Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Chữa viêm đau khớp gối bằng thuốc nam với các thảo dược dễ kiếm

10+ bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hay

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

8 bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp công hiệu

Y học cổ truyền căn cứ vào nguyên nhân phát sinh và triệu chứng cụ thể để phân chia chứng đau nhức xương khớp thành nhiều thể bệnh khác nhau. Vì vậy, các bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp không chỉ cải thiện tình trạng đau mỏi, tê bì mà còn âm thầm thấm sâu và tác động mạnh mẽ đến căn nguyên bệnh lý. 

Quan niệm Đông y về tình trạng đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là vấn đề sức khỏe thường gặp ở những người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, những người phải thường xuyên lao động nặng nhọc hoặc mang vác đồ vật cồng kềnh. 

Nguyên nhân của chứng đau nhức xương khớp

Các tài liệu Đông y ghi nhận, các bệnh cơ – xương – khớp (chứng phong) bắt nguồn từ hai nguyên nhân điển hình là ngoại nhân và nội nhân.

Nguyên nhân của chứng đau nhức xương khớp
Các tài liệu Đông y ghi nhận, các bệnh cơ – xương – khớp (chứng phong) bắt nguồn từ hai nguyên nhân điển hình là ngoại nhân và nội nhân.

  • Ngoại nhân liên quan đến tình trạng nhiễm phải khí lục dâm (thường là phong hàn) hoặc bởi bệnh nhân sinh sống lâu ngày trong môi trường ẩm thấp, khiến hàn thấp xâm nhập vào thận.
  • Nội nhân xuất phát từ tình trạng thận âm hư, kéo theo can âm hư, khiến cơ thể không thể khống chế can dương, dẫn đến dương hư bốc hỏa thành phong (phong thấp, phong nhiệt, phong hàn).

Trong đó, phong hàn làm bệnh nhân đau khu trú tại một số khớp nhất định, thường là bàn tay, cổ tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân. Các cơn đau nhức thường trở nên dữ dội về đêm bởi hàn thuộc âm, buổi tối cũng thuộc âm, khi hai yếu tố âm gặp nhau, bệnh tình sẽ tăng lên đáng kể. Lâu ngày, bệnh này sinh chứng thoái hóa xương khớp, thậm chí biến dạng tay chân.

Phong thấp khiến người bệnh đau nhức từ hai khớp gối xuống bàn chân cả ngày lẫn đêm, hai chân sưng nặng và di chuyển khó khăn. Bệnh lý này do tỳ dương hư, dẫn đến hư hàn, tích hàn lâu ngày rồi sinh ra thấp.

Phong nhiệt gây sưng đỏ khớp. Cơn đau nhanh chóng lan rộng ra nhiều khớp khác nhau, đau nhiều vào ban ngày. Chứng bệnh này còn có tên gọi khác là phong thấp nhiệt, phong chạy, thấp tim và thường khá hiếm gặp. Tình trạng phong nhiệt xuất hiện phổ biến vào mùa hè, khi nắng gắt gặp mưa dầm, nhiệt bốc lên mạnh mẽ nên có thể rất dễ sinh bệnh.

Các thể đau nhức xương khớp

Y học cổ truyền quan niệm, tình trạng đau nhức xương khớp xuất hiện khi huyết ứ, dương hư, can thận hư hoặc hàn thấp, thấp nhiệt xâm nhập khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối và đau nhức chân tay. Các thầy thuốc Đông y phân loại chứng đau nhức xương khớp thành nhiều thể riêng biệt như: 

  • Huyết ứ là thể bệnh được hình thành bởi bệnh nhân thường xuyên lao động nặng nhọc hoặc mang vác đồ vật cồng kềnh sai cách, dẫn đến chấn thương, từ đó khí huyết ứ đọng theo thời gian. Thể bệnh này thường đi kèm biểu hiện sưng viêm và cảm giác đau nhức một bên cơ thể.
  • Dương hư xuất hiện khi hàn tà xâm nhập và gây tổn thương dương khí. Vấn đề này cũng thường xảy ra lúc chúng ta đau ốm lâu ngày, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể và đau nhức xương khớp. Khi mắc phải thể bệnh này, bạn thường đối mặt với triệu chứng uể oải, mệt mỏi, đại tiện lỏng, lạnh tay chân.
  • Can thận hư hình thành khi bệnh nhân buộc phải ngồi nhiều, đứng lâu hàng ngày. Bên cạnh đó, nhóm người cao tuổi, những người thường xuyên lao động nặng nhọc, sức khỏe suy yếu rất dễ gặp phải tình trạng này. Ngoài chứng đau nhức xương khớp, những bệnh can thận hư còn bị uể oải, mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể về lâu dài.
  • Hàn thấp xảy ra lúc nguồn khí lạnh bất ngờ xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp đột ngột. Thể bệnh này hình thành và phát triển mạnh mẽ nếu thời tiết chuyển lạnh, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.
  • Thấp nhiệt thường xuất hiện ở những người có thói quen uống nhiều rượu bia. Lúc này, cơ thể dễ bị nhiễm tà khí và dần dần suy nhược. Bệnh nhân sẽ bứt rứt khó chịu, bụng ngực đầy trướng, nước tiểu màu đỏ và đau nhức xương khớp (nhất là ở vùng thắt lưng).

Có nên áp dụng bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp?

Hiện nay, có nhiều quan điểm trái chiều về khả năng chữa bệnh đau nhức xương khớp của thuốc Đông y. Một số người cho rằng loại thuốc này không hiệu quả, chậm phát huy tác dụng và tiêu tốn nhiều thời gian, công sức của bệnh nhân.

Có nên áp dụng bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp?
Có nên áp dụng bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp?

Trên thực tế, nhiều người bệnh đã chuyển hướng điều trị từ Tây y sang Đông y vì nhận thấy những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Tây. Thật ra, phương pháp Đông y và Tây y đều sở hữu một số ưu – nhược điểm riêng. Do đó, bạn cần tìm hiểu thông tin cặn kẽ và tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để được hướng dẫn điều trị cụ thể, chính xác. 

Dưới đây là một số ưu điểm vượt trội của các bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp mà bạn nên cân nhắc:

  • Thuốc Đông y bao gồm nhiều loại thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, không chứa chất bảo quản. Vì vậy, nhóm thuốc này có khả năng tương thích rất cao với mọi đối tượng.
  • Các bài thuốc y học cổ truyền là sự kết hợp hài hòa của nhiều loại dược liệu quý giá. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ hỗ trợ nhau phát huy công dụng tối đa. 
  • Thầy thuốc có thể căn cứ vào thể trạng, cơ địa và mức độ bệnh lý để gia giảm thành phần, liều lượng phù hợp nhất với mỗi bệnh nhân.
  • Phương pháp này có thể tập trung điều trị căn nguyên tận gốc, mang đến kết quả lâu dài, ổn định và hạn chế rủi ro tái phát.
  • Nhiều bài thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn hoặc cô đặc, rất tiện lợi khi bảo quản và sử dụng.
  • Trên thực tế, thuốc Đông y có thể mang đến hiệu quả điều trị khả quan với mức chi phí tiết kiệm rõ rệt.

8 bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp công hiệu

Trong phương pháp Tây y, thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm cho mọi trường hợp đau nhức xương khớp (chỉ khác nhau về liều lượng). Do đó, cách chữa bệnh này chỉ tạm thời đầy lùi triệu chứng. 

Trong khi đó, y học cổ truyền lại phân chia tình trạng này đau nhức xương khớp thành nhiều thể bệnh riêng biệt để chữa trị lâu dài. Nguyên tắc điều trị này giúp phương pháp Đông y tác động trực tiếp đến căn nguyên bệnh lý, từ đó cải thiện các triệu chứng lâm sàng một cách hiệu quả.

8 bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp công hiệu
Các bài thuốc Đông y tác động trực tiếp đến căn nguyên bệnh lý, từ đó cải thiện các triệu chứng lâm sàng một cách hiệu quả.

Mời độc giả tham khảo một số bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp công hiệu dưới đây. Lưu ý, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Liều lượng và thành phần cần được gia giảm sao cho phù hợp với thể trạng, cơ địa cùng mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh. Bạn không nên tự ý tìm mua và áp dụng tại nhà nếu chưa được thầy thuốc thăm khám cẩn thận.

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp thể huyết ứ

Để tiêu tán huyết ứ, bài thuốc này kết hợp nhiều vị thuốc có công dụng chỉ thống (giảm đau), tán huyết và thông kinh hoạt lạc như: một dược, ngũ hương, nhục quế.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 8g nhục quế, 10g huyền hồ, 10g một dược, 10g nhũ hương, 10g đào nhân, 12g đương quy, 12g ngưu tất
  • Rửa sạch tất cả dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thành 2 phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm
  • Dùng 1 thang/ngày
  • Thực hiện liên tục 30 ngày

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp thể dương hư

Thể dương hư xuất hiện khi hàn tà xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương dương khí. Muốn xử lý thể bệnh này, bệnh nhân cần tuân thủ phép trị bổ thận ôn dương với mục đích cân bằng âm dương, đẩy lùi chứng lạnh tay chân, mỏi gối, đau lưng và rối loạn tiểu tiện.

Bài thuốc 1 

  • Chuẩn bị 8g sơn thù, 8g đương quy, 8g nhục quế, 8g thỏ ty tử, 8g phụ tử chế, 10g kỷ tử, 12g đỗ trọng, 12g lộc giác giao và 16g thục địa
  • Rửa sạch tất cả dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Uống khi còn ấm
  • Dùng 1 thang/ngày
  • Áp dụng đều đặn 30 – 45 ngày

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị 10g quy bản, 10g ba kích, 10g khiếm thực, 10g cao ban long, 12g long nhãn, 12g hoài sơn, 12g thục địa, 12g đỗ trọng, 12g hà thủ ô, 12g kim anh tử
  • Rửa sạch tất cả dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thành nhiều phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm
  • Dùng 2 thang/ngày
  • Thực hiện liên tục 30 – 45 ngày

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp thể hàn thấp

Bài thuốc này có thể khu phong và tán hàn bằng cách kết hợp nhiều loại thảo dược tính ấm với công dụng tán phong, trừ thấp như: can khương, trần bì, xuyên khung, tang ký sinh, thiên niên kiện… Bên cạnh đó, các lương ý còn bổ sung vào bài thuốc một số loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe như: xương truật, bạch linh, cam thảo, kê huyết đằng. 

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp thể thấp nhiệt
Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp thể hàn thấp (hình minh họa)

Người bệnh cần chuẩn bị: 4g cam thảo, 6g trần bì, 8g quế chi, 8g xương truật, 8g can khương, 8g thiên niên kiện, 12g bạch linh, 12g ý dĩ, 16g kê huyết trắng, 16g tang ký sinh, 16g xuyên khung cùng một lượng rượu rắn vừa đủ.

Cách 1

  • Rửa sạch tất cả dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thành nhiều phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm
  • Dùng 1 thang/ngày
  • Áp dụng đều đặn trong 30 ngày

Cách 2

  • Rửa sạch tất cả dược liệu
  • Cho toàn bộ vị thuốc cùng rượu rắn vào bình thủy tinh có nắp đậy
  • Bảo quản ở nơi khô thoáng trong vòng 3 – 5 ngày
  • Dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ
  • Thực hiện liên tục 30 ngày

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp thể thấp nhiệt

Chứng đau nhức xương khớp thể thấp nhiệt hình thành khi cơ thể bị ứ nhiệt. Lúc này, bệnh nhân sẽ thường xuyên mệt mỏi, bứt rứt, đau nhức xương khớp, nước tiểu vàng – nóng. Vì vậy, thể thấp nhiệt cần đến những vị thuốc có khả năng hóa thấp, thanh nhiệt như: thiên ma, ích mẫu, hoàng cầm, thạch huyết minh.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 12g hoàng cầm, 12g thiên ma, 12g chi tử, 16g câu đằng, 16g ích mẫu, 16g ngưu tất, 16g đỗ trọng, 20g bạch linh, 20g hà thủ ô, 20g thạch huyết minh, 20g tang ký sinh
  • Rửa sạch tất cả dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thành nhiều phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm
  • Dùng 1 thang/ngày
  • Áp dụng đều đặn trong 30 ngày

Lưu ý: Nếu bị đau nhức xương khớp kèm hiện tượng chán ăn, độc giả có thể bổ sung đảng sâm. Khi tiểu vàng, tiểu nóng, tiểu buốt, bạn hãy cho thêm bạch mao căn và xa tiền tử vào thang thuốc.

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp thể can thận hư

Đối với chứng đau nhức xương khớp thể can thận hư, các lương y sẽ làm mạnh gân cốt và tư bổ can thận bằng cách kết hợp sơn thù, tục đoạn, bạch thược, bạch linh… Đây đều là các loại dược liệu giúp cải thiện chức năng gan – thận, đồng thời củng cố sức khỏe xương khớp vô cùng hiệu nghiệm.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 8g sơn thù, 8g bạch thược, 8g thanh bì, 8g ngũ gia bì, 10g tục đoạn, 10g bạch linh, 10g ngưu tất, 10g đỗ trọng, 15g quy đầu và 20g thục địa
  • Rửa sạch tất cả dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thành nhiều phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm
  • Dùng 1 thang/ngày
  • Thực hiện liên tục cho đến khi triệu chứng thuyên giảm

Bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm khớp

Các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp nói chung có thể điều trị bằng hai bài thuốc sau:

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị 10g phòng kỷ, 10g cắt căn, 10g tri mẫu, 10g tần giao, 15g kê huyết đằng, 30g sinh ý mễ, 30g tang chi, 30g nhẫn đông đằng, 30g hy thiêm thảo và 30g hải đồng bi
  • Rửa sạch tất cả dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ với một lượng nước vừa đủ cho đến thuốc cạn lại còn 300ml
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thành 2 phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm
  • Dùng 1 thang/ngày
  • Áp dụng đều đặn 10 ngày

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị 3g xạ hương, 15g xuyên ô, 30g tam thất, 60g sinh hắc đậu, 60g sinh toàn yết và 90g địa long
  • Nghiền nhỏ toàn bộ dược liệu thành dạng bột mịn 
  • Sử dụng hồ gạo để vo tròn thành viên nhỏ cỡ hạt đậu xanh
  • Bảo quản thuốc trong lọ thủy tinh có nắp ở nơi thoáng mát, không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào
  • Uống 7 – 10 viên/lần cùng nước ấm
  • Dùng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều
  • Thực hiện liên tục 10 ngày
Bài thuốc Đông y trị đau nhức khớp gối
Bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm khớp (hình minh họa)

Bài thuốc Đông y trị đau nhức khớp gối

Hai bài thuốc này dành cho những người bị đau nhức khớp gối dữ dội về đêm, da lạnh, tay chân lạnh.

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị 10g quế chi, 10g thiên niên kiện, 12g chích thảo, 12g đương quy, 12g thạch xương bồ, 16g huyết đằng, 16g hà thủ ô, 16g nam tục đoạn, 16g kinh giới, 20g xấu hổ, 20g thổ phục linh, 24g đậu đen (đã sao thơm)
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ với 1 lít nước cho đến thuốc cạn đi còn 350ml
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thành 2 phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị 10g quế chi, 10g thiên niên kiện, 12g chích thảo, 12g xa tiền, 16g tang chi, 16g đinh lăng, 16g kinh giới, 16g đơn hoa, 16g tục đoạn, 16g bưởi bung, 16g cỏ xước, 16g rễ xấu hổ, 16g ngải diệp khô, 16g lá và cây cối xay cùng 20g thổ phục linh
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ với 1 lít nước cho đến thuốc cạn đi còn 350ml
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thành 2 phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm

Bài thuốc Đông y chữa đau vai gáy vì nhiễm lạnh

Thông thường, các cơn đau vai gáy vì nhiễm lạnh sẽ lan nhanh xuống một bên cánh tay kèm biểu hiện lạnh da. Theo thời gian, cơ cổ bắt đầu co cứng khiến bệnh nhân khó quay đầu. Thêm vào đó, bạn sẽ mệt mỏi toàn thân và vận động kém. Chứng bệnh này có thể gây ứ trệ khí huyết và làm suy giảm chức năng kinh lạc.

Bài thuốc 1 có công dụng thông mạch, hoạt huyết và tán hàn.

  • Chuẩn bị 10g quế, 10g tần giao, 10g đỗ trọng, 10g phòng phong, 12g cam thảo, 12g kinh giới, 12g đương quy, 12g cẩu tích, 12g đương quy, 12g rễ tất bát, 16g nam tục đoạn, 12g rễ cúc tần và 3 lát sinh khương
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ với 1 lít nước cho đến thuốc cạn lại còn 350ml
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thành 3 phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm

Bài thuốc 2 có khả năng chỉ thống, tán hàn và thông kinh hoạt lạc.

  • Chuẩn bị 5g bạch hoa hồng, 10g trần bì, 10g quế chi, 12g đan sâm, 12g lá lốt, 12g chích thảo, 12g xuyên khung, 12g đơn hoa, 12g kinh giới, 12g hà thủ ô, 12g thạch xương bồ, 16g cỏ xước, 16g ngải diệp, 16g rễ xấu hổ, 16g thổ phục linh và 16g ngũ gia bì 
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ với 1 lít nước cho đến thuốc cạn đi còn 350ml
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thành 2 – 3 phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm

Một số bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp khác

Bên cạnh 8 bài thuốc phổ biến trên, các thầy thuốc y học cổ truyền còn dày công nghiên cứu nhiều bài thuốc Đông y vô cùng hiệu nghiệm khác như:

Bài thuốc Đông y chữa đau khớp do nhiễm lạnh

Bài thuốc 1: Với các biểu hiện đau khớp, mạch phù, rêu lưỡi trắng, đau khi vận động khớp, chứng đau khớp do nhiễm lạnh thể hành tý (phong tý) chủ yếu do phong. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 8g bạch chỉ, 8g quế chi, 12g cam thảo nam, 12g ý dĩ, 12g tỳ giải, 12g uy linh tiên, 16g hy thiêm, 16g rễ vòi voi, 16g ké đầu ngựa và 16g thổ phục linh
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ 
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Uống khi còn ấm

Bài thuốc 2: Chứng đau khớp do nhiễm lạnh thể thống tý (hàn tý) do hàn là chính với các dấu hiệu nhận biết như: rêu lưỡi trắng, nhu nhãn hoặc mạch huyền khẩn, đau nhức dữ dội ở một khớp, cơn đau tăng dần khi trời chuyển lạnh và đỡ đau khi được chườm nóng. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 8g can khương, 8g quế chi, 8g xuyên khung, 8g thương truật, 8g ngưu tất, 8g phụ tử chế, 8g thiên niên kiện, 8g uy linh tiên và 12g ý dĩ
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ 
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Uống khi còn ấm
Bài thuốc Đông y chữa đau khớp do nhiễm lạnh
Bài thuốc Đông y chữa đau khớp do nhiễm lạnh (hình minh họa)

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp tam tý thang

Đây là bài thuốc chủ trị khí huyết bất túc, đau thần kinh tọa thuộc chứng thận hư, đau lưng lâu ngày, viêm khớp mạn tính…

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 4g chích thảo, 4g quế chi, 4g sinh khương, 4g tục đoạn, 4 – 8g tế tân, 6 – 12g xuyên khung, 8 – 12g phòng phong, 8 – 12g hoàng kỳ, 8 – 12g tần giao, 8 – 12g độc hoạt, 12 – 16g phục linh, 12 – 16 g đương quy, 12 – 16g đỗ trọng, 12 – 16g bạch thược, 12 – 16g đảng sâm, 12 – 16g địa hoàng và 16 – 24g ngưu tất
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ 
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Chia thuốc thành 2 phần bằng nhau
  • Uống khi còn ấm
  • Dùng 1 thang/ngày

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp quyên tý thang

Bài thuốc quyên tý thang có công dụng chữa chứng chân tay tê dại, khó cử động do phong thấp tý, đau lưng, đau mỏi vai gáy

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 4g chích thảo, 15 – 20g phòng phong, 15 – 20g khương hoàng, 15 – 20g xích thược, 15 – 20g đương quy, 15 – 20g hoàng kỳ và 15 – 20g khương hoạt
  • Tán nhuyễn tất cả dược liệu thành dạng bột mịn
  • Mỗi lần sử dụng, bạn lấy 12 – 16g bột thuốc sắc kỹ với nước gừng tươi

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp cửu vị khương hoạt gia giảm

Bài thuốc cửu vị khương hoạt gia giảm giúp chữa chứng ngoại cảm phong hàn, viêm khớp dạng thấp, khớp ngón chân tay sưng nóng – đỏ đau.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 6g cam thảo, 6g tế tân, 8g hoàng cầm, 8g – 12g khương hoạt, 10g phòng phong, 12g thương truật, 12g sinh khương, 12g thông bạch, 14g bạch chỉ, 14g xuyên khung và 20g sinh địa 
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ 
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Uống khi còn ấm
Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp cửu vị khương hoạt gia giảm
Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp cửu vị khương hoạt gia giảm (hình minh họa)

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp bạch hổ quế chi thang gia giảm

Bài thuốc này có thể đẩy lùi triệu chứng sưng tấy, đau nhức xương khớp đi kèm biểu hiện sốt cao của thể phong thấp nhiệt tý.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 6g quế chi, 8g xích thược, 8g thương truật, 12g phòng kỷ, 12g tri mẫu, 12g ngạnh mễ, 12g  tang chi, 12g hoàng bá, 20g kim ngân và 40g thạch cao (Nếu nổi hồng ban hoặc sưng đỏ khớp, bạn có thể cho thêm 12g đan bì và 20g sinh địa)
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ 
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Uống khi còn ấm
  • Dùng 1 thang/ngày

Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp độc hoạt ký sinh gia giảm

Với khả năng bổ thận, bình can, khu phong, trừ thấp, tán hàn, bổ khí hành huyết, bài thuốc độc hoạt ký sinh gia giảm được các thầy thuốc Đông y chỉ định điều trị chứng đau nhức xương khớp thể phong thấp và phong hàn. Đây là bài thuốc đặc biệt, được danh y Tôn Tư Mạo ghi chép trong cuốn Bị cấp thiên kim yếu phương và đã được nhiều thế hệ lương y áp dụng rộng rãi.

Bài thuốc đầy đủ bao gồm 15 loại dược liệu với liều lượng như sau: 4g chích thảo, 4g nhục quế, 4g nhân sâm, 4g tế tân, 6g xuyên khung, 8g ngưu tất, 8g độc hoạt, 8g phòng phong, 12g tần giao, 12g bạch thược, 12g sinh địa, 12g đỗ trọng, 12g phục linh, 12g bạch thược và 12g đương quy.

Muốn chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp với triệu chứng sưng đau cổ tay, khớp bàn tay, bệnh nhân có thể:

  • Chuẩn bị 6g xuyên ô hoặc 12g thiên niên kiện, 6g cam thảo, 6g tế tân, 10g tần giao, 10g phòng phong, 10g độc hoạt, 12g nhân sâm, 12g ngưu tất, 14g xích thược, 14g đỗ trọng, 14g xuyên khung, 14g đương quy, 14g phục linh, 16g tang ký sinh, 20g sinh địa và 3 trái đại táo
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa nhỏ 
  • Lọc lấy nước thuốc và bỏ bã
  • Uống khi còn ấm
  • Dùng 1 thang/ngày

Nếu kết hợp áp dụng bài thuốc này với chế độ kiêng cữ đúng đắn, bệnh tình có thể thuyên giảm 80 – 90%. Bên cạnh đó, chứng đau nhức xương khớp sẽ khỏi hẳn nếu bạn chủ động điều trị ngay từ đầu bằng bài thuốc này.

Một số lưu ý khi chữa đau nhức xương khớp bằng bài thuốc Đông y

Những bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp trong bài viết này chỉ mang tính chất giới thiệu. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý chọn mua và áp dụng tại nhà nếu chưa trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc thăm khám thầy thuốc uy tín, bởi:

Thứ nhất: Tương tự phương pháp sử dụng thuốc Tây y, sau khi chẩn đoán chính xác, căn cứ vào cơ địa, thể trạng cùng mức độ bệnh lý cụ thể, lương y sẽ cân nhắc cẩn thận để gia giảm thành phần – liều lượng của thang thuốc sao cho phù hợp cũng như hướng dẫn cách sử dụng và dặn dò kiêng khem chi tiết.

Việc bốc thuốc dựa trên trường hợp cụ thể của mỗi bệnh nhân có tên gọi là biện chứng luận trị. Biện chứng luận trị hoàn toàn khác với lề lối dùng thuốc của những người hiểu biết về Đông y thông thường (những người có kiến thức về y học cổ truyền và chỉ áp dụng một vài bài thuốc cho mọi người bệnh). Đây chính là lý do bạn cần tìm đến các phòng khám Đông y uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.

Thứ hai: Nếu tự tìm hiểu và chọn mua thuốc Đông y, độc giả dễ chọn nhầm những loại dược liệu trôi nổi, kém chất lượng, không có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng, quá hạn sử dụng, bị làm giả – làm nhái hay đã được trộn lẫn với một số biệt dược nguy hiểm. 

Một số lưu ý khi chữa đau nhức xương khớp bằng bài thuốc Đông y
Hãy tìm đến các thầy thuốc uy tín hoặc những cơ sở khám – chữa bệnh y học cổ truyền đáng tin cậy để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Do đó, việc chọn mua thuốc Đông y trên các diễn đàn, mạng xã hội hoặc trước cổng chùa chiền có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hiện nay, các cơ sở khám – chữa bệnh uy tín, đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động trong ngành y học cổ truyền bao gồm:

  • Tại Hà Nội: khoa Y học Cổ truyền – bệnh viện Quân đội 108, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, bệnh viện Châm cứu Trung ương, bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội, Viện Y học Cổ truyền Quân đội…
  • Ở TPHCM: Viện Y dược học Dân tộc TPHCM, bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM, khoa Y học Cổ truyền – bệnh viện Công an TPHCM, Viện Y học Cổ truyền Quân đội phân viện TPHCM…

Trên thực tế, hiệu quả chữa bệnh đau nhức xương khớp của các bài thuốc Đông y phụ thuộc rất lớn vào cơ địa, thể trạng, tình trạng bệnh lý và chế độ sinh hoạt của mỗi bệnh nhân. Vì vậy, để các bài thuốc phát huy công dụng tối đa, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau:

  • Tuân thủ triệt để mọi hướng dẫn của thầy thuốc về liều lượng, thành phần và phác đồ điều trị. Các bài thuốc dân gian cần nhiều thời gian để ngấm sâu vào cơ thể và đẩy lùi triệu chứng. Do đó, hãy kiên trì áp dụng, không tự ý ngừng thuốc hay bỏ dở liệu trình.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cùng những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường cần trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng phương pháp điều trị này. 
  • Tuyệt đối không kết hợp dùng thuốc Tây y và Đông y trong cùng thời điểm.
  • Một số bài thuốc Đông y dạng rượu bôi hoặc chườm đắp rất dễ gây ra mẩn ngứa, kích ứng.
  • Trong quá trình điều trị, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường, hãy dừng uống thuốc ngay và chủ động thăm khám tại các bệnh viện uy tín.
  • Tránh lao động quá sức, không mang vác đồ vật cồng kềnh.
  • Chú ý điều chỉnh tư thế sao cho lưng và cổ luôn thẳng hàng, tuyệt đối không đi đứng, sinh hoạt sai tư thế.
  • Luyện tập thể dục – thể thao ít nhất 20 phút/ngày để thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến hệ thống xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế thức khuya.
  • Kiêng dùng thuốc lá, rượu bia, nước ngọt, cà phê, trà đặc cùng các loại chất kích thích.
  • Tránh xa đồ ngọt, món ăn nhiều muối, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Các bệnh nhân lớn tuổi nên hạn chế ăn thịt động vật, thay vào đó, bạn hãy bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể thông qua sữa tươi, phô mai và các loại đậu.
  • Đảm bảo giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường (mưa nhiều, nắng gắt, mùa đông kéo dài).
  • Những người thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều do tính chất công việc như: nhân viên bán hàng, tài xế lái xe, nhân viên văn phòng… cần thay đổi tư thế và vận động nhẹ nhàng sau mỗi hai giờ làm việc.

Hy vọng, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích mà độc giả đang tìm kiếm. Trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc Đông y nào, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lưỡng về đặc điểm thể trạng, cơ địa cùng mức độ bệnh lý của bản thân. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ luôn tỉnh táo lựa chọn các loại dược liệu an toàn, chất lượng và các cơ sở khám – chữa bệnh y học cổ truyền uy tín, đáng tin cậy.

Cùng chuyên mục

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng tự miễn mạn tính và xuất hiện chủ yếu...

Viêm khớp khuỷu tay: Biểu hiện và biện pháp điều trị

Viêm khớp khuỷu tay: Biểu hiện và biện pháp điều trị

Viêm khớp khuỷu tay là một trong những bệnh lý xương khớp luôn tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt hàng ngày của...

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì?

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Nguy hiểm không?

Nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một trong những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh lý. Triệu chứng này thuộc một trong 7 tiêu...

Bà bầu bị đau nhức xương khớp

Bà bầu bị đau nhức xương khớp và cách khắc phục

Bà bầu bị đau nhức xương khớp là tình trạng vô cùng phổ biến gặp ở hầu hết mọi người. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng tình trạng này khiến...

Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện?

Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện?

"Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện?" là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng đau nhức xương khớp đang trở nên phổ biến...

viên khớp gối

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp gối là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở rất nhiều đối tượng và gây ra các cơn đau nhức trầm trọng làm cản trở khả năng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn