Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Bại não thể thất điều: Dấu hiệu, Chẩn đoán, Hướng điều trị

Khó khăn trong việc cầm nắm, vận động đi lại, phát âm, run tay chân, bước đi loạng choạng không vững là những triệu chứng điển hình của chứng bại não thể thất điều. Bệnh chỉ chiếm 10% trong tổng số những người mắc bệnh bại não, tuy nhiên hậu quả mang lại rất nghiêm trọng nếu như không được can thiệp kịp thời và đúng cách.

Bại não thể thất điều là gì?

Bại não thể thất điều có tên khoa học là Ataxic Cerebral Palsy, thực chất là một rối loạn ở vùng não bộ gây ra, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như chức năng vận động của cơ thể. Theo thống kê thì bại não thể thất điều chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các loại thể bại não, chỉ khoảng 5 – 10%.

Bệnh tuy hiếm gặp nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân thường gặp các vấn đề về phối hợp và cân bằng điển hình như đi đứng không vững, khó đan hai tay vào nhau, khó phát âm, rối loạn ngôn ngữ, rối tâm vận động, run tứ chi.

Bại não thể thất điều: Dấu hiệu, Chẩn đoán, Hướng điều trị
Bại não thể thất điều là chứng bệnh ít gặp nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu không được thăm khám và có phương pháp can thiệp kịp thời thì các triệu chứng tiến triển nhanh và ngày càng nặng nề, có thể khiến các chi bị ảnh hưởng gây ra tình trạng liệt, phải ngồi xe lăn hoặc nằm một chỗ.

Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người bệnh mà còn liên lụy đến người thân, khiến họ phải mất nhiều thời gian và chi phí để điều trị cũng như chăm sóc.

Nguyên nhân dẫn đến chứng bại não thể thất điều ở trẻ em

Như đã nói ở trên khi mắc chứng bại não thể thất điều, trẻ em thường gặp khó khăn trong vấn đề cân bằng cơ thể và phối hợp hoạt động. Nguyên nhân là do phần tiểu não ở phía sau dưới não bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mà tiểu não lại là bộ phận có chức năng kiểm soát và điều khiển sự cân bằng trong các vấn đề đi lại hay phát âm.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến tiểu não của trẻ bị ảnh hưởng hoặc tổn thương, các bậc phụ huynh cần tham khảo và nắm rõ để biết cách xử lý.

Bại não thể thất điều
Em bé bị tổn thương não trong quá trình sinh có thể gây ra chứng bại não nguy hiểm
  • Trong quá trình mang thai, người mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như thuốc trừ sâu, rượu bia, thuốc lá, hay mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tuyến giáp trạng khi sinh con ra có nguy cơ mắc các thể loại bại não cao.
  • Khi mang thai cơ thể người mẹ thường hay bị thay đổi nội tiết tố hoặc do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, dị ứng hóa chất có tính tẩy rửa cao dẫn đến tình trạng tử cung bị nhiễm trùng.
  • Nếu không được chữa trị sớm không những người mẹ sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi, trẻ sinh ra có khả năng chậm phát triển, chậm nói, thiểu năng trí tuệ, các chứng bại não nguy hiểm.
  • Trường hợp trẻ sinh non thường rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm như tim bẩm sinh, mù điếc bẩm sinh, viêm hô hấp, loạn sản phổi, viêm phế quản, bại não, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ…bởi vì lúc này các bộ phận trong cơ thể trẻ chưa được hoàn chỉnh dẫn đến sức đề kháng yếu, nhẹ cân, không đủ sức chống chọi với các tác nhân nguy hiểm ở bên ngoài cũng như trong bụng mẹ.
  • Khi sinh con, người mẹ gặp các vấn đề như trẻ sơ sinh có cân nặng quá lớn hơn 4kg, trẻ nằm ở vị trí không lý tưởng, không quay đầu, trẻ bị vòng nhau cuốn cổ, chuyển dạ kéo dài thời gian, khung chậu của người mẹ bất thường…tất cả những điều này đều có thể gây ra tình trạng khó sinh. Lúc này các bác sĩ bắt buộc phải dùng các dụng cụ chuyên dụng để tạo áp lực đẩy trẻ ra ngoài, trường hợp không may dùng lực quá lớn hay không thận trọng có thể gây ra các chấn thương cho trẻ sơ sinh như bầm tím, phù nề da đầu, u máu đầu, xuất huyết dưới kết mạc, liệt cơ mặt, thiếu oxi, gãy xương thậm chí bị bại não, u não, vỡ xương sọ rất nguy hiểm.
  • Sau khi sinh hoặc khi trẻ lớn vài tuổi trong quá trình sinh hoạt hàng ngày bị té ngã gây chấn thương vùng đầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thần kinh gây ra các biến chứng trầm trọng như chấn động não, gãy xương sọ, bại não, mất ý thức, lú lẫn.
  • Một số trường hợp trẻ bị hạ đường huyết kéo dài khiến cho não bộ không nhận đủ lượng Glucose để hoạt động, điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hôn mê, co giật, bại não, tổn thương não, thậm chí tử vong.
  • Trẻ gặp các vấn đề đông máu hoặc đột quỵ cũng có thể gây ra chứng bại não thể thất điều nguy hiểm. Bởi vì lúc này não bộ bị tổn thương và gián đoạn, không có đủ khả năng hoạt động nên khiến các bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Nhiều người mẹ trong quá trình mang thai không tiêm phòng vacxin nên bào thai không được bảo vệ, khi sinh ra trẻ có sức đề kháng kém, có thể mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm trong đó có bại não.

Triệu chứng của bệnh bại não thể thất điều ở trẻ

Khi mắc chứng bại não thể thất điều trẻ thường bị ảnh hưởng phần tiểu não gây khó khăn trong việc hoạt động, di chuyển, thực hiện cử chỉ, sự cân bằng cơ thể thông qua các bộ phận như tay chân, mắt, miệng, cụ thể có những triệu chứng điển hình sau:

Bại não thể thất điều
Run tay chân, khó cầm nắm là những triệu chứng điển hình của bệnh bại não thể thất điều
  • Dáng đi bị lệch hoặc bị nghiêng, bước đi sải rộng, khi đi thường loạng choạng, không vững vàng, mất thăng bằng.
  • Các hoạt động cầm nắm, đan hai tay vào nhau thực hiện một cách khó khăn do các chi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Gặp khó khăn trong việc phát âm, giao tiếp, trò chuyện với người khác vì phần cơ miệng bị tác động.
  • Mắt của trẻ thường chuyển động chậm, do phần tiểu não bị ảnh hưởng tác động lớn đến các dây thần kinh vùng mắt.
  • Khi mắc chứng bại não thể thất điều trẻ thường bị run các chi bao gồm cả chi dưới lẫn chi trên, nhưng với biên độ nhỏ và tần suất chậm.
  • Vấn đề ăn uống cũng diễn ra khó khăn vì bộ phận tứ chi và miệng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Khi thực hiện các thao tác như lấy đồ vật, cầm nắm, lật sách vở, gõ máy tính thường bị rối tâm vận động không chính xác.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bại não thể thất điều

Khi mắc chứng bại não thể thất điều nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề và hậu quả khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hằng ngày của trẻ, cụ thể:

Bại não thể thất điều
Trẻ bại não rất dễ suy dinh dưỡng vì khó nhai nuốt và hấp thụ thức ăn
  • Co rút cơ: Đây được xem là biến chứng phổ biến và thường gặp nhất khi trẻ mắc chứng bại não. Hầu hết cả tứ chi đều bị ảnh hưởng và co rút dẫn đến biến dạng và trật khớp, xương chậm phát triển.
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ mắc chứng bại não thể co cứng thường rất khó nuốt, khó ăn uống và hấp thụ chất, do đó có thể bị gầy gò, ốm yếu do thiếu chất dinh dưỡng. Một số trường hợp bệnh nặng không thể tự ăn uống cần phải sử dụng đến ống nuôi ăn để cấp thức ăn bằng chất lỏng vào cơ thể.
  • Tinh thần mất ổn định: Khi mắc bệnh trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển, ăn uống, phát âm do đó khiến người bệnh buồn chán, tinh thần bất ổn đặc biệt lâu ngày có thể dẫn đến chứng trầm cảm nguy hiểm, trẻ sống khép mình, tự ti, không tiếp xúc với mọi người.
  • Nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm: Khi mắc chứng bại não trẻ thường có nguy cơ gặp các bệnh lý nguy hiểm khác như tim phổi, loãng xương, thoái hóa khớp.

Cách chẩn đoán bệnh bại não thể thất điều chính xác nhất

Các triệu chứng của bệnh bại não thể thất điều thường rõ dần qua thời gian. Do đó, các bác sĩ cần phải chẩn đoán đúng nguyên nhân và phần tổn thương trên cơ thể trẻ thì mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Với sự phát triển của ngành y học hiện đại, hiện nay tại các bệnh viện, trung tâm thăm khám lớn đều có thể thực hiện chẩn đoán bệnh bại não qua các phương pháp cơ bản sau:

Bại não thể thất điều
Quét MRI giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ và nguyên nhân gây chứng bại não

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán từ mức đơn giản đến phức tạp, đầu tiên sẽ kiểm tra và sàng lọc các yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình. Bởi vì trong nhà có anh chị hoặc bố mẹ mắc các bệnh lý về não bộ thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các chứng bệnh này rất cao.

Thực hiện các câu hỏi liên quan đến khả năng phát âm, vận động, thính giác, tầm nhìn của trẻ để hỗ trợ phần chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Phương pháp thứ 3 có thể áp dụng đó là thực hiện xét nghiệm máu, tế bào da hoặc nước tiểu của trẻ. Để lấy mẫu chính xác và đem lại hiệu quả cao khi xét nghiệm, trước khi lấy mẫu trẻ cần nhịn ăn 8 – 12 tiếng, làm sạch và sát trùng phần cần lấy máu hoặc da. Mẫu sẽ được đem về phòng thí nghiệm và tiến hành ngay lập tức, sau khoảng vài giờ sẽ đưa ra các chỉ số cần thiết.

Cách chẩn đoán hiện đại và đem lại kết quả chính xác nhất hiện nay đó chính là chụp Scan não. Phương pháp này bao gồm 3 liệu pháp chủ yếu đó là:

  • Quét MRI: Trước khi tiến hành trẻ được gây mê toàn thân hoặc tại chỗ, sau đó dùng sóng từ trường và radio để tạo ra các hình ảnh cắt ngang hoặc 3D rõ nét về phần não bộ của trẻ. Quá trình xét nghiệm không gây đau đớn cho trẻ, sau khoảng 60 phút hoàn thành chẩn đoán và đọc kết quả.
  • Điện não đồ: Trước khi tiến hành điện não đồ EEG trẻ sẽ được gắn các điện cực vào vùng da đầu, phương pháp này giúp ghi lại chính xác các hoạt động điện não trong não bộ của trẻ từ đó các bác sĩ sẽ nhìn vào đó và dễ dàng chẩn đoán.
  • Siêu âm sọ não: Tức là sử dụng sóng âm thanh cao tần để tạo ra các hình ảnh chi tiết bên trong não bộ. Phương pháp này thường được ứng dụng cho trẻ sơ sinh và mang lại độ chính xác cao.

Phương pháp điều trị bệnh não thể thất điều cho trẻ tốt nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị chứng bại não thể thất điều, tuy nhiên cần phải được chẩn đoán và đưa ra nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh cụ thể thì mới tiến hành áp dụng đúng đắn và đem lại hiệu quả cao. Có 7 biện pháp cụ thể đó là:

1. Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng tức là quá trình điều trị cần nhiều thời gian để giúp người bệnh phục hồi lại khả năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể sau khi bị tổn thương do bệnh tật hoặc tai nạn ngoài ý muốn.

Đối với trẻ mắc chứng bại não các bác sĩ sẽ áp dụng các bài tập đơn giản như: Xoay khớp háng, gập duỗi chân luân phiên, duỗi thân người, tập ngồi và đứng thăng bằng. Tùy vào mức độ bệnh nặng nhẹ mà sau một thời gian nhất định trẻ sẽ có thể lấy lại khả năng hoạt động, hòa nhập với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Bại não thể thất điều
Bài tập giãn cơ giúp con giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bị rút cơ

2. Hoạt động trị liệu

Trẻ mắc chứng bại não thể thất điều thường bị rối loạn và ảnh hưởng khả năng cân bằng và hoạt động nên áp dụng phương pháp hoạt động trị liệu sẽ giúp trẻ cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả, ý thức được những hành vi cũng như trách nhiệm mình cần phải làm trong đời sống.

Tùy vào độ tuổi mà các chuyên gia sẽ lựa chọn các hoạt động phù hợp với trẻ, chẳng hạn trẻ nhỏ trong độ tuổi 06 – 36 tháng tuổi thì nên tập cho trẻ các kỹ năng nằm bú mẹ, bú bình, giữ thăng bằng khi ngồi ăn, tập đi; Còn đối với trẻ 36 tháng tuổi trở lên hoặc đã đi nhà trẻ, tiểu học thì nên tập cho con các kỹ năng ăn uống, vệ sinh cá nhân, tự thay đồ, tự dọn đồ chơi, quét nhà phụ giúp ba mẹ, tự chải đầu.

Những hoạt động này sẽ giúp trẻ nhận thức và đánh giá được khả năng của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy có động lực và cố gắng tập luyện điều trị bệnh, đồng thời tăng cường sự phối hợp mắt và tay, phát triển cảm xúc yêu thương, vui buồn.

3. Trị liệu bằng ngôn ngữ

Vấn đề cơ bản của trẻ mắc bệnh bại não thể thất điều đó chính là khó khăn trong quá trình phát âm. Chính vì vậy, các chuyên gia đã khuyến khích điều trị bệnh cho bé bằng phương pháp ngôn ngữ trị liệu. Qua quá trình chữa trị lâu dài bé sẽ có khả năng phát âm tốt hơn, từ đó khắc phục tình trạng khó khăn trong giao tiếp, tự tin và thoải mái khi trò chuyện với người đối diện.

Các bài tập trị liệu ngôn ngữ cho trẻ bại não thể thất điều được kể đến như: Tập cho trẻ nói tự nhiên, nói tên các đồ vật xung quanh, khuyến khích trẻ hát những bài mà mình yêu thích, mô tả đặc điểm của động vật, con người, tập đọc từ câu ngắn đến dài cho bé.

Bại não thể thất điều
Phương pháp trị liệu bằng ngôn ngữ giúp cho trẻ lấy lại khả năng giao tiếp hiệu quả

Lưu ý trong quá trình điều trị nên tạo cho bé một môi trường thoải mái, vui vẻ, nói to để trẻ nắm bắt rõ hơn, tập từ mức độ dễ đến khó dần, nên thay đổi các bài học để tránh sự nhàm chán cho trẻ, không nên tập quá nhiều thời gian vào một lúc, luôn khuyến khích và động viên để trẻ tự tin, can đảm, không chán nản, thất vọng.

4. Sử dụng thuốc điều trị bệnh bại não

Thuốc tây y được các bác sĩ chỉ định điều trị chứng bại não thể thất điều thường là thuốc an thần chống lo lắng, mệt mỏi, run các chi và thuốc giãn cơ hạn chế tình trạng căng cơ. Tùy vào mức độ bệnh nặng nhẹ và nguyên nhân gây bệnh mà bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc đúng loại.

5. Điều trị chứng bại não bằng châm cứu

Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh bại não hiệu quả được nhiều y bác sĩ khuyên áp dụng. Châm cứu bao gồm các liệu pháp: Điện châm cứu, thủy châm cứu, cụ thể:

Điện châm: Hay còn được gọi là châm cứu điện, tức là đưa dòng điện vào cơ thể người bệnh nhằm kích thích các huyệt vị giúp an thần, thông kinh hoạt lạc, tinh thần minh mẫn, cân bằng âm dương. Từ đó tăng cường sự tuần hoàn máu và chất dinh dưỡng đến các cơ quan bị liệt giúp giảm đau đớn, làm mềm cơ, cải thiện chức năng vận động, nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ.

Thủy châm cứu: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc chỉ định như vitamin nhóm B, thuốc tăng tuần hoàn não, tăng dẫn truyền thần kinh, nuôi dưỡng thần kinh ngoại vi…để dẫn truyền vào trong cơ thể người bệnh, các chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa Glucozo để hình thành và tạo ra hồng cầu, năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch hỗ trợ phục hồi các tổn thương hiệu quả.

6. Cấy chỉ chữa trị bại não thể thất điều

Cấy chỉ tức là các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ năng nghiệp vụ cơ bản trong điều trị bệnh để đưa chỉ catgut vào bên trong huyệt châm cứu của hệ thần kinh nhằm giải quyết các vấn đề về như giao tiếp, ngôn ngữ, phản xạ. Ngoài điều trị chứng bại não thì phương pháp cấy chỉ còn được ứng dụng để điều trị liệt các chi do tai biến, di chứng bệnh viêm não.

7. Phương pháp cấy ghép tế bào gốc

Theo nghiên cứu và tổng hợp từ các trường hợp đã áp dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân để điều trị chứng bại não thể thất điều thì sau khi cấy có khoảng 80% bệnh nhân cải thiện chức năng phát âm cũng như vận động, tăng khả năng ghi nhớ, tập trung, tăng sức mạnh cơ bắp, giảm căng cơ.

Bại não thể thất điều
Cấy ghép tế bào gốc giúp người bệnh giảm bớt căng cơ, tăng cường khả năng vận động

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý sau khi cấy ghép tế bào gốc không phải tất cả các trường hợp đều cải thiện bệnh tốt hơn, có một số trẻ có nguy cơ nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn, rối loạn nhịp tim rất nguy hiểm.

Bại não thể thất điều là chứng bệnh khá nguy hiểm và gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ nếu như không được điều trị sớm. Do đó, nếu cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì nên tiến hành cho trẻ thăm khám ngay. Tuy bệnh không có khả năng chữa dứt điểm nhưng nếu được điều trị kịp thời từ khi bệnh mới phát thì trẻ có khả năng vận động, đi lại, giao tiếp hòa nhập được với cộng đồng.

Không có phương pháp phòng ngừa hay ngăn chặn bệnh 100%, nhưng nếu những cặp vợ chồng đang có ý định sinh con thì nên chú ý thực hiện đầy đủ các mũi tiêm phòng vacxin, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để thai nhi được phát triển khỏe mạnh, có đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật, sau khi sinh hạn chế mắc các bệnh lý nguy hiểm trong đó bại não.

Thông tin hữu ích cho bạn:

Cùng chuyên mục

Bại não thể co cứng: Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều trị

Bại não thể co cứng là một trong những chứng bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, khi mắc bệnh trẻ thường có những triệu chứng điển hình như...

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải là biểu hiện bất thường?

Hiện nay, tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ diễn ra rất phổ biến, nhất là ở những trẻ đã lên hai, lên ba nhưng vẫn chưa phát âm...

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp bé cải thiện ngôn ngữ

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói không chỉ có tác dụng giúp bé cải thiện ngôn ngữ mà còn rất dễ thương, ngộ nghĩnh chứa đựng nhiều điều vô...

Trẻ bại não thể nhẹ: Dấu hiệu và các biện pháp phục hồi chức năng

Trẻ bại não thể nhẹ thường ít có những triệu chứng điển hình, tuy nhiên bệnh vẫn gây ra nhiều xáo trộn và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống...

Trẻ bại não thể múa vờn: Phương pháp điều trị & phục hồi chức năng

Theo số liệu thống kê trẻ bại não thể múa vờn có tỉ lệ mắc bệnh khá cao khoảng 15 - 20% tổng số các bệnh nhân mắc chứng bại...

Giải đáp: Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không?

Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không là câu hỏi được khá nhiều bậc phụ huynh thắc mắc muốn biết. Bởi vì hiện nay tỉ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn