Cách chữa bệnh á sừng ở chân đơn giản tại nhà với thảo dược
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chữa bệnh á sừng ở chân bằng thảo dược thường được dân gian áp dụng khi bệnh xảy ra ở mức độ nhẹ, chưa chuyển biến nặng sang viêm loét, nhiễm trùng hay bội nhiễm. Áp dụng phương pháp này có thể giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng thô ráp, bong tróc hoặc nức nẻ, giúp da trở nên mềm mại và mịn màng hơn.
Bệnh á sừng ở chân là gì?
Bệnh á sừng ở chân là tình trạng lớp sừng ở vùng da chân chưa chuyển hóa hoàn thiện, các tế bào còn nhân và nguyên sinh. Khi khởi phát, người bệnh sẽ thấy các vùng da như gót chân, lòng bàn chân bị nức nẻ, khô ráp, tróc vẩy và kèm theo ngứa ngáy, thậm chí có thể gây chảy máu nếu cào gãi hay chà xát quá mạnh.
Đây là một bệnh lý tương đối phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng. Đặc biệt, những người sống trong khu vực có môi trường ô nhiễm, điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe hạn chế sẽ dễ mắc bệnh này hơn. Á sừng ở chân là một bệnh mãn tính, xảy ra dai dẳng và dễ bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Bệnh á sừng ở chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và mất tự tin. Ngoài ra, trong một một số trường hợp, bệnh có thể bị chuyển biến nặng khi không điều trị kịp thời, gây ra các biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng dễ dẫn đến tử vong nếu không can thiệp y tế kịp thời.
Theo các chuyên gia, để điều trị bệnh á sừng ở chân đạt kết quả cao thì người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp điều trị và tránh xa các tác nhân gây hại. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở chân
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh á sừng ở chân vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn của nền y học. Nhưng theo một số nghiên cứu thì bệnh có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau đây:
- Yếu tố di truyền: Những người có ông bà, cha mẹ hoặc người thân có tiền sử bị á sừng ở chân thì xác suất bị bệnh này sẽ cao hơn người bình thường.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể là một trong những nguyên nhân khiến cho lớp sừng bị tổn thương, gây khô ráp, nức nẻ ở chân.
- Thay đổi nội tiết tố: Đây là nguyên nhân gây bệnh á sừng ở chân thường gặp nhất ở người bước vào tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đang mang thai.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Xà phòng, các chất tẩy rửa, bột giặt,… là một trong những loại hóa chất có thể gây bệnh á sừng ở chân mà mọi người cần cẩn trọng. Khi tiếp xúc với chúng nên có dụng cụ bảo vệ để hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh.
- Yếu tố thời tiết: Chênh lệch nhiệt độ hoặc thay đổi thời tiết một cách đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại có thể khiến lớp sừng ở vùng da chân bị tổn thương, gây ra tình trạng khô ráp, tróc vẩy và nức nẻ.
- Môi trường sống ô nhiễm: Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc khởi phát á sừng ở chân. Theo thống kê, người sống trong môi trường có nguồn nước và đất bị ô nhiễm sẽ dễ mắc bệnh hơn những người khác.
- Chăm sóc da chưa đúng cách: Thường xuyên ngâm chân trong nước nóng, chà xát da quá kĩ khiến lớp sừng bị bong tróc và tổn thương cũng có thể gây ra bệnh á sừng ở chân.
Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng ở chân
Triệu chứng của bệnh á sừng ở chân rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác, nhưng thực tế nó sẽ có những đặc điểm riêng mà chỉ cần chú ý quan sát bạn sẽ phân biệt được. Cụ thể:
- Da khô ráp: Là biểu hiện đầu tiên khi bệnh á sừng ở chân khởi phát. Khi mắc phải, bạn chỉ cần sờ vào gót chân, lòng bàn chân hay ngón chân sẽ thấy xù xì, thô ráp hơn những vùng da khác.
- Da bong tróc từng mảng: Da khô ráp kéo dài một thời gian sẽ gây ra hiện tượng sừng hóa. Lúc này, da người bệnh sẽ bong tróc thành từng mảng với những vẩy màu trắng sần sùi.
- Ngứa ngáy: Các cơn ngứa ngáy lúc đầu xuất hiện với tần suất ít nhưng càng về sau càng ngứa dữ dội và kéo dài dai dẳng. Người bệnh phải dùng tay để gãi hoặc chà xát mới giảm được cơn ngứa, nhưng điều này có thể khiến da bị viêm loét, chảy máu hoặc nặng hơn là nhiễm trùng.
- Da nức nẻ và chảy máu: Trong một số trường hợp, người bị á sừng ở chân sẽ thấy da bị nức nẻ, rách sâu và chảy máu, nhất là khi trời lạnh. Lúc này, cách tốt nhất là người bệnh nên dùng kem để dưỡng ẩm cho da.
- Nổi mụn nước: Các tổn thương do bệnh á sừng ở chân gây ra nếu không được kiểm soát kịp thời có thể khiến bệnh chuyển nặng, dẫn đến hiện tượng nổi mụn nước. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành tửng mảng và dễ bị vỡ, gây chảy dịch và ngứa dữ dội.
Cách chữa bệnh á sừng ở chân đơn giản tại nhà với thảo dược
Chữa bệnh á sừng ở chân bằng thảo dược là phương pháp điều trị đơn giản, lành tính và cho hiệu quả cao. Người bệnh có thể thực hiện dễ dàng tại nhà mà không tốn nhiều thời gian và tiền bạc.
Chữa bệnh á sừng ở chân bằng lá lốt
Một trong những cách chữa bệnh á sừng ở chân đơn giản tại nhà với thảo dược chính là dùng nước lá lốt ngâm chân mỗi ngày. Trong loại lá này chứa một lượng các hoạt chất có chức năng như kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm. Đồng thời nó sẽ giúp làm dịu tổn thương, cải thiện nhanh tình trạng bong tróc, nức nẻ, tróc vẩy và ngứa ngáy.
Chuẩn bị:
- 30 gram lá lốt tươi
- 1 lít nước
- 1 ít muối hạt
Cách thực hiện:
- Lá lốt đem rửa sạch với nước muối pha loãng để loại đi bụi bẩn và vi khuẩn.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi trong 5-7 phút hoặc đến khi hoạt chất trong lá lốt ra hết.
- Tắt bếp và chờ cho nước nguội bớt thì đem đi ngâm chân.
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chữa bệnh á sừng ở chân bằng lá trầu không
Trầu không là một loại thảo dược có tính ấm, cay nồng, có tác dụng giải độc, kháng viêm và giảm đau rất tốt. Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, lá trầu không chứa rất nhiều tinh dầu và các hoạt chất có lợi cho người bị á sừng ở chân. Nó có thể tẩy đi lớp sừng chết, cung cấp độ ẩm cho da, giảm các cơn ngứa ngáy và bong tróc một cách hiệu quả. Người bệnh có thể nấu nước lá trầu không ngâm rửa mỗi ngày để cải thiện nhanh các triệu chứng và giúp da sớm hồi phục lại như ban đầu.
Chuẩn bị:
- 5 – 7 lá trầu không tươi
- 2,5 lít nước
Cách thực hiện:
- Lá trầu không sau khi đã rửa sạch với nước muối pha loãng thì đem đi cắt nhỏ.
- Cho lá trầu không và nước vào nồi đun sôi trong 5-10 phút thì tắt bếp.
- Chờ cho nước bớt nóng, chỉ còn hơi âm ấm thì mang đi ngâm rửa chân.
- Áp dụng phương pháp này 1-2 lần/ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chữa bệnh á sừng ở chân bằng lá chè xanh
Lá chè xanh được xem là một loại thảo dược quý khi không chỉ có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể mà còn thể dùng để chữa các bệnh lý về da rất hiệu quả, trong đó có bệnh á sừng ở chân.
Người ta tìm thấy trong lá chè xanh một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các thành phần này khi tiếp xúc với da có thể xoa dịu và làm lành tổn thương, cải thiện tình trạng bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là giúp vùng da bị á sừng sớm được tái tạo và hồi phục lại.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá chè xanh còn tươi
- 2 lít nước
Cách thực hiện:
- Đem rửa sạch lá chè xanh và cho vào ngâm trong nước muối pha loãng 20 phút.
- Lá chè xanh đem vò nát, cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 10 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu và chờ cho nước nguội bớt thì đem đi ngâm rửa chân bị á sừng trong 30 phút.
- Có thể tận dụng phần bã lá chà lên vùng da bị tổn thương để tăng thêm hiệu quả điều trị.
Chữa bệnh á sừng ở chân bằng lá rau răm
Theo dân gian, người bị á sừng ở chân nếu dùng lá rau răm đắp lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày sẽ cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh. Điều này được giải thích là do trong loại lá này chứa nhiều hoạt chất và vitamin có tác dụng kháng viêm, kháng mủ và chống nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn có thể thẩm thấu sâu vào da và tẩy đi các tế bào da chết, kiểm soát hiệu quả quá trình sừng hóa, giúp da sớm phục hồi lại trạng thái ban đầu.
Chuẩn bị: 1 nắm lá rau răm
Cách thực hiện:
- Rau răm rửa sạch, sau đó đem ngâm trong nước muối 20 phút để diệt khuẩn.
- Vớt rau răm ra, cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Lấy hỗn hợp vừa có đắp lên vùng chân bị á sừng.
- Dùng băng gạc cố định trong 45-60 phút thì rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Chữa bệnh á sừng ở chân bằng cây lu lu đực
Cây lu lu đực (hay còn gọi là cây thù lù đực, nút áo, gia cầu,…) là một loại cây mọc hoang phổ biến ở Việt Nam và thường được dùng để chữa các bệnh lý ngoài da như vảy nến, mẩn ngứa, á sừng ở chân,…
Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất người bệnh nên thực hiện 3 lần/ngày với liều lượng vừa đủ và đến khi bệnh khỏi thì ngưng. Tuyệt đối không được dùng quá nhiều trong ngày vì sẽ dễ xảy ra các phản ứng phụ và khiến bệnh trầm trọng thêm.
Chuẩn bị: Cây lu lu đực tươi
Cách thực hiện:
- Đem cây lu lu đực ngâm trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn, sau đó rửa lại lần nữa với nước sạch.
- Cho cây lu lu đực vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi đun sôi đến khi cây ra hết hoạt chất thì tắt bếp.
- Đợi nước bớt nóng thì đem đi rửa những vùng da bị á sừng ở chân.
Chữa bệnh á sừng ở chân bằng hành hoa
Theo các nghiên cứu của Y học cổ truyền, hành hoa là loại thảo dược thuộc tính nóng và có vị cay, có tác dụng sát trùng, hoạt huyết, thông khí, lợi tiểu,… Nên được dùng để chữa rất nhiều bệnh như: cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, viêm da cơ địa, á sừng ở chân.
Còn theo Y học hiện đại, hành hoa chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin (B1, C, K). Các hoạt chất này khi thẩm thấu sâu vào da có thể tăng sinh collagen ở những nơi bị á sừng, làm lành các tổn thương và giảm được tình trạng khô ráp, nức nẻ, bong tróc một cách hiệu quả.
Chuẩn bị: 100 gram hành hoa
Cách thực hiện:
- Hành hoa cắt bỏ rễ, loại đi phần hư úng rồi đem đi rửa nhiều lần với sạch để loại bỏ bụi đất và khi khuẩn.
- Đổ khoảng 200ml nước vào nồi, đun đến khi sôi thì cho hành hoa vào trần sơ qua rồi ăn.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày thì sau 2 tuần bệnh á sừng ở chân sẽ gần như khỏi hẳn.
Chữa bệnh á sừng ở chân bằng lá đinh lăng
Trong Đông y, lá đinh lăng là loại thảo dược rất tốt cho người bị á sừng ở chân. Lá có tính mát, vị đắng, có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm và phù nề hiệu quả.
Còn trong Tây y, lá đinh lăng lại chứa một lượng lớn các khoáng chất và vitamin có khả năng xoa dịu và làm lành tổn thương trên da, giảm ngứa ngáy và khô ráp, giúp da sớm được tái tạo và phục hồi lại trơn láng.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá đinh lăng
- 1-2 lít nước
Cách thực hiện:
- Đem lá đinh lăng đi rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi đến khi các hoạt chất ra hết thì tắt bếp.
- Chờ cho nước bớt nóng thì đem đi rửa vùng da chân bị á sừng.
- Duy trì mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế bệnh tái phát.
Lưu ý: Những cách này chỉ mang tính tham khảo do quá trình lưu truyền các định lượng có thể bị thay đổi không còn chính xác nữa dẫn đến hiệu quả điều trị và độ an toàn bị ảnh hưởng. Trước khi áp dụng, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Khi nào người bệnh á sừng ở chân nên đến gặp bác sĩ?
Người bệnh á sừng ở chân nên đến gặp bác sĩ khi tình trạng bong tróc, nức nẻ, nổi mụn nước kéo dài hoặc có dấu hiệu chuyển biến nặng sang viêm loét, nhiễm trùng, bội nhiễm. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám hoặc làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân và chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị thích hợp giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Thông thường, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc uống kết hợp kem bôi để điều trị á sừng ở chân. Đó có thể là các loại thuốc sau đây:
- Thuốc uống: Thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc kháng Histamine thể H2 ( Loratadin, Fexofenadin, Cetirizin…), Vitamin (A, C, D, E),…
- Thuốc bôi: Thuốc Acid Salicylic, thuốc bôi chứa Corticoid ( Decocort, Fucicort,…), thuốc điều hòa hệ miễn dịch ( Tacrolimus, Pimecrolimus,…), mỡ bôi chống nấm (Griseofulvin, Nizoral,…),…
Tuy nhiên, những loại thuốc tây trên chỉ được dùng khi được kê đơn hoặc có sự cho phép của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng tại nhà vì nếu áp dụng sai cách và quá liều có thể dẫn đến các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Các biện pháp chăm sóc khi bị bệnh á sừng ở chân
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chữa bệnh á sừng ở chân bằng thảo dược hoặc thuốc tây thì người bệnh nên kết hợp thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà để rút ngắn thời gian chữa trị và hạn chế tối đa nguy cơ bị tái phát lại.
Một số biện pháp chăm sóc mà bạn có thể tham khảo là:
- Người bệnh nên đi bộ càng ít càng tốt, trường hợp có mang vớ chân thì phải thay thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Dưỡng ẩm da chân 2 lần/ngày sau khi tắm bằng các sản phẩm thiên nhiên. Cách này sẽ giúp da được cung cấp đủ độ ẩm, giảm được tình trạng khô ráp, bong tróc và nức nẻ.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh vì có thể khiến các triệu chứng bệnh bùng phát nặng hơn.
- Không dùng tay cào gãi hay chà xát lên vùng da bị á sừng ở chân nếu không muốn chúng trầy xước, lỡ loét, chảy máu gây viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc bội nhiễm.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương để tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
- Nếu mang tất chân nên chọn những đôi có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt để tránh cọ xát nhiều khiến da bị kích ứng, dễ xảy ra tổn thương.
- Không ngâm chân bị á sừng trong nước muối vì hợp chất này có tính ưu trương, có thể khiến da dễ bị khô ráp, bong tróc và nức nẻ hơn.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin vào thực đơn để nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình phục hồi da bị á sừng.
- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để tăng cường độ ẩm cho da, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành và tái tạo da mới.
- Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách hỗ trợ bệnh á sừng mau khỏi và hạn chế bị tái phát lại.
Bệnh á sừng ở chân nếu được điều trị đúng cách sẽ rất nhanh được đẩy lùi. Vì thế, người bệnh có thể căn cứ trên tình trạng và mức độ mắc phải mà chọn phương pháp chữa trị thích hợp. Nhưng tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất mà vẫn đảm bảo được an toàn cho sức khỏe
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!