Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Lời khuyên đúng

Viêm phế quản phổi ở người lớn: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

8 bài thuốc Nam chữa viêm phế quản từ các thảo dược

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Bé bị viêm phế quản thở khò khè và cách xử lý an toàn

Bé bị viêm phế quản thở khò khè là tình trạng thường gặp khi bé bị viêm phế quản khiến các ống dẫn khí bị sưng, gây cản trở quá trình lưu thông khí. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bé bị viêm phế quản kèm theo khó thở, thở khò khè có nguy hiểm không, nên chăm sóc và xử lý thế nào đúng cách thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này. 

Bé bị viêm phế quản thở khò khè xảy ra khi các ống dẫn khí bị sưng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí
Bé bị viêm phế quản thở khò khè xảy ra khi các ống dẫn khí bị sưng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí

Tại sao bé bị viêm phế quản thở khò khè?

Viêm phế quản là căn bệnh ít gặp ở thể đơn thuần, hay xuất hiện kèm theo viêm nhiễm đường hô hấp trên, ho gà, cúm… và rất khí chẩn đoán khi xuất hiện ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng viêm nhiễm kích thích cấp tính xảy ra ở niêm mạc phế quản, gây ra tình trạng rối loạn xuất tiết và các phản ứng tại chỗ của phế quản. 

Khi trẻ bị viêm phế quản, lớp niêm mạc phế quản của bé bị viêm nhiễm làm các ống dẫn khí bị sưng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí. Trong một số trường hợp, lòng phế quản bị kích thích dẫn đến tăng tiết đờm và chất nhầy khiến đường thở của bé bị bít tắc, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp gây ra hiện tượng thở khò khè, khó thở, có tiếng ran rít khi thở. 

Mẹ cần phân biệt tiếng thở khò khè và tiếng thở do tắc mũi nguyên nhân ở trẻ sơ sinh. Trong khi thở khò khè là tiếng thở bất thường, âm sắc trầm, mẹ có thể nghe rõ khi áp sát tai vào gần miệng bé, nếu nghiêm trọng, mẹ có thể nghe con thở ra kéo dài và gắng sức. Trong khi đó, thở do tắc mũi xảy ra do kích thước mũi của trẻ còn nhỏ, bị tắc khi bị viêm đường hô hấp, tiếng thở nghe khụt khịt. Mẹ có thể làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, tiếng thở của bé sẽ êm hơn nhưng sau đó vẫn bị lại cho đến khi bé khỏi bệnh. 

Viêm phế quản thở khò khè ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do virus dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Các vi khuẩn này thường là phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Xảy ra khi thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, sức đề kháng bé yếu hoặc suy giảm. Đôi khi, viêm phế quản ở trẻ có thể xuất phát từ việc trẻ phải thường xuyên hít khói xăng xe, khói thuốc lá, bụi bẩn, hơi độc trong thời gian dài hay khi trẻ tắm nước quá lạnh, quá lâu, ngồi máy lạnh sai cách… 

Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?

Bé bị thở khò khè do nhiều nguyên nhân chứ không nhất định là do viêm quản gây ra. Tùy thuộc vào âm thanh của tiếng thở mà mẹ có thể xác định. Cụ thể:

  • Thở khò khè có âm thanh phát ra giống với tiếng huýt sáo: Do tắc nghẽn ở mũi, có thể do nước nhầy, sữa bột khiến lỗ thông khí bị thu hẹp làm cản trở không khí ra vào đường thở, lúc này mẹ chỉ cần giúp bé thông mũi, làm sạch mũi sẽ cải thiện được.
  • Thở khò khè, âm thanh phát ra có tiếng khàn khàn: Do nước nhầy khiến thanh quản tắc nghẽn, là dấu hiệu của viêm thanh khí phế quản khiến khí quản, thanh quản phù nề, dẫn đến hẹp dây thanh quản.
  • Thở khò khè ở trẻ sơ sinh: Thường do tắc nghẽn đường hô hấp hoặc mắc các bệnh như viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi hay do dị vật đường thở, bị dị tật bẩm sinh ở phế quản.
  • Thở khò khè, thở dốc: Nhịp thở nhanh, thở dốc bất thường thường do các vi khuẩn, virus khiến các phế nang tích tụ chất lỏng. 
Viêm phế quản thở khò khè là tình trạng thường gặp, nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến bé dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm
Viêm phế quản thở khò khè là tình trạng thường gặp, nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến bé dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm

Khi bé bị viêm phế quản thở khò khè, nếu mẹ lơ là chủ quan, không sớm phát hiện và điều trị đúng cách cho con, có thể khiến bé gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm phổi nặng: Viêm phế quản lâu ngày, không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây nhiễm trùng diện rộng thậm chí có thể gây viêm phổi nặng. Khi viêm phổi, phổi của bé bị xơ hóa, tái cấu trúc khiến niêm mạc đường thở gia tăng khả năng nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ đó tái đi tái lại nhiều lần.
  • Suy hô hấp: Một biến chứng thường gặp ở những bé viêm phế quản thở khò khè lâu ngày là thở gấp, tím tái toàn thân, rút lõm lồng ngực, thiếu oxy, cảm giác như vừa lao động nặng. Khi bé gặp phải tình trạng này, mẹ cần nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Khi bé bị viêm phế quản gây viêm phổi nặng, vi khuẩn gây viêm phổi có thể xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng. Với trường hợp này, ngay khi bé có các triệu chứng như tim đập nhanh, sốt, ớn lạnh, rùng mạnh, thở nhanh, nôn ói, đau dạ dày, tiêu chảy… mẹ cần nhanh chóng đưa con đi cấp cứu ngay. 

Nhận biết bé bị viêm phế quản thở khò khè

Viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản phổi là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do trẻ còn quá nhỏ nên các biểu hiện bệnh thường khó nhận biết. Mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu đầu tiên ở con như chán ăn, bú ít hoặc bỏ bú, nôn ói, trớ thường xuyên, khóc vì khó thở, đau tức ngực… Ngoài ra, những dấu hiệu đặc trưng của bệnh là ho nhiều và khó thở do đường thở bị viêm, dịch nhầy tiết ra nhiều, ho có kèm theo sốt, cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2. Các giai đoạn của bệnh có thể kể đến như:

  • Giai đoạn khởi phát: Bắt đầu với các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như sốt nhẹ, sổ mũi, hắt hơi, ho khan
  • Giai đoạn phát bệnh: Sốt cao, thở khò khè, khó thở, thở bằng miệng, da xanh xao, tím tái, có biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ
  • Giai đoạn nguy hiểm: Sốt trên 39 độ, người mệt mỏi, da và môi khô, chân tay yếu mềm, khó thở, bỏ ăn, chảy mồ hôi, ho nhiều giống ho lao hay ho gà, thở khò khè, lồng ngực hoạt động mạnh, nôn, tiêu chảy, ngón tay ngón chân tím tái, mạch yếu, tim đập nhanh… 

Cách xử lý khi bé bị viêm phế quản thở khò khè

Viêm phế quản ở trẻ là căn bệnh thường gặp, trẻ có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần:

1. Chăm sóc tại nhà

Ngay khi con có các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, cha mẹ cần chăm sóc con bằng cách: 

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng, mẹ nên cho con bú càng nhiều càng tốt
  • Giữ ấm cho trẻ và cho trẻ uống nước ấm với trẻ lớn hơn
  • Vệ sinh mũi cho con bằng nước mũi sinh lý dạng nhỏ mũi dành riêng cho bé
  • Nến bé sốt nhẹ, cha mẹ nên hạ sốt bằng cách lau mát toàn thân với nước ấm cho bé. Trường hợp bé sốt trên 38.5 thì có thể cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho bé, vì đa số các trường hợp viêm phế quản do virus gây ra, kháng sinh hầu như không có tác dụng, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. 
Nếu bé sốt trên 38.5 độ, có thể cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng không nên lạm dụng
Nếu bé sốt trên 38.5 độ, có thể cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng không nên lạm dụng

2. Theo dõi nhịp thở của bé

Theo dõi nhịp thở của trẻ sơ sinh là một trong những phương pháp giúp mẹ nhanh chóng phát hiện các bất thường của con để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi trở có các dấu hiệu như cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, đầu gật gù theo nhịp thở, bỏ bú, tím tái, thở rên… cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị vì trẻ đang có nguy cơ bị suy hô hấp. 

Mẹ có thể đếm nhịp thở khi bé ngủ hoặc nằm yên bằng cách vén áo trẻ lên để nhìn rõ phần ngực và bụng. Sau đó nhìn vào ngực hoặc bụng trẻ để đếm nhịp thở trong 1 phút, cứ mỗi lần hít vào thở ra là một nhịp. Mẹ đếm khoảng 3 lần để chắc chắn hơn. Nhịp thở của trẻ được coi là nhanh khi:

  • Dưới 2 tháng: nhịp thở trên 60 lần 1 phút
  • Từ 2 – 12 tháng: nhịp thở trên 50 lần 1 phút
  • Trẻ 1 – 5 tuổi: nhịp thở trên 40 lần 1 phút.

Trẻ thở khò khè là tiếng thở phát ra ở thì thở ra, do tắc nghẽn ở đường hô hấp dưới, cần phân biệt với tiếng trẻ thở khụt khịt khi bị tắc mũi do ứ đọng đờm ở mũi họng. Khi trẻ bị viêm phế quản thở khò khè, nhịp thở nhanh thì mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. 

3. Thăm khám bác sĩ

Nếu bé rơi vào một trong số những trường hợp dưới đây, mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế:

  • Sốt trên 39 độ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, có dấu hiệu co giật
  • Trẻ ho nhiều, ho đỏ bừng mặt, ho kéo dài không ngừng; ngủ li bì, bỏ bú, bú ít, khó đánh thức
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, đây là triệu chứng nặng ở lứa tuổi này
  • Trẻ khó thở, khò khè trong thời gian dài, trên 4 tuần. 

Lời khuyên khi bé bị viêm phế quản thở khò khè

Khi bé bị viêm phế quản thở khò khè, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nếu thời tiết hanh khô, thiếu ẩm, mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm, đèn xông tinh dầu để tạo độ ẩm không khí giúp hạn chế tình trạng khó thở, thở khò khè ở bé
  • Có thể cân nhắc việc dùng các dụng cụ hút mũi chuyên dụng trong trường hợp bé có nhiều chất nhầy ở mũi miệng khiến bé không thể thở được. Tuy nhiên cần thực hiện nhẹ nhàng, khử trùng cẩn thận sau mỗi lần sử dụng
  • Mẹ có thể cho con ngâm chân với nước gừng ấm, xông hơi bằng tinh dầu tràm trà để làm loãng chất nhầy đường hô hấp, giúp chống viêm, giảm đau, giảm tình trạng thở khò khè ở bé
  • Với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể cho con dùng mật ong, các thảo dược như dứa, gừng, cam thảo và uống nhiều nước ấm để giảm viêm, chống ho, tống xuất đờm và chất nhầy dễ dàng hơn.
  • Cho con ăn súp cà chua, tăng cường ăn nhiều tôm, cá, chất béo lành mạnh, rau xanh… tránh nước ngọt có gas, thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhiều chất xơ để hỗ trợ điều trị.

Phòng ngừa viêm phế quản thở khò khè ở trẻ

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp có thể lây từ người này sang người khác hoặc lây thông qua các vật dụng cá nhân. Do đó, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa cho con bằng các biện pháp như:

  • Tiêm vắc-xin phòng cúm, phế cầu cho bé để giúp tạo hàng rào miễn dịch, tăng khả năng đề kháng, giúp cơ thể bé chống chọi tốt hơn với các tác nhân gây bệnh
Tiêm vắc-xin cúm, phế cầu sẽ giúp bé phòng ngừa viêm phế quản tốt hơn
Tiêm vắc-xin cúm, phế cầu sẽ giúp bé phòng ngừa viêm phế quản tốt hơn
  • Giữ ấm cho bé, luôn vệ sinh lau chùi nhà cửa, thay chăn nệm sạch sẽ để giữ cho môi trường sống luôn sạch
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như lông chó mèo, mạt bụi nhà, phấn hoa, khói thuốc lá…
  • Nếu có thể, mẹ nên chủ động chăm sóc sức khỏe ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ để giúp bé nâng cao sức đề kháng, trình tình trạng sinh non, sức khỏe bị ảnh hưởng do chế độ dinh dưỡng của mẹ
  • Cố gắng cho con bú bằng sữa ít mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu và chỉ nên cai sữa ít nhất khi bé đủ 18 tháng tuổi
  • Chủ động cách ly bé với người đang mắc bệnh về đường hô hấp. giữ ấm cho bé, bảo vệ trẻ trước những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, cũng không nên bao bọc trẻ quá cẩn thận, hãy để trẻ học thích nghi và “được ốm”. 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng viêm phế quản thở khò khè ở trẻ và cách xử lý an toàn. Viêm phế quản là bệnh có thể tự khỏi nếu được điều trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận. Thế nhưng, nếu trẻ còn quá bé, đặc biệt là dưới 3 tháng tuổi mẹ nên nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ khi bé thở khò khè, thở nhanh để có biện pháp xử lý phù hợp.

Cùng chuyên mục

chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh

6 cách chữa viêm phế quản tại nhà không dùng kháng sinh

Viêm phế quản nếu có liên quan tới vi khuẩn thì việc dùng kháng sinh là vô cùng cần thiết để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh....

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản và lưu ý khi sử dụng

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản và lưu ý khi sử dụng

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản thường được bác sĩ chỉ định với những trường hợp các triệu chứng bệnh lý khởi phát do vi khuẩn xâm nhập...

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian dễ kiếm

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian dễ kiếm

Hiện nay, chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân cân nhắc áp dụng. Với thành phần thảo dược...

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở những em bé 6 tháng - 3 tuổi. Nếu không được phát hiện và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn