Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Bệnh bại não ở trẻ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh bại não ở trẻ để lại hậu quả, gánh nặng lớn đối với cả gia đình và toàn xã hội. Trước tỷ lệ mắc chứng bệnh gia tăng, rất nhiều người quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh bại não ở trẻ, triệu chứng nhận biết là gì? Cách điều trị ra sao? Mọi người hãy cùng tham khảo thông tin hữu ích sau đây để có cái nhìn khách quan và bao quát nhất đối với chứng bệnh.

Bệnh bại não ở trẻ
Ở Việt Nam cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 1,8 bé bị bại não

Bệnh bại não ở trẻ em là gì?

Bại não là một căn bệnh nguy hiểm, để lại những di chứng nặng nề và thường gặp ở trẻ em. Người ta thường gọi chứng bại não (Cerebral palsy) để chỉ não bị liệt. Đây là một phần khuyết tật ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, khiến não bị tổn thương và chủ yếu là phần não điều khiển vận động.

Một điều mà các mẹ cần lưu ý, căn bệnh này tuy không thể phục hồi não 100% nhưng các bậc cha mẹ có thể cải thiện các kỹ năng vận động, tư thế tùy theo mức độ tổn thương của não. Điều này sẽ giúp trẻ sớm có thể vận động cơ thể một cách có phối hợp và dễ dàng hơn.

Các loại bại não trẻ thường gặp

Căn bệnh bại não ở trẻ không chỉ phổ biến ở trẻ mà còn đa dạng về loại bệnh. Dưới đây là 4 loại bại não phổ biến dựa vào biểu hiện lâm sàng mà các mẹ cần lưu về để tìm hiểu kỹ

benh-bai-nao-o-tre
Bại não ở trẻ có nhiều loại bệnh và từng loại bệnh có đặc điểm nhận biết khác nhau tương ứng với các vùng não bị tổn thương nhất định

1. Bại não thể co cứng

Bại não thể co cứng là tình trạng các cơ, khớp của bé đều rất cứng và khó có thể di chuyển hay cử động các chi.

Trường hợp nếu diễn biến nặng có thể gây ra liệt các chi, đây là tình trạng mà những rối loạn phát triển do sự tổn thương não bộ. Bại não co cứng được phân loại tùy theo vùng bị ảnh hưởng.

  • Bại não co cứng hai chi dưới (Spastic diplegia): Chiếm 35% trong các trẻ mắc bại não thể co cứng. Trẻ có bất thường co cứng rất rõ ở hai chi dưới. Vì các cơ khớp co cứng, điều này khiến chân trẻ luôn bị kéo vào trong và làm ra dáng đi bắt chéo hai chân rất đặc biệt.
  • Bại não co cứng nửa người (Spastic hemiplegia): Chiếm 40% trường hợp bại não co cứng. Tình trạng hay gặp ở trẻ là thường có biểu hiện liệt cứng một bên (phải hoặc trái), và chi trên thường bị ảnh hưởng nặng hơn chi dưới.
  • Bại não co cứng tứ chi (Spastic quadriplegia): Tỉ lệ từ 40–45% còn lại, đây là trường hợp mà bệnh nhân bị liệt 2 chi trên lẫn 2 chi dưới cùng với các cơ khác. Các cơ ở mặt cũng bị ảnh hưởng dẫn đến hậu quả trẻ bị tàn phế rất nặng.

2. Bại não thể thất điều (Ataxic cerebral palsy)

Bại não thể thất điều gây ra rối loạn khả năng phối hợp động tác, khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng và sử dụng phối hợp các bộ phận của cơ thể. Việc đi lại khó khăn, chậm và không vững sẽ diễn ra mỗi ngày, thêm vào đó là bị run tay, run chân và khiến cả cơ thể loạng choạng.

3. Bại não thể múa vờn hay loạn động (Athetoid hay Dyskinetic cerebral palsy)

Bại não thể múa vờn hay loạn động là thể bệnh được đặc trưng bằng sự thay đổi thất thường của trương lực cơ. Căn bệnh khiến cho trẻ thực hiện các động tác có nhịp điệu chậm, khoảng cách giữa các chi lớn trông như đang múa, nhưng trẻ lại không thể ý thức được điều này.

4. Bại não thể phối hợp (Mixed cerebral palsy)

Bại não thể phối hợp là tình trạng mà trẻ bị phối 2 thể hoặc phối cả 3 thể bại não trên, điển hình là thể co cứng phối hợp với thể múa vờn. Đây là những tàn tật nặng nề.

Trẻ bị bại não gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống và cả sức khỏe tâm thần cũng không được ổn định. Việc chúng ta chia sẻ kiến thức, hiểu biết này còn giúp các mẹ khác sắp, đã và đang bước vào giai đoạn có con, có thêm sự chuẩn bị và đề phòng những khó khăn.

Nguyên nhân gây ra bại não là gì?

Như đã phổ biến ở trên, bại não là một căn bệnh vô cùng đa dạng và rất khó xác định được nguyên nhân. Một số các nguyên nhân có xuất phát từ yếu tố cơ thể mẹ khi mang thai, yếu tố môi trường, và những tác động trong quá trình phát triển của trẻ.

Dù chưa thể xác định được đâu là nguyên nhân thật sự, nhưng tạm thời chúng ta có thể hiểu qua 3 giai đoạn có nguy cơ hình thành bệnh bại não ở trẻ là: trước sinh, trong khi sinh và sau sinh

bệnh bại não ở trẻ
Trẻ mắc bệnh bại não gây tổn thương thần kinh là do gen di truyền?

Trước khi sinh:

  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu đã bị nhiễm cúm nặng, mắc các căn bệnh do virut.
  • Mẹ bầu được chẩn đoán bị tiểu đường hoặc nhiễm độc thai nghén
  • Mẹ bầu lạm dụng một loại thuốc nào đó mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ khi mang bầu. Đây là trường hợp tưởng chừng như vô hại nhưng rất dễ hình thành bệnh bại não ở trẻ sau này.
  • Mẹ bầu gặp phải các vấn đề như động kinh, động thai và bị chấn thương.
  • Thai nhi bị dây rốn quấn cổ dẫn đến việc thiếu oxy não ở trẻ sơ sinh.

Trên đây, là những vấn đề gây nguy hiểm đến thai nhi và cả mẹ bầu, cần được khám, cố vấn trực tiếp từ bác sĩ, và sự quan tâm từ người thân trong gia đình.

Trong khi sinh:

  • Mẹ bầu gặp những vấn đề: Vỡ ối sớm, sinh non, rối loạn nhịp tim khi chuyển dạ.
  • Trẻ bị ngạt trong và sau khi sinh dẫn đến thiếu hụt oxy lên não lúc sinh, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Các mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để được siêu âm và chụp ảnh của bé. Đồng thời cũng là biện pháp hiệu quả, nhằm ngăn chặn những xảy ra bất thường cho mẹ và bé.

Sau khi sinh:

  • Bé gặp các bệnh lý liên quan đến não: viêm màng não, viêm não, xuất huyết não, vàng da hay vàng da nhân.
  • Những tai nạn không đáng có: Chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc, nhiễm độc chì hoặc các loại thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp.
  • Các bệnh lý liên quan đến máu: rối loạn đông máu hay nồng độ bilirubin trong máu quá cao cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh bại não ở trẻ.

Việc cho bé đi khám định kỳ là điều vô cùng quan trọng. Dựa vào bệnh lý, các y bác sĩ chuyên môn đánh giá chuẩn xác hơn, từ đó sớm đề xuất phương pháp chữa trị phù hợp với các mẹ và bé. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến việc bại não đã phần nào giúp bố mẹ quan tâm và cảnh giác hơn với con nhỏ của mình.

Những triệu chứng bệnh bại não ở trẻ

Tùy theo từng mức độ nặng nhẹ mà các dấu hiệu và triệu chứng ở các trẻ thay đổi khác nhau. Mọi dấu hiệu có nguy cơ nặng và cũng có thể nhẹ hơn theo thời gian. Hãy quan sát và đưa bé đến ngay bệnh viện uy tín nếu trẻ có những triệu chứng sau:

bệnh bại não ở trẻ
Trẻ bại não được các y bác sĩ can thiệp sớm vào việc chỉnh tư thế đứng
  • Cơ thể trẻ cứng đờ, các hoạt động tay chân ở trẻ khá yếu và không được linh hoạt như các trẻ cùng độ tuổi. Qua các hoạt động bế, tắm rửa hay thay quần áo, thì cơ thể của bé thường xuyên cứng đờ khiến bố mẹ gặp nhiều khó khăn.
  • Người trẻ mềm nhão, đầu của trẻ hay rũ xuống và không thể ngẩng lên được dù bố mẹ đã cố gắng chỉnh cho bé. Bên cạnh đó, việc trẻ đứng liêu xiêu và khó giữ cân bằng cũng là biểu hiện của căn bệnh bại não ở trẻ.
  • Con hoạt động chậm chạp, đi lại gặp nhiều khó khăn và xuất hiện tình trạng đi khom người, đi bằng ngón chân hay dáng đi không cân xứng.
  • Vì bị bại não, nên trẻ hầu như không thể đạt các mốc kỹ năng về ngôn ngữ, vận động như các bé cùng lứa. Những hoạt động như lẫy, bò, ngồi, giữ đầu cổ… cũng không thể thực hiện được.
  • Trẻ thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát điều tiết nước bọt và hay chảy dãi quá mức. Trẻ ở độ tuổi nhỏ, bé còn rất khó trong việc ăn uống.
  • Đối với bé đã đi học, việc học tập ở bé còn hạn chế. Những môn học đòi hỏi sự tỉ mỉ như mỹ thuật và kỹ thuật, bé đều rất khó để thực hiện theo.
  • Tình trạng co giật xảy ra ở trẻ cũng là một báo động ngầm mà các mẹ cần lưu ý.

Bệnh bại não ở trẻ từ 0 đến 14 tuổi thường được chẩn đoán qua khả năng cử động của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài việc để ý xem con trẻ nhà mình có những dấu hiệu trên hay không, thì việc xét nghiệm hay siêu âm theo như lời bác sĩ cũng giúp phần nào đó dự đoán tình trạng của trẻ sau này.

Các phương pháp điều trị bệnh bại não ở trẻ

Các bậc cha mẹ đôi khi vì quá thương con nên nhẹ dạ cả tin vào những lời truyền tai về các bài thuốc dân gian, mẹo chữa bách bệnh. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có thuốc nào có thể chữa được dứt điểm căn bệnh bại não ở trẻ. Phương pháp điều trị nên được lựa chọn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và xác định tình trạng theo quy chuẩn.

Có ba phương pháp điều trị hiện nay là điều trị nội khoa, bảo tồn và phương pháp ngoại khoa.

1. Liệu pháp hóa dược

Bệnh bại não ở trẻ bên cạnh việc khó khăn trong di chuyển, căn bệnh còn để lại những cảm giác đau đớn, co cứng. Một số loại thuốc cho phép sử dụng như điều trị động kinh mang lại hiệu quả tốt và ổn định nhất.

2. Phương pháp bảo tồn

Khi phát hiện trẻ bị bệnh bại não thể co cứng, tình trạng này có thể được khắc phục nếu phát hiện sớm và điều trị bằng phương pháp bảo tồn một cách kiên trì. Có 4 phương pháp bảo tồn đang được các phụ huynh tin tưởng hiện nay.

Liệu pháp tế bào gốc

Đây là phương pháp mới và mang lại nhiều đột phá cho nền y học ngày nay.

Đối với những bệnh nhân bị tổn thương não, tế bào gốc khi được tiêm sẽ được truyền qua tủy theo tuần hoàn của dịch não đến não bộ. Tế bào gốc giúp tăng sinh mạch máu, kích thích các tế bào gốc thần kinh hiện tại biệt hóa và sử dụng nhiều cơ chế khác nhau, nhằm phục hồi các tế bào não bị tổn thương.

Đây được xem là “cứu cánh” của trẻ bại não khi cho ra kết quả đáng mong đợi

Liệu pháp châm cứu bấm huyệt

Trẻ bại não dưới góc nhìn của y học truyền thống, gân cơ của trẻ thiếu sự nuôi dưỡng nên co cứng, mềm yếu và không cử động được. Việc não bộ không nhận được dinh dưỡng nên khiến trẻ không thể tăng trưởng trí tuệ và ngôn từ

Châm cứu bấm huyệt giúp cho các chức năng lục phủ ngũ tạng hoạt động ổn định hơn, bên cạnh đó, châm cứu bấm huyệt còn cải thiện chứng khó ngủ, táo bón, quấy khóc và còn cả động kinh co giật ở trẻ.

Ngoài ra, các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền có thể giúp các bé như:

  • Đại trường châm
  • Thủy châm
  • Cấy chỉ
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Tắm thảo dược

Đây là những hoạt động trị liệu giúp trẻ bại não có khí huyết lưu thông, thông kinh hoạt lạc và sẽ tốt hơn khi kết hợp với phương pháp phục hồi chức năng trong việc điều trị.

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng được khoa học trên thế giới công nhận là phương pháp tốt nhất và có hiệu quả nhất với tất cả trẻ bại não. Với sự trợ giúp của nhiều chuyên gia, chương trình phục hồi chức năng cho trẻ bại não diễn ra bao gồm:

  • Phục hồi các rối loạn vận động
  • Tập luyện khả năng điều khiển tự chủ
  • Điều trị các rối loạn thính giác, thị giác và động kinh nếu có.

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não nên được thực hiện sớm, vì điều này giúp trẻ rất nhiều trong việc tránh khỏi những biến dạng co rút cơ, khớp và giúp trẻ kích thích để tăng cường sức mạnh của cơ nhiều hơn so với những trẻ bị yếu cơ, hay mềm oặt người.

Trị liệu ngôn ngữ

Ngoài vấn đề tổn thương ở não bộ, thì việc trị liệu ngôn ngữ ở trẻ xuất phát từ việc bé bị bại não thường bị ảnh hưởng bởi khả năng nghe, khả năng nhận thức và khả năng kiểm soát các nhóm cơ trên cơ thể đặc biệt là cơ môi, lưỡi. Trị liệu ngôn ngữ bao gồm:

  • Trị liệu với ngôn ngữ không lời (cử chỉ, tư thế, biểu cảm).
  • Kỹ năng trò chuyện
  • Khả năng giao tiếp
  • Trị liệu ý niệm (ngôn ngữ trừu tượng phức tạp)

Bên cạnh việc cho trẻ học cùng giáo viên đặc biệt, bố mẹ hãy dành thời gian nói chuyện với bé nhiều hơn, điều này rất cần thiết đòi hỏi bố mẹ cần nói chuyện chậm rãi, rõ ràng và nhấn mạnh với trẻ

3. Điều trị ngoại khoa

Trong một vài trường hợp có thể có ích cụ thể là trường hợp co cứng trầm trọng. Ngoại khoa còn có thể can thiệp khi đứa trẻ đã đi được và góp phần muốn cải thiện sự đi đứng tốt hơn.

Phẫu thuật cắt bỏ

Đối với những trường hợp trẻ gặp tình trạng co cứng chi dưới nặng, việc phẫu thuật sẽ giúp trẻ tăng khả năng vận động như ngồi, đi, đứng.

  • Phẫu thuật chỉnh hình: Đối với những trẻ gặp vấn đề nghiêm trọng về cột sống, dị tật xương. Bác sĩ sẽ có kế hoạch để tiến hành chỉnh hình và các khớp. Điều này giúp trẻ giảm đau và giảm thiểu các vấn đề về vận động của sau này. Trẻ sau khi phẫu thuật, nên tích hợp cùng với vật lý trị liệu để cơ thể linh hoạt và sớm thích nghi với sự thay đổi trên cơ thể nhanh hơn.
  • Phẫu thuật thần kinh: Đây là cuộc phẫu thuật chỉ làm khi không còn biện pháp khả thi hơn. Việc cắt chọn lọc rễ thần kinh cột sống sẽ được các chuyên gia cân nhắc cho trẻ bại não co cứng chi dưới. Sau phẫu thuật, trẻ sẽ giảm được tình trạng đau mãn tính và các cơ ở chi dưới cũng sẽ được giãn ra mềm hơn so với lúc ban đầu.

Tuy nhiên, phẫu thuật phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia đã có kinh nghiệm. Việc chọn lọc và cắt bỏ một số thần kinh ở lưng sẽ giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng. Các mẹ cần lưu ý độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi mới được phẫu thuật, nêu thấp hơn hay lớn hơn thì tỉ lệ thành công rất thấp.

Cách phòng ngừa bệnh bại não

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa hoàn toàn để đảm bảo phòng bệnh tuyệt đối, nhưng vẫn một số cách giảm nguy cơ mắc bệnh ở con trẻ bằng cách:

bệnh bại não ở trẻ
Chữa trị bệnh bại não ở trẻ là điều phụ huynh lo lắng và phân vân phương pháp điều trị nào là phù hợp với con nhỏ

Bố mẹ trang bị những kiến thức cần thiết, giúp con tránh nguy cơ mắc phải

  • Trước khi có ý định mang thai, các chị em phụ nữ nên theo dõi thường xuyên chu kỳ kinh nguyệt và sử dụng một số các biện pháp phòng ngừa do bác sĩ chỉ định khi mang thai.
  • Việc tiêm ngừa cho trẻ khi vừa đủ tuổi cũng là một phương pháp ngăn ngừa bệnh rất hiệu quả. Theo sự góp ý của bác sĩ, các mẹ có cho bé tiêm vắc xin chống các bệnh về não khi trẻ vừa đủ tuổi, ví dụ như: Vắc xin viêm não Nhật Bản, viêm màng não, rubella.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên chúng ta hãy hết sức cẩn thận trong quá trình mang thai, cũng như sau khi sinh con. Và thường xuyên chú ý đến các biểu hiện của trẻ, nếu có bất thường phải đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bệnh bại não ở trẻ là căn bệnh gây ra những di chứng nặng nề và ảnh hưởng vĩnh viễn đến trẻ. Một số trẻ kém may mắn không được bố mẹ phát hiện kịp thời, nên đành chấp nhận cả cuộc đời gắn liền với chiếc xe lăn do toàn bộ hệ thống cơ co quắp. Bố mẹ hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiện nay. Những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn đọc cung cấp nhiều thông tin hơn về căn bệnh phổ biến này.

Cùng chuyên mục

Trẻ chậm nói đơn thuần là gì? Biểu hiện và Cách khắc phục

Đã gần 3 tuổi nhưng trẻ vẫn nói được rất ít, dù đây là thời điểm vàng có sự “bùng nổ” về mặt ngôn ngữ. Điều này, khiến các bậc...

Nhận biết tự kỷ qua tiếng khóc, liệu có chính xác?

Trẻ tự kỷ có hay khóc không? Việc chúng ta có thể nhận biết tự kỷ qua tiếng khóc, liệu có chính xác?. Tiếng khóc được biết là phương tiện...

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì để bé phát triển ngôn ngữ?

Đối với trẻ chậm nói ngoài việc điều trị bằng các phương pháp âm ngữ trị liệu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu thì bổ sung đầy đủ...

Tìm hiểu phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói

Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói hiện nay đang được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn áp dụng. Bởi vì cách điều trị này không những...

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói: Nguyên nhân & cách khắc phục

Bướng bỉnh, hay cáu giận la hét, hoạt động liên tục không ngồi yên, chậm nói, khó phát âm là những biểu hiện điển hình của chứng trẻ tăng động...

chữa chậm nói cho bé bằng đậu đỏ

Mẹo chữa chậm nói cho bé bằng đậu đỏ đơn giản mẹ đã biết

Trẻ chậm nói luôn là nỗi lo lắng, băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Vấn đề chậm nói ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời có thể...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn