Các thuốc ngậm đau họng phổ biến có bán tại nhà thuốc

Thuốc điều trị viêm họng hạt và những lưu ý khi sử dụng

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?

Viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi?

Cách chữa viêm họng hạt bằng các cây thuốc Nam thông dụng

Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không? Giải đáp

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng hạt gây hôi miệng và cách xử lý

Viêm họng có hạt trắng là gì? Nguy hiểm không?

Đau rát cổ họng khi trời lạnh: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi do đâu? Làm sao khỏi?

Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi kèm theo một số biểu hiện đường hô hấp như thở khò khè, sốt hay sổ mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị kịp thời như viêm phế quản cấp, viêm phổi, áp xe phổi, xơ nang.

Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi do đâu? Làm sao khỏi?
Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi kèm theo một số biểu hiện đường hô hấp như thở khò khè, sốt hay sổ mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp

Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi do đâu?

Trẻ em từ độ tuổi từ 1 – 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, sức đề kháng kém, cơ địa nhạy cảm hơn người trưởng thành nên thường dễ mắc các bệnh lý, nhất là những bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Ngoài các triệu chứng ho gió, ho khan thì tình trạng ho có đờm lâu ngày cũng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp và sinh hoạt của bé, bởi luôn cảm giác có vật vướng ở cổ họng gây khó thở, khó nuốt, mệt mỏi.

Tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi ở bé thường đi kèm với các biểu hiện đường hô hấp như thở khò khè, sốt, sổ mũi,… Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

Bé ho có đờm lâu ngày kèm sổ mũi

Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ và có xu hướng khởi phát mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa. Tình trạng này kéo dài nếu không được khắc phục có thể khiến cơ thể bé bị suy nhược, hay quấy khóc, ăn kém, khó thở,…

Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng ho có đờm lâu ngày ở bé kèm sổ mũi có thể do mắc phải các bệnh lý sau:

Bệnh viêm phế quản: Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là chứng ho có đờm. Nguyên nhân chủ yếu từ việc tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian dài và không gian sống ô nhiễm, ẩm mốc tạo điều kiện cho các virus hợp bào tấn công và gây khởi phát viêm phế quản. Bé bị ho có đờm lâu ngày do viêm phế quản, đờm sẽ có màu vàng, trắng đục hoặc xanh và kèm theo tình trạng sổ mũi.

Viêm khí quản: Bệnh lý khởi phát khi các virus, vi khuẩn tấn công vào cổ họng và có xu hướng lây lan nhanh chóng, dẫn đến khí quản bị sưng đỏ, viêm, bị thu hẹp lại. Các trường hợp bé ho có đờm lâu ngày do viêm khí quản lúc ho sẽ nghe thấy tiếng khô và chát chúa.

Bé ho có đờm lâu ngày kèm theo thở khò khè

Hiện tượng thở khò khè xảy ra ở đường hô hấp khi từ quản ngực đến phế quản bị tắc nghẽn. Tình trạng ho có đờm lâu ngày ở bé kèm theo triệu chứng thở khò khè có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như:

Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi do đâu?
Ngoài các triệu chứng ho gió, ho khan thì tình trạng ho có đờm lâu ngày cũng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp và sinh hoạt của bé, bởi luôn cảm giác có vật vướng ở cổ họng gây khó thở, khó nuốt, mệt mỏi

Bệnh viêm phổi: Bệnh khởi phát do các phế nang và mô kẽ ở phổi bị nhiễm trùng. Khi bị virus, vi khuẩn tấn công, phế nang phổi sẽ tiết ra mủ hoặc dịch làm tắc nghẽn phế quản, cản trở hoạt động lưu thông khí. Bệnh viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, tràn dịch phổi, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bé.

Bệnh hen suyễn: Bệnh xuất hiện do phế quản của bé bị co thắt bất thường có thể do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng. Khi đó, phản ứng của cơ thể xảy ra hành động ho nhằm giảm bớt tình trạng khó chịu ở vùng họng. Bệnh hen suyễn điển hình với chứng ho lâu ngày không khỏi, dịch ho có màu trắng kèm theo chứng khó thở, thở khò khè.

Ngoài ra, tình trạng bé ho có đờm lâu ngày không khỏi kèm theo hiện tượng thở khò khè cũng có thể là do bị phù phổi, vướng dị vật ở họng, dị tật bẩm sinh hoặc phế quản bị chèn ép.

Bé ho có đờm ra máu

Trường hợp bé ho có đờm ra máu lâu ngày, nhất là xuất hiện vào buổi sáng nguyên nhân thường do đường hô hấp trên tổn thương.

Từ đó, khởi phát các triệu chứng bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm mũi,… Khi đó, niêm mạc họng có hiện tượng sưng đỏ, ứ máu và khi bé ho sẽ khiến các mạch máu bị vỡ theo dịch đờm ra ngoài.

Ngoài ra, triệu chứng ho có đờm ra máu ở bé có thể khởi phát do bị tấn công bởi virus, vi khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, nấm Aspergillus.

Bé ho có đờm không sốt

Bé ho có đờm lâu ngày nhưng không sốt thường là phản ứng của cơ thể loại dịch nhầy, dị vật ra ngoài. Đa số các trường hợp này không liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp do nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:

Trào ngược dạ dày thực quản: Khi bé dung nạp các thực phẩm, thức uống khó tiêu hóa sẽ xuất hiện chứng trào ngược lên dạ dày thực quản, từ đó khởi phát cơn ho sau bữa ăn hoặc khi nằm xuống. Ngoài ra chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể kèm theo biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng.

Bé ho có đờm không sốt
Bé ho có đờm lâu ngày nhưng không sốt thường là phản ứng của cơ thể loại dịch nhầy, dị vật ra ngoài

Hen phế quản: Các cơn ho do hen phế quản thường xuất hiện liên tục, âm thanh khi ho có tiếng rít và có xu hướng nặng nề hơn vào ban đêm.

Ngoài ra, bé bị dị ứng thực phẩm, ho gà, nhiễm lạnh cũng sẽ gây ho nhưng không sốt. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện ho lâu ngày ở trẻ ba mẹ nên chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp.

Biểu hiện nhận biết bé bị ho có đờm lâu ngày

Dưới đây là một số triệu chứng lâm sàng điển hình chứng ho có đờm lâu ngày ở bé, giúp ba mẹ có thể dễ dàng nhận biết, từ đó chủ động hơn trong việc điều trị và chăm sóc trẻ:

  • Các cơn ho kéo dài lâu ngày nhưng không khỏi, khi ho có kèm theo dịch nhầy
  • Cơ thể bé bị tím tái, mặt bị đỏ khi ho
  • Buồn nôn, nôn mửa và sốt
  • Kém ăn, bỏ bú
  • Khi ho có tiếng thở rít, ho khàn, thở bằng đường miệng là chủ yếu

Tình trạng bé ho có đờm lâu ngày có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi bị tác động bởi các yếu tố sau:

Thời tiết thay đổi đột ngột: Khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường thay đổi đột ngột, những luồng không khí lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ có thể gây tổn thương phổi, cổ họng bị rát và khởi phát cơn ho khan ở trẻ sơ sinh, lâu dần sẽ xuất hiện những cơn ho có đờm.

Bé ăn và uống đồ lạnh: Khi dung nạp các thực phẩm lạnh có thể khiến cổ họng bị kích thích, sưng viêm dẫn đến các cơn ho có đờm.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Trường hợp trẻ sử dụng các loại thuốc ho trong thời gian dài sẽ kích thích sản sinh ra các dịch nhầy, lúc này dịch đờm sẽ đặc lại và giúp trẻ dễ dàng tống ra ngoài thông qua phản xạ ho.

Do bệnh lý: Với những bé mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp, khi bị vi khuẩn, virus tấn công sẽ gây cản trở hoạt động của cơ quan hô hấp, gây viêm nhiễm và ho, khạc đờm xanh.

Các biện pháp xử lý khi bé ho có đờm lâu ngày

Khi nhận thấy các biểu hiện ho có đờm ở trẻ, ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám và tìm ra nguyên nhân gây khởi phát. Từ đó, áp dụng các biện pháp chữa trị và hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp với từng trường hợp.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khởi phát và mức độ bệnh lý, độ tuổi và khả năng đáp ứng mà bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng kiểm soát tình trạng ho có đờm lâu ngày ở trẻ:

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khởi phát và mức độ bệnh lý, độ tuổi và khả năng đáp ứng mà bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp

Các loại thuốc làm loãng dịch đờm: Thuốc khi được dung nạp vào cơ thể sẽ hoạt động theo cơ chế làm loãng dịch nhầy đặc, giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ đờm ra ngoài thông qua phản xạ ho. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến như Natri Benzoat, Guaifenesin, Terpin Hydrat

Thuốc làm giáng dịch đờm: Các loại thuốc giáng đờm có tác dụng kích thích phản xạ ho nhằm loại bỏ dịch đờm ra khỏi niêm mạc hô hấp. Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị như: Ambroxol,  Carbocistein, Acetylcystein, Bromhexin,…

Việc sử dụng thuốc tân dược chữa chứng ho có đờm lâu ngày ở trẻ nhỏ thường không được các chuyên gia khuyến khích, đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh, bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh có mức độ nghiêm trọng, có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nặng nề. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc giúp kiểm soát bệnh lý, tuy nhiên trong thời gian sử dụng thuốc điều trị, ba mẹ cần lưu ý:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, cho bé dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian sử dụng.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị có thể phát sinh một số tác dụng phụ phổ biến như rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Tránh sử dụng thuốc long đờm và thuốc ức chế cơn ho cùng lúc vì có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm.

Áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà

Ba mẹ có thể thực hiện một số bài thuốc chữa ho có đờm từ các loại thảo dược tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng ở bé hiệu quả. Các vị thuốc dân gian có ưu điểm khá lành tính, an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các mẹo chữa dân gian sẽ hạn chế việc lạm dụng thuốc Tây điều trị.

Rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo

Các thành phần trong rau diếp cá có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm mát, chống viêm nhiễm cao, thường được sử dụng trong cải thiện chứng ho. Do đó, ba mẹ có thể sử dụng vị thuốc này kết hợp với nước vo gạo để khắc phục cơn ho có đờm lâu ngày ở bé.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 7 – 10 lá rau diếp cá và 1 chén nước vo gạo
  • Lá diếp cá mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất rồi rửa lại với nước sạch lần nữa
  • Giã nhuyễn rau diếp cá rồi cho nước vo gạo vào, sau đó trộn đều
  • Đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ khoảng 20 phút thì tắt bếp
  • Sử dụng khăn sạch, mỏng lọc lấy nước cốt, để nguội và cho trẻ uống
Kết hợp quất và đường phèn
Quả quất được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện các triệu chứng ho, đau họng, có đờm lâu ngày nhờ vào các chất chống oxy hóa và vitamin, pectin

Lá húng chanh chữa ho có đờm lâu ngày ở bé

Đây là một trong các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng hiệu quả trong cải thiện triệu chứng ho có đờm ở bé. Các thành phần trong lá húng chanh có tác dụng kháng viêm, làm dịu cổ họng và kiểm soát cơn ho hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh và 1 ít đường phèn hoặc có thể thay thế bằng mật ong nguyên chất (lưu ý không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 2 tuổi)
  • Lá húng chanh sau khi rửa sạch và ngâm nước muối loãng thì thái nhỏ rồi trộn với đường phèn đã được nghiền nát hoặc với mật ong
  • Mang hỗn hợp chưng cách thủy khoảng 15 phút 
  • Để nguội và cho bé uống mỗi ngày 2 lần, có tác dụng lợi phế, tiêu đờm và giảm ho hiệu quả

Kết hợp tỏi, gừng và đường nâu

Về đặc tính cả 3 dược liệu gừng, tỏi và đường nâu đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho, nhất là ho có đờm lâu ngày nhờ vào các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm và tiêu đờm hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi, vài lát gừng, 1 miếng đường nâu và nước lọc
  • Cho tất cả các dược liệu vào nồi và thêm một ít nước lọc vừa đủ đun nhỏ lửa
  • Sau khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Để hỗn hợp nguội thì lọc lấy nước cho bé uống
  • Mỗi ngày uống 1 lần sẽ giúp giảm ho, loại bỏ đờm ra khỏi niêm mạc hô hấp hiệu quả

Kết hợp quất và đường phèn

Quả quất được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện các triệu chứng ho, đau họng, có đờm lâu ngày nhờ vào các chất chống oxy hóa và vitamin, pectin,… Trong khi đó, đường phèn với vị ngọt thanh có tác dụng bổ phế, bổ tỳ. Công thức kết hợp 2 vị thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng ho có đờm lâu ngày ở bé.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 2 – 3 quả quất tươi, vỏ xanh, 1 ít đường phèn đã được giã nguyễn
  • Quất mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút thì vớt ra rửa lại với nước sạch lần nữa
  • Kế đến cắt đôi quả quất rồi cho vào chén cùng với đường phèn, mang đi chưng cách thủy 
  • Sau khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp, để nguội
  • Lọc lấy nước cốt cho bé uống, mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê, ngày uống 3 lần sẽ cải thiện tình trạng ho có đờm hiệu quả

Dùng cải cúc chữa ho có đờm ở trẻ

Các thành phần có trong rau cải cúc như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng làm giảm triệu chứng ho có đờm ở bé hiệu quả. Đồng thời hạn chế được việc lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị.

Dùng cải cúc chữa ho có đờm ở trẻ
Các thành phần có trong rau cải cúc như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng làm giảm triệu chứng ho có đờm ở bé hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rau cải cúc mang đi rửa sạch ngâm với nước muối giúp loại bỏ các tạp chất 
  • Sau khi rửa lại lần nữa với nước sạch thì để ráo rồi thái thành từng khúc nhỏ
  • Cho rau vào chén và thêm 1 ít đường phèn trộn đều rồi mang đi hấp cách thủy
  • Sau 15 phút thì tắt bếp, chờ nguội rồi cho bé uống
  • Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần sẽ giúp tiêu đờm và giảm ho hiệu quả

Ngoài ra, đối với các trường hợp bé ho có đờm thường bùng phát mạnh về đêm, ba mẹ có thể sử dụng tinh dầu tự nhiên thoa đều vào ngực, lòng bàn chân và đỉnh đầu của bé. Tinh dầu sẽ tác động vào dây thần kinh, huyệt giúp kiểm soát cơn ho hiệu quả, giúp bé ngủ ngon hơn.

Các bài thuốc Đông y chữa chứng ho có đờm lâu ngày ở bé

Ngoài các phương pháp điều trị trên, ba mẹ có thể tham khảo các bài thuốc Đông y chữa chứng ho có đờm lâu ngày ở bé. Được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên và điều trị từ căn nguyên của bệnh lý nên các bài thuốc Đông y thường có tính an toàn, lành tính cao, ít gây phát sinh tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Đa số những bài thuốc này đều tập trung vào phục hồi chức năng tạng, bổ phế, trừ phong hàn, tiêu viêm, trừ đàm. Cụ thể như:

Bài thuốc 1: Bạc hà 3gr, cát cánh 6gr, lá tía tô và hạnh nhân mỗi loại 9gr. Các dược liệu sau khi rửa sạch mang sắc uống mỗi ngày 1 thang. Áp dụng liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ làm loãng đờm, lúc này phản xạ ho sẽ tống được dịch đờm ra dễ dàng hơn.

Bài thuốc 2: Tang bạch bì 12gr, la hán quả 20gr. Sau khi rửa sạch các thảo dược mang đi sắc uống mỗi ngày 1 tháng. Uống liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ cải thiện được tình trạng ho có đờm ở bé.

Bài thuốc 3: La bạc tử, khoản đông hoa, bạch giới tử mỗi loại 12gr, cát cánh, hạnh nhân, tử uyển, bách bộ mỗi loại 9gr. Mỗi ngày sắc uống 1 tháng, thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày sẽ cải thiện được chứng ho có đờm do cảm lạnh.

LIỆU TRÌNH TRỊ HO QUÂN DÂN 102

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102, bệnh ho có đờm lâu ngày không khỏi ở trẻ em được điều trị bằng LIỆU TRÌNH THẢO DƯỢC 3 GIAI ĐOẠN:

Liệu trình trị ho 3 giai đoạn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102
Liệu trình trị ho 3 giai đoạn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102

Liệu trình trị ho Quân dân 102 có nhiều ưu điểm, phù hợp với trẻ em:

  • Điều trị triệu chứng nhanh chóng: Ngay từ 2 tuần đầu, lâu hơn sẽ có thể 1 tháng, Liệu trình điều trị viêm họng Quân Dân sẽ giúp xử lý triệu chứng ho, nhiều đờm, đau họng cho trẻ. Từ đó thể trạng của trẻ được cải thiện, bé ăn uống dễ dàng, ít quấy khóc. Khi cơ thể trẻ ổn định, các giai đoạn điều trị sau sẽ thuận lợi, mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Điều trị căn nguyên: Liệu trình trị ho Quân Dân tác động sâu vào tạng phủ, giúp Thanh phế, bổ phế, kiện tỳ, bổ can – thận bằng bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang.  Bài thuốc điều trị toàn bộ căn nguyên bên trong và bên ngoài cơ thể theo nguyên tắc BỔ CHÍNH – KHU TÀ.  Với cơ chế này chính khí của trẻ sẽ nâng lên, giúp cơ thể xử lý các tà khí trà trộn bên trong cơ thể như phong hàn, thấp nhiệt. Từ đó ho sẽ được cải thiện.
Feedback của bệnh nhân điều trị ho bằng bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang
Feedback của bệnh nhân điều trị ho bằng bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang
  • Xử lý các bệnh nền: Đối với trẻ em ho đờm cũng có thể xuất hiện do viêm họng, viêm amidan và tổn thường đường hô hấp. Căn nguyên này được xử lý hiệu quả bằng bài thuốc đặc trị Thanh Hầu Bổ Phế Thang. 
  • Nâng cao đề kháng, ngăn ngừa tái phát: Ở giai đoạn 3 của Liệu trình thảo dược trị ho Quân Dân, thành phần chủ đạo là các vị thảo dược giúp bồi bổ sức đề kháng, nâng cao hệ thống miễn dịch. Nhờ đó nguyên nhân chủ đạo gây ho ở trẻ em được xử lý triệt để, đồng thời thiết lập khả năng phòng vệ, ngăn ngừa ho tái phát và các bệnh hô hấp ở trẻ em. 
  • An toàn lành tính: Liệu trình thảo dược trị ho Quân Dân sử dụng nam dược được trồng tại các vườn thảo dược đạt chuẩn GACP – WHO. Thuốc được thu hái, sơ chế, bảo quản theo đúng hướng dẫn của Viện dược liệu, không trộn tân dược hoặc hóa chất bảo quản độc hại. Đặc biệt, bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang đã được kiểm tra độc tính cấp diễn và bán trừ diễn, kiểm nghiệm trên lâm sàng nên an toàn cho trẻ em sử dụng.

Đặc biệt Liệu trình thảo dược Quân Dân sẽ được kết hợp cùng phương pháp Đông y có biện chứng, giúp đưa ra phác đồ thảo dược phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Bên cạnh những chẩn đoán, hướng điều trị theo quan điểm của YHCT, Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102 còn ứng dụng các phương pháp chẩn đoán, điều trị hiện đại của y học hiện đại nhằm đưa ra phác đồ phù hợp, tối ưu hóa quy trình điều trị cho từng trẻ em.

Xem thêm: VTV2 đưa tin về phương pháp Đông y có biện chứng tại Bệnh viện Quân Dân 102

Để giúp trẻ sớm thoát khỏi ho đờm lâu ngày một cách an toàn, triệt để, bổ mẹ có thể đưa trẻ trực tiếp đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102. Các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra liệu trình thảo dược phù hợp, nâng cao thể trạng cho bé:

BỆNH VIỆN YHCT TAI MŨI HỌNG QUÂN DÂN 102

Lưu ý: Trước khi áp dụng các bài thuốc Đông y chữa ho có đờm lâu ngày cho bé, ba mẹ cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hướng dẫn liều dùng và bài thuốc phù hợp với tình trạng của trẻ.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa trẻ ho có đờm lâu ngày

Tình trạng trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của những bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời.

Do đó, ba mẹ nên chủ động trong việc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị hợp lý ngay khi triệu chứng vừa khởi phát. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả như sau:

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa trẻ ho có đờm lâu ngày
Vệ sinh tai, mũi họng cho bé đúng cách và thường xuyên bằng nước muối sinh lý, vì các bộ phận nay có mối liên hệ với nhau và cũng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công nhất
  • Vệ sinh tai, mũi họng cho bé đúng cách và thường xuyên bằng nước muối sinh lý, vì các bộ phận nay có mối liên hệ với nhau và cũng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công nhất. Việc sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh sẽ giúp loại bỏ các dị nguyên, sát khuẩn hiệu quả, hạn chế khởi phát cơn ho.
  • Đối với trẻ trên 3 tuổi, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng, duy trì thói quen súc miệng với nước muối sinh lý cho trẻ.
  • Cho bé uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây giúp làm loãng dịch đờm, khi ho sẽ đẩy dịch nhầy ra ngoài dễ dàng hơn. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, nên cho trẻ bú nhiều hơn bởi sữa mẹ được xem như một loại kháng sinh giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, đồng thời hỗ trợ cải thiện triệu chứng tốt hơn.
  • Tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng dị ứng và có nguy cơ khởi phát cơn ho như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, nấm mốc,…
  • Thường xuyên dọn dẹp, giặt giũ và vệ sinh không gian sống, giúp loại bỏ ẩm mốc, bụi bẩn, không gian trở nên sạch sẽ và thoáng mát hơn.
  • Ba mẹ chú ý giữ ấm cho bé, đặt biệt là lúc thời tiết giao mùa, chuyển lạnh đột đột. Đây là thời điểm trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao nhất, bao gồm ho có đờm.
  • Thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ cho bé, đây là biện pháp giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đường hô hấp hiệu quả nhất.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các thông tin liên quan đến tình trạng bé ho có đờm lâu ngày không khỏi. Triệu chứng này có thể phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và chỉ có thể điều trị dứt điểm khi xác định được nguyên nhân và điều trị đúng cách. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng ho có đờm ở bé, bạn nên chủ động đưa bé đến bệnh viện để được khám và xử lý đúng cách.

Cùng chuyên mục

Đau họng nên ăn gì? Uống gì để bệnh nhanh khỏi?

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ, bệnh nhân còn phải chú ý bổ sung về chế độ ăn uống hàng ngày để giúp các triệu chứng đau họng...

Sáng ngủ dậy bị đau họng có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý

Một số người thường gặp tình trạng sáng ngủ dậy đau họng có đờm. Đây là một triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc phải một trong số các bệnh...

Đau họng có đờm và 8+ cách chữa khỏi nhanh ngay tại nhà

Đau họng có đờm là tình trạng khá phổ biến gây ra sự khó chịu và mệt mỏi trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bên cạnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn