Da tay bị bong tróc và ngứa: Cách chữa và phòng ngừa tái phát

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Bệnh á sừng da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

11 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

6 Cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh

Bệnh á sừng sau sinh và cách điều trị an toàn cho mẹ bỉm

Cách chữa bệnh á sừng ở chân đơn giản tại nhà với thảo dược

7 Cách chữa á sừng bằng lá trầu không giảm bong tróc da nhanh

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Á sừng là một bệnh da liễu có các triệu chứng thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần. Hiện nay, y học vấn chưa tìm được thuốc điều trị bệnh dứt điểm, các triệu chứng bệnh á sừng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây để rõ hơn về bệnh lý cũng như biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
Á sừng là một bệnh da liễu thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần

Bệnh á sừng là gì?

Bệnh á sừng có tên tiếng Anh là Dermatitis plantaris sicca, là một trường hợp của viêm da cơ địa. Các biểu hiện của bệnh đặc trưng bởi tình trạng da bị khô ráp do các tế bào khi hóa sừng vẫn còn nhân và nguyên sinh. Theo y học, lớp sừng này còn được gọi là sừng bở, sừng non, sừng kém chất lượng.

Các triệu chứng bệnh á sừng thường xuất hiện tập trung ở bàn chân, bàn tay, da đầu, những vùng da tổn thương này thường trở nên khô ráp, dày, nứt nẻ, có xu hướng bong tróc thậm chí là chảy máu. Bệnh sẽ bùng phát dữ dội hơn vào mùa đông vì đây là thời điểm thời tiết khô hanh, độ ẩm và nhiệt độ xuống thấp.

Tuy nhiên, khi thời tiết chuyển nóng, nhất là vào mùa hè, các triệu chứng của bệnh lý cũng sẽ diễn biến xấu, lúc này khu vực da bị tổn thương sẽ bị đỏ ngứa, nổi mụn nước dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, bội nhiễm nếu không được kiểm soát kịp thời.

Bệnh á sừng có thể bùng phát ở bất kỳ đối tượng ở độ tuổi nào. Tuy nhiên, trẻ em mắc phải bệnh lý này sẽ dễ diễn tiến nghiêm trọng hơn. Do đó, ba mẹ cần có các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, các biểu hiện bệnh á sừng khi mới khởi phát tương tự với tổn thương da của bệnh chàm eczema. Các biểu hiện của bệnh lý thường tập trung ở ngón chân, ngón tay, gót chân và da đầu.

Ở giai đoạn này, tổn thương do bệnh á sừng gây ra khiến da bị khô cứng, ngứa rát, xuất hiện những dát đỏ không có ranh giới với những vùng da lân cận. Tình trạng này có xu hướng lan rộng khắp bàn chân, bàn tay và da đầu.

Dưới đây là một số triệu chứng bệnh á sừng:

  • Da bị khô cứng: Hiện tượng này xuất hiện khi bệnh vừa khởi phát, vùng da bị tổn thương trở nên sần sùi, khô cứng hơn những vùng da bình thường. Dấu hiệu này thường dễ nhầm lẫn với tình trạng da bị khô ráp, nứt nẻ do thời thời khô, lạnh. 
  • Ngứa ngáy, khó chịu: Tình trạng ngứa ngáy khó chịu là triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng. Trường hợp chà xát hay cào gãi mạnh sẽ khiến vùng da tổn thương bị trầy xước, chảy máu. Lúc này sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho các vi khuẩn, vi nấm xâm nhập gây bội nhiễm.
  • Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ: Hầu hết các trường hợp bị bệnh á sừng sẽ bị suy giảm chất lượng giấc ngủ bởi tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Hiện tượng này có thể kéo dài dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược nếu không có các phương pháp điều trị, chăm sóc đúng cách hoặc thường xuyên với các dị nguyên.
Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng
Các biểu hiện của bệnh lý thường tập trung ở ngón chân, ngón tay, gót chân và da đầu
  • Da khô rát, nứt nẻ và chảy máu: Phần lớn các trường hợp bị á sừng đều dùng tay để chà xát hoặc cào gãi để làm giảm ngứa ngáy, khó chịu. Hành động này chỉ có thể làm dịu cơn ngứa tạm thời nhưng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra các bệnh ngoài da khác.
  • Bong tróc da: Khi vùng da bị tổn thương trở nên khô ráp một thời gian thì sẽ có xu hướng bong tróc thành từng mảng lớn. Đây là lớp sừng được hình thành trên da khi các tế bào này bị yếu đi, các lớp vảy có màu trắng đục và xù xì. Trường hợp dùng tay bóc, gỡ lớp da này ra sẽ làm lộ lớp da màu hồng và vùng da này sẽ dễ bị tổn thương hơn.
  • Nổi mụn nước thành từng mảng: Các tổn thương bệnh á sừng nếu không được kiểm soát, khi tiến triển nặng hơn có thể hình trạng các mụn nước trên vùng da bị bệnh. Những mụn nước li ti này mọc thành từng đám, khi vỡ ra sẽ tiết dịch và gây ngứa ngáy dữ dội.

Nguyên nhân gây ra bệnh á sừng

Hiện nay y học vẫn chưa xác định căn nguyên chính xác gây bùng phát bệnh á sừng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và điều trị, các chuyên gia nhận thấy bệnh lý mối liên quan mật thiết đến các yếu tố sau:

Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu, nếu người thân trong gia đình mắc phải bệnh á sừng thì nguy cơ con cái cũng sẽ bị bệnh á sừng với tỷ lệ lên đến 45% so với người bình thường. Đây là một trong những yếu tố chiếm phần lớn các trường hợp mắc bệnh á sừng.

Thiếu dưỡng chất

Các loại vitamin E, A, D, C có vai trò quan trọng đối với làn da của con người. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu các vitamin này sẽ dẫn đến suy giảm sức đề kháng của da, lúc này da sẽ bị suy yếu, trở nên nhạy cảm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ngoài da, bao gồm bệnh á sừng.

Rối loạn nội tiết tố

Tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Khi các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi đột ngột sẽ tác động đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có làn da. Lúc này da sẽ bị ảnh hưởng, trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh á sừng hơn so với những người bình thường.

Yếu tố thời tiết

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa đông, trời chuyển lạnh, nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp sẽ dẫn đến tình trạng da bị khô ráp, mất nước, bong tróc. Nếu bạn không có các biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ khiến các triệu chứng bệnh á sừng bùng phát mạnh và gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.

Cơ địa nhạy cảm

Người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm và hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị kích thích dị ứng bởi các tác nhân gây kích ứng như: Phấn hoa, lông động vật, hóa mỹ phẩm, mủ nhựa thực vật, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm,…sẽ khiến các triệu chứng bệnh á sừng bùng phát dữ dội hơn.

Bệnh á sừng nguy hiểm không?

Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh á sừng cũng tương tự với bệnh viêm da cơ địa, đây là một bệnh lý ngoài da, không do virus hay vi khuẩn tấn công. Do đó, bệnh á sừng không có nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường thông qua đường tiếp xúc, tuy nhiên bệnh có thể di truyền từ ba mẹ sang con.

Bệnh á sừng nguy hiểm không?
Các triệu chứng của bệnh á sừng nếu không được kiểm soát kịp thời và chăm sóc đúng cách sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần

Bệnh á sừng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh đau rát, ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh trở nên tự tin, ngại giao tiếp.

Các triệu chứng của bệnh á sừng nếu không được kiểm soát kịp thời và chăm sóc đúng cách sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần, nghiêm trọng hơn dẫn đến các biến chứng như:

Gây nhiễm trùng da và bội nhiễm: Vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng gây ra có thể gây nứt nẻ, chảy máu và hình thành những vết thương hở trên da. Lúc này sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Nếu không có các biện pháp điều trị và chăm sóc hợp lý sẽ dẫn đến hoại tử vùng da bị bệnh và hình thành thâm sẹo vĩnh viễn.

Suy giảm chức năng bảo vệ da: Làn da của bạn có chức năng bảo vệ mô, tế bào và các cơ quan bên trong cơ thể. Nhưng khi mắc bệnh á sừng, các vùng da sẽ bị tổn thương, trở nên suy yếu, khô ráp và nứt nẻ, dễ bị kích ứng, từ đó làm giảm khả năng bảo vệ da.

Xương khớp bị tổn thương: Phần lớn các trường hợp mắc bệnh á sừng đều xuất hiện ở bàn chân hoặc bàn tay. Điều này sẽ khiến xương khớp dễ bị tổn thương nếu các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị dứt điểm bệnh á sừng, các triệu chứng của bệnh cũng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại gây khó khăn trong việc chữa trị. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh á sừng, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị hợp lý.

Các phương pháp điều trị bệnh á sừng

Bệnh á sừng tuy không thể điều trị dứt điểm, nhưng các biện pháp điều trị sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh bùng phát mạnh và hạn chế tái phát nhiều lần. Dưới đây là một số phương pháp điều trị á sừng được áp dụng phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

Điều trị bằng thuốc Tây

Để khắc phục các triệu chứng bệnh á sừng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán để xác định chính xác có phải bệnh á sừng không. Kế đến dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và độ tuổi mà chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ để cải thiện bệnh lý nhanh chóng.

Dưới đây là một số loại thuốc chữa bệnh á sừng thường được bác sĩ áp dụng:

Thuốc bôi salicylic acid: Để làm giảm sừng hóa ngoài da, làm mềm da và hỗ trợ phục hồi các tổn thương do bệnh á sừng gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi salicylic acid. Thuốc còn có các dụng chống nhiễm khuẩn, giảm viêm nhiễm tại vùng da bị bệnh.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như hoại tử. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc bôi salicylic acid khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc Tây
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ để cải thiện bệnh lý nhanh chóng

Thuốc bôi chứa corticoid: Các loại thuốc thuộc nhóm corticoid như Cetirizin, Fexofenadin, Prednisolon,…Có thể được bác sĩ chuyên khoa sử dụng với các trường hợp bệnh á sừng ở mức độ nặng. Các hoạt chất có trong thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế quá trình sừng hóa trên da.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như tao da, mỏng da, giãn mao mạch, dày sừng nang lông, viêm da,…Do đó, tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Các loại thuốc kháng histamin: Thuốc uống thuộc nhóm kháng histamin có tác dụng giảm tình trạng ngứa ngáy, cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng, giúp an thần. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, choáng vài giây,…

Thuốc kháng nấm: Các loại thuốc nizoral, griseofulvin hay dẫn xuất imidazol,…thường được bác sĩ chuyên khoa kết hợp thêm với các trường hợp bệnh á sừng có dấu hiệu nhiễm vi nấm.

Thuốc kháng sinh và điều hòa miễn dịch: Một số loại thuốc điều hòa miễn dịch như tacrolimus, pimecrolimus sẽ có tác dụng giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Đối với các loại thuốc kháng sinh được chỉ định để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh á sừng ở mức độ nặng.

Áp dụng các mẹo dân gian

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể kết hợp áp dụng các mẹo dân gian để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh á sừng gây ra.

Các mẹo dân gian được lưu truyền và áp dụng phổ biến bởi tính lành tính, an toàn và ít gây ra các tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. 

Dưới đây là một số mẹo dân cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng được áp dụng phổ biến và có hiệu quả:

Sử dụng tinh dầu dừa: Sau khi vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, bạn lấy một lượng tinh dầu dừa vừa đủ thoa lên da để cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Các hoạt chất có trong dầu dừa sẽ hỗ trợ làm mềm da, dịu da, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da giảm tình trạng khô ráp, ngứa ngáy.

Dùng lá đinh lăng: Chuẩn bị một nắm lá đinh lăng mang đi rửa sạch, sau đó đun với nước sôi rồi dung nước này ngâm rửa vùng da bị á sừng sau khi đã được vệ sinh sạch.

Dùng hành hoa: Chọn một nắm hành hoa tươi, rửa sạch rồi giã nhuyễn, sau khi rửa sạch vùng da cần điều trị thì lấy hành hoa đã giã đắp một lớp mỏng lên da, để khoảng 15 phút thì rửa lại với nước sạch.

Áp dụng các mẹo dân gian
Các hoạt chất trong tỏi giúp cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng hiệu quả

Dùng tỏi chữa á sừng: Chọn vài tép tỏi mang đi giã nhuyễn, lấy nước cốt. Kế đến dùng tăm bông thấm nước tỏi bôi lên vùng da bị tổn thương đã được vệ sinh sạch.

Các mẹo chữa dân gian đa phần đều lành tính, an toàn và dễ tìm, dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng tạm thời, không thể thay thế phương pháp điều trị chính.

Ngoài ra, bạn cần kiên trì thực hiện để có hiệu quả vì những bài thuốc dân gian thường phát huy tác dụng chậm. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp điều trị nào tại nhà.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh á sừng 

Song song thực hiện các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc da tại nhà để rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại nhiều lần tác động xấu đến da.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc da mà bạn có thể tham khảo:

  • Đối với trường hợp bị bệnh á sừng ở chân thì nên hạn chế đi bộ, nếu dùng tất thì nên thay tất thường xuyên để tránh tình trạng viêm nhiễm ở vùng da bị bệnh.
  • Thực hiện dưỡng ẩm da mỗi ngày 2 lần sau khi tắm để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp da mềm, dịu hơn, nhất là vùng da tay và da chân. Bạn nên chọn các sản phẩm dưỡng da được chiết xuất từ tự nhiên, không chất tạo màu, chất tạo mùi hương để tránh tình trạng kích ứng. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn kem dưỡng da phù hợp với tình trạng da.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các xà phòng, chất tẩy rửa mạnh,…Vì sẽ khiến các triệu chứng bệnh á sừng bùng phát dữ dội nếu đang mắc bệnh hoặc tái lại sau khi khỏi bệnh.
  • Tránh cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương vì có thể gây trầy xước, chảy máu và dẫn đến nhiễm khuẩn, bội nhiễm.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng, cắt móng tay, móng chân thường xuyên để hạn chế các tổn thương lớp sừng da.
  • Lựa chọn trang phục, bao tay, tất chân thoái mát, chất liệu thấm hút tốt, vừa vặn để tránh tình trạng kích ứng da và bùng phát các triệu chứng bệnh á sừng.
Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh á sừng
Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng, cắt móng tay, móng chân thường xuyên để hạn chế các tổn thương lớp sừng da
  • Không ngâm tay, chân với nước muối, vì trong nước muối có tính ưu trương, khiến da trở nên khô ráp, nứt nẻ và dễ bong tróc hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. Uống nhiều nước lọc để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, tránh tình trạng mất nước, khô ráp.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, giảm khối lượng công việc, giảm căng thẳng áp lực để hỗ trợ phục hồi bệnh tốt hơn.

Á sừng là bệnh lý da liễu, các triệu chứng của bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý, đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc để phòng bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

9 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

11 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

Á sừng là căn bệnh về da liễu, tổn thương do bệnh lý gây ra tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các biểu hiện của...

6 Cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh

Sử dụng lá lốt để điều trị bệnh á sừng giúp giảm nhanh các triệu chứng khô cứng, ngứa ngáy, nức nẻ, chảy máu trên da. Tuy nhiên, mẹo này...

Bệnh á sừng sau sinh và cách điều trị an toàn cho mẹ bỉm

Bệnh á sừng sau sinh là một bệnh lý phổ biến với các triệu chứng đặc trưng là bong tróc, khô ráp, nức nẻ, ngứa ngáy,.. khiến cho mẹ bỉm...

Bệnh á sừng da đầu là gì?

Bệnh á sừng da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh á sừng da đầu tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây phiền toái cho không ít người. Người mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng...

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Bệnh á sừng ở tay tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây bất tiện trong cuộc sống, do đó nhiều người đang tìm kiếm cách chữa trị căn...

Da tay bị bong tróc và ngứa: Cách chữa và phòng ngừa tái phát

Da tay bị bong tróc và ngứa là tình trạng xảy ra phổ biến và được rất nhiều người quan tâm. Vấn đề này tuy không gây nguy hiểm cho...

Bình luận (30)

  1. Kiệt Nguyễn says: Trả lời

    Em gái em bị á sừng da đầu hơn 2 năm rồi, mà uống thuốc bên viện da liễu kê không khỏi, cứ ngứa và bị gàu rất khó chịu. Da đầu nó bị rất nhiều vảy trắng trắng xếp chồng lên nhau, bao lấy chân tóc, cứ gãi bóc mấy lớp vảy đó thì hiện ra da đầu màu hồng hồng dưới cùng như kiểu da mình lúc trời hanh khô nứt nẻ ấy. Mọi người ai biết cách gì bày cho em với

    1. Minh Hiển Võ says: Trả lời

      Bạn bảo em bạn dùng dầu gội đặc trị bán ngoài quầy thuốc ấy, tên là nizarol thì phải, cứ ra quầy hỏi dầu gội trị nấm da đầu hoặc trị á sừng da đầu màu đỏ đỏ là họ biết, gội đỡ ngứa hẳn

    2. Yến Lê says: Trả lời

      Mình cũng từng vật lộn 1 năm giống em bạn, chán thuốc tây chuyển qua đông y thì điều trị 4 tháng là hết. Lúc đó mới biết là muốn điều trị tận gốc thì phải kết hợp cả uống thuốc, bôi ngoài da với gội đầu thì mới mong cải thiện được đấy

    3. Tân Phạm says: Trả lời

      Ở nhà tôi toàn nướng bồ kết lên rồi nấu nước cùng lá trầu không, canh, cỏ mận trầu để gội đầu, cũng đỡ ngứa, nhưng mà phải gội mỗi ngày, hôm nào trời nắng quá đổ mồ hôi nhiều thì gội 2-3 lần luôn

    4. Dungo Ngô says: Trả lời

      Chị Yến Lê ơi chị uống thuốc gì đó ạ, cho em xin tên với, em cũng đang muốn tìm hiểu mấy bài thuốc bên đông y để chữa chứ thuốc tây uống cho nhờn mà vẫn không khỏi

    5. Yến Lê says: Trả lời

      Chị dùng thanh bì dưỡng can thang của bên trung tâm thuốc dân tộc em à, thuốc uống với bôi ngoài thì trung tâm điều chế sẵn cho mình rồi, còn nếu em cũng bị rụng tóc nhiều giống chị thì có thể mua lấy thêm gói lá để nấu nước gội đầu, chị còn bỏ thêm vào vài quả bồ kết nướng khô nữa nên gội tầm tháng là da bắt đầu đỡ đỡ, tóc con mọc lên thích lắm. Em đọc thông tin về cái này ở đây nhé https://thuocdantoc.vn/benh/thanh-bi-duong-can-thang-chua-a-sung

    6. Đoàn Quý ƯU says: Trả lời

      Cháu mua dầu dừa với tinh dầu sả trộn vào mà ủ tóc cho em, khi nào gội đầu thì trước khi gội ủ tầm 10p là được, hoặc ủ đầu với bia cũng rất tốt. Da đầu được dưỡng ẩm rồi thì sẽ hạn chế được bong tróc da đầu và đỡ ngứa da dầu đấy. Tóc rụng nhiều thì mua dầu gội bưởi hoặc nấu vỏ bưởi với bồ kết mà gội chứ đừng mua dầu gội nữa, hư tóc lắm

  2. HT Japan Travel says: Trả lời

    Á sừng này làm đầu bị gầu nhiều đúng không nhỉ? Lớp mình có bạn gầu trắng da dầu luôn,các lớp sừng trắng rất dày và có thể thấy rõ luôn, mỗi lần bạn ấy gãi đầu bóc bóc ra còn thấy có chỗ rướm máu nữa cơ, bạn ấy bảo bị mỗi lúc trời kiểu hanh khô một tí là ngứa lắm, da đầu cảm giác khô cứng đơ, tội lắm luôn. Nhưng mà mình ngồi gần nên cũng sợ bị lây lắm

    1. Đại dee Phạm says: Trả lời

      không bị lây đâu bác, cái này theo di truyền đó. Tôi cũng bị á sừng phần gót chân, bây giờ 2 đứa con cũng bị theo, đến tội

  3. Lương Văn Lê says: Trả lời

    Tay tôi bị bong tróc nhưng bôi nước cốt tỏi ép lên thì nó nóng rát lắm, rửa lại bằng nước lạnh rồi mà vẫn có cảm giác châm chích. Mọi người có ai biết bôi cái gì cho mấy phần da sủi lên đó nó tróc nhanh hơn không ạ

    1. Trâm Trâm Nguyễn says: Trả lời

      Tôi cũng không bôi được tỏi, nóng rát cực kỳ. Tôi hay dùng hỗn hợp mật ong với đường kính để chà nhẹ, thế da vẫn tróc nhanh mà vẫn giúp ẩm da tay

  4. Xuân Tùng says: Trả lời

    Bị bệnh này là xác định bị cả đời rồi, tôi từng đến hẳn da liễu trung ương để chữa mà cũng chả ăn thua. Chỉ có thể hạn chế chạm nước với hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa thì đỡ thôi chứ không khỏi nổi đâu

    1. Lee says: Trả lời

      Tui cũng bị á sừng tay gần chục năm rồi, ngày nào cũng nấu nước lá trầu không ngâm tay 10p, rồi xoa kem dưỡng ẩm cẩn thận. Nhưng mà chỉ cần một hôm rửa bát cái là tay sưng đỏ rát ngứa ngay. Đến cả đi chợ chọn vải may quần áo về đầu ngón tay cũng sưng phồng đỏ lên

    2. Giãn Thư says: Trả lời

      Mình cũng uống thuốc của viện da liễn mất 2 năm mà không cải thiện. Thậm chí chỗ máy chấm công trên công ty mình toàn phải bấm số chứ chả chấm vân tay được. Đến khi chuyển qua đi khám bên trung tâm thuốc dân tộc thì mình vẫn mang suy nghĩ còn nước còn tát chứ chả đặt nhiều hy vọng gì lắm. Tuần đầu thấy tay còn bóc nặng hơn, lúc nào cũng trong cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tưởng thuốc có vấn đề vì trước uống thuốc tây thì nó đỡ ngứa ngay, hỏi trung tâm thì mới biết là tình trạng công thuốc giai đoạn đầu khi đẩy độc tố ra ngoài. Tình trạng này diễn ra đến hết tuần thứ 2 thì tay bắt đầu đỡ đỡ ngứa, phần lớp sừng bong tróc rất nhanh. Đến tháng thứ 2 thì da non lên, không còn bị tróc da nhiều như trước và mình cũng đỡ ngứa nhiều. Mình điều trị trong 3 tháng thì bắt đầu ổn định dần, các ngón tay không còn bị bong tróc da nữa, cũng không còn thấy ngứa ngáy rát nóng như lúc trước, mà cơ thể cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều. Sau hơn nửa năm dừng thuốc và cẩn thận kiêng cữ thì mình không hề bị tái phát lần nào.

    3. Hoàng Điều says: Trả lời

      Bạn ơi bạn khám bác sĩ nào đấy ạ, cho mình xin tên với. Vợ mình cũng bị tay nặng lắm, trời hanh khô cái là nứt nẻ chảy máu luôn, mà nhà mình ở ngoài đảo nữa nên điều kiện di chuyển đến các cơ sở y tế cũng khó khăn

    4. Đài Lê says: Trả lời

      Mình khám bác sĩ Thái ở trung tâm thuốc dân tộc chi nhánh hạ long nha bạn, ở 116 Văn Lang. Mà nếu nhà mình ở xa khó đi lại thì có thể khám online đó bạn, trung tâm này họ có cả dịch vụ khám online qua mạng nữa đó, khám xong bác sĩ kê đơn rồi gửi thuốc về qua đường bưu điện cho mình, bạn vào page này liên hệ họ nhé https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc/

    5. Sơn Hoàng Nam says: Trả lời

      uống thuốc tây mà còn nhác nói gì đến thuốc đông y thì còn phải sắc nấu lỉnh kỉnh phức tạp. mà mình đang ký túc xá nữa, không được nấu nên có muốn uống thuốc nam cũng chịu cứng

    6. Lan Ngọc says: Trả lời

      Không cần phải nấu đâu bác, bây giờ thuốc nam hiện đại lắm rồi nhá, thích thì có thể mua thuốc thang họ nấu sẵn đóng gói thành từng túi đem về bỏ tủ lạnh uống dần là được, ngoài ra còn có dạng cao lỏng nữa, pha với nước ấm là uống được luôn, mất có 10s à

  5. Hằng Trần says: Trả lời

    Tôi cũng nghe nhiều người nhắc đến phương thuốc thanh bì dưỡng thang của thuốc dân tộc rồi,nhưng không chắc lắm hiệu quả của thuốc thế nào, có thật sự chữa lành được á sừng không vậy

    1. Quốc Tin says: Trả lời

      Thấy dì nhỏ của tui cũng đang uống cái này, bảo là tác dụng chậm mà chắc, điều trị đủ theo liệu trình bác sĩ kê rồi giữ cẩn thận thì sẽ không bị tái phát nhiều như trước. Tui cũng mới theo được 2 tuần, chưa thấy tiến triển gì nhưng cũng may chưa thấy tác dụng phụ như khi nốc thuốc tây

    2. One Piêc VN says: Trả lời

      Tôi thấy nhiều bệnh nhân có phản hồi tích cực về bài thuốc này trên mấy trang tạp chí y học rồi mà, phải có hiệu quả thì mọi người mới tin dùng nhiều như thế chứ, đây này https://www.thuocdantoc.org/hieu-qua-cua-bai-thuoc-thanh-bi-duong-can-thang-qua-goc-nhin-chuyen-gia-va-nguoi-benh.html

  6. Vỏ Xe Nâng Chính Hãng says: Trả lời

    Bị á sừng có được ăn hải sản không ạ, mình mới đi khám về biết bị á sừng nhẹ ở bàn chân, nhưng không thấy bác sĩ bảo kiêng đồ gì cả

    1. Tùng Phan Huy says: Trả lời

      Tùy mỗi người bạn ạ, như mình vẫn ăn bình thường, chỉ là đừng có xả láng quá lỡ may có vấn đề gì

    2. Chi Huỳnh says: Trả lời

      Mình thì nghĩ nên kiêng đi bạn ạ, đồ tanh hải sản đồ cay nóng dầu mỡ cứ kiêng hết cho chắc ăn. Mình cả đời không bị dị ứng bất cứ món ăn gì mà đến khi bị á sừng cái là cứ ăn cua là tái phát bệnh

  7. Nguyễn Bảo Sang says: Trả lời

    Mặt mình mùa đông hay bị phể da cứ bị sủi lên, không ngứa nhưng cứ có cảm giác rát rát nóng nhẹ, hai má ửng hồng cả thì có phải bị á sừng không?

    1. Tuyết Nguyễn Trọng says: Trả lời

      Có thể do chị chưa dưỡng ẩm đủ cho da thôi. Bôi serum cấp ẩm với kem dưỡng ẩm cẩn thận mỗi ngày là sẽ đỡ liền, siêng nữa thì thêm cả mặt nạ ngủ với uống cho nhiều nước vào, đủ 2 lít mỗi ngày để cấp nước cho da

    2. Dũng 002 says: Trả lời

      Uống collagen đi là sẽ đỡ, da thiếu nước thôi chứ mới thế thì chưa đến nỗi bị á sừng đâu

  8. Nâu Gấu says: Trả lời

    Có bác nào biết loại sữa tắm nào dưỡng ẩm không cho em xin tên với ạ, bình thường da đã khô rồi tắm xà phòng xong còn khô nứt luôn

    1. Nghĩa Minh says: Trả lời

      Thử mấy loại xà phòng hanmade tính chất mướp đắng hoặc mật ong ấy bạn, dùng thích lắm

    2. Trần Hoàng Đại says: Trả lời

      Sữa tắm dưỡng ẩm nhiều mà, ra siêu thị hỏi dòng nào dưỡng ẩm là nhân viên họ chỉ cho cả loạt. Còn thích loại nào cao cấp hơn thì dùng Zaija hoặc Aveeno cũng ok

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn