Rối loạn tiền đình ốc tai là gì? Triệu chứng, cách chữa

Rối loạn tiền đình ở nam giới: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Khám và chữa rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào tốt nhất?

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Các thực phẩm tốt nhất

7 Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

10 bài tập chữa rối loạn tiền đình giúp cải thiện hiệu quả

Thường xuyên thực hành các bài tập phù hợp có thể giúp hỗ trợ chữa trị rối loạn tiền đình. Ngoài làm giảm triệu chứng của bệnh thì tập thể dục còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Và đây chính là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị.

bài tập chữa rối loạn tiền đình
Tìm hiểu cách tập luyện các bài tập chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Lợi ích của tập luyện với bệnh nhân rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình đề cập tới tình trạng tiền đình – cơ quan ngay phía sau ốc tai bị rối loạn quá trình truyền dẫn cũng như tiếp nhận thông tin. Từ đó gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, choáng váng, rung giật nhãn cầu, mất ngủ, khó ngủ, suy giảm trí nhớ…

Các triệu chứng rối loạn tiền đình gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là có thể làm gia tăng khả năng bị té ngã, chấn thương và tai nạn do khả năng giữ thăng bằng của cơ thể kém.

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra, người bệnh cần chú ý tập luyện thể dục đúng cách. Đây được cho là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị. Ngoài giúp làm giảm tần suất của triệu chứng bệnh thì còn tăng cường sức khỏe tổng thể.

Một số lợi ích mà việc tập thể dục mang lại cho người bị rối loạn tiền đình bao gồm:

  • Tăng cường tuần hoàn máu: Tập luyện thể dục đúng cách và kiên trì có thể làm tăng đáng kể thành phần huyết tương và tế bào máu. Hơn nữa còn làm tăng thể tích máu, hàm lượng hemoglobin và số lượng hồng cầu. Từ đó thúc đẩy khả năng vận chuyển oxy lên não và các cơ quan trong cơ thể.
  • Giảm căng thẳng: Hoạt động thể chất giúp thư giãn gân cơ và làm giảm mức độ chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Ngoài ra còn giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng căng thẳng và stress. Từ đó hạn chế các vấn đề ảnh hưởng từ yếu tố này đến bệnh rối loạn tiền đình.
  • Cải thiện khả năng giữ thăng bằng: Trên thực tế, tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Từ đó làm giảm nguy cơ bị té ngã cùng các rủi ro liên quan khi bị rối loạn tiền đình.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể: Hoạt động thể chất giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ ngon. Hơn nữa còn giúp cải thiện sức đề kháng, hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng thể.

10 bài tập chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Hoạt động thể chất mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho người bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi người bệnh lựa chọn bài tập phù hợp và tập luyện đúng cách.

Dưới đây là 10 bài tập chữa rối loạn tiền đình nên rèn luyện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

1. Bài tập Romberg

Bài tập Romberg là một trong những bài tập được thiết kế riêng cho những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Thường xuyên tập luyện giúp cải thiện tốt tuần hoàn máu cũng như các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Bài tập Romberg
Bài tập Romberg giúp làm tăng khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể

Đặc biệt, bài tập này giúp cho khả năng giữ thăng bằng của cơ thể dần tốt lên. Từ đó sẽ làm giảm tối thiểu nguy cơ bị té ngã hay gặp phải các rủi ro khác khi mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đứng thẳng người, 2 chân chụm sát vào nhau, 2 tay buông thẳng sát vào người. Hai mắt nhắm lại.
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây.
  • Nghỉ vài ba giây rồi lặp lại các động tác khoảng 10 – 15 lần.
  • Có thể tăng độ khó bằng cách giữ nguyên các bước nhưng đưa cả 2 tay ra phía trước, song song với mặt đất.

2. Bài tập dành cho mắt

Thực hiện bài tập dành cho mắt là rất cần thiết cho những người mắc bệnh rối loạn tiền đình. Bài tập này giúp người bệnh cải thiện tốt hơn tầm nhìn. Hơn nữa còn có khả năng tập trung vào một vật thể đứng yên khi đầu đang bị di chuyển.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nhìn thẳng về phía trước. Chú ý tập trung vào 1 vật thể ở ngang tầm mắt.
  • Di chuyển đầu từ bên này sang bên kia những mắt vẫn nhìn vào vật thể đã xác định ban đầu. Trường hợp cảm thấy nhức đầu và chóng mặt thì cần làm chậm lại.
  • Cố gắng tiếp tục thực hiện trong tối đa 1 phút. Bởi não bộ luôn cần thời gian để thích ứng.
  • Luyện tập từ từ để có thể lặp lại khoảng 3 – 5 lần/ ngày.

3. Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điển hình như tăng cường tuyến giáp, giảm đau nhức xương khớp, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, tốt cho trí não, cải thiện các triệu chứng mãn tính…

Đặc biệt, thường xuyên rèn luyện tư thế cây cầu còn giúp làm giảm tần suất xuất hiện của các triệu chứng rối loạn tiền đình. Từ đó mang đến tác động tích cực với quá trình kiểm soát bệnh.

Tư thế cây cầu chữa rối loạn tiền đình
Tư thế cây cầu trong yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho những người bị rối loạn tiền đình

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn tập. 2 tay kê dưới mông. Co đầu gối sao cho lòng bàn chân chạm vào mặt sàn.
  • Siết thật chặt phần cơ bụng, cơ mông và cơ hông trước khi đẩy người lên.
  • Từ từ nâng phần hông lên cao cho tới khi tạo thành đường thẳng từ vai tới đầu gối.
  • Siết chặt các khối cơ ở vùng core, kết hợp hít thở sâu.
  • Cố gắng giữ tư thế này 20 – 30 giây. Sau đó từ từ hạ người xuống, trở về tư thế chuẩn bị.
  • Lặp lại các động tác trên 10 – 15 lần tùy vào khả năng.

4. Bài tập lắc lư chữa rối loạn tiền đình

Các bài tập lắc lư trước sau hay lắc lư hai bên đề rất tốt cho bệnh nhân rối loạn tiền đình. Trên thực tế, thường xuyên rèn luyện các bài tập này giúp cho hệ tiền đình cải thiện khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ té ngã và các rủi ro liên quan.

Bài tập lắc lư trước sau:

  • Người bệnh đứng thẳng người. 2 chân mở rộng 1 khoảng bằng vai. 2 tay buông thẳng.
  • Nhẹ nhàng ngã người ra phía trước rồi phía sau. Chú ý dồn trọng lực xuống ngón chân và gót chân. Di chuyển cả vai và hông cùng với nhau, không khom lưng, không giở ngón chân và gót  chân lên.
  • Giữ nguyên tư thế này vài ba giây rồi trở về tư thế chuẩn bị.
  • Lặp lại khoảng 20 nhịp cho mỗi lần tập. Lúc đầu thực hiện chậm rãi, sau đó tăng dần biên độ và tốc độ di chuyển lên. Ban đầu mở mắt và sau đó nhắm mắt lại.

Bài tập lắc lư 2 bên:

  • Đứng thẳng người, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay buông thẳng.
  • Di chuyển cả thân mình (vai và hông cùng di chuyển) sang bên trái. Chú ý điều chỉnh cho toàn thân trụ trên chân cái. Sau đó lại nhi chuyển sang phải. Tuyệt đối không nhấc gót chân và ngón chân lên.
  • Lặp lại các động tác trên khoảng 20 nhịp.
  • Lúc đầu thực hiện động tác chậm rãi và mở mắt. Sau đó có thể tăng cường độ lên và nhắm cả 2 mắt lại.

5. Tư thế con cá

Tư thế con cá trong yoga có tác dụng giải tỏa sự căng cứng cơ ở vùng cổ, ngực và thắt lưng. Đồng thời giúp tăng tuần hoàn máu và xung lực thần kinh.

Hơn nữa còn kích thích hoạt động của tuyến tùng ở phần não. Tuyến tùng có khả năng tiết hormone melatonin giúp thư giãn vào buổi tối và ngủ ngon hơn. Đây là yếu tố mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân rối loạn tiền đình.

bài tập chữa rối loạn tiền đình
Người bị rối loạn tiền đình nên thường xuyên rèn luyện tư thế con cá trong yoga

Ngoài ra, thường xuyên rèn luyện tư thế con cá còn giúp kích thích và làm dịu tuyến yên ở não. Trong khi đó, tuyến yên điều hòa sự tiết các chất của nhiều tuyến nội tiết khác. Như vậy có tác dụng làm mạnh các tuyến khác trong cơ thể.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn tập, 2 chân duỗi thẳng và khép vào nhau.
  • 2 tay đặt xuống bên dưới mông.
  • Đẩy ngực lên và ngửa cổ ra phía sau. Cùng với đó, dồn trọng lực lên khuỷu tay và 2 cánh tay.
  • Mở rộng tối đa lồng ngực và giữ tư thế này 1 lúc.
  • Trở về tư thế ban đầu và lặp lại các động tác trên 10 – 15 lần.
  • Chú ý khi tập cần hít thở sâu.

6. Tư thế chó úp mặt

Thường xuyên tập luyện tư thế chó úp mặt trong yoga là một giải pháp hữu hiệu giúp làm giảm triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình. Tư thế này có tác dụng tăng cường máu lên não và kích thích hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể.

Tuần hoàn máu được cải thiện là cần thiết để ngăn ngừa các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Hơn nữa còn giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng để giảm thiểu các vấn đề rủi ro phát sinh.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đặt tay và đầu gối lên mặt sàn. Đầu gối mở rộng bằng hông còn tay mở rộng bằng vai. Chú ý xòe các ngón tay ra.
  • Hít vào, dồn lực đều lên bàn tay và ép tay xuống sàn. Đồng thời nâng đầu gối lên khỏi mặt sàn.
  • Nâng hông lên rồi hạ xuống. Cần thực hiện liên tục để cột sống được căng giãn.
  • Thở ra, cố gắng duỗi thẳng chân hết mức, gót chân hướng xuống mặt sàn.
  • Nhấc người lên cho tới khi phần vai vượt ra khỏi tay. Sau đó từ từ xoay cánh tay xuống sàn, giữ vững phần hông hướng về phía trung tâm.
  • Hít thở đều, cố gắng giữ tư thế này khoảng từ 1 – 3 phút.

7. Tư thế em bé

Đây là một tư thế trong yoga đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên bị chóng mặt và đau đầu. Bởi tư thế này có tác dụng làm giảm căng thẳng và lo âu rất hiệu quả.

Tư thế em bé
Tư thế em bé giúp điều hòa hơi thở và tăng cường lưu thông máu

Hơn nữa, thường xuyên rèn luyện tư thế em bé còn giúp điều hòa hơi thở và tăng cường lưu thông máu trên toàn cơ thể. Đây đều là những yếu tố quan trọng làm giảm tần suất xuất hiện và rủi ro từ các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngồi xuống sàn tập, gập 2 chân lại với nhau và ngồi lên trên gót chân. Mở rộng đầu gối và hông, cố gắng hít thở đều.
  • Gập người về phía trước giữa 2 đùi và thở ra.
  • Từ từ mở rộng hông, thư giãn giữa 2 đùi.
  • Vươn tay thẳng qua đầu và thẳng hàng với đầu gối. Thả lỏng phần vai trên sàn. Cảm nhận rõ sức nặng của vai ở trên cạnh vai chạm sàn.
  • Có thể duy trì tư thế trong khoảng từ 30 giây tới vài phút.
  • Để kết thúc tư thế, cần thư giãn, hít thở đều và từ từ nâng người lên.

8. Bài tập thái cực quyền

Thái cực quyền là một hình thức tập thể dục quen thuộc bắt nguồn từ Trung Hoa. Hình thức tập luyện này được xây dựng trên nền tảng các bộ môn võ thuật kết hợp với động tác chậm rãi và hít thở sâu.

Thái cực quyền không phải là từng động tác riêng lẻ mà là một chuỗi những động tác liên hoàn với nhau. Tuy nhiên bài tập này tương đối dễ thực hành bởi có cường độ chậm rãi, không tốn nhiều sức. Đặc biệt là rất phù hợp với những người lớn tuổi đang bị rối loạn tiền đình.

Trên thực tế, việc tập luyện đều đặn có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, stress, giúp tinh thần thoải mái. Đặc biệt là làm tăng khả năng giữ thăng bằng của cơ thể và làm giảm nguy cơ té ngã khi gặp phải các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Dưới đây là 12 thức thái cực quyền đơn giản, có thể tập luyện tại nhà:

  • Khởi thức
  • Tả hữu dã mã phân tung
  • Bạch hạc lượng xí
  • Tả hữu lâu tất ảo bộ
  • Thủ huy tỳ bà
  • Tả hữu đảo niệm hầu
  • Tả lãm tước vĩ
  • Đơn tiên
  • Vân thủ
  • Cao thám mã
  • Hữu đăng cước
  • Song phong quán nhĩ
  • Chuyển thân tả đăng cước
  • Tả hạ thế độc lập
  • Hữu hạ thế độc lập
  • Tả hữu thuyên thoa
  • Hả để châm
  • Thiểm thông bối
  • Chuyển thân ban, lan, chùy
  • Như phong tự bế
  • Thập tự chủ
  • Thu thế

Những thức này đều rất dễ thực hiện, chỉ cần học qua vài lần là người bệnh có thể thực hiện được. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý về mặt căn bản. Luyện thái cực quyền cần đảm bảo nhuần nhuyễn 4 cấp. Bao gồm luyện hình, luyện khí, luyện ý rồi với đến luyện tâm.

Hiện nay, tại nhiều công viên có các nhóm tập thái cực quyền cho người cao tuổi. Người bệnh rối loạn tiền đình có thể tham gia để hỗ trợ quá trình điều trị và nâng cao sức khỏe tổng thể.

9. Bài tập đi bộ chữa rối loạn tiền đình

Đi bộ là bài tập đơn giản được rất nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Đây cũng là bài tập rất phù hợp với những người đang bị rối loạn tiền đình.

bài tập chữa rối loạn tiền đình
Thường xuyên đi bộ giúp làm giảm căng thẳng, stress và tăng cường sức khỏe tổng thể

Trên thực tế, đi bộ đúng kỹ thuật có thể giúp tác động đến toàn bộ cơ thể. Ngoài làm thư giãn gân cốt, cải thiện sự linh hoạt của xương khớp thì còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Đi bộ mỗi ngày còn là liều thuốc tự nhiên tác động tốt đến sức khỏe tinh thần. Giúp cho người bệnh thoải mái, dễ chịu, giảm thiểu căng thẳng và stress. Từ đó làm giảm tần suất xuất hiện của các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Hướng dẫn đi bộ đúng cách:

  • Chuẩn bị: Ăn nhẹ trước khi tập ít nhất 30 phút. Chuẩn bị quần áo tập, giày tập và nước uống.
  • Cường độ đi bộ: Nên lựa chọn cường độ phù hợp, dao động khoảng 50 – 60 bước mỗi phút.
  • Thời gian đi bộ: Có thể đi bộ khoảng từ 30 – 45 phút mỗi ngày. Nếu thấy mệt nên dành thời gian nghỉ giữa quãng.
  • Thời điểm đi bộ: Người bệnh có thể đi bộ buổi sáng hay buổi chiều đều được. Tuy nhiên, tuyệt đối không được đi bộ khi vừa mới ăn no xong.

10. Thiền chữa rối loạn tiền đình

Về mặt lý thuyết, ngồi hay đứng lâu ở một tư thế hay thay đổi tư thế nhanh và đột ngột đều ảnh hưởng không tốt tới bệnh tiền đình. Các hành động này có thể khiến cho triệu chứng chóng mặt trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên tùy vào từng cơ địa cụ thể mà sẽ có cảm giác khác nhau với việc ngồi thiền. Trên thực tế, việc ngồi thiền đúng cách sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho quá trình kiểm soát các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Thiền giúp làm giảm căng thẳng, điều hòa hơi thở, huyết áp và tăng cường trí nhớ. Từ đó giúp giải tỏa áp lực về mặt tinh thần. Đồng thời cải thiện giấc ngủ và loại bỏ các yếu tố nguy cơ kích hoạt triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.

Cần lưu ý rằng, không phải ai cũng nhận được kết quả tốt khi ngồi thiền. Thậm chí còn gặp nhiều vấn đề như chóng mặt, đau đầu, trầm cảm, ảnh hưởng xương khớp do tập thiền không đúng cách. Đặc biệt là với những người mới bắt đầu.

bài tập chữa rối loạn tiền đình
Ngồi thiền đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho người bị rối loạn tiền đình

Các vấn đề cần lưu ý khi ngồi thiền:

  • Quan trọng nhất là phải tĩnh tâm, đạt được sự tập trung cần có khi thiền định.
  • Thở sâu bằng mũi đầy bụng rồi nhẹ nhàng thở ra bằng miệng.
  • Mở rộng ngực và giữ cột sống thẳng tự nhiên.
  • Lựa chọn một nơi yên tĩnh để tọa thiền.
  • Luyện tập đều đặn khoảng 1 – 2 lần/ ngày.
  • Thực hiện một số động tác để khí huyết lưu thông và ngừa chóng mặt trước khi kết thúc bài tập.

Lưu ý khi thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình

Như đã đề cập, thường xuyên thực hành các bài tập chữa rối loạn tiền đình mang lại rất nhiều lợi ích. Ngoài giúp làm giảm triệu chứng của bệnh thì còn cải thiện sức khỏe tổng thể.

Để nhận được kết quả tốt và ngăn ngừa rủi ro phát sinh thì cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Dành ra ít nhất 10 phút khởi động để làm nóng cơ thể trước khi bước vào các bài tập.
  • Lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng. Không nên lựa chọn các bài tập quá khó hoặc tập luyện quá gắng sức.
  • Tránh các bộ môn vận động quá mạnh khi đang bị rối loạn tiền đình. Ví dụ như chơi tennis, chạy việt dã, đá bóng, cầu lông, bóng chuyền…
  • Bắt đầu luyện tập với cường độ nhẹ. Khi cơ thể đã làm quen tốt thì mới từ từ nâng cường độ lên.
  • Nếu bị hoa mắt, chóng mặt hay mất thăng bằng khi đang tập luyện thì cần ngưng lại ngay. Chú ý dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn.
  • Trường hợp bị rối loạn tiền đình nặng thì cần tham khảo bác sĩ để được tư vấn bài tập cũng như kế hoạch tập luyện cụ thể.
  • Kiên trì hoạt động thể chất mỗi ngày. Cần cố gắng tập luyện đủ 5 buổi tập mỗi tuần.
  • Kết hợp ăn uống và sinh hoạt điều độ, lành mạnh. Đồng thời nghiêm túc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định.

Bài viết đã hướng dẫn chi tiết 10 bài tập chữa rối loạn tiền đình mang lại hiệu quả tốt. Người bệnh cần kiên trì tập luyện đúng cách để giúp cải thiện triệu chứng và ngăn chặn diễn tiến của bệnh. Nếu gặp phải bất cứ khó khăn gì trong quá trình điều trị, nên chia sẻ với bác sĩ để được giúp đỡ.

Cùng chuyên mục

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình – Lời khuyên từ chuyên gia

Theo thống kê mới nhất cho biết, tỷ lệ người mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng và mọi đối tượng đều có khả...

Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? Nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ngoại biên là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và không phân biệt giới tính. Khi khởi phát, cơ...

Rối loạn tiền đình khi mang thai

Rối loạn tiền đình khi mang thai và cách xử lý

Rối loạn tiền đình khi mang thai khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, dễ bị ngã, luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn,...

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Phương pháp dùng lá cây chữa rối loạn tiền đình được khá nhiều người áp dụng tại nhà vì nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản mà...

chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Bệnh rối loạn tiền đình tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và nghiêm túc điều trị. Bên cạnh phương pháp y tế, cần...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn