Bệnh chàm môi: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh chàm môi là một bệnh da liễu xuất hiện trên khu vực môi miệng phổ biến ở nhiều người. Dù bệnh không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng những tổn thương nó gây ra có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh nên vẫn cần tiến hành điều trị nhanh chóng.
Bệnh chàm môi là gì?
Bệnh chàm môi hay còn được gọi là viêm da môi, bệnh eczema được đặc trưng bởi tình trạng da môi bị bong tróc, xuất hiện mụn nước gây đau xót và ngứa. Nếu chỉ nhìn qua các triệu chứng, mọi người rất dễ nhầm lẫn với tình trạng nứt nẻ môi thông thường tuy nhiên mức độ của bệnh chàm môi cao hơn nên không được chủ quan mà cần nhanh chóng điều trị sớm.
Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm
- Ban đầu da môi xuất hiện tình trạng khô, bong tróc thành từng mảng.
- Vùng da xung quanh môi hoặc viền môi có dấu hiệu sưng đỏ, phát ban
- Môi ngày càng nứt nẻ, bong tróc da
- Nếu người bệnh gãi hay chà xát nhiều cơ thể làm nứt nẻ môi làm chảy máu
- Trên môi cũng bắt đầu xuất mụn nước nhỏ li ti chứa dịch bên, dần dần các mụn nước tiến lại gần nhau, vỡ ra khiến môi xuất hiện các vùng trợt lở, người bệnh cảm thấy xót miệng và đau nhức
- Ăn uống và nói chuyện khó khăn, đôi khi việc mở miệng uống nước cũng cảm thấy đau nhức
- Nếu không kiểm soát đúng cách có thể gây ra các vết sẹo trên môi.
- Thay đổi sắc tố da quanh môi và vùng bị kích ứng, có thể kéo dài sau khi đã điều trị hết bệnh
Nhìn chung các vấn đề bệnh chàm môi gây ra chủ yếu nằm ngoài da, không ảnh hưởng sâu đến sức khỏe những ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Tùy vào các triệu chứng và tác nhân gây bệnh mà chàm môi được chia làm 3 dạng chính như sau
- Viêm môi tiếp xúc kích ứng: thường xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với cac loại mỹ phẩm, nước hoa, ánh nắng hay bụi bẩn.. dù chưa trực tiếp tác động lên môi nhưng cũng đủ gây kích ứng làm giảm sức đề kháng của môi và điều kiện cho bệnh chàm phát triển.
- Viêm môi tiếp xúc dị ứng: Bệnh xuất hiện khi người bệnh dùng son môi, đồ dưỡng môi, kem đánh răng, hay một số loại thuốc có thể gây dị ứng và bùng phát bệnh.
- Viêm môi bong vảy: đây là thể tự phát có xu hướng trái đi tái lại nhiều lần, do chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nên rất khó để kiểm soát và phòng tránh bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh chàm môi
Hiện tại vẫn chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm môi tuy nhiên tạm thời có thể xác định nó có liên quan đến các yếu tố di truyền, sự suy giảm hệ miễn dịch đồng thời cũng có thể do một số tác nhân kích ứng bên ngoài.
Cụ thể, các yếu tố nội sinh làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh bao gồm
- Các nghiên cứu cho thấy trong gia đình nếu có người thân có tiền sử mắc bệnh chàm, dị ứng cơ địa hay hen suyễn cũng có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn
- Bệnh nhân có tiền sử Hen phế quản, mề đay, viêm da cơ địa.. cũng có thể kích hoạt chàm môi khi gặp các tác nhân dị ứng
- Người mắc các bệnh như Rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tiêu hóa, người mắc các bệnh liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch
- Người thiết hụt Kẽm, sắt, vitamin nhóm B,…
- Người có sự thay đổi nội tiết tố như phụ nữ mang thai và sau sinh, người đang trong tuổi dậy thì
- Người căng thẳng mệt mỏi, làm việc quá sức, stress kéo dài…
- Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, cảm cúm …
Bên cạnh đó, các yếu tố ngoại sinh cũng là tác nhân kích thích bệnh dễ bùng phát bao gồm
- Thời tiết hanh khô trở lạnh cũng là tác nhân khiến da dễ nứt nẻ, bong tróc và kích hoạt bệnh. Do đó bệnh rất dễ nhầm lẫn với tình trạng môi khô nứt nẻ bình thường
- Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất trên môi như mỹ phẩm, son, nước hoa hay sữa rửa mặt
- Thói quen liếm môi khiến môi bị khô
- Dị ứng thực phẩm hay dị ứng thời tiết cũng có thể làm xuất hiện các triệu chứng chàm môi
- Người không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc đang điều trị một số bệnh lý về nha khoa như niềng răng, nhổ răng
- Môi bị tổn thương do một tác nhân nào đó
- Người hút thuốc lá và khói thuốc lá
- Mồ hôi
Bệnh chàm môi có nguy hiểm không?
May mắn bệnh chàm môi không do các vi khuẩn, virus gây ra nên bệnh không có yếu tố lây nhiễm và cũng không gây ra các tác nhân tấn công vào sâu bên trong làm hại cơ thể. Vì vậy có thể nói là bệnh chàm môi không phải bệnh quá nguy hiểm cho sức khỏe và hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Tuy nhiên chàm môi nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các vấn đề về thẩm mỹ. Tình trạng bong tróc tại mỗi khiến người bệnh đau đớn, không ăn uống được khiến cơ thể xanh xao mệt mỏi. Các vết loét của bệnh chàm nếu không được chăm sóc kịp thời có thể để lại sẹo vô cùng xấu xí. Do đó người bệnh không nên chủ quan mà cần nhanh chóng tiến hành điều trị để tránh gây ra những ảnh hưởng này.
Hướng điều trị bệnh chàm môi
Do chưa thực sự xác định được đâu là nguồn gốc gây bệnh chính nên hiện chưa có thuốc đặc trị để dứt điểm bệnh hoàn toàn. Việc điều trị chủ yếu hướng về việc kiểm soát, giảm nhẹ các triệu chứng. Sau điều trị người bệnh cần nâng cao tinh thần phòng tránh với các yếu tố gây kích ứng trước đó để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Dùng thuốc Tây
Chủ yếu bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi để giảm tình trạng bong tróc ngứa ngáy tại môi, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo. Rất ít trường hợp cần dùng thuốc đường uống, trừ những bệnh nhân có dấu hiệu bị dị ứng nặng.
Những loại thuốc phổ biến được chỉ định gồm
- Kem dưỡng ẩm, son dưỡng ẩm cho môi: thường chỉ định sử dụng các sản phẩm lành tính như Lubriderm, Aquaphor, Eucerin để cải thiện tình trạng môi khô và ngứa. Chú ý bác sĩ cũng khuyến khích sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm môi tại nhà nhưng cần lựa chọn các sản phẩm chất lượng, dịu nhẹ, ít thành phần hóa học và ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên để phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
- Kem corticosteroid: hầu hết chỉ dùng trong các trường hợp nặng để giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm, ngứa rát. Một số sản phẩm khuyên dùng như corticosteroid như hydrocortisone 1%. Hầu hết thuốc chỉ được chỉ định dùng trong vòng 2 tuần, không được lạm dụng lâu ngày vì có thể làm tổn thương, đổi màu da môi hoặc gây ra các tình trạng trầm trọng hơn.
- Thuốc kháng histamine đường uống: chủ yếu dùng trên các trường hợp có liên quan đến các yếu tố dị ứng nặng, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân khác. Việc dùng thuốc có thể chỉ định dùng vào buổi tối để giảm ngứa và giúp người bệnh dễ chịu hơn.
- Kháng sinh đường uống: hầu hết rất ít được sử dụng, tuy nhiên nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách các tổn thương và gây viêm nhiễm lan rộng trên môi, miệng thì bác sĩ có thể chỉ định dùng.
Với bất cứ dạng thuốc bôi hay thuốc uống nào người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng mà nên có chỉ định từ bác sĩ. Tốt nhất người bệnh nên đến khám tại bệnh viện để được kiểm tra kỹ tình trạng và có hướng điều trị phù hợp, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bác sĩ cũng sẽ giúp người bệnh tìm hiểu được các tác nhân gây kích ứng để có hướng phòng tránh hiệu quả.
Các bài thuốc dân gian
Nếu bệnh chàm môi chưa quá trầm trọng, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số cách chữa bệnh chàm theo dân gian đơn giản tại nhà.. Hầu hết các cách này đều có nguồn gốc từ các dược liệu quen thuộc xung quanh nên vô cùng an toàn, không gây ra tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên các cách này cũng chỉ mang tác dụng điều trị triệu chứng, không giúp loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Một số cách đơn giản người bệnh có thể tham khảo như
- Bôi mật ong: đây là dược liệu quen thuộc có tính kháng khuẩn chống viêm tốt, giúp làm mềm da môi để giảm các triệu chứng ngứa rát. Bạn chỉ cần làm sạch môi rồi bôi một lớp mật ong mỏng lên để mật ong tự thẩm thấu vào môi. Hoặc bạn cũng có thể áp dụng cách này vào buổi đêm trước khi đi ngủ để phát huy tác dụng tốt nhất.
- Bôi nghệ: Nghệ không chỉ có tính kháng khuẩn cao mà còn chứa các curcumin có thể làm lành nhanh các tổn thương trên môi, nhờ đó hạn chế tình trạng lở loét hay thành sẹo tại đây. Bạn chỉ cần dùng 1 củ nghệ tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt rồi thoa trên môi. Thực hiện liên tục trong 10 ngày sẽ thấy môi hồi phục như bình thường.
- Dùng nha đam: trong dược liệu này cũng có tính kháng khuẩn chống viêm mạnh, giúp cấp nước làm mềm da môi từ đó giảm các kích ứng ngứa rát trên môi hiệu quả. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng một phần gel nha đam trắng bên trong để đắp lên môi trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước lại.
- Dùng lá chè xanh: hàm lượng oxy hóa cao trong lá chè xanh sẽ hạn chế sự tấn công từ các tác nhân bên trong và bên ngoài, đồng lời làm lành nhanh các tổn thương trên môi. Bạn chỉ cần dùng 1 vài lá chè xanh đun với một ít nước, sau đó dùng nước này để rửa mỗi mỗi ngày cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Áp dụng các bài thuốc Đông y
Lựa chọn đông y điều trị bệnh bệnh chàm môi vì vừa cho hiệu quả tốt lại hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên do có chiết xuất từ tự nhiên nên hiệu quả của bài thuốc thường khá chậm, người bệnh chỉ nên áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ mới khởi phát. Đồng thời không nên dùng chung các bài thuốc nay với các loại thuốc Tây y do có thể gây tương tác giữa các chất với nhau.
Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo như
- Bài thuốc Long đởm tả ca thang gia giảm: Chuẩn bị sinh địa, hoàng cầm, địa phu tử, khổ sâm, trạch tả, mỗi vị thuốc 12g; long đởm thảo, chi tử xa tiền tử 8g mỗi dược liệu. Làm sạch rồi sấy khô, thái nhỏ các dược liệu và tán thành bột mị. Cho mật ong nguyên chất với một lượng vừa đủ vào hỗn hợp thuốc bột để vo viên, cất trong lọ thủy tinh để bảo quản. Sử dụng 15 – 20 gram/ lần, mỗi ngày uống 2 lần.
- Bài thuốc Tứ vật iêu phong gia giảm: Chuẩn bị các dược kinh giới, thục địa, sinh địa 16g mỗi loại; thương truật, phòng phong, địa phu tử, đương quy, bạch thược mỗi vị thuốc 12g; bạch tiễn bì, khổ sâm và bạch tật lê dùng 8g mỗi vị. Làm sạch các dược liệu rồi đem sắc lấy nước uống, dùng ngày 1 thang chia làm 3 bữa uống hết trong ngày.
- Bài thuốc uống trị chàm môi: Chuẩn bị củ kim cang , đẳng sâm, sâm đại hành, huỳnh kỳ 15g mỗi vị thuốc; kim ngân hoa, vỏ núc nác, phòng phong , bồ công anh, thổ phục linh mỗi dược liệu 10g. Làm sạch các dược liệu rồi đem sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát thì dừng. Dùng ngày 1 thang chia làm 3 bữa uống hết trong ngày.
Hướng chăm sóc và điều trị tại nhà
Dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng hướng chăm sóc và điều trị tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Người bệnh cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hằng ngày để kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả. Cụ thể cần chú các vấn đề sau
- Làm sạch mỗi hằng ngày với nước muối loãng
- Tránh dùng các loại mỹ phẩm trên môi hay các khu vực xung quanh trong suốt thời gian điều trị
- Uống nhiều nước, bao gồm cả các loại nước trái cây hay nước ép rau củ để bổ sung nước cho cơ thể, dưỡng ẩm cho môi
- Tránh gãi hay chà xát lên môi sẽ khiến môi nứt nẻ nhiều hơn
- Tránh để gió hay điều hòa thổi thẳng vào mặt vì có thể làm môi hanh khô và bong tróc hơn
- Tránh há miệng quá to hay nói quá nhiều làm tác động lên môi
- Ưu tiên ăn các món ăn mềm, mỏng để dễ nuốt, dễ hấp thụ và tránh các tác động lên môi đang bị tổn thương
- Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để hạn chế các tác động lên môi
- Nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các loại kem đánh răng thì cần xem xét đổi ngay lập tức
- Nếu liên quan đến các bệnh lý dị ứng hay hen suyễn khác cũng cần chú ý việc điều trị dứt điểm
Hướng phòng tránh bệnh chàm môi
Bệnh chàm môi thường có xu hướng tái phát nhiều lần nếu người bệnh không có hướng kiểm soát và phòng tránh đúng cách. Do đó để hạn chế nguy cơ bệnh quay trở lại, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da, môi chất lượng. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm thuần chay, có chiết xuất hoàn toàn tự tự nhiên để tránh cách kích ứng khác xuất hiện, đặc biệt với những người có tiền sử mắc bệnh.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho môi, bạn có thể bôi một lớp mỏng mật ong lên môi trên môi cũng là cách giúp dưỡng môi rất tốt lại không gây hại cho cơ thể
- Thay đổi thói quen liếm môi
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt vào các thời điểm thay đổi thời tiết để phòng tránh các yếu tố kích ứng bệnh bùng phát
- Vệ sinh môi sạch sẽ trước và sau khi ăn
- Không nên đưa tay lên sờ môi hằng ngày, nên vệ sinh tay trước khi đưa tay lên môi
- Uống nhiều nước mỗi ngày cũng mang đến tác dụng dưỡng ẩm cho môi rất tốt
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là rau xanh và các loại trái cây để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Tập thể dục thể thao hằng ngày cũng là một cách rất tốt để tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bệnh chàm môi tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến vấn đề ngoại hình của người bệnh nên không được chủ quan. Điều chỉnh chế độ sống khoa học lành mạnh hơn cũng là biện pháp đơn giản nhất để phòng tránh những nguy cơ bệnh tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!