Rối loạn tiền đình ở nam giới: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Khám và chữa rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào tốt nhất?

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Các thực phẩm tốt nhất

7 Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Rối loạn tiền đình ốc tai là gì? Triệu chứng, cách chữa

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Các thuốc điều trị rối loạn tiền đình và lưu ý khi sử dụng

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình – Cách an toàn đẩy lùi bệnh

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình là cách cải thiện bệnh khá đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Phương pháp này sử dụng ngón tay, bàn tay tạo ra tác động vật lý nhằm giải tỏa căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn máu, giãn cơ và tăng dẫn truyền thần kinh. Nếu áp dụng thường xuyên, các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình là biện pháp cải thiện bệnh an toàn, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà

Rối loạn tiền đình là tình trạng tiền đình – cơ quan phía sau ốc tai bị rối loạn dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, rung giật nhãn cầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, khó ngủ,… Chứng bệnh này thường ảnh hưởng đến nữ giới trung niên và cao tuổi nhưng những năm gần đây gặp khá nhiều ở người trẻ tuổi.

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gia tăng tai nạn, té ngã và chấn thương do khả năng giữ thăng bằng kém. Chính vì vậy, thăm khám – điều trị sớm là cách duy nhất để kiểm soát chứng bệnh này và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tìm hiểu tác dụng của bấm huyệt đối với bệnh rối loạn tiền đình

Bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để giảm nhẹ triệu chứng và tránh tình trạng lạm dụng thuốc quá mức. Trong đó, xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình là biện pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng nhờ có cách thực hiện đơn giản nhưng mang lại cải thiện khá rõ rệt.

Bấm huyệt là liệu pháp từ y học cổ truyền với khả năng cải thiện và hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Liệu pháp này dùng ngón tay hoặc bàn tay ấn vào các huyệt vị với lực phù hợp nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu và kích thích dẫn truyền thần kinh.

Các huyệt vị được ứng dụng trong bấm huyệt sẽ được điều chỉnh tùy theo bệnh lý. Mỗi huyệt vị sẽ tương ứng với những cơ quan khác nhau. Do đó, bấm huyệt còn thúc đẩy nuôi dưỡng cơ quan bị tổn thương và cải thiện tình trạng tế bào bị thoái hóa. Ngoài ra khi tác động lên các huyệt vị, não bộ sẽ tăng sản sinh hormone endorphin có tác dụng thư giãn, giải tỏa căng thẳng, lo âu và giảm tình trạng đau mỏi vùng vai gáy, nhức đầu.

Bấm huyệt là liệu pháp an toàn, dễ thực hiện và phù hợp với hầu hết bệnh nhân. Nếu áp dụng thường xuyên, phương pháp này mang đến những cải thiện rõ rệt. Bệnh nhân có thể nhận thấy tình trạng đau đầu, hoa mắt, mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn thuyên giảm chỉ sau vài ngày áp dụng.

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình

Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp khá đơn giản, chỉ sử dụng lực từ bàn tay và ngón tay, hoàn toàn không sử dụng thuốc. Để cải thiện chứng rối loạn tiền đình, bệnh nhân có thể xoa bóp bấm huyệt theo hướng dẫn sau:

1. Xoa bóp cải thiện rối loạn tiền đình

Xoa bóp sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau tác động lên phần mô mềm nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giãn cơ, tăng trao đổi chất tại chỗ và giảm đau nhức. So với bấm huyệt, xoa bóp dễ thực hiện hơn do không phải xác định huyệt vị. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp xoa bóp + bấm huyệt để tăng hiệu quả.

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Xoa bóp vùng đầu giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiền đình

Với chứng rối loạn tiền đình, đau đầu, hay mất ngủ và trí nhớ kém, bệnh nhân có thể xoa bóp như sau:

  • Chải đầu: Dùng hai bàn tay đan vào tóc, các đầu ngón chạm vào da đầu và ấn một lực vừa phải. Dùng tay như lược chải đầu theo hướng thẳng, sau đó chải ngang. Khi chải, cần ấn xuống da đầu và kéo nhẹ chân tóc để tăng tuần hoàn máu.
  • Day ấn chân tóc: Dùng hai tay ôm lấy đầu, sử dụng mặt ngón tay ấn theo hình lò xo ở chân tóc gần huyệt Thái dương. Day ấn khoảng vài phút để thúc đẩy tuần hoàn máu và thư giãn. Sau đó, tìm các điểm đau trên đầu day ấn nhẹ để kích thích tuần hoàn máu. Khi ấn vào những điểm này sẽ có cảm giác đau nhưng sau khi ấn cảm thấy thoải mái và giảm nhức đầu rõ rệt. Nên day ấn 2 – 3 phút mỗi huyệt.
  • Vỗ đầu: Áp hai lòng bàn tay vào nhau và dùng mô ngón tay vỗ nhẹ vào đầu. Di chuyển tay liên tục, tránh vỗ liên tục vào 1 vị trí. Kỹ thuật vỗ tác động sâu hơn đến vùng da đầu giúp tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và lo âu rõ rệt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng kỹ thuật này để cải thiện tình trạng thiếu máu não.
  • Bóp đầu: Dùng hai bàn tay ôm lấy phần đầu, dồn lực về đầu các ngón tay và tiến hành bóp nhịp nhàng. Di chuyển bàn tay khắp vùng đầu để tăng tuần hoàn máu và thư giãn đầu óc. Kỹ thuật này không dùng quá nhiều lực nên mang lại sự thoải mái và thư thái khi thực hiện.

Xoa bóp giảm rối loạn tiền đình chủ yếu sử dụng các kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân thực hiện tại nhà. Nên áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và tăng cường chức năng não bộ.

2. Bấm huyệt trị rối loạn tiền đình

Bấm huyệt sử dụng lực từ ngón tay tác động lên huyệt vị tương ứng với cơ quan tổn thương. So với xoa bóp, bấm huyệt tạo ra lực sâu nên mang lại cải thiện rõ rệt hơn. Nếu tự thực hiện tại nhà, bệnh nhân cần cắt ngắn móng tay (đặc biệt là ngón cái và ngón trỏ vì đây là 2 ngón tay có lực mạnh được dùng để ấn vào các huyệt vị).

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Bách hội, Phong trì và Giác tôn là các huyệt vị được ứng dụng để cải thiện chứng rối loạn tiền đình

– Huyệt Bách hội:

Day ấn huyệt Bách hội có thể giúp tinh thần phấn chấn và tăng cường trí nhớ. Do đó, bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có thể bấm huyệt vị này để cải thiện các triệu chứng như giảm trí nhớ, đau đầu, khả năng tập trung kém, mệt mỏi, uể oải,… Huyệt Bách hội nằm ở chính giữa đỉnh đầu nên có thể chữa các chứng bệnh về đầu và thần kinh hiệu quả.

Nghiên cứu từ y học hiện đại cho thấy, ấn huyệt Bách hội giúp tăng độ đàn hồi của thành mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường trí nhớ. Ngoài rối loạn tiền đình, bệnh nhân cũng có thể ấn huyệt vị này để điều trị các vấn đề về trí nhớ, Alzheimer và Parkinson.

– Huyệt Phong phủ:

Huyệt Phong phủ nằm ở chính giữa gáy trên chân tóc gáy 1 thốn. Theo y học cổ truyền, huyệt vị này có tác dụng thanh thần chí, tiết khí hỏa, lợi các cơ quan và khu phong tà. Huyệt nằm ở vùng đầu nên được ứng dụng để chữa trị các chứng bệnh gây đau đầu, nghẹt mũi, ù tai, trí nhớ giảm, gáy đau mỏi,…

Khi ấn huyệt Phong phủ, cần dùng lực vừa phải, tránh ấn quá mạnh gây tổn thương mô da. Ngoài ra khi bị trúng phong, bệnh nhân cũng có thể day ấn huyệt vị này để giảm nhanh triệu chứng.

– Huyệt Giác tôn:

Huyệt Giác tôn nằm ở phần đầu phía trên đỉnh vành tai. Huyệt nằm ở chân tóc, vị trí có cơ cử động khi ăn nhai, bên dưới là huyệt cơ thái dương và cơ tai trên. Huyệt Giác tôn có tác dụng hoạt lạc, sơ phong, minh mục và thanh đầu, chuyên chủ trị các chứng về tai, mắt và đầu.

Ấn vào huyệt Giác tôn giúp cải thiện các triệu chứng như ù tai, choáng váng, đau đầu rõ rệt. Đặc biệt, huyệt vị này rất thích hợp với những người bị rối loạn tiền đình liên quan đến các bệnh lý về tai.

– Huyệt Tam âm giao:

Tam âm giao là huyệt vị được sử dụng rất nhiều trong kỹ thuật bấm huyệt và châm cứu. Huyệt vị này có tác dụng ổn định thần kinh và dưỡng âm nên rất thích hợp với bệnh nhân bị thiếu máu não, rối loạn tiền đình,…

Huyệt Tam âm giao nằm ở chỗ lõm sau bờ xương chày phía trên 6.5cm trên đỉnh mắt cá chân. Ngay cả khi không mắc hội chứng rối loạn tiền đình, day ấn huyệt vị này mỗi ngày cũng góp phần cải thiện trí nhớ và giảm căng thẳng, lo âu do áp lực từ công việc.

– Huyệt Thiên trụ:

Huyệt Thiên trụ cũng là một trong những vị trí huyệt có tác dụng cải thiện rối loạn tiền đình. Huyệt nằm ở vùng gáy, ngang với huyệt Á môn đo ra khoảng 1.3 thốn. Huyệt có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm đau, thanh nhiệt, trừ phong,…

Khi bấm huyệt Thiên trụ, cần thực hiện đồng thời cả hai tay để đạt kết quả tốt nhất. Ấn huyệt vị này còn giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy, nhức đầu, mất ngủ và vẹo cổ. Đối với bệnh nhân rối loạn tiền đình, day ấn huyệt Thiên trụ giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và cải thiện chức năng của não bộ đáng kể.

– Huyệt Thượng tinh:

Huyệt Thượng tinh còn được biết đến với tên gọi huyệt Tư Đường, Thần Đường, Qủy Đường và Minh Đường. Huyệt nằm ở trên vùng chân tóc gần trán. Đo từ điểm giữa chân tóc ở trán lên 1 thốn chính là vị trí của huyệt Thượng tinh. Theo y học cổ truyền, huyệt vị này có tác dụng khai khiếu, thông tụ, thanh can và minh mục.

Y học hiện đại đã công nhận huyệt Thượng tinh có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện chức năng của não bộ, tăng cường dẫn truyền thần kinh, giảm hoa mắt và chóng mặt. Do đó, bệnh nhân nên ấn huyệt vị này khoảng 2 – 3 lần/ ngày để giảm nhẹ các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.

– Các huyệt vị khác:

Ngoài những huyệt vị trên, bạn cũng có thể ấn một số huyệt vị khác như:

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Ấn huyệt Thái dương có thể giảm tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khả năng tập trung kém,…
  • Nội quan: Đây là một trong những huyệt quan trọng trong y học cổ truyền. Huyệt có tác dụng ích tâm an thần, khoan hung lý khí, hòa vị giáng nghịch và trấn tĩnh chỉ thống. Để giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình, bệnh nhân nên bấm huyệt trong 2 phút với lực tương đối mạnh. Huyệt nằm ở giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay nhỏ ở phía trước cẳng tay. Mỗi ngày nên bấm 2 lần (sáng – tối) để đạt kết quả tốt nhất.
  • Thái dương: Huyệt Thái dương thường được sử dụng để giảm đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ và kém tập trung. Huyệt nằm ở đuôi chân mày đo ngang ra 1 tấc. Dùng 2 ngón cái hoặc ngón trỏ day đồng thời 2 huyệt Thái dương có thể giảm các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.
  • Phong trì: Huyệt Phong trì không chỉ được sử dụng trong liệu pháp bấm huyệt, châm cứu theo y học cổ truyền mà còn được y học hiện đại ứng dụng trong điện châm, thủy châm và cấy chỉ. Nghiên cứu cho thấy, tác động vào huyệt vị này giúp tăng tuần hoàn não, cải thiện tình trạng ù tai, giảm thị lực và các triệu chứng khác do rối loạn tiền đình gây ra. Huyệt Phong trì nằm ở chỗ hõm phía sau mang tai. Khi bấm, nên dùng hai ngón trỏ ấn đồng thời 2 huyệt để mang lại hiệu quả rõ rệt.
  • Hợp cốc: Huyệt Hợp cốc nằm ở bờ ngoài, chính giữa xương của ngón trỏ. Theo y học cổ truyền, tác động vào huyệt vị này có tác dụng phát biểu, khu phong, thanh tiết phế khí, trấn thống. Khi ấn, nên dùng ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt đến khi có cảm giác ê tức. Bấm huyệt Hợp cốc có thể cải thiện tình trạng đau nhức mắt, nhức đầu, mệt mỏi do rối loạn tiền đình gây ra.
  • Thái xung: Huyệt Thái xung nằm phía sau khe hở giữa ngón chân trỏ và chân cái đo lên khoảng 1.5 thốn. Huyệt nằm ở chỗ lõm được tạo thành từ 2 đầu xương ngón chân trỏ và chân cái. Huyệt Thái xung có tác dụng lý huyết, thanh can hỏa, sơ tiết thấp nhiệt ở hạ tiêu, tức can dương và bình can. Ấn huyệt vị này mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng chóng mặt và đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra.

Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình

Bấm huyệt là liệu pháp điều trị an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà. Phương pháp này không sử dụng thuốc nên có thể áp dụng lâu dài và phù hợp với hầu hết bệnh nhân.

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Ngoài các biện pháp điều trị, bệnh nhân cần ăn uống hợp lý để bồi bổ sức khỏe và cải thiện tình trạng suy nhược

Tuy nhiên trước khi bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bấm huyệt là phương pháp tận dụng lực từ ngón tay và bàn tay nên khá an toàn, thích hợp với hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định với người đang có khối u, bị rối loạn đông máu, sốt cao, đang mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính và đang có các vấn đề da liễu ở vùng đầu mặt.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị cao huyết áp và mắc các vấn đề tim mạch cũng có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng tại nhà.
  • Trước khi bấm huyệt, cần tắm rửa sạch sẽ và cắt ngắn móng tay để tránh trầy xước và bầm tím da.
  • Bấm huyệt có thể cải thiện nhiều triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra. Tuy nhiên để đạt kết quả tốt, bệnh nhân nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày hoặc ít nhất 1 lần/ ngày.
  • Nếu tình trạng không có cải thiện rõ rệt, có thể đến phòng khám để được châm cứu. So với bấm huyệt, châm cứu mang lại hiệu quả rõ rệt hơn vì tác động sâu đến huyệt vị có mối tương quan với cơ quan bị tổn thương.
  • Ngoài xoa bóp bấm huyệt, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà để cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, choáng váng, nhức mắt, mất ngủ, khó ngủ,… Bên cạnh đó, nên giảm căng thẳng, điều chỉnh tư thế sinh hoạt phù hợp và ăn uống hợp lý để cải thiện bệnh.

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình là liệu pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Liệu pháp này chỉ sử dụng lực từ bàn tay nên khá an toàn và dễ thực hiện. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân có thể áp dụng xoa bóp bấm huyệt ngay tại nhà để cải thiện các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.

Cùng chuyên mục

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình – Lời khuyên từ chuyên gia

Theo thống kê mới nhất cho biết, tỷ lệ người mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng và mọi đối tượng đều có khả...

Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? Nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ngoại biên là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và không phân biệt giới tính. Khi khởi phát, cơ...

Rối loạn tiền đình khi mang thai

Rối loạn tiền đình khi mang thai và cách xử lý

Rối loạn tiền đình khi mang thai khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, dễ bị ngã, luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn,...

rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Rối loạn tiền đình hiện đang là tình trạng bệnh xảy ra rất phổ biến. Nếu không sớm chẩn đoán và điều trị thì bệnh có thể gây ra nhiều...

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp? là những quan tâm phổ biến của người bệnh và người thân, bạn bè xung quanh. Bởi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn