Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ nguy hiểm không?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm và những điều cần biết

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm như thế nào?

Top 5 thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật hỗ trợ điều trị hiệu quả

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy và thông tin cần biết

Bài thuốc từ lá chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm ít người biết

Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không? Có nên đạp xe

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm: Chi phí và thông tin cần biết

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Bác sĩ giải đáp

10 Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm cho hiệu quả tốt nhất

Bên cạnh sử dụng thuốc uống, bệnh nhân cũng có thể áp dụng bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ thảo dược tự nhiên. Thực hiện các bài thuốc này đều đặn có thể làm giảm cơn đau, cải thiện tình trạng tê cứng cột sống và tăng khả năng vận động. Hơn nữa so với thuốc uống, thuốc đắp có độ an toàn cao, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng.

bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm có khả năng giảm nhẹ cơn đau và cải thiện tình trạng tê cứng cột sống

10 Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm công hiệu

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm (cơ quan nằm giữa 2 đốt sống) bị xơ hóa, nứt rách khiến nhân nhầy bên trong thoát ra khỏi bao xơ. Hiện tượng thoát vị khiến cho đĩa đệm bị xẹp lún, mất cân bằng, ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của cột sống. Bên cạnh đó, lượng nhân nhầy thoát vị ra bên ngoài có thể chèn ép lên dây thần kinh, các khối cơ, mạch máu và gây đau nhức, tê bì, giảm khả năng vận động,…

Không giống với các bệnh xương khớp cấp, thoát vị đĩa đệm là tình trạng mãn tính và không thể điều trị hoàn toàn. Hiện nay, các biện pháp điều trị bệnh lý này chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng lâm sàng, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của bệnh.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân còn có thể áp dụng các bài thuốc chườm đắp từ thảo dược để hỗ trợ kiểm soát cơn đau, cải thiện tình trạng tê bì và cứng khớp. Vì là bài thuốc dùng ngoài nên mẹo chữa này được đánh giá khá an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng.

Dưới đây là 10 bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều bệnh nhân áp dụng:

1. Ngải cứu – Thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu (ngải diệp) là vị thuốc Nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chườm đắp giảm đau nhức xương khớp. Với vị cay đắng, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, tán hàn thấp, chỉ thống (giảm đau) và cầm máu), các bài thuốc chườm đắp từ thảo dược này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, chống viêm và giảm đau nhức cột sống.

Ngoài ra, y học hiện đại cũng nhận thấy ngải diệp chứa rất nhiều thành phần tốt cho xương khớp như tetradecatrilin, matricaria este, cholin, flavonoid,… Các thành phần này có khả năng chống viêm, từ đó giúp giảm nhẹ cơn đau do thoát vị đĩa đệm và một số bệnh xương khớp khác gây ra.

Để tăng hiệu quả giảm đau, nhân dân thường kết hợp ngải cứu cùng với muối biển, giấm,… Thực tế, hiệu quả giảm đau của thảo dược này chưa được nghiên cứu cụ thể trên phương diện khoa học. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nhận thấy cơn đau giảm rõ rệt khi áp dụng các bài thuốc chườm đắp từ vị thuốc ngải cứu.

bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu thường được kết hợp với muối hoặc giấm để làm thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Một số bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Kết hợp ngải cứu và muối: Đem 1 nắm ngải cứu tươi sao với 1 nắm muối biển. Sau đó cho tất cả vào túi vải và chườm đắp lên chỗ sưng đau. Nên chườm cho đến khi túi vải hết nóng là được. Trong trường hợp cơn đau chưa thuyên giảm hoàn toàn, có thể sao lại và chườm thêm lần thứ 2, thứ 3.
  • Bài thuốc chườm từ ngải cứu và giấm: Rửa sạch ngải cứu tươi, giã nát và trộn với giấm. Sau đó chườm đắp lên vùng thắt lưng đau nhức trong 15 – 20 phút. Nên áp dụng bài thuốc này đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng các món ăn từ ngải cứu để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

2. Bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ xương rồng

Xương rồng không chỉ là cây cảnh mà còn được nhân dân sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm. Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có vị đắng, không độc, tính hàn, tác dụng sát trùng và tiêu thũng. Vì vậy, sử dụng xương rồng chườm đắp có thể giảm nhẹ cơn đau do thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp mãn tính gây ra.

Tác dụng chống viêm, giảm đau của thảo dược cũng đã được khoa học nghiên cứu sơ bộ. Nghiên này cho thấy, hoạt chất heterosid flavonic trong chất nhầy của cây xương rồng có tác dụng kháng viêm mạnh. Do đó, bệnh nhân có thể tận dụng xương rồng để làm bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm.

Thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Các bài thuốc chườm đắp từ cây xương rồng có thể giảm nhẹ cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra

Hướng dẫn cách thực hiện bài thuốc chườm từ cây xương rồng:

  • Chườm đắp xương rồng nướng: Sử dụng xương rồng bẹ, đem cắt gai và rửa sạch. Sau đó, đem nướng cho nóng và đắp lên vùng cột sống bị đau nhức. Đắp cho đến khi lá xương rồng hết nóng là được. Trường hợp đau nhiều có thể nướng thêm vài lần để chườm cho đến khi cơn đau thuyên giảm hẳn.
  • Bài thuốc chườm từ xương rồng và muối: Đem xương rồng cắt bỏ gai, rửa sạch và giã nát. Cho vào chảo sao cùng với muối biển cho nóng. Sau đó, cho tất cả vào túi vải và chườm lên vùng cột sống đau nhức. Nên chườm từ 15 – 20 phút, ngày chườm từ 2 – 3 lần để kiểm soát cơn đau.
  • Kết hợp với thảo dược khác: Chuẩn bị xương rồng bà, dây tơ hồng, ngải cứu và cúc tần. Rửa sạch nguyên liệu, để ráo và cắt nhỏ. Cho tất cả vào chảo, sao nóng và bọc lại trong túi vải chườm lên vùng lưng đau nhức. Chườm trong 15 – 20 phút, ngày chườm từ 2 – 3 lần.

Mủ xương rồng có độc nên cần thận trọng khi thực hiện các bài thuốc chườm đắp từ thảo dược này.

3. Chườm đắp muối giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Trong y học cổ truyền, muối không chỉ là loại gia vị đơn thuần mà còn là một vị thuốc quý. Muối có vị mặn, tính hàn, tác dụng lương huyết, thanh tâm, tả hỏa và nhuận táo. Đặc biệt, muối có khả năng dẫn các vị thuốc khác vào kinh lạc. Cũng chính vì vậy mà dược liệu này thường được dùng phối hợp với các thảo dược tự nhiên trong bài thuốc chườm đắp giảm đau nhức xương khớp.

Bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm bằng muối là mẹo chữa đơn giản và được áp dụng phổ biến. Chườm đắp muối rang nóng có tác dụng hoạt huyết, thông kinh mạch, từ đó giúp giảm đau mỏi và tê cứng cột sống. Ngoài tác dụng giảm đau và làm ấm khớp, chườm đắp muối còn giúp giảm chứng thống kinh, đau cơ do thay đổi thời tiết,…

Thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Chườm đắp muối là cách giảm đau do thoát vị đĩa đệm đơn giản và dễ thực hiện

Cách chườm đắp muối chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Chuẩn bị khoảng 200g muối biển (nên lựa chọn muối hạt to để giữ nhiệt tốt hơn)
  • Đem rang trên chảo cho nóng
  • Sau đó, cho muối vào túi vải và chườm lên vùng đau nhức (nên bọc thêm khăn để tránh bỏng rát và kích ứng)
  • Chườm từ 15 – 20 phút và nên chườm từ 2 – 3 lần/ ngày

4. Lá lốt – Vị thuốc chườm đắp trị thoát vị đĩa đệm

Lá lốt là một trong những cây thuốc nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc giảm đau nhức xương khớp. Thảo dược này có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, tiêu viêm và chỉ thống. Các bài thuốc từ lá lốt có khả năng giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và đau do nhiễm lạnh, thời tiết thay đổi.

Khoa học cũng nhận thấy, hoạt chất piperonyl, piperine và tinh dầu của lá lốt có khả năng tiêu viêm và giảm đau nhức. Do đó nếu chườm đắp thường xuyên, bệnh nhân có thể kiểm soát cơn đau, tình trạng tê bì ở cột sống do thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống gây ra.

Thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Nhân dân thường sử dụng lá lốt để giảm đau nhức cột sống và khớp do các bệnh xương khớp gây ra

Một số bài thuốc chườm đắp trị thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt:

  • Bài thuốc chườm từ lá lốt và muối hạt: Chuẩn bị 1 nắm muối hạt và 1 nắm lá lốt tươi (có thể dùng cả thân và rễ). Rửa sạch dược liệu, cho vào chảo và sao nóng lên cùng với muối. Cho tất cả nguyên liệu vào túi vải và chườm đắp lên vùng đau nhức.
  • Kết hợp lá lốt và ngải cứu: Chuẩn bị lá lốt và ngải cứu bằng lượng nhau, đem rửa sạch, để ráo và giã nát. Sau đó, đắp hỗn hợp trực tiếp lên cột sống đau nhức để hoạt lạc, thông kinh. Nên đắp từ 20 – 30 phút hoặc có thể cố định bằng vải vào lưng và gỡ thuốc đắp vào sáng sau khi thức dậy.

5. Chườm đắp lá đinh lăng giúp giảm đau cột sống

Cây đinh lăng là vị thuốc quý, được ví như “nhân sâm của người nghèo”. Lá của thảo dược này thường được dùng để nấu canh hoặc ăn kèm với cá. Bên cạnh đó, nhân dân còn tận dụng lá đinh lăng để giảm đau nhức và tiêu viêm do thoát vị đĩa đệm gây ra. Với tính mát, vị đắng, bài thuốc chườm đắp từ lá đinh lăng có thể làm dịu vùng đốt sống sưng đỏ và đau nhức.

Các nghiên cứu khoa học gần đây cũng nhận thấy, vitamin nhóm B, saponin, tannin và một số chất chống oxy hóa trong thảo dược này có khả năng giảm đau tự nhiên. Do đó, bệnh nhân cũng có thể cân nhắc về việc áp dụng bài thuốc chườm đắp từ lá đinh lăng để cải thiện cơn đau và một số triệu chứng đi kèm.

Thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Chườm đắp lá đinh lăng giúp giảm đau nhức cột sống và cải thiện chức năng vận động

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi, rửa sạch, để ráo và giã nát
  • Sau đó, cho nguyên liệu vào chảo và sao nóng lên
  • Cho dược liệu đã sao vào túi vải rồi chườm đắp lên vùng đau nhức từ 15 – 20 phút
  • Nếu cần thiết, có thể sao nóng lại và chườm đắp thêm 1 – 2 lần để kiểm soát cơn đau hoàn toàn

6. Bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ cỏ xước

Cây cỏ xước (hoài ngưu tất) là cây thuốc nam quý có tác dụng thanh nhiệt, hạ áp, bổ can thận, giải nhiệt, chỉ thống và mạnh gân cốt. Do đó, nhân dân thường sử dụng cây thuốc này để giảm đau nhức xương khớp do chấn thương, té ngã, đau do thời tiết thay đổi hoặc do ảnh hưởng của các bệnh mãn tính như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…

Y học hiện đại cũng nhận thấy, hoạt chất achyranthine trong cây cỏ xước có khả năng tăng tuần hoàn máu đến xương khớp, từ đó giúp phục hồi và tái tạo các cơ quan bị tổn thương. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa saponin có khả năng giảm đau và chống viêm khá tốt.

bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ xước được nhiều bệnh nhân đánh giá cho hiệu quả cao

Các bài thuốc đắp từ cây cỏ xước chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Dùng độc vị cỏ xước: Sử dụng 1 nắm cỏ xước, đem sao nóng với rượu và chườm đắp lên vùng xương khớp đau nhức. Có thể sao lại và chườm thêm một vài lần để kiểm soát cơn đau hoàn toàn.
  • Kết hợp với dược liệu khác: Kết hợp cỏ xước với rễ bưởi bung, thiên niên kiện và lá lốt. Đem tất cả dược liệu cho vào chảo sao nóng rồi chườm đắp lên vùng đau nhức. Nên chườm từ 20 – 30 phút và có thể sao nóng lại, chườm thêm 1 – 2 lần để giảm đau hoàn toàn.

7. Cây chìa vôi – Thảo dược tốt cho bệnh thoát vị đĩa đệm

Cây chìa vôi có vị ngọt, tính mát, tác dụng hành huyết, thanh nhiệt và giải độc, thường được sử dụng để giảm đau nhức gân cơ và tê mỏi xương khớp. Trong đó, bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ thảo dược này được áp dụng phổ biến nhất.

Mặc dù chưa được nghiên cứu cụ thể về hiệu quả giảm đau nhưng trên thực tế, nhiều bệnh nhân nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể khi áp dụng bài thuốc từ thảo dược này. Hơn nữa vì là bài thuốc dùng ngoài nên cách chữa này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, độ an toàn cao, lành tính và hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Chườm đắp chìa vôi sao nóng với muối có thể giảm nhẹ cơn đau do thoát vị đĩa đệm

Cách dùng cây chìa vôi chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá thìa vôi và 1 nắm muối hạt
  • Rửa sạch dược liệu (nên chú ý làm sạch bột phấn trên lá để tránh tình trạng dị ứng)
  • Sau đó, cho nguyên liệu vào chảo sao nóng với muối
  • Cho dược liệu đã sao nóng vào túi vải và chườm đắp lên cơ quan đau nhức
  • Chườm đắp trong 15 – 20 phút, ngày chườm từ 2 – 3 lần

8. Bài thuốc chườm đắp từ cây xấu hổ

Cây xấu hổ là loài cây mọc dại ở những bụi đất ven hồ, kênh rạch. Mặc dù là cây dại nhưng tất cả bộ phận của thảo dược này đều có tác dụng chữa bệnh. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, chất alkaloid trong dược liệu có khả năng gây tê và giảm đau tự nhiên. Vì vậy từ lâu, cây xấu hổ đã được tận dụng để thực hiện các bài thuốc uống và thuốc chườm đắp giảm đau nhức xương khớp.

Còn theo y học cổ truyền, thảo dược này vị ngọt, hơi se, tác dụng chống viêm, tiêu tích, hạ áp và an thần. Cây xấu hổ thường được dùng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, chân tay tê bại và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, lo âu.

bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xấu hổ có tác dụng giảm đau và chống viêm khá hiệu quả

Cách thực hiện bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xấu hổ:

  • Chuẩn bị toàn cây xấu hổ (khoảng 1 – 2 nắm) và rượu trắng hoặc muối
  • Đem giã nát rồi sao với muối hoặc sau với rượu
  • Sau đó, cho dược liệu vào túi vải và chườm đắp lên vùng cột sống đau nhức
  • Nên chườm từ 15 – 20 phút và chườm từ 2 – 3 lần/ ngày để giảm đau, cải thiện tình trạng tê cứng cột sống,…

9. Chườm đắp cây mần ri giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Cây mần ri là loài thực vật thân thảo, mọc hoang ở nhiều địa phương của nước ta. Loại thảo dược này thường được nhân dân sử dụng để nấu canh hoặc dùng để làm thuốc chữa bệnh. Cây mần ri có vị đắng, tính ấm, tác dụng hoạt huyết và tán ứ. Do đó, sử dụng thảo dược này chườm đắp có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm cơn đau và làm dịu hiện tượng viêm ở cột sống.

Bên cạnh đó, cây mần ri còn chứa một số thành phần hóa học có dược tính cao như alucoleomin, glucocapparin, glycoside, vitamin A,… Các thành phần này có khả năng giảm đau nhức lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc do chấn thương, té ngã.

bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Cây mần ri – Vị thuốc có tác dụng giảm đau nhức xương khớp do chấn thương, thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ cây mần ri:

  • Chuẩn bị 1 nắm mần ri tươi và 1 ít muối hạt
  • Rửa sạch dược liệu, để ráo và cho vào chảo sao với muối hạt
  • Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào túi vải và chườm đắp lên vùng đau nhức
  • Chườm trong 15 – 20 phút, ngày chườm từ 2 – 3 lần để cải thiện cơn đau

10. Gừng tươi – Cây thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Gừng tươi (sinh khương) có vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, ôn trùng, tán hàn và phát biểu. Ngoài khả năng điều trị các bệnh do phong hàn, gừng còn được tận dụng để giảm đau nhức xương khớp. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, hoạt chất gingerol và zingerone trong thảo dược này có khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin – chất trung gian trong phản ứng viêm.

Với cơ chế này, các bài thuốc chườm đắp từ gừng có thể giảm hiện tượng viêm và đau nhức ở cột sống. Bên cạnh đó với tính ấm, gừng còn giúp tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ phục hồi, tái tạo bao xơ đĩa đệm bị nứt rách, xơ hóa.

bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Gừng tươi – Cây thuốc có tác dụng giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện bài thuốc chườm đắp từ gừng:

  • Chuẩn bị 3 củ gừng tươi và 1 ít muối
  • Giã nát gừng rồi sao nóng với muối
  • Cho dược liệu đã sao thơm vào túi vải và chườm đắp lên cột sống bị đau nhức
  • Nên thực hiện bài thuốc đều đặn 2 – 3 lần để kiểm soát cơn đau hoàn toàn

Lưu ý khi dùng thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Các bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm có khả năng giảm đau, cải thiện tình trạng tê cứng cột sống và một số triệu chứng đi kèm. So với bài thuốc uống, thuốc chườm đắp có độ an toàn cao hơn, ít gây ra tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng.

bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc áp dụng bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên sinh hoạt và ăn uống khoa học

Tuy nhiên trước khi áp dụng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không dùng các bài thuốc chườm đắp nên vùng da có vết thương hở lớn hoặc đang bị lở loét, viêm nhiễm. Ngoài ra, cần tránh sử dụng chườm đắp nếu bệnh đang ở giai đoạn cấp (cột sống đau dữ dội, vùng da bao xung quanh sưng đỏ và nóng rát nhiều).
  • Khi chườm đắp, cần dùng túi vải hoặc khăn vải bọc dược liệu để tránh kích ứng và đỏ rát da.
  • Ngưng áp dụng bài thuốc nếu cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn.
  • Các bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm cơn đau, cải thiện tình trạng tê cứng cột sống và một số triệu chứng đi kèm. Các chữa này không thể thay thế cho hiệu quả của thuốc điều trị. Vì vậy, bệnh nhân nên sử dụng thuốc và thực hiện các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tiến triển của bệnh hoàn toàn.
  • Thoát vị đĩa đệm là hệ quả do quá trình thoái hóa bao xơ đĩa đệm. Do đó, bệnh lý này gần như không thể điều trị hoàn toàn. Để kiểm soát tiến triển của bệnh, bệnh nhân nên phối hợp với các phương pháp điều trị cùng với lối sống lành mạnh và khoa học.

Điều trị thoát vị đĩa đệm tận gốc nhờ bài thuốc Đỗ Minh thoát vị thang

Trong số những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống hiện nay, đông y là giải pháp hữu hiệu nhất bởi cơ chế điều trị chuyên sâu thay vì chỉ cải thiện triệu chứng tạm thời như nhiều cách khác. Một trong những bài thuốc đang được nhiều người chia sẻ đó là Đỗ Minh thoát vị thang.

Nhờ sự tối ưu trong mọi mặt, Đỗ Minh thoát vị thang luôn là bài thuốc được giới chuyên môn đánh giá cao và chiếm được lòng tin của đông đảo bệnh nhân khắp các tỉnh thành trên cả nước. Gần đây nhất, nghệ sĩ Văn Báu – diễn viên trong series phim Cảnh sát hình sự đã tin tưởng lựa chọn Đỗ Minh Đường để điều trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm của mình và cải thiện rõ rệt sau 3 tháng sử dụng.

Nghệ sĩ Văn Báu tin tưởng sử dụng bài thuốc Đỗ Minh thoát vị khang và điều trị thành công
Nghệ sĩ Văn Báu tin tưởng sử dụng bài thuốc Đỗ Minh thoát vị khang và điều trị thành công

Bài thuốc đã tiếp thu, phát triển những giá trị tinh hoa của y học cổ truyền. Theo đó, toàn bộ dược liệu được Đỗ Minh Đường sử dụng đều là thuốc nam có dược tính cao, lành tính, phù hợp với thể trạng người Việt. Nổi bật phải kể đến các thành phần như: độc hoạt, đỗ trọng, phòng phong, tơ hồng xanh, ý dĩ nhân, xuyên quy, bạch truật, vương cốt đằng…

Bài thuốc được chia nhỏ thành 5 chế phẩm bao gồm:

  • Thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm
  • Thuốc bổ gan giải độc
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận
  • Thuốc xoa bóp
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng. 

Nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa các vị thuốc, bài thuốc sau một thời gian sử dụng, bệnh nhân không chỉ dứt điểm cơn đau, phục hồi đĩa đệm bị tổn thương mà còn tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch nhờ các chức năng tạng phủ được cải thiện.

Kết quả đạt được

  • Giai đoạn 1 (10 – 20 ngày): Triệu chứng đau nhức tại vùng đĩa đệm cột sống được cải thiện.
  • Giai đoạn 2 (20 – 30 ngày): Các cơn đau thuyên giảm rõ rệt, cử động dễ dàng hơn, chức năng tạng phủ dần được phục hồi.
  • Giai đoạn 3 (2 – 6 tháng): Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ dứt điểm bệnh, sức khỏe được tăng cường, ngừa tái phát sau 2 – 4 tháng với các trường hợp bệnh nhẹ và từ 4 – 6 tháng với trường hợp bị thoát vị lâu năm, gây chèn ép dây thần kinh, tê liệt chi.

Điểm nổi bật của Đỗ Minh thoát vị khang còn nằm ở cách chế biến, tạo ra bài thuốc đặc biệt là dạng cao. Tất cả sẽ trải qua 1 quy trình bàn bản, được kiểm soát cẩn thận từ việc thu hoạch, chọn lọc, sơ chế sau đó cân đong, chia tỉ lệ các dược liệu sao cho chuẩn xác. Qua công đoạn sơ chế, thảo dược sẽ được nấu, cô đặc suốt 48 giờ thu được cao sánh mịn, hòa tan hết trong nước và có mùi thơm dịu đặc trưng.

Quý độc giả nếu quan tâm đến bài thuốc Đỗ Minh thoát vị thang có thể liên hệ tới hotline 024 6253 6649 – 0963 302 349  hoặc truy cập fanpage đơn vị https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong/ để được tư vấn, giải đáp thắc mắc.

XEM THÊM: Review bài thuốc chữa bệnh xương khớp của nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Bài viết đã tổng hợp 10 bài thuốc chườm đắp chữa thoát vị đĩa đệm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cơn đau và các triệu chứng có mức độ nhẹ. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị y tế để kiểm soát bệnh hoàn toàn.

Cùng chuyên mục

13 bài tập cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau, cải thiện bệnh

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh liên quan đến xương khớp tiềm ẩn rất nhiều các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Với các tình trạng bệnh cấp...

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Cách chữa trị và phòng ngừa

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh về xương khớp khiến người bệnh không chỉ đau nhức tê bì ở vùng vai gáy mà còn có thể lan...

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Biểu hiện và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong nhóm những bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh tuy...

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền? Mức độ hiệu quả?

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh khá nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của con người nếu không được phát hiện và chữa trị...

Sau mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì quan hệ được? Giải đáp

Sau mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì quan hệ được? Giải đáp

"Sau mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì quan hệ được?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi tình dục được xem là một phần...

Mổ thoát vị đĩa đệm: Chi phí và thông tin cần biết

Mổ thoát vị đĩa đệm: Chi phí và thông tin cần biết

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm và thực hiện ở bệnh viện nào là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Phương pháp mổ thoát vị đĩa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn