Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, cân nặng và chiều dài của trẻ khi còn trong bụng mẹ đóng vai trò quan trọng bởi đây có thể là nguyên nhân phát sinh một số bệnh lý. Việc áp dụng bảng cân nặng và chiều dài của thai nhi cũng được đánh giá cao.
Vì sao cần theo dõi cân nặng và chiều dài của thai nhi?
Sức khỏe của mẹ và thai nhi là yếu tố được những người thân đặc biệt quan tâm trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh những mẹ bầu tăng cân nhanh khó kiểm soát thì không ít trường hợp mẹ bầu chậm tăng cân và tăng cân ít. Do đó, tâm lý lo lắng của mẹ bầu về cân nặng và chiều dài của thai nhi là điều dễ hiểu. Rất nhiều người thắc mắc, liệu cân nặng của mẹ bầu có tác động đến sự phát triển của bé khi còn trong bụng mẹ hay không.
Theo các chuyên gia đầu ngành, cân nặng và chiều dài của thai nhi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện và cả trí não và thể chất. Do đó, việc các thai phụ quan tâm, theo dõi cân nặng, chiều dài của thai nhi theo tuần tuổi sẽ giúp nắm bắt được sự phát triển của con. Từ đó, điều chỉnh hợp lý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập hợp lý giúp bé đạt cân nặng và chiều dài theo tiêu chuẩn. Điều này còn giúp mẹ bầu đạt sức khỏe ổn định, hạn chế phát sinh các biến chứng không đáng có trong thời gian chuyển dạ và sinh nở.
Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO
Ở mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, cân nặng và chiều dài của thai nhi sẽ được đo bằng những công thức khác nhau. Mục đích để xác định chính xác các chỉ số cân nặng, chiều dài của bé. Các chuyên gia đầu ngành đã chia thành 3 giai đoạn tương ứng với 3 công thức đo như sau:
- Đo chiều dài từ đầu đến mông: Tại thời điểm này, thai nhi chưa được 20 tuần tuổi nên thường nằm cuộn tròn lại trong bụng mẹ. Do đó, chỉ số chiều dài sẽ được đo từ đầu đến mông thai nhi.
- Đến khi thai nhi bước sang tuần thứ 20, lúc này cơ thể bé không cuộn tròn như trước. Lúc này, kích thước và cân nặng của thai nhi sẽ thay đổi, cân nặng cũng sẽ có xu hướng tăng lên so với trước đó. Khi đó, chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến gót chân.
- Sang tuần 30 của thai kỳ, vào thời gian này kích thước và cân nặng của thai nhi sẽ phát triển nhanh hơn trước. Các chỉ số về chiều dài, cân nặng đều tăng nhanh chóng nhằm chuẩn bị cho thời điểm ra đời.
Những chỉ số về cân nặng và chiều cao của thai nhi chỉ có tính chất tham khảo, không nằm trong khuôn khổ bắt buộc áp dụng cho mỗi thai nhi. Do đó, mẹ cầu cũng không cần xem bảng cân nặng, chiều cao của thai nhi làm mục tiêu đạt được. Trên thực tế, những chỉ số này còn phục thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều dài của thai nhi
Các nghiên cứu cũng cho thấy, bảng cân nặng và chiều dài của thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai
Quá trình phát triển của thai nhi thông qua việc hấp thu các dưỡng chất từ cơ thể của mẹ. Do đó, việc dung nạp các thực phẩm của mẹ bầu đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng và chiều dài của thai nhi. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh là một trong những cách hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi tốt nhất.
Ngược lại, nếu mẹ bầu ăn uống không lành mạnh, thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Điều này sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, các chỉ số cân nặng và chiều dài thấp, khi ra đời dễ mắc phải các bệnh lý khác. Ngoài ra, các mẹ bầu cần chú ý đến những ngày tam cá nguyệt I. Bởi đây được xem là giai đoạn quan trọng giúp bé phát triển toàn diện một cách tốt nhất.
Giới tính của thai nhi
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu thì giới tính của thai nhi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cân nặng và chiều dài của bé khi còn trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia đầu ngành, cân nặng và chiều dài của bé gái và bé trai thường có sự chênh lệch nhất định. Thông thường, bé trai sẽ có cân nặng cao hơn bé gái, điều này cũng được kiểm chứng khi các bé chào đời.
Tình trạng sức khỏe của thai phụ
Với những trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường hay tình trạng thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Lúc này, thai nhi thường sẽ có chỉ số cân nặng hơn so với những thai nhi có mẹ không mắc bệnh. Để bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ, hạn chế tình trạng béo phì từ khi ra đời. Mẹ bầu nên hạn chế dung nạp những thực phẩm, món ăn chứa nhiều đường, chất béo, dầu mỡ,…
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp thai nhi thiếu cân nặng và chiều dài hoặc mắc phải một số bệnh lý khi mẹ bầu căng thẳng, bị nghén, lo âu, cao huyết áp hoặc tiêu thụ các thức ăn, đồ uống chứa các chất kích thích. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, đồng thời tránh sử dụng các chất kích thích để bảo vệ thai nhi phát triển tốt nhất.
Khoảng thời gian mang thai
Đây được xem là yếu tố quan trọng, bởi những trẻ sinh đủ tháng, đủ ngày sẽ có sức đề kháng tốt hơn, cân nặng và chiều dài chuẩn hơn so với những bé sinh non, thiếu cân và chiều dài. Ngoài ra, những trẻ sinh non có thể đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như suy hô hấp, ngạt thở, hạ thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa (rối loạn canxi, điện giải, nước, hạ đường máu,…), xuất huyết, nhiễm trùng, vàng da, tan máu, viêm ruột hoại tử,… Do đó, việc đảm cho thai nhu được đủ tháng, đủ ngày chào đời đóng vai trò quan trọng.
Thể chất của ba và mẹ
Trẻ em được sinh ra sẽ mang yếu tố di truyền của ba và mẹ, nếu cả ba và mẹ sở hữu vóc dáng cao, chỉ số cân nặng phù hợp, thể trạng tốt thì trẻ ra đời cũng sẽ giống như vậy. Trường hợp ba mẹ nhẹ cân và thấp thì trẻ cũng sẽ có chiều cao và chỉ số cân nặng tương tự.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhưng không phải quyết định hoàn toàn về cân nặng và chiều cao của trẻ. Bởi sau khi ra đời, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ.
Các trường hợp cân nặng và chiều dài của thai nhi
Không phải tất cả thai nhi đều đạt chỉ số cân nặng và chiều dài tương ứng với chỉ số tiêu chuẩn. Vậy với những trường hợp trẻ khi còn trong bụng mẹ thiếu cân hoặc tăng cân quá mức thì nên làm thế nào?
Trường hợp bé bị nhẹ cân
Tình trạng thai nhi nhẹ cân được hiểu là bé bị suy dinh dưỡng hay còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai. Suy dinh dưỡng sẽ khiến phôi thai có kích thước nhỏ hơn so với tuổi thai bình thường. Lúc này những cơ quan khác như gan, cơ, xương,… sẽ có xu hướng chậm phát triển. Đến khi bé được sinh ra sẽ bị thiếu cân và không đạt chỉ số chiều dài.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân:
- Mẹ bầu không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn uống hành ngày, điều này khiến bánh nhau có kích thước nhỏ hơn bình thường. Từ đó, lượng máu lưu thông đến nhau thai sẽ có xu hướng giảm, nguồn dinh dưỡng, hormone cung cấp cho bé bị thiếu hụt. Lúc này sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu cân ở thai nhi. Mẹ bầu có thể tiêu thụ nhiều thực phẩm nhưng không đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của bé trong bụng mẹ.
- Mẹ bầu có biểu hiện ốm nghén, áp lực, lo âu, căng thẳng, cao huyết áp hoặc sử dụng các chất kích thích. Những yếu tố này cũng sẽ tác động đến quá trình phát triển cân nặng và chiều dài của trẻ.
- Trường hợp mang thai khi chưa đủ 18 tuổi
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường xuyên làm việc nặng nhọc, hoạt động mạnh, thời gian nghỉ ngơi không hợp lý
- Mẹ bầu mắc các bệnh lý trong thời gian mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu chất, suy dinh dưỡng
- Chỉ số cân nặng và chiều dài tối thiểu khi mang thai không đáp ứng
Theo một số nghiên cứu cho thấy, những trẻ bị thiếu cân khi sinh ra có thể mắc phải các vấn đề về sức khỏe như đa hồng cầu, hạ đường huyết, viêm phổi sau sinh, ngạt thở. Những vấn đề này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Bên cạnh đó, những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai khi ra đời thường có chỉ số phổi hợp – vận động, chỉ số IQ không cao như những đứa trẻ bình thường. Để tránh tình trạng thai nhi nhẹ cân, không đủ chỉ số chiều dài, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.
Trường hợp bé bị thừa cân
Tình trạng thừa cân điển hình bởi chỉ số cân nặng và chiều dài của trẻ cao hơn so với mức tiêu chuẩn. Với một đứa trẻ có chỉ số cân nặng trung bình từ 3 – 3.2kg, tuy nhiên theo tiêu chuẩn của WHO trẻ sẽ có chỉ số cân nặng từ 2,5 – 3kg. Chỉ số này thể hiện, thai nhi có cân nặng phù hợp, trường hợp trẻ khi ra đời có cân nặng trên 4kg thuộc trường hợp thừa cân quá mức.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân ở thai nhi:
- Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, các triệu chứng của bệnh lý có thể làm tăng insulin huyết ở thai nhi. Từ đó tạo ra lớp mỡ, tăng lượng tích lũy protein và glycogen. Đó là nguyên nhân dẫn đến kích thước của thai nhi lớn hơn so với những thai nhi bình thường.
- Trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu tiêu thụ các thực phẩm, món ăn chứa hàm lượng chất béo, đường cao.
- Bên cạnh đó, cân nặng và chiều dài của trẻ cũng có thể bị tác động bởi trọng lượng cơ thể người mẹ. Nếu mẹ bị béo phì, thừa cân và tăng nhanh thì trẻ sẽ có xu hướng phát triển nhanh chóng.
- Yếu tố di truyền. Với những trẻ có ba mẹ có vóc dáng cao to thì cũng sẽ thừa hưởng tính trạng đó từ ba mẹ.
Tình trạng thừa cân ở thai nhi có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như của bé như:
- Trường hợp trẻ bị thừa cân, tăng kích thước, lúc này cổ tử cung cũng sẽ có xu hướng dãn ra để có thể chứa đủ bé. Bởi tử cung lớn hơn nên sẽ gây chèn ép lên tĩnh mạch vùng chậu, cơ hoành khiến mẹ bầu thường xuyên khó thở, mệt mỏi, phù chân.
- Vào thời điểm sinh nở, thai phụ sẽ gặp khó khăn trong việc đưa thai nhi ra ngoài. Do đó, những trường hợp thai nhi thừa cân sẽ được bác sĩ cân nhắc chuyển sang sinh mổ.
- Những thai nhi bị thừa cân khi ra đời có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như hạ canxi huyết, hạ đường huyết, phản ứng chậm, ngừng thở từng cơn, tiếng khóc yếu,…
Dù ở thể trạng nào, thai nhi cũng có nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm khi còn trong bụng mẹ đến khi chào đời. Để tránh tình trạng thai nhi thừa cân hay thiếu cân, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Kết hợp sinh hoạt điều độ, hợp lý.
Mẹ nên làm gì để thai nhi được khỏe mạnh
Để đảm bảo chỉ số cân nặng và chiều dài của thai nhi phát triển tốt nhất, đồng thời hỗ trợ phát triển về cả trí tuệ. Ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Việc kiểm soát những thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu vừa đảm bảo được chế độ dinh dưỡng lại điều chỉnh được chỉ số cân nặng, chiều dài của thai nhi.
- Chăm sóc y tế định kỳ trong thời gian mang thai: Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ bầu nắm rõ được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Từ đó, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.
- Sinh hoạt, làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc trên cao, tránh ngồi quá lâu hoặc nằm quá lâu, không tiếp xúc với khói thuốc lá,…
- Tạo tâm lý thoải mái khi mang thai: Theo các chuyên gia, thai nhi sẽ bị tác động nếu tâm lý mẹ không được thoải mái, thường xuyên lo âu, căng thẳng, cáu gắt,… Do đó, khi mẹ bầu tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái sẽ bổ sung những hormone hạnh phúc, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trên đây là những thông tin về bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO và một số lưu ý trong quá trình mang thai giúp duy trì các chỉ số cân nặng, chiều dài cho trẻ. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng cần chăm sóc, quan tâm bản thân nhiều hơn nhằm đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện và tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!