Da tay bị bong tróc và ngứa: Cách chữa và phòng ngừa tái phát

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Bệnh á sừng da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

11 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

6 Cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh

Bệnh á sừng sau sinh và cách điều trị an toàn cho mẹ bỉm

Cách chữa bệnh á sừng ở chân đơn giản tại nhà với thảo dược

7 Cách chữa á sừng bằng lá trầu không giảm bong tróc da nhanh

Bệnh á sừng da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh á sừng da đầu tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây phiền toái cho không ít người. Người mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng viêm, ngứa ngáy, bong tróc như vảy trên da đầu, nguyên nhân là do do quá trình tạo sừng gặp vấn đề. Nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể lan sang các vùng da khác, thậm chí là toàn thân.

Bệnh á sừng da đầu là gì?

Á sừng da đầu là một trong những loại viêm da cơ địa, là thể phổ biến của bệnh á sừng. Bệnh khiến da đầu xuất hiện hiện tượng ngứa ngáy, bong tróc vảy và sừng trên da, thường xảy ra ở vùng da đầu và sau gáy.

Bệnh á sừng da đầu là gì?
Bệnh á sừng da đầu là gì?

Đặc biệt vào mùa đông, á sừng da đầu rất dễ tái phát. Người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại sẽ dễ bị mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, á sừng da đầu chỉ là một dạng viêm da cơ địa mãn tính và không lây lan từ người này sang người khác.

Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này sẽ tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh và phải che giấu đi bệnh tật của mình.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, á sừng da đầu có thể biến chứng, lan xuống vùng da trán, mặt, toàn thân gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, căn bệnh này có thể “đeo bám” bệnh nhân suốt cả đời nếu không biết cách khắc phục sớm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng da đầu

Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng da đầu tương đối rõ ràng như:

1. Da đầu đóng vảy trắng

Da đầu của bạn lúc này sẽ có những lớp vảy trắng, xếp chồng lên nhau, nhìn sẽ giống như gàu nhưng bạn đừng lầm tưởng đó là gàu. Bởi, những lớp mảng trắng này kết thành từng mảng lớn, sau đó bong tróc để lộ ra lớp da màu hồng, nhiều nhất là khi thời tiết khô và lạnh.

Nhiều lớp sừng đỏ, đùn bắt đầu xuất hiện trên bề mặt da. Chúng rất dễ bị tổn thương do lớp sừng còn non, chỉ cần một vài tác động cũng có thể làm da đầu bạn bị xước dẫn đến viêm nhiễm.

2. Khô và ngứa da đầu

Tuyến bã nhờn bị kích thích do những lớp á sừng da đầu, làm cho chúng tiết ra nhiều bã nhờn hơn. Điều này gây ngứa ngáy, khó chịu trên bề mặt da đầu cho bệnh nhân, khiến họ phải cào, gãi thường xuyên.

Dấu hiệu nhân biết bệnh á sừng da đầu
Da đầu khô, ngứa, đôi khi nứt nẻ, rướm máu là dấu hiệu bệnh á sừng da đầu

Sự tác động này vô tình lại làm cho các lớp vảy sừng có điều kiện bong tróc nhanh hơn. Đồng thời, móng tay có thể làm cho da đầu bị trầy xước dễ làm da đầu bị nhiễm trùng.

3. Rụng tóc

Rụng tóc là hệ quả của bệnh á sừng da đầu mà không ai muốn. Những lớp á sừng ngăn chặn sự phát triển của nang tóc, làm cho tóc không được nuôi dưỡng ngày càng yếu đi, dẫn đến gãy rụng. Cộng thêm thói quen gãi đầu do ngứa ngáy khiến cho tóc dễ bị hư tổn, rụng nhiều hơn so với bình thường.

Phân biệt bệnh á sừng da đầu với bệnh vảy nến da đầu

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn hai chứng bệnh là á sừng da đầu và vảy nến da đầu. Tuy nhiên, theo phân tích mô bệnh học, các nhà khoa học đã chỉ ra bệnh vảy nến khác với á sừng da đầu là do quá trình chu chuyển các tế bào ở thượng bì gây nên. Trong khi đó, á sừng da đầu lại xuất hiện do hệ quả của quá trình sừng hóa không hoàn chỉnh do cơ địa, hay chịu tác động bởi những dị nguyên bên ngoài gây nên tổn thương.

Để biết được bạn đang mắc phải căn bệnh nào, bạn có thể dựa vào:

  • Á sừng tạo nên những mảng bong lớn, nứt nẻ trên da đầu, da đầu khô và ngứa ngáy dữ dội. Khi thời tiết lạnh và khô, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn.
  • Vảy nến da đầu sẽ ít gây ngứa, những mảng bong sẽ có màu trắng, nhỏ, mỏng và rất dễ cạo. Tình trạng chỉ nặng hơn khi bạn bị căng thẳng thần kinh hay có tác động cơ học.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh á sừng da đầu

Hiện nay, các nhà khoa học đã dần thay thuật ngữ á sừng thành viêm da cơ địa. Nguyên nhân cụ thể gây nên căn bệnh này vẫn chưa được xác định cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận thấy một số yếu tố phổ biến làm cho bệnh phát triển như sau:

1. Di truyền

Yếu tố di truyền được xác định là một trong số những nguyên nhân gây nên á sừng da đầu hay các bệnh viêm da mãn tính khác. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu trong gia đình có người thân mắc một số bệnh như vảy nến, viêm da cơ địa, da tiết bã nhờn,…

2. Cơ địa dị ứng

Những người có cơ địa hay bị dị ứng, có thể bị tác động bởi thời tiết, lông vật nuôi, phấn hoa, hay mắc một số bệnh lý như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, sốt cỏ khô,…sẽ có nguy cơ cao bị á sừng da đầu.

3. Thời tiết

Mùa đông là thời điểm bệnh á sừng da đầu bùng phát dữ dội do độ ẩm không khí thấp, trời hanh và khô. Đây là điều kiện thuận lợi để các dị nguyên xâm nhập và gây hại cho da đầu.

4. Dầu gội đầu

Việc sử dụng một số dầu gội đầu không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến da đầu bị ngứa ngáy, bong tróc vảy. Vấn đề này rất thường gặp ở nhiều người. Những dưỡng chất mà da đầu cần không được cung cấp đầy đủ khiến các lớp sừng hoạt động kém, dẫn đến bệnh á sừng da đầu.

Nguyên nhân gây ra bệnh á sừng da đầu
Sử dụng dầu gội không phù hợp với da đầu là một trong số những nguyên nhân hình thành á sừng da đầu

5. Hóa chất

Da đầu thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất trong quá trình làm tóc như nhuộm, duỗi, uốn, sử dụng keo xịt giữ nếp,…là điều kiện hình thành á sừng da đầu. Các loại hóa chất này gây nên dị ứng khiến da dầu yếu và dễ mẫn cảm, không tự đề kháng được nếu có dị nguyên xâm nhập.

6. Một số nguyên nhân khác

Bệnh á sừng da đầu còn khởi phát nếu cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, tiếp xúc với môi trường hay nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, nhiễm nấm,…

Mức độ nguy hiểm của bệnh á sừng da đầu

Á sừng da đầu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà chỉ xảy ra các triệu chứng bên ngoài da. Khả năng tái phát của căn bệnh này là rất cao và khó điều trị dứt điểm. Người mắc bệnh sẽ dễ tự tin, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, bệnh á sừng nếu không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng như:

  • Rụng tóc: Các nang tóc bị ảnh hưởng bởi bệnh á sừng da đầu, tóc trở nên xơ rối và thiếu dưỡng chất. Tình trạng kéo dài khiến tóc mới không được hình thành, tóc cũ thì thoái hóa, dẫn đến nguy cơ người bệnh có thể mất tóc vĩnh viễn nếu không chữa trị đúng cách.
  • Viêm da bội nhiễm: Á sừng da đầu khiến da đầu khô và nứt nẻ, có khi còn rướm máu và xuất hiện vết thương hở. Điều này vô tình tạo điều kiện cho các dị nguyên bên ngoài xâm nhập, gây ra hiện tượng bội nhiễm. Nếu không được kiểm soát, bộ nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và kéo theo nhiều biến chứng nặng nề.
  • Ảnh hưởng đến ngoại hình: Á sừng khi lây lan sang các vùng da khác, có khi toàn thân gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt, khi tóc rụng và không còn khả năng mọc lại nữa, người bệnh sẽ rơi vào những trạng thái tâm lý khác nhau, có khi trầm cảm vì ngoại hình xấu xí. Điều này khiến cho sức khỏe bệnh nhân sa sút nghiêm trọng.

Chính vì thế, bạn không nên chủ quan đối với bệnh á sừng da đầu, hãy tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sớm nhất có thể sẽ tránh nguy cơ bệnh tái phát thường xuyên.

Cách điều trị bệnh á sừng da đầu

Á sừng da đầu tuy không gây hại đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do đó, khi mắc bệnh nhiều người mong muốn được điều trị và khắc phục sớm.

Tuy nhiên, căn bệnh này là một dạng viêm da cơ địa mãn tính, có thể kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Vì thế, việc điều trị chỉ mang tính tương đối, giúp khắc phục được những tổn thương lâm sàng và ngăn không cho bệnh lây lan sang các vùng da khác.

Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Sử dụng thuốc hoặc dầu gội trị á sừng da đầu

Dựa theo triệu chứng bạn sẽ được bác sĩ kê toa sử dụng một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc bôi ngoài da: Acid salicylic thường được dùng để bôi da, làm mềm lớp sừng và kích thích các vảy trắng bong tróc dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp da đầu sát khuẩn, ngăn chặn những viêm nhiễm có thể xảy ra.
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc này được dùng để giúp người bệnh giảm triệu chứng ngứa, khó chịu, hạn chế á sừng lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Thuốc chống nấm: Một số loại như griseofulvin, clotrimazol, nystatin,…được sử dụng để kháng nấm men hình thành trên da đầu. Có thể sử dụng ở dạng uống, bôi ngoài hoặc sử dụng để gội đầu.

    Sử dụng thuốc điều trị bệnh á sừng da đầu
    Sử dụng thuốc bôi, uống, dầu gội để điều trị bệnh á sừng da đầu
  • Thuốc kháng sinh: Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để bôi ngoài da hoặc uống trực tiếp.
  • Corticoid: Được sử dụng như diprosalic, betnoval hoặc hydrocortison,…ở dạng bôi để giảm ngứa, viêm da đầu. Nếu trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc uống.
  • Dẫn xuất vitamin D3: Thuốc được sử dụng là calcipotriol nồng độ 0,005% hoặc các chế phẩm tương tự khác. Dùng để bôi ngoài da ức chế sự lây lan của bệnh và sự phát triển của các tế bào da bất thường.
  • Thuốc mỡ vitamin A (dạng axit): Bao gồm differin, isotrex, erylik với tác dụng ngăn chặn sự phát triển của quá trình sừng hóa da, kích thích sản sinh những tế bào da mới, giúp da nhanh chóng lành lại.

Điều trị á sừng da đầu bằng cách sử dụng thuốc hoặc các dầu gộI sẽ có mặt lợi và hại riêng. Tình trạng bệnh có thể nhanh chóng được cải thiện tuy nhiên nó cũng chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách. Do đó, để đảm bảo cho sức khỏe, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt đối với thuốc kháng sinh hay thuốc có corticoid.

Mẹo dân gian chữa á sừng da đầu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tân dược để điều trị, người mắc chứng á sừng da đầu đã tìm đến các bài thuốc dân gian. Phương pháp này tương đối lành tính và an toàn, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Một số mẹo bạn có thể áp dụng như sau:

  • Sử dụng bồ kết để gội đầu: Bồ kết đã quá nổi tiếng trong việc nuôi dưỡng tóc mềm và đen dài tự nhiên. Đặc biệt, nó còn an toàn còn an toàn cho da đầu, giúp làm mềm và cải thiện tình trạng á sừng rất hiệu quả.
  • Sử dụng lá trầu không: Trầu không được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có cả bệnh á sừng da đầu. Bạn chỉ cần sử dụng lá trầu không rửa sạch, vò nát, sau đó đun với nước và một ít muối trong 10 – 15 phút. Để nước nguội rồi gội đầu sẽ làm sạch lớp á sừng, kháng khuẩn và chống viêm cho vùng da đầu.
  • Sử dụng chanh: Chanh có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, do đó nó cũng rất thích hợp để loại bỏ á sừng. Bạn lấy nước cốt chanh, pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi thoa hoặc chấm lên vùng da bị đóng vảy. Để yên trong 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Sử dụng lá bạch đàn: Tương tự như các cách trên, bạn lấy lá bạch đàn đun nước rồi để nguội, dùng gội đầu.

    Mẹo trị bệnh á sừng da đầu theo phương pháp dân gian
    Gội đầu bằng thảo dược dân gian có tác dụng loại bỏ á sừng da đầu an toàn, tiết kiệm

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm nhiều loại thảo dược khác có sẵn quanh nhà như mật ong, lá lốt hay tỏi,…chúng đều có ích trong việc loại bỏ lớp á sừng, ngăn chặn tình trạng lây lan của bệnh sang các vùng da khác.

Tuy nhiên, vì đây là phương pháp dân gian nên chỉ phù hợp với những tình trạng mới phát, cấp tính. Đồng thời, thời gian phát huy tác dụng sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do đó bạn không nên nóng vội nếu muốn áp dụng phương pháp này.

Người bị á sừng da đầu đã chuyển nặng nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị sớm.

Khắc phục á sừng da đầu bằng Đông y

Hiện nay, ngoài lựa chọn những bài thuốc dân gian để điều trị á sừng da đầu, nhiều người cũng đã tìm đến một số bài thuốc Đông y. Hiệu quả của phương pháp này ngoài cải thiện được triệu chứng bên ngoài, nó còn có thể loại bỏ được những yếu tố tác động tự bên trong, đồng thời bồi bổ cơ thể.

Người bệnh áp dụng phương pháp này có thể giải quyết được vấn đề từ trong ra ngoài, ít tái phát bệnh, an toàn và hiệu quả. Điều trị á sừng da đầu bằng Đông y được thực hiện bằng sự kết hợp thuốc dùng để gội đầu, bôi ngoài da hay thuốc uống. Tùy theo nhu cầu và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên đến những cơ sở đông y chất lượng, uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa bệnh á sừng da đầu

Bệnh á sừng da đầu khó chữa khỏi hoàn toàn và có nguy cơ tái phát nếu bạn không có biện pháp chăm sóc và ngăn ngừa. Người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây, để tránh á sừng da đầu tái phát nghiêm trọng hơn:

Phòng ngừa bệnh á sừng da đầu
Chăm sóc da đầu đúng cách ngăn ngừa á sừng da đầu tái phát
  • Không nên sử dụng thuốc nhuộm hoặc các loại sản phẩm tạo kiểu tóc chứa hóa chất trong thời gian điều trị á sừng da đầu.
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp với cơ địa của từng người. Đặc biệt trong thời gian trị bệnh, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dầu gội hay dầu xả để tránh làm tổn thương lớp sừng non trên da.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hoặc chứa chất độc hại. Những trường hợp bất khả kháng do nhu cầu công việc, bạn nên trang bị cho mình khẩu trang, mũ bảo hộ, găng tay, ủng cao su,…để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Tránh dùng ngón tay, móng tay nhọn cào, gãi da đầu, bóc lớp vảy sừng nếu chúng không tự bong ra. Điều này có thể dẫn đến những tổn thương khó phục hồi, cũng như làm tăng nguy cơ lây lan bệnh sang các vùng da bình thường khác.
  • Không nên để đầu bị bí trong thời gian dài như đội mũ bảo hiểm quá lâu, dùng khăn bịt đầu che chắn. Mồ hôi có thể tiết ra nhiều hơn khiến cho nấm ngứa có điều kiện sinh sôi, gây hại cho da đầu và cản trở quá trình điều trị bệnh.
  • Uống đủ nước, thoa kem dưỡng da, sử dụng dầu oliu, dầu dừa là biện pháp làm giảm tình trạng khô da đầu.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Tránh xa chất kích thích, đồ uống có cồn,…
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, vận động, luyện tập thể dục vừa sức hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh á sừng.

Trên đây là những thông tin về bệnh á sừng da đầu, hy vọng đã mang đến những thông tin bổ ích và cần thiết cho bạn. Mặc dù á sừng da đầu không nguy hiểm như một số căn bệnh khác, bạn cũng không nên quá chủ quan. Chủ động trang bị những kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh, điều trị cho mình và người thân một cách tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Á sừng là một bệnh da liễu có các triệu chứng thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần. Hiện nay, y học vấn chưa...

9 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

11 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

Á sừng là căn bệnh về da liễu, tổn thương do bệnh lý gây ra tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các biểu hiện của...

6 Cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh

Sử dụng lá lốt để điều trị bệnh á sừng giúp giảm nhanh các triệu chứng khô cứng, ngứa ngáy, nức nẻ, chảy máu trên da. Tuy nhiên, mẹo này...

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Bệnh á sừng ở tay tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây bất tiện trong cuộc sống, do đó nhiều người đang tìm kiếm cách chữa trị căn...

Da tay bị bong tróc và ngứa: Cách chữa và phòng ngừa tái phát

Da tay bị bong tróc và ngứa là tình trạng xảy ra phổ biến và được rất nhiều người quan tâm. Vấn đề này tuy không gây nguy hiểm cho...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn