông thường, chàm vi khuẩn không chỉ phát sinh các triệu chứng tại chỗ mà còn phát sinh một số triệu chứng toàn thân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vi khuẩn

Thông thường, tổn thương da do chàm vi khuẩn gây ra thường xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên cẳng chân. Ngoài ra, biểu hiện bệnh lý còn có thể khu trú ở lỗ dò, xung quanh tai, vết mổ,…

Người mắc bệnh chàm vi khuẩn thường có các triệu chứng điển hình như:

  • Trên da xuất hiện các tổn thương dạng nông, thường có mủ và tiết dịch, có ranh giới rõ ràng với các vùng da lân cận.
  • Tổn thương có vảy tiết giống với bệnh chàm bội nhiễm
  • Xung quanh vùng da bị chàm có nổi một số mụn mủ
  • Xuất hiệu triệu chứng thứ phát như phát ban dị ứng, da bị đỏ, có kích thước nhỏ, trên bề mặt da nổi mụn nước ở xa những vùng da bị chàm
Dấu hiệu nhận biết bệnh vi khuẩn
Tổn thương chàm vi khuẩn có vảy tiết giống với bệnh chàm bội nhiễm
  • Gây đau rát, ngứa ngáy kèm theo sưng nóng
  • Trường hợp bị nhiễm trùng nặng, bệnh chàm vi khuẩn có thể gây mệt mỏi, sốt, buồn nôn, ớn lạnh,…

Nguyên nhân gây bệnh chàm vi khuẩn

Theo các chuyên gia, nấm men, virus và vi khuẩn là các nguyên nhân chính gây bùng phát các triệu chứng bệnh chàm vi khuẩn.

Virus Herpes: Đây là loại virus có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước của người bệnh hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân, lúc này virus sẽ tấn công vào các vết trầy xước và gây bùng phát các triệu chứng bệnh chàm vi khuẩn.

Tụ cầu khuẩn ( Staphylococcus aureus): Tụ cầu khuẩn được xem là nguyên nhân chính khởi phát bệnh chàm vi khuẩn. Chủng vi khuẩn này thường tồn tại trên da nhưng không gây ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Tuy nhiên, khi da bị tổn thương và xuất hiện các vết thương hở, lúc này vi khuẩn có thể xâm nhập tiết độc tố và gây nhiễm trùng. Chất độc do tụ cầu khuẩn tiết ra sẽ kích thích hệ miễn dịch và phát sinh tổn thương thể chàm.

Nguyên nhân gây bệnh chàm vi khuẩn
Tụ cầu khuẩn được xem là nguyên nhân chính khởi phát bệnh chàm vi khuẩn

Các vi nấm: Nấm Epidermophyton và nấm Trichophyton là 2 chủng thường gây ra bệnh chàm vi khuẩn. Những loại nấm này thường gây ra bệnh nấm da, đây là một dạng tổn thương ở lớp thượng bì. Tuy nhiên, ở các trường hợp bị bệnh chàm, độc tố của nấm se kích thích phản ứng hệ miễn dịch, dẫn đến giải phóng histamin dưới da và gây ra các tổn thương trên da.

Bệnh chàm vi khuẩn có nguy hiểm không? Có lây không?

Phần lớn các thể bệnh chàm là bệnh ngoài da mãn tính, có liên quan mật thiết đến cơ chế tự miễn dưới các tác động của các yếu tố kích thích. Thường bệnh chàm không có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc nhưng có khả năng di truyền.

Tuy nhiên, đối với bệnh chàm vi khuẩn, nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn, virus và men nấm. Do đó, bệnh có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của vùng da bị tổn thương hoặc đường gián tiếp.

Những tác nhân này sẽ tấn công vào vết thương hở, các vết trầy xước và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Do đó, khi bị chàm vi khuẩn, người bệnh nên hạn chế để vùng da tổn thương tiếp xúc với những khu vực da khỏe mạnh hoặc da của người xung quanh để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Khác với các thể chàm thông thường, chàm vi khuẩn không chỉ gây tổn thương da, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu mà còn tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh. Các triệu chứng của bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:

  • Thâm sẹo vĩnh viễn: Phần lớn người mắc bệnh chàm chỉ gây tổn thương ở lớp sừng, sau một thời gian da sẽ phục hồi mà không để lại thâm sẹo. Tuy nhiên, ở bệnh chàm vi khuẩn, những tác nhân gây bệnh có thể tấn công sâu vào da, gây tổn thương da nặng nề và có thể để lại thâm sẹo vĩnh viễn.
  • Nhiễm trùng máu: Một số trường hợp, độc tố từ vi khuẩn có thể đi sâu vào hệ tuần hoàn máu gây nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng đặc biệt nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị bệnh chàm vi khuẩn

Dựa vào nguyên nhân khởi phát bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị cụ thể, phù hợp với tình trạng bệnh. Vì vậy, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán phân biệt để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh chàm vi khuẩn
Dựa vào nguyên nhân khởi phát bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị cụ thể, phù hợp với tình trạng bệnh

Điều trị bằng thuốc Tây

Thông thường, để kiểm soát các triệu chứng bệnh chàm vi khuẩn cũng như ngăn ngừa tình trạng lây lan, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị như sau:

Thuốc kháng virus, kháng nấm: Trường hợp bệnh do bị nhiễm virus hoặc nấm, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc kháng nấm và kháng virus dạng bôi tại chỗ hoặc dạng uống để ức chế sự phát triển và lây lan của tác nhân gây bệnh.

Các loại thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp chàm nhiễm khuẩn bùng phát do liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn. Thuốc thường được dùng liên tục từ 7 – 14 ngày tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Việc lạm dụng các loại thuốc các loại thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Dung dịch sát trùng: Khi da mới phát sinh tổn thương, bạn có thể dùng các loại dung dịch sát trùng như hồ nước, dung dịch Jarish, thuốc tím,…để ức chế nấm, vi khuẩn và virus. Thuốc ở dạng dung dịch thường được dùng trong giai đoạn bệnh mới phát giúp tổn thương da được sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế tình trạng rỉ dịch và lan rộng.

Thuốc giảm đau: Acetaminophen là thuốc giảm đau thường được chỉ định với các trường hợp bệnh chàm vi khuẩn bị nhiễm trùng nặng gây đau nhức, sốt, ớn lạnh. Loại thuốc giảm đau này tương đối an toàn, tuy nhiên người bị các vấn đề về gan hoặc thiếu hụt men G6PD không được chỉ định dùng thuốc.

Thuốc kháng histamin H1: Đối với các trường hợp chàm vi khuẩn gây ngứa ngáy dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng histamin thế hệ I. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng khi bệnh chàm vi khuẩn gây ra triệu chứng thứ phát như phát ban dị ứng.

Các loại thuốc bôi chứa corticoid: Khi các tổn thương trên da đã khô lại và tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát, bác sĩ có thể kết hợp cho người bệnh sử dụng các loại thuốc bôi chứa corticoid. Thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy, chống viêm nhiễm và ức chế hệ thống miễn dịch tại khu vực da dùng thuốc.

Điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc bôi corticoid tác dụng giảm ngứa ngáy, chống viêm nhiễm và ức chế hệ thống miễn dịch tại khu vực da dùng thuốc

Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid sẽ gây ra một số tác dụng phụ như teo da, mỏng da, dày sừng, giãn mao mạch, viêm da,…

Khi tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát, bác sĩ điều trị sẽ xem xét tình trạng bệnh của từng trường hợp để áp dụng thêm một số thuốc chữa trị như thuốc ức chế calcineurin, thuốc bạc sừng chứa axit salicylic,…

Các biện pháp chăm sóc da tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể kết hợp thêm một số biện pháp chăm sóc da tại nhà để kiểm soát tình trạng bệnh chàm vi khuẩn tốt hơn, đồng thời hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.

Dưới đây là một số biện pháp chăm da tại nhà được áp dụng phổ biến:

  • Chườm lạnh ở những vùng da bị tổn thương hoặc tắm nước mát để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đau nhức và sưng nóng.
  • Hạn chế ra đường trong thời gian bùng phát bệnh chàm vi khuẩn để tránh các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cũng như ngăn ngừa lây lan cho những người xung quanh. 
  • Bạn có thể kết hợp sử dụng tinh dầu khuynh diệp, tràm trà, đinh hương,…vào nước tắm giúp làm sạch, sát trùng da, đồng thời làm giảm tình trạng ngứa ngáy.
  • Bổ sung các loại rau xanh, trái cây vào thực đơn mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào tổn thương. 
  • Cung cấp từ 2 – 2.5 lít nước lọc mỗi ngày để tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da, hạn chế tình trạng da bị khô ráp, nứt nẻ gây ngứa ngáy và khiến các triệu chứng bệnh chàm vi khuẩn nghiêm trong hơn.
  • Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên tránh tiếp xúc với các hóa chất, xà phòng có nồng độ PH cao, bột giặt có chất tẩy rửa và các dị nguyên khác.
  • Khi tổn thương da khô lại, tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát, người bệnh có thể dùng kem dưỡng ẩm để làm dịu và mềm da, giảm nứt nẻ, bong tróc.

Cách phòng ngừa bệnh chàm vi khuẩn hiệu quả

Các thể bệnh chàm và bệnh chàm vi khuẩn đều có các triệu chứng kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát. Do đó sau khi kết thúc điều trị, người bệnh nên chủ động thực hiện phòng ngừa bệnh tái phát với một số biện pháp sau đây:

Cách phòng ngừa bệnh chàm vi khuẩn hiệu quả
Không dùng chung các vật dụng với người đang mắc bệnh chàm vi khuẩn, đặc biệt là khăn tắm, quần áo
  • Tránh chà xát hay cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương vì sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Trường hợp trên da có vết thương hở, bạn cần vệ sinh da đúng cách cũng như sát trùng để làm giảm nguy cơ bội nhiễm.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có nguy cơ kích ứng cao như phấn hoa, lông động vật, ánh nắng mặt trời, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh,…
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và hạn chế các hoạt gây tiết nhiều mồ hôi như chạy bộ, đạp xe, tập gym,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, vitamin C và các thành phần có lợi cho quá trình điều trị bệnh chàm vi khuẩn. Bên cạnh đó, việc bổ sung các thực phẩm có lợi còn giúp nâng cao sức đề kháng, thể trạng và làm giảm các hoạt động quá mẫn của hệ thống miễn dịch.
  • Giữ tâm trạng thoải mái bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, điều chỉnh khối lượng công việc.
  • Không dùng chung các vật dụng với người đang mắc bệnh chàm vi khuẩn, đặc biệt là khăn tắm, quần áo, cũng như tránh tiếp xúc lên vùng da bị bệnh.
  • Tích cực thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi mắc các bệnh da liễu nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm và virus. Tránh để tình trạng nhiễm trùng kéo dài, khiến da bị tổn thương dâu bên trong và gây bùng phát các triệu chứng chàm vi khuẩn

Bệnh chàm vi khuẩn thường có mức độ nghiêm trọng hơn các trường hợp bệnh chàm thông thường. Một số trường hợp các tác nhân gây bệnh tấn công vào sâu trong da, tuần hoàn máu gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh lý bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Kem trị chàm sữa Dexeryl và những thông tin cần biết

Kem trị chàm sữa Dexeryl và những thông tin cần biết

Kem Dexeryl ngoài công dụng hỗ trợ điều trị chàm sữa thì còn có tác dụng dưỡng da và cải thiện triệu chứng một số bệnh ngoài da thường gặp....

Bệnh chàm tai: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Bệnh chàm tai: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Bệnh chàm tai là một trường hợp của bệnh chàm, các triệu chứng của bệnh gây khô ráp, bong tróc da ở xung quanh ống tai và bên trong tai....

Chàm bội nhiễm là gì? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Chàm bội nhiễm là gì? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là bệnh da liễu ít phổ biến. Các triệu chứng của bệnh khởi phát chủ yếu do sự xâm nhập và phát triển của virus...

Chàm thể tạng là gì? Có nguy hiểm không?

Chàm thể tạng (Atopic eczema) là một dạng viêm da mãn tính có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh chỉ gây thương tổn...

Ghẻ chàm hóa là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Ghẻ chàm hóa là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Ghẻ chàm hóa là một trường hợp tiến triển của bệnh ghẻ, các triệu chứng của bệnh thường kéo dài dai dẳng nếu không có các biện pháp điều trị...

Bệnh chàm khô đầu ngón tay

Bệnh chàm khô đầu ngón tay và các biện pháp điều trị

Bệnh chàm khô đầu ngón tay khiến da bị bong tróc nứt nẻ và vô cùng đau nhức ngứa ngáy nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với các hóa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn