Giải đáp: Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không là câu hỏi được khá nhiều bậc phụ huynh thắc mắc muốn biết. Bởi vì hiện nay tỉ lệ trẻ mắc chứng bại não ngày càng cao, bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Để nắm rõ hơn về vấn đề này xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Giải đáp thắc mắc bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không?
Ở Việt Nam tỷ lệ trẻ mắc chứng bại não khá cao và đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Bệnh gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ cũng như người thân và gia đình. Chính vì vậy mà có rất nhiều bậc phụ huynh cùng chung thắc mắc đó là bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không?
Theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Thị Vui – Bệnh viện Châm cứu Trung Ương, là một trong những bác sĩ giỏi nổi tiếng tại khoa điều trị và chăm sóc đặc biệt cho các trẻ em mắc chứng bại não cho biết: “Bại não có tên khoa học là Cerebral Palsy, là căn bệnh khiến cho bộ não của trẻ bị tổn thương một phần. Điều này gây ra nhiều vấn đề như trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, rối loạn vận động, ảnh hưởng đến tứ chi và các cơ quan giác quan như thính giác, vị giác, thị giác.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào của trẻ nhỏ, kể cả ngay khi còn trong bụng mẹ, trong và sau khi sinh ra đời. Một số trường hợp bệnh nặng có thể bị tàn tật, mất ý thức, liệt nửa người ngồi xe lăn hoặc liệt toàn thân phải nằm một chỗ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày.
Theo bác sĩ, chứng bại não ở trẻ có khả năng chữa được nhưng không hoàn toàn khỏi hẳn. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì các triệu chứng sẽ được cải thiện theo hướng tích cực, từ đó trẻ có thể hòa nhập cuộc sống với cộng đồng.
Nhưng trong một số trường hợp phát hiện muộn hoặc phương pháp điều trị không phù hợp, chữa bệnh ở những cơ sở không đáng tin cậy nên bệnh không những không có tiến triển tốt mà ngày càng tồi tệ.
Chính vì vậy, trường hợp các bậc cha mẹ phát hiện và nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc chứng bại não thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay, không nên chần chừ vì căn bệnh này tiến triển rất nhanh, nếu không được can thiệp sẽ rất dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn diện của trẻ như co rút cơ, suy dinh dưỡng nặng, tinh thần bất ổn, dễ mắc các chứng bệnh tim mạch và phổi”.
Tìm hiểu nguyên nhân gây nên chứng bại não nguy hiểm ở trẻ
Trẻ mắc chứng bại não có tỷ lệ khá cao nhưng đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác tuyệt đối gây ra bệnh. Căn cứ vào số liệu ghi chép về các trường hợp mắc bệnh trước đây, ngành y học đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố khiến trẻ dễ gặp phải căn bệnh bại não nguy hiểm đó là:
1. Nhóm nguyên nhân trước khi sinh
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ bào thai vẫn có khả năng mắc các chứng bệnh nguy hiểm. Một số nguyên nhân chính gây bại não ở trẻ trước khi sinh như:
– Một số trường hợp bào thai trong bụng mẹ bị nhiễm trùng qua đường tình dục hay đường máu dẫn đến trẻ không có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
– Trong quá trình mang thai người mẹ quá lạm dụng các loại thuốc tây điều trị bệnh hoặc thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc, stress, trầm cảm, mệt mỏi, căng thẳng, khi sinh con ra rất dễ bị thiểu năng trí tuệ, chậm nói, mắc các chứng bệnh về não.
– Trường hợp não bào thai bị thiếu oxy do người mẹ mắc các chứng bệnh về thiếu máu, phổi, tim mạch, khi sinh ra trẻ cũng có khả năng bại não cao.
– Người mẹ mang đa thai hoặc mắc chứng động kinh, bệnh cường giáp, có nhóm máu Rh hiếm, bị tiền sản giật, thiểu năng trí tuệ, sinh con ra trẻ có khả năng cao mắc các chứng bệnh về não bộ như u não, viêm màng não, viêm não, bại não, hội chứng down.
2. Nhóm nguyên nhân trong khi sinh
Không phải người mẹ nào cũng may mắn trong quá trình sinh con, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, con sinh ra lành lặn và khỏe mạnh. Một số trường hợp sinh con khó hoặc gặp các vấn đề bất thường khiến cho thai nhi dễ gặp các bệnh nguy hiểm, các trường hợp điển hình như:
– Thời gian đau bụng chuyển dạ kéo dài quá lâu, vỡ nước ối sớm nhưng vẫn không thể sinh con có thể khiến cho người mẹ bị nhiễm khuẩn ối, con sinh ra dễ bị suy hô hấp, biến dạng chi, nhiễm khuẩn sơ sinh, chèn ép dây rốn, mắc các chứng bệnh về não nguy hiểm.
– Bào thai nằm ở vị trí không thuận, không quay đầu, thai quá to, thành tử cung bất thường…tất cả những yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng khó sinh, lúc này buộc bác sĩ phải sử dụng máy hút Ventouse hoặc dụng cụ Forceps để hỗ trợ đưa trẻ ra ngoài nhanh chóng tránh ngạt thở.
Một số trường hợp sử dụng các dụng cụ này có thể gây chấn thương cho trẻ ở vùng đầu, vùng da khiến trẻ bị bầm tím, rách da, ảnh hưởng đến não rất nguy hiểm.
– Trẻ sinh non dưới 36 tuần tuổi, cân nặng dưới 2.5kg thường có sức đề kháng yếu dễ mắc các bệnh nguy hiểm như vàng da, suy hô hấp, khó thở, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển, bại não, u não.
3. Nhóm nguyên nhân sau khi sinh
Như đã nói ở trên, chứng viêm màng não không chỉ gặp ở trẻ sơ sinh ngay từ khi mới ra đời, một số trường hợp khi sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường, nhưng trong cuộc sống hàng ngày không may gặp những bệnh lý nguy hiểm dẫn đến chứng bại não như:
– Trẻ mắc các bệnh liên quan đến não bộ như viêm màng não, viêm não, thiếu oxy lên não rất dễ dẫn đến tình trại bại não, bại liệt toàn thân, mất ý thức.
– Thường xuyên co giật, rối loạn đông máu, nồng độ Bilirubin trong máu vượt quá mức cũng có thể khiến trẻ mắc các chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến bộ não.
– Không may bị tai nạn xe hay trượt ngã gây chấn thương vùng đầu, ngộp nước, thiếu oxy trong khi bơi cũng có thể gây bại não, mất ý thức, chấn thương sọ não.
Triệu chứng cơ bản khi trẻ mắc bệnh bại não
Bác sĩ Vui cũng cho biết thêm, tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh mà trẻ nhỏ sẽ có những triệu chứng riêng biệt. Thông thường khi bị bại não, trẻ sẽ có những biểu hiện điển hình như:
– Trương lực cơ thay đổi thất thường, lúc quá cứng khiến trẻ tay chân không hoạt động bình thường vì tứ chi cứng đờ. Còn lúc quá mềm đầu trẻ sẽ rũ xuống khó tự ngẩng lên, toàn thân rũ rượi, mềm nhão rất khó bế.
– Vận động tay chân bị hạn chế, thiếu sự cân bằng, tứ chi run rẩy, chậm chạp, co giật, các hoạt động như chạy nhảy, bò, lẫy cũng diễn ra bất thường như đi bằng ngón chân, dáng người khom, không đối xứng.
– Gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, nhai nuốt, bú mẹ, hấp thụ chất vì thường xuyên chảy nước dãi, miệng há khó ngậm lại.
– Khả năng phát âm, ngôn ngữ, giao tiếp bị hạn chế như nói nhỏ, nói chậm, không rõ lời, lặp đi lặp lại, sợ tiếp xúc với người khác, sợ nơi đông người, trẻ trong độ tuổi tập nói dễ bị chậm nói, chậm phát triển.
– Do chậm nói, nói không rõ ràng, người nghe không hiểu nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tiếp thu trong quá trình học tập tại lớp, trẻ thua kém bạn bè.
– Những trường hợp bệnh nặng có thể khiến xương bị co rút, biến dạng tứ chi, mất ý thức, liệt nửa người, liệt toàn thân phải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn và hoàn toàn cần sự giúp đỡ từ người thân.
Phương pháp điều trị chứng bại não ở trẻ tốt nhất hiện nay
Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không – Câu trả lời là bệnh có thể chữa được nhưng không khỏi hẳn. Bại não tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh, cải thiện các chức năng vận động, ngôn ngữ theo chiều hướng tích cực.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị chứng bại não ở trẻ, nhưng trước khi áp dụng các bác sĩ sẽ chẩn đoán và phân bậc mức độ nặng nhẹ để áp dụng cách điều trị hợp lý. Dưới đây là tổng hợp 14 phương pháp cơ bản được ứng dụng nhiều hiện nay:
1. Bài tập vật lý trị liệu
Khi mắc chứng bại não trẻ thường có những rối loạn vận động cơ bản như đi đứng khó khăn, chậm chạp, không giữ được thăng bằng do tứ chi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những trường hợp bệnh nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định tập các bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ cải thiện chức năng hoạt động. Những bài tập cơ bản có thể áp dụng ngay tại nhà cho bé như:
- Cho bé nằm ngửa đầu hướng về vị trí trung gian nhằm mục đích trẻ không bị gập cổ xuống dưới hoặc ưỡn đầu ra sau quá mức.
- Để trẻ nằm sấp, nâng đầu bằng tay, bài tập này có tác dụng duỗi các cơ giúp cơ khỏe để vận động dễ dàng.
- Trẻ nằm sấp dùng gối kê trước ngực để nâng đầu giúp làm khỏe thân mình và các cơ duỗi.
- Nằm sấp trên bóng tròn, đầu hướng về phía trung gian, bài tập này cũng giúp các cơ duỗi khỏe mạnh và hoạt động đi lại tốt hơn.
- Cho trẻ ngồi trên các dụng cụ hỗ trợ như bàn nghiêng, bóng tròn để giúp trẻ thăng bằng cơ thể, đi đứng vững vàng.
Mỗi lần thực hiện bài tập dao động khoảng 10 – 15 phút, mỗi ngày nên tập 3 – 4 lần cố định, cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài thì mới đem lại kết quả cao.
2. Ngôn ngữ trị liệu (Âm ngữ trị liệu)
Bại não sẽ khiến cho vùng não bộ bị tổn thương, lúc này các cơ và dây thần kinh ở vùng mặt, đặc biệt là ở miệng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên gây khó khăn cho việc nói năng, phát âm cho trẻ. Trẻ thường nói không rõ ràng, nói chậm, khó mở lời, nói lặp đi lặp lại. Lúc này nên áp dụng các bài tập âm ngữ trị liệu cho trẻ như:
- Tập nói, tập hát cho trẻ qua các bài thơ, bài hát quen thuộc, dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi của bé.
- Dùng các hình ảnh, thẻ học về động vật, hoa quả, các bộ phận trên cơ thể để dạy cho trẻ, sau đó yêu cầu bé trả lời lại.
- Chỉ cho trẻ các vật dụng quen thuộc và đơn giản trong nhà để trẻ nắm bắt nhanh chóng, đồng thời nên giải thích công dụng của đồ vật để trẻ biết thêm.
- Tập đếm số qua các thẻ học hoặc ghi lên bảng, lưu ý nên đọc to rõ ràng để trẻ dễ nghe và đọc theo.
- Tổ chức cho trẻ những trò chơi đơn giản như giấu đồ vật, rồi yêu cầu trẻ tìm kiếm. Điều này không những kích thích trí não của trẻ hoạt động mà còn giúp tứ chi vận động nhiều hơn.
3. Bài tập điều hòa cảm giác trị bại não
Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh bại não đó chính là trẻ bị rối loạn điều hòa cảm giác. Do đó, việc áp dụng các bài tập điều hòa cảm giác trị bệnh là điều tất yếu và mang lại hiệu quả cao. Những bài tập này có tác dụng cải thiện chức năng cảm giác cho trẻ như thính giác, thị giác, xúc giác để giúp trẻ cảm nhận và phản ứng đúng với hoàn cảnh khi bị tác động. Một số bài tập người bệnh có thể áp dụng như:
- Tổ chức các trò chơi cần sự tập trung cao độ cho trẻ như vẽ tranh, tô màu hình ảnh, cắt may, xâu hột, nặn đất sét.
- Những trò chơi có màu sắc rực rỡ hoặc được chiếu ánh sáng màu nhằm kích thích thị giác, từ đó mắt hoạt động tốt hơn.
- Thực hiện các trò chơi lao người để cảm nhận cảm giác như lao vào ghế nệm, vào thảm, đống chăn gối lớn.
- Thực hiện vận động mang vác, kéo đẩy đồ có trọng lượng hơi nặng như ba lô đựng đồ, bao cát, hộp đồ chơi. Tuy nhiên nên lưu ý không nên để trọng lượng quá nặng có thể gây ảnh hưởng đến xương của bé.
- Tiến hành các bài tập cảm nhận xúc giác cơ thể như cuộn vào chăn, khoác áo dày hoặc chăn gối nặng để chạy nhảy, bò, nằm.
4. Hoạt động trị liệu
Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không, nếu các bậc cha mẹ thắc mắc điều này thì nên áp dụng phương pháp hoạt động trị liệu để hỗ chữa trị cho bé. Phương pháp này được hiểu đơn giản là cha mẹ sẽ hướng dẫn cho trẻ tất cả các hoạt động hàng ngày liên quan đến cá nhân như: Tự ăn uống, tắm rửa, thay quần áo, đánh răng, rửa mặt, chải đầu, mang giày dép và một số công việc đơn giản như quét nhà, thu dọn đồ chơi sau khi chơi, dọn chén bát vào chậu sau khi ăn…
Khi học được những điều này trẻ sẽ nhận thức được trách nhiệm của mình, lớn lên con biết cách hòa nhập với cuộc sống, cha mẹ không phải quá lo lắng, suy nghĩ. Đồng thời các chức năng vận động, cảm giác, ngôn ngữ của trẻ cũng được cải thiện một cách rõ rệt.
5. Điện trị liệu điều trị bại não
Mọi người nên hiểu rằng điện trị liệu trong y học khác hoàn toàn so với điện chiếu sáng, thắp sáng. Khi áp dụng phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ sử dụng các dòng xung điện ghim lên phần đầu hoặc da của trẻ, nơi cần tác động. Dòng điện sẽ có tần số thấp hoặc trung bình kích thích lên cơ thể người bệnh. Sau một khoảng thời gian ngắn sẽ kết thúc liệu trình, cần thực hiện kiên trì trong một thời gian dài thì mới đem lại hiệu quả tốt.
6. Giáo dục hòa nhập cho trẻ
Cách điều trị này có thể ứng dụng chung cho tất cả các trường hợp khuyết tật ngôn ngữ. Khi trẻ không may mắc chứng bại não dù ở mức độ nặng hay nhẹ thì chắc chắn trẻ cũng thua kém hơn các bạn cùng trang lứa về mọi mặt.
Khi bước vào độ tuổi đến trường, phụ huynh nên chọn cho con những môi trường phù hợp như trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, trường giáo dục đặc biệt. Tại đây trẻ sẽ được dạy học tất cả các kỹ năng sống hàng ngày và kể cả học nói, học viết. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với bạn bè, đông người, lâu dần con sẽ tự tin giao tiếp, khả năng phát âm cũng từ đó cải thiện.
7. Chữa bại não bằng phương pháp thủy trị liệu
Thủy trị liệu điều trị bại não thường áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ. Được hiểu đơn giản là ứng dụng các tính chất vật lý của nước để chữa bệnh. Có thể là thủy nhiệt, thủy động, thủy hóa học.
Người bệnh sẽ được ngồi vào bồn chứa với lượng nước vừa đủ, nhiệt độ dao động khoảng 33 – 36 độ C. Vừa ngâm mình vừa thực hiện các bài tập co duỗi chân, tập với bóng, thanh song song, sau khoảng 30 phút thì ngưng.
Tác dụng của phương pháp này là phần hơi ấm của nước giúp thư giãn các cơ bắp từ đó giảm đau, tăng vận động. Làn sóng nước giúp tăng sự chuyển động khớp tay chân, toàn thân tạo sức mạnh cho phần cơ bắp.
Ngoài điều trị chứng bại não ở trẻ, phương pháp thủy trị liệu còn được áp dụng để chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp như đau mỏi vai gáy, nhức mỏi toàn thân, viêm khớp, viêm thấp khớp, co rút xương.
8. Diện chẩn, bấm huyệt, châm cứu
– Diện chẩn tức là dùng những dụng cụ y khoa như que dò, cây lăn, búa gõ, cây cào để tác động lên phần cơ thể cần điều trị.
– Bấm huyệt trị bại não tức là bác sĩ sẽ dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp phần đầu, cổ, mặt, tứ chi để giúp kéo dãn xương. Sau đó bấm và day các huyệt đạo như thái dương, thái xung, thượng tinh, bách hội, huyết hải, hợp cốc…thời gian thực hiện 20 – 30 phút/ lần, mỗi liệu trình từ 25 – 30 ngày.
– Phương pháp châm cứu có hai dạng đó là điện châm cứu và thủy châm cứu, cả hai liệu pháp này đều có tác dụng thông kinh hoạt lạc, khai khiếu tinh thần giúp giảm co cứng, làm mềm cơ, giảm đau, cải thiện và phục hồi chức năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức ở trẻ.
9. Thuốc Tây y chữa bại não
Trường hợp trẻ bị bại não với những triệu chứng đau đớn, co rút cơ bắp tứ chi hoặc cơ miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và vận động của trẻ thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Hai nhóm thuốc được kê đơn cho trẻ bại não đó là:
– Thuốc tiêm vào cơ bắp để giúp tác động lên thần kinh, giảm triệu chứng căng cơ, đau nhức như Botox, Dysport, chỉ định tiêm 3 tháng một lần. Lưu ý thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ cho trẻ như khó nuốt, khó thở nguy hiểm.
– Thuốc giãn cơ miệng như Valium, Dantrium, Zanaflex, Gablofen, Lioresal hoặc tiêm Botox để giảm chảy dãi cho trẻ. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như tổn thương gan, thay đổi huyết áp, buồn ngủ.
10. Điều trị bại não bằng bài thuốc Đông y
Sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị bãi não cho trẻ luôn đảm bảo an toàn, tuy nhiên cần uống đúng liệu trình, đồng thời kết hợp những bài tập trị liệu để mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn. Một số bài thuốc cơ bản được kể đến như:
Bài thuốc 1: Thục địa, hoài sơn, đương quy, đỗ trọng mỗi thứ 15 gam; thỏ ty tử, câu kỷ mỗi thứ 9 gam; tử hà sa 4.5 gam; quy bản 11 gam; nhung giác sao 12 gam.
Bài thuốc 2: Sinh địa, quy bản, bạch nhược, a giao, xích nhược, địa long mỗi thứ 12 gam; mạch đông, miết giáp mỗi thứ 15 gam; ngũ vị tử 3 gam; chích thảo 5 gam, mẫu lệ 4.5 gam; trân châu 30 gam; kê tử hoàng (lòng đỏ trứng gà) 1 cái.
Bài thuốc 3: Thiên ma, phục linh mỗi thứ 15 gam; tích thực, bán bạ chế, bạch truật, trúc nhự mỗi thứ 9 gam; hoàng liên, đờm tinh, xương bồ mỗi thứ 3 gam.
Các bài thuốc này đem ngâm trong nước khoảng 50 phút rồi rửa sạch, cho vào ấm thường, siêu đất hoặc ấm sắc thuốc bằng điện. Cho lượng nước vừa đủ sắc trong 60 – 90 phút, nên sắc hai lần. Liều lượng và số lần uống tùy thuộc vào mức độ bệnh và chỉ định của bác sĩ.
11. Trị bại não bằng phương pháp oxy cao áp
Điều trị oxy cao áp tức là sử dụng lượng khí oxy tinh khiết 100% ở hàm lượng và áp lực cao tác động lên da trẻ. Người bệnh sẽ được cho mặc áo bằng vải cotton mỏng, nằm trên giường và đẩy vào một buồng kín, lượng khí oxy sẽ được tiếp xúc qua da thông qua mũ trùm hoặc mặt nạ.
12. Phẫu thuật điều trị bại não
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi bệnh nhân có các triệu chứng bệnh quá nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà việc áp dụng các liệu pháp trị liệu không đem lại hiệu quả. Có nhiều vị trí tổn thương khác nhau cần được phẫu thuật như khớp tay, khớp chân, khớp háng…
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng vết mổ, mưng mủ. Nếu gặp tình trạng này cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, tránh để lâu gây hoại tử xương rất nguy hiểm.
13. Cấy chỉ trị bại não
Cấy chỉ tức là đoạn chỉ Catgut sẽ được bác sĩ đưa vào huyệt vị nhằm tác dụng thông máu, lưu thông khí huyết, chuyển hóa chất giúp nâng cao hệ miễn dịch và thể trạng, cải thiện các chức năng vận động xương. Một liệu trình điều trị kéo dài 2 tuần, sau khi thực hiện cấy chỉ có thể bị chảy máu vết thương, đau sưng vị trí cấy, dị ứng.
Nếu các bậc phụ huynh đang thắc mắc bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không, thì có thể áp dụng ngay phương pháp này để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cho bé.
14. Ghép tế bào gốc trị bại não
Liệu pháp cấy ghép tế bào gốc là một phương pháp điều trị bệnh mới, hiện đại và đem lại hiệu quả cao. Theo thống kê từ số lượng người đã áp dụng, sau khi cấy có khoảng 70 – 80% bệnh nhân cải thiện rõ rệt về chức năng vận động, ngôn ngữ cũng như tăng sự ghi nhớ, tập trung, các giác quan cảm nhận tốt hơn.
Sau khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc điều trị bại não, các bậc cha mẹ cần chú ý: Sau 1 – 2 ngày đầu chỉ nên lau mình, không nên tắm cho trẻ, tránh môi trường quá lạnh hoặc quá nóng, không được di chuyển nhiều, cho trẻ ăn thức ăn mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.
Bệnh bại não ở trẻ có mức độ nguy hiểm cao, nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của trẻ cũng như người thân. Hy vọng qua lời giải đáp bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không và những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc. Đừng quên đi khám ngay cho con trẻ nếu thấy những dấu hiệu bất thường, tránh để lâu không lường trước được hậu quả.
Thông tin bạn nên xem:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!