Bài Test trẻ chậm nói giúp phát hiện nhanh, can thiệp sớm
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Theo các y bác sĩ đầu ngành cho biết, hiện nay xã hội ngày càng phát triển, chứng chậm nói ở trẻ ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, “Bài Test trẻ chậm nói” sẽ giúp các bậc phụ huynh phát hiện nhanh và can thiệp sớm cho trẻ, tránh tình trạng để lâu gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bài Test trẻ chậm nói là gì?
Bài Test trẻ chậm nói được hiểu đơn giản là bảng các câu hỏi về độ tuổi và giai đoạn phát triển ASQ-3 của trẻ.
ASQ-3 là từ viết tắt của Ages and Stages Questionnaire, Third Edition – Bộ câu hỏi này dành cho trẻ từ sơ sinh 0 tháng tuổi đến 66 tháng tuổi. Hơn 40 năm qua các chuyên gia trường Đại học danh tiếng Oregon – Hoa Kỳ đã nghiên cứu và xây dựng nên bài Test ASQ-3, đây được xem là thước đo tiêu chuẩn để xem xét và sàng lọc sự phát triển cho trẻ nhỏ.
Bài Test được viết với nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng việt với những câu từ ngắn gọn, súc tích, đơn giản, dễ hiểu nhưng đầy đủ ý nghĩa, giúp cha mẹ dễ thực hiện. ASQ-3 được soạn thảo với những câu hỏi khác nhau thuộc nhiều chủ đề trong đời sống hàng ngày.
Người tham gia thực hiện bài Test là cha mẹ hoặc cũng có thể là người trực tiếp chăm sóc trẻ thường xuyên từ khi lọt lòng. Sau khi đọc nội dung phụ huynh chỉ cần tick vào ô CÓ hoặc KHÔNG, chỉ mất khoảng 15 phút để hoàn thành các câu hỏi.
Tuy nhiên, để trả lời được những câu hỏi này không phải là một việc đơn giản, đòi hỏi phụ huynh cần chú ý quan sát theo dõi những cử chỉ, hành động, sự phát triển của con từng ngày. Một điều cần thiết nữa đó là cha mẹ cần trả lời câu hỏi đúng sự thật 100% thì mới đem lại kết quả chính xác.
Phần tính điểm sẽ mất khoảng 2-3 phút do các nhân viên y tế thực hiện và cuối cùng là nhận định của bác sĩ để biết chắc chắn con có bị mắc chứng chậm nói hay không? Nếu trường hợp không may bé gặp phải rắc rối này, phụ huynh sẽ được các chuyên gia tư vấn cách chữa trị kịp thời và hiệu quả cho bé.
Tìm hiểu nội dung cơ bản bài Test trẻ chậm nói
Các bậc phụ huynh có thể thực hiện bài Test trẻ chậm nói thông qua hai hình thức đó là đánh dấu vào bảng giấy hoặc sử dụng máy tính, điện thoại để trả lời câu hỏi online.
ASQ-3 là bộ câu hỏi bao gồm 5 lĩnh vực: Giao tiếp, vận động tinh, vận động thô, giải quyết vấn đề và cá nhân xã hội. Sau khi hoàn thành bài Test các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra được những điểm mạnh của trẻ cũng như các thiếu sót cần được bổ trợ và bồi dưỡng thêm.
Hiện tại, bảng Test sẽ được đánh giá trẻ qua 3 mốc thời gian cơ bản đó là 0 – 12 tháng tuổi, 12 – 48 tháng tuổi và 48 – 66 tháng tuổi.
Bài Test trẻ chậm nói trong giai đoạn 0 – 12 tháng tuổi
Bài Test trẻ chậm nói trong giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi được chia ra làm 3 mốc cụ thể đó là: 0 – 3 tháng tuổi; 3 – 6 tháng tuổi; 6 – 9 tháng tuổi; 9 – 12 tháng tuổi, cụ thể:
GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ 0 – 3 THÁNG TUỔI | |||
STT | NỘI DUNG CÂU HỎI | CÓ | KHÔNG |
1 | Có phải hàng ngày trẻ không phát ra những âm thanh nào? | ||
2 | Trẻ không biết thể hiện cảm xúc khi đói, khát sữa hay bị ướt do tiểu tiện, đại tiện? | ||
3 | Trẻ không giật mình, chớp mắt hay phản xạ khi có tiếng động mạnh? | ||
GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ 03 – 06 THÁNG TUỔI | |||
1 | Trẻ có dừng khóc khi nghe được tiếng dỗ của ba mẹ hoặc người thân vỗ về hay không? | ||
2 | Có bao giờ trẻ cười thành tiếng không? | ||
3 | Khi nhìn thấy đồ chơi hoặc ba mẹ, người thân xung quanh trẻ có phát ra âm thanh không? | ||
GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ 06 – 09 THÁNG TUỔI | |||
1 | Khi có tiếng động mạnh hoặc được gọi tên trẻ có phản xạ quay lại hay không? | ||
2 | Trẻ có bao giờ phát ra những âm thanh đơn giản một âm tiết như “Ba – ma – da – ga – ca” hay không? | ||
3 | Khi ba mẹ bắt chước âm thanh của trẻ phát ra, bé có học theo là thực hiện lặp lại hay không? | ||
GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ 09 – 12 THÁNG TUỔI | |||
1 | Trẻ có quay đầu hướng về phía phát ra tiếng động mạnh hay không? | ||
2 | Khi đang mải mê chơi nhưng bạn ra hiệu lệnh dừng lại bé có thực hiện theo không? | ||
3 | Có bao giờ trẻ phát ra những âm thanh có hai âm tiết đơn giản như “Baba – mama – papa” không? |
Bài Test trẻ chậm nói trong giai đoạn 12 – 48 tháng tuổi
Bài Test trẻ chậm nói trong giai đoạn 12 – 48 tháng tuổi được chia ra các cột mốc gồm: 12 – 24 tháng tuổi; 24 – 36 tháng tuổi và 36 – 48 tháng tuổi.
GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ 12 – 24 THÁNG TUỔI | |||
STT | NỘI DUNG CÂU HỎI | CÓ | KHÔNG |
1 | Khi bạn ra những hiệu lệnh đơn giản như “Dừng lại nào”, “Đi tiếp nào” ‘Lại đây con yêu” bé có thực hiện theo hay không? | ||
2 | Trẻ có phát ra những âm thanh hay câu từ nào ngoài những từ đơn giản như “Baba – mama” hay không? | ||
3 | Trẻ có biết lắc đầu, gật đầu để bày tỏ cảm xúc hay chỉ tay vào những đồ vật khi được hỏi tên? | ||
GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ 24 – 36 THÁNG TUỔI | |||
1 | Khi được hỏi về tên các loại đồ vật, động vật bé có chỉ đúng hay không? Ví dụ: “Con chó đâu? Con mèo đâu? Bông hoa đâu?” | ||
2 | Có bao giờ trẻ nói được 2-3 từ như “Con đói bụng”, “Con khát nước”, “Mẹ về rồi”, “Con thích cá” theo đúng ngữ cảnh hay không? | ||
3 | Khi bạn yêu cầu những mệnh lệnh đơn giản như “Cất đồ chơi đi” “Con hãy đi rửa tay”, “Con phải đi ngủ” trẻ có biết cách thực hiện theo hay không? | ||
GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ 36 – 48 THÁNG TUỔI | |||
1 | Khi được hỏi các bộ phận trên cơ thể như tay, chân, đầu, mắt, mũi…ở đâu? Trẻ có trả lời được hay không? | ||
2 | Trẻ có nói được 3-4 từ như: “A mẹ đã về”, “Con muốn ăn cơm”, “Con muốn đi chơi” theo đúng ngữ cảnh hay không? | ||
3 | Khi được hỏi tên của ba mẹ hoặc của mình trẻ có biết trả lời đúng hay không? |
Bài Test trẻ chậm nói trong giai đoạn 48 – 66 tháng tuổi
Bài Test trẻ chậm nói trong giai đoạn 48 – 66 tháng tuổi được chia ra các cột mốc gồm: 48 – 60 tháng tuổi; 60 – 66 tháng tuổi.
GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ 48 – 60 THÁNG TUỔI | |||
STT | NỘI DUNG CÂU HỎI | CÓ | KHÔNG |
1 | Trẻ có khả năng kể tên được 3 thứ trong cùng một nhóm động vật, thực vật…hay không? Ví dụ: “Chó – gà – mèo”, “Hoa hồng – hoa lan – hoa cúc”… | ||
2 | Trẻ có thể mô tả được 2 đặc điểm của đồ vật hay không? Ví dụ “Con mèo có màu vàng và kêu meo meo”, “Con gà trống có mào màu đỏ và gáy ò ó o”… | ||
3 | Có bao giờ trẻ dùng từ chỉ thời gian, số lượng để nói hay không? Ví dụ “Hôm nay, ngày mai”, “Ba cái kẹo, 2 cuốn vở”… | ||
GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ 50 – 66 THÁNG TUỔI | |||
1 | Trẻ có khả năng biết dùng từ so sánh hay không? Ví dụ “Con thích ăn trứng hơn ăn cá”, “Con trâu to hơn con chó”… | ||
2 | Khi được yêu cầu các hành động liên tiếp bé có thực hiện đúng hay không? Ví dụ “Con vào phòng ngủ, lấy đồ chơi, mang ra đây cho mẹ”… | ||
3 | Trẻ có khả năng nói 4-5 từ trong một câu hay không? Ví dụ “Mẹ ơi, con đói bụng rồi”, “Con thích uống sữa, không thích cơm”… |
Khi thực hiện bài Test trẻ chậm nói, các bậc cha mẹ cần lưu ý gì?
Để thực hiện bài Test trẻ chậm nói một cách tốt nhất, đem lại kết quả chính xác, khách quan các bậc cha mẹ cần lưu ý những điểm cơ bản sau:
- Bài Test được phân bậc cho từng giai đoạn từ 0 đến 66 tháng tuổi. Do đó phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn gói câu câu hỏi phù hợp với độ tuổi của trẻ hiện tại.
- Cần trả lời chính xác từng câu hỏi, nếu đánh vào ô CÓ tức là 1 điểm, còn đánh vào ô KHÔNG sẽ tương ứng với 0 điểm.
- Như đã nói ở trên, ngoài ba mẹ thì những người chăm sóc trực tiếp trẻ như ông bà, người giúp việc, giáo viên mầm non cũng có thể thực hiện bài Test này.
- Có thể thực hiện bài Test ngay tại nhà, tuy nhiên các bậc phụ huynh nên đến các trung tâm hoặc bệnh viện sẽ có sự hỗ trợ từ bác sĩ, nhân viên y tế từ đó kết quả sẽ chính xác hơn.
- Kết quả bài Test sẽ được nhân viên y tế rà soát và đưa ra kết luận cuối cùng là bé có nguy cơ mắc chứng chậm nói hay không.
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ có nguy cơ mắc chứng chậm nói?
Kết quả bài Test trẻ chậm nói chỉ mang tính chất tham khảo, sau khi có kết quả nếu trường hợp trẻ có nguy cơ chậm nói thì các bậc phụ huynh phải nhanh chóng đưa bé đến các trung tâm, phòng khám nhi có uy tín, chất lượng để thực hiện thăm khám, làm các xét nghiệm kịp thời để có phương pháp điều trị sớm, tránh để lâu gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
- Trường hợp bé chậm nói do bệnh lý trong người, cần điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì các bậc cha mẹ cần cho con uống thuốc đúng thời gian, số buổi thì mới có hiệu quả.
- Ngoài uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ thì phụ huynh cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho bé, kết hợp rau củ, thịt cá, trứng sữa để giúp trẻ phát triển trí não, thúc đẩy quá trình nói của bé diễn ra sớm hơn.
- Thường xuyên nói chuyện chia sẻ cùng bé, cho bé dạo chơi và tiếp xúc với nhiều người để con trở nên mạnh dạn, tự tin hơn.
- Mua thêm các loại sách vở, truyện tranh hay các đồ chơi thông minh có công dụng hỗ trợ phát triển trí não cho bé.
- Hạn chế để bé xem ti vi, điện thoại vì không những khiến chứng chậm nói ngày càng nặng nề mà còn ảnh hưởng đến mắt, hệ thần kinh của con.
Bài Test trẻ chậm nói tuy chỉ mang tính chất tham khảo nhưng hiệu quả mang lại khá cao và chính xác. Do đó, các bậc phụ huynh có thể thực hiện ngay tại nhà để kiểm tra trẻ có phát triển bình thường hay không? Có nguy cơ mắc chứng chậm nói? Nếu qua kết quả đánh giá thấy bất thường thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và có phương pháp can thiệp, điều trị sớm nhất có thể. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và vui tươi!
Thông tin hữu ích cho mẹ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!