Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh đúng chuẩn cho mẹ bỉm

Bại não thể co cứng: Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều trị

Bại não thể co cứng là một trong những chứng bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, khi mắc bệnh trẻ thường có những triệu chứng điển hình như co cứng hai chi dưới, tứ chi hoặc co cứng nửa người. Bệnh gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ, vì vậy cần phải được phát hiện và điều trị sớm.

Bại não thể co cứng là gì?

Bại não thể co cứng tức là tình trạng trẻ bị tổn thương vùng não làm ngăn chặn sự phát triển theo quy luật của chức năng vận động. Bệnh thường gặp ở trẻ trong nhiều giai đoạn khác nhau như trước khi sinh, trong khi sinh và cả kể cả khi trẻ đã trưởng thành vài năm tuổi.

Bệnh có những triệu chứng đặc trưng nguy hiểm, gây sợ hãi cho những người xung quanh như co giật, cứng khớp, căng cơ. Tình trạng này có thể xảy ra trên toàn bộ cơ thể, một phần chi dưới hoặc một phần chi trên.

Bại não thể co cứng: Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều trị
Bại não thể co cứng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, bệnh gây ra nhiều hậu quả khôn lường

Theo số liệu nghiên cứu và thống kê thì chứng bại não thể co cứng ở trẻ chiếm tỉ lệ cao khoảng 70 – 90% trong tổng số các trường hợp trẻ mắc bệnh bại não. Chứng bệnh nguy hiểm này được phân thành 3 loại cơ bản tùy thuộc vào vùng bị ảnh hưởng trên cơ thể, cụ thể đó là:

  • Bại não thể co cứng tứ chi chiếm 40 – 45%.
  • Bại não thể co cứng 2 chi dưới chiếm 25 – 35%.
  • Bại não thể co cứng nửa người chiếm 35 – 40%.

Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh bại não thể co cứng nguy hiểm

Theo các bác sĩ, phần lớn trẻ nhỏ mắc chứng bại não thể co cứng thường gặp phải từ lúc ở trong bụng mẹ hoặc mới sinh ra, một số phát triển bệnh sau vài năm đầu đời do mắc các bệnh lý liên quan. Nguyên nhân chính gây ra chứng bại não thể co cứng ở trẻ là do:

  • Trong quá trình mang thai mẹ không may bị nhiễm các loại virut như Rubelle, Toxoplasmosis, Cytomegalovirus (vi rút cự bào)…sẽ khiến cho thai nhi dễ mắc các chứng liên quan đến não bộ đặc biệt là bệnh bại não ở trẻ.
  • Một số trường hợp trước khi sinh ra trẻ thường bị tách khỏi thành tử cung người mẹ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, khí não cho bào thai dẫn đến chứng bại não ở trẻ trong đó có bại não thể co cứng.
  • Trong quá trình mang thai, những người mẹ mang nhóm máu hiếm Rh cộng hoặc trừ thường đối diện với nhiều rủi ro và khiến cho thai nhi có thể gặp nhiều vấn đề như thai chết lưu, sẩy thai, tan máu, thiểu năng trí tuệ, trẻ chậm nói, phải thay máu thường xuyên, bại não.
  • Một số trẻ nhỏ mắc chứng bại não là do bẩm sinh tức là những dị tật đã có sẵn và định hình bên trong cấu trúc thần kinh của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • Những đứa trẻ bị sinh non khi mới được 37 tuần tuổi hoặc trong quá trình sinh nở con bị ngạt khí cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như vàng da, khiếm thính, khiếm thị, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh bại não rất cao.
  • Sau khi sinh và được phát triển vài năm đầu đời có thể không may trẻ gặp những trường hợp liên quan đến não bộ như chấn thương do tai nạn, xuất hiện u não, viêm não, viêm màng não…nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể dẫn đến chứng bại não thể co cứng cho trẻ.
Bại não thể co cứng
Trẻ sinh non dưới 37 tuần tuổi thường rất dễ mắc chứng bại não thể co cứng

Dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh bại não thể co cứng ở trẻ

Phần lớn trẻ nhỏ khi ra sinh ra đã mắc chứng bại não thể co cứng, nhưng mới đầu các triệu chứng còn khá mời nhạt, rất khó phát hiện, cho đến khi biểu hiện rõ nét thì bệnh đã khá nặng. Như đã nói ở trên, chứng bệnh này tùy theo mức độ nặng nhẹ và phần cơ thể bị ảnh hưởng mà người ta phân ra các triệu chứng điển hình như:

1. Bại não thể co cứng hai chi dưới

Đây được xem là mức độ nhẹ nhất của chứng bại não thể co cứng ở trẻ, chiếm tỉ lệ khoảng 25 – 35% tổng số các ca bệnh bại não. Đối với trường hợp này trẻ thường có những triệu chứng điển hình như:

  • Các cơ ở chân luôn trong tình trạng khép cứng lại với nhau.
  • Việc di chuyển, vận động đi lại ở trẻ gặp nhiều khó khăn, trẻ thường đi chụm chân ở phần đầu gối.

2. Bại não thể co cứng nửa người

Trường hợp co cứng nửa người khi mắc chứng bại não thể co cứng chiếm tỉ lệ khoảng 35 – 40% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh bại não. Lúc này bệnh nhân sẽ có những triệu chứng cụ thể như:

  • Cơ thể bị liệt một nửa phần bên phải hoặc bên trái.
  • Các chi dưới hoàn toàn bị tê liệt dẫn đến bại liệt gây khó khăn cho việc vận động đôi chân hay di chuyển đi lại.

3. Bại não thể co cứng tứ chi

Theo các bác sĩ đây là mức độ nặng nhất khi trẻ mắc chứng bại não, đồng thời cũng chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 40 – 45%. Điều này chứng tỏ hầu hết các trẻ mắc chứng bại não thể co cứng thường bị ảnh hưởng cả tứ chi. Những triệu chứng cụ thể khi trẻ mắc bệnh trong tình trạng này đó là:

  • Toàn bộ tứ chi và phần các cơ trục đều bị bại liệt, các chi có thể bị biến dạng co quắp.
  • Tàn phế nặng nề và mất khả năng di chuyển, chỉ nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn.
  • Do bị liệt nên các hoạt động ăn uống gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt các cơ ở bộ phận mặt bị ảnh hưởng nên chảy nước dãi liên tục, miệng bị hở.
Bại não thể co cứng
Trẻ bị bại não dẫn đến tình trạng co cứng tứ chi khiến cho cơ thể bị bại liệt nằm một chỗ

Các biện pháp chẩn đoán bệnh bại não thể co cứng

Để có phương pháp can thiệp và điều trị bệnh kịp thời, phù hợp thì cần phải nắm rõ tình trạng bệnh, đối với chứng bại não thể co cứng các bác sĩ hay chuyên gia sẽ thăm khám và chẩn đoán bệnh bằng những cách sau:

  • Bước đầu nếu nghi ngờ trẻ mắc chứng bại não thể co cứng thì các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tình của con hoặc cha mẹ để xem có nguy cơ di truyền, sau đó đánh giá dấu hiệu và thể chất trên cơ thể bé.
  • Thực hiện các loại xét nghiệm ở phòng thí nghiệm như máu, nước tiểu hoặc có thể là da, cách chẩn đoán này đưa ra kết quả chính xác cao.
  • Tiến hành chụp Scan não bằng các loại máy hiện đại, phương pháp này bao gồm: Chụp cộng hưởng MRI, siêu âm sọ não Ultra, điện não đồ EEG.
  • Thực hiện các bài test kiểm tra bổ sung liên quan đến vấn đề sự phát triển trí tuệ, vận động, thính giác, thị giác, khả năng ngôn ngữ của bé.

Sau khi kiểm tra và sàng lọc kỹ càng, tìm ra nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp nhất, nhằm hỗ trợ khắc phục cũng như làm giảm các triệu chứng bệnh, tránh tình trạng bại liệt các chi ở trẻ.

Bại não thể co cứng
Xét nghiệm máu tìm ra nguyên nhân gây bệnh bại não thể co cứng ở trẻ

Phương pháp điều trị bệnh bại não thể co cứng tốt nhất hiện nay

Không phải tất cả trẻ em bị bại não sẽ được chữa bằng một liệu pháp giống nhau mà cần phải dựa vào dấu hiệu, triệu chứng và mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ tốt nhất.

Việc điều trị bại não thể co cứng ở trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí. Các bậc phụ huynh cũng cần biết rõ khi trẻ đã mắc phải căn bệnh bại não thì việc sinh hoạt và phát triển trở lại như người bình thường là điều rất khó và thậm chí không thể, tuy nhiên có hướng điều trị đúng sẽ giúp giảm các biến cứng nguy hiểm, trầm trọng và kéo dài sự sống cho trẻ.

Trường hợp trẻ mắc chứng bại não thể co cứng ở mức độ nhẹ và trung bình thì cần kiên trì thực hiện các bài tập phục hồi chức năng và áp dụng các phương pháp trị liệu. Còn nếu ở thể nặng cần được dùng kết hợp thuốc và bài tập thì mới có hiệu quả, cụ thể từng phương pháp điều trị như sau:

1. Hoạt động trị liệu

Hoạt động trị liệu còn được gọi là bài tập phục hồi chức năng, biện pháp này được áp dụng cho các trường hợp trẻ mắc chứng bại não thể co cứng ở dạng nhẹ, thực hiện bài tập sẽ giúp cải thiện các chức năng bị khiếm khuyết của cơ thể. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài nhất định, những bài tập cơ bản được kể đến như:

Bại não thể co cứng
Hoạt động trị liệu giúp cho trẻ nhận thức và kiểm soát được các hành động của mình
  • Hỗ trợ điều chỉnh phần tay và chân trẻ, nơi có những tư thế bất thường như biến dạng, co quắp.
  • Điều chỉnh chức năng các cơ quan vận động như đi, ngồi, đứng, quỳ, bò, trườn, lăn, lật, nâng đầu, ngoái cổ.
  • Thay đổi và điều chỉnh các tư thế cho bé như giữ thăng bằng, nằm võng, bế địu.
  • Tổ chức các trò chơi cho trẻ theo đúng lứa tuổi để giúp trẻ nhận thức biết rõ các vấn đề liên quan đến thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác.
  • Hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng như tự mình mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, ăn uống, chải tóc.

Nếu được can thiệp và huấn luyện sớm sẽ giúp trẻ có thể tự lập và ý thức được các công việc cần hoàn thành trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là đối với trẻ đã trưởng thành.

2. Phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng là một phương pháp điều trị chứng bại não thể co cứng vừa đem lại hiệu quả cao vừa đảm bảo an toàn, cụ thể như:

  • Tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng cơ thể bằng cách chiếu đèn hồng ngoại.
  • Thực hiện điện xung dòng Galvanic ngược (dòng điện một chiều đều) bằng cách khu trú chi dưới hoặc chi trên đối với trẻ bại não thể co cứng nửa người và toàn thân đối với trẻ bị co cứng tứ chi.

3. Thủy trị liệu điều trị bại não thể co cứng

Ngoài các bài tập, trò chơi vận động trên khô thì các bác sĩ sẽ sử dụng bể bơi hoặc bồn nước xoáy, bồn Hubbard (bồn cánh bướm), bể bơi để giúp trẻ bại não thực hiện bài tập hỗ trợ các cơ. Các hình thức của phương pháp thủy trị liệu toàn thân đó là: Thủy nhiệt (bốc hơi nhiệt, bức xạ, đối lưu, truyền dẫn); thủy hóa học (sử dụng hóa chất, khoáng chất, sục khí cacbonic), thủy động (áp suất thủy tĩnh, sức nổi hoặc va chạm cơ học).

Bại não thể co cứng
Phương pháp thủy trị liệu điều trị bệnh bại não thể co cứng ở trẻ được nhiều người lựa chọn áp dụng

Các kỹ thuật viên hoặc bác sĩ chuyên khoa sẽ cho trẻ xuống bể bơi khoảng 20 – 30 phút ngâm toàn thân với nhiệt độ dao động từ 32.2 – 40 độ C. Đồng thời thực hiện các bài tập di chuyển tay chân dưới nước bằng bóng, tạ, thanh song song, bậc thang, rào cản.

4. Âm ngữ trị liệu (Ngôn ngữ trị liệu)

Khi mắc chứng bại não thể co cứng có thể khiến ngôn ngữ của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp âm ngữ trị liệu. Cách này có thể khắc phục dần tình trạng khó khăn trong giao tiếp, hạn chế về ngôn ngữ, cải thiện khả năng nghe nói, nhai nuốt và chơi đùa cho trẻ. Âm ngữ trị liệu bao gồm 2 liệu pháp quan trọng cơ bản đó là:

  • Liệu pháp Prompt tức là tái cấu trúc cơ miệng, âm lời nói giúp trẻ cảm nhận được các vị trí chính xác của răng, môi, lưỡi từ đó kiểm soát cách phát âm tốt hơn.
  • Liệu pháp AAC: Phương pháp này không trực tiếp tạo ra ngôn ngữ, lời nói nhưng lại có thể giúp trẻ cải thiện và phát triển các kỹ năng bắt chước, chủ động công việc, sự chú ý. Cách này có thể áp dụng cho trẻ khi đã biết nói hoặc trong thời gian đến trường.

5. Phương pháp điện trị liệu

Điện trị liệu là phương pháp khá hiện đại và phổ biến trong điều trị chứng bại não thể co cứng hiện nay. Các bác sĩ sẽ sử dụng dòng xung điện với tần số trung bình hoặc thấp trong một khoảng thời gian nhất định để kích thích các hệ thần kinh trong cơ thể trẻ thông qua bề mặt da.

Nguyên nhân gây bệnh bại não thể co cứng ở trẻ
Điện trị liệu điều trị chứng bệnh bại não ở trẻ đem lại hiệu quả cao
  • Thời gian áp dụng: Tổng liều dao động trong khoảng 1-5 phút/ lần; Mỗi đợt thực hiện 20-30 ngày liên tục.
  • Một số phương pháp điện thấp tần được áp dụng nhiều như: Dòng Galvanic ngắt quãng, ngược khu trú chi dưới, ngược khu trú chi trên, ngược thân, Galvanic dẫn CaCl2 cổ và dẫn CaCl2 lưng.

6. Phương pháp tiêm thuốc giãn cơ

Phương pháp này được chỉ định cho trẻ mắc chứng bại não thể co cứng, áp dụng cách này sẽ giúp tăng cường khả năng vận động cho trẻ một cách có kiểm soát và ý thức, đồng thời giúp giảm trương lực cơ, điều chỉnh tư thế và phòng chống sự biến dạng của các chi.

Các bác sĩ sẽ tiến hành xác định tình trạng và mức độ tăng trương lực cơ, để từ đó biết chính xác được vị trí tiêm. Sau đó bắt đầu gây tê, thuốc được lấy theo đúng liều lượng đã định và tiêm trực tiếp vào da của bé hoặc sử dụng đầu định vị của máy cơ để tiêm.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp trẻ bại não thể co cứng, tuyệt đối không dùng cho trẻ bại não thể thất điều, thể nhẽo hay thể múa vờn.

Ngoài tiêm thuốc giãn cơ thì các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số thuốc điều trị liên quan như: Thuốc chống co giật, nhuận tràng, kháng Acid, kháng Cholinergic, thuốc an thần hỗ trợ cho bé ngủ ngon.

7. Điều trị chứng bại não thể co cứng bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho trẻ mắc chứng bại não thể co cứng trong tình trạng co rút quá nặng. Áp dụng được cho trẻ khoảng từ 2 – 6 tuổi, lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện mổ để chỉnh hình làm dài cơ, giải phóng gân cơ, điều chỉnh vị trí của tay chân, phần hông hay cột sống.

Bệnh bại não thể co cứng ở trẻ
Phẫu thuật được chỉ định cho trẻ mắc chứng bại não co cứng đã bước vào giai đoạn nặng

Một số trường hợp bệnh quá nặng, việc phẫu thuật chỉnh hình không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành chọn lọc và cắt bỏ các đốt sống lưng, giúp trẻ bớt đau đớn, có thể vận động và thư giãn được, nhưng cũng có thể bị tê liệt nguy hiểm.

8. Ghép tế bào gốc điều trị chứng bại não thể co cứng

Liệu pháp ghép tế bào gốc được xem là phương pháp điều trị bệnh khá mới mẻ và hiện đại trên thế giới hiện nay. Là niềm hy vọng của rất nhiều bậc phụ huynh có con mắc chứng bệnh bại não thể co cứng.

Phần tế bào gốc được chiết từ tủy xương vào cơ thể người bệnh thông qua bộ phận cột sống lưng và đi lên não bộ. Quá trình chiết tế bào gốc cần được thực hiện trong môi trường vô trùng tuyệt đối mới đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả cho việc điều trị.

9. Hỗ trợ điều trị chứng bại não cho trẻ tại nhà đúng cách

Trẻ nhỏ cần có chế độ dinh dưỡng cũng như việc chăm sóc cẩn thận, đặc biệt là đối với trẻ mắc chứng bại não thể co cứng. Khi mắc bệnh trẻ thường gặp khó khăn trong vận động ăn uống, sinh hoạt và hầu như cần được giúp đỡ từ phía ba mẹ, người thân, gia đình.

Để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả, giảm bớt các triệu chứng bệnh cho trẻ giúp con vận động tốt hơn các bậc cha mẹ cần thực hiện tốt những điều cơ bản, cần thiết sau:

Bệnh bại não thể co cứng ở trẻ
Trẻ mắc chứng bại não nên chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có khả năng nhuận tràng tốt
  • Trẻ bại não nên bổ sung cho các loại thức ăn dễ tiêu hóa, mềm mại, đa dạng các món ăn. Trường hợp nếu trẻ khó khăn trong việc ăn uống hoặc kém hấp thu thì mẹ nên bổ sung sữa, cháo và chia nhỏ khẩu phần ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối bao gồm vitamin, chất xơ, khoáng chất có trong hoa quả và các loại rau xanh; Thành phần Protein có nhiều trong sữa, trứng, cá, thịt; Nhóm Glucid có trong gạo, ngũ cốc, khoai, sắn, ngô; Nhóm Lipid gồm mỡ, dầu ăn, nên bổ sung dầu thực vật cho trẻ, hạn chế ăn dầu mỡ động vật.
  • Nên tập cho trẻ các tư thế ngồi ăn đúng cách như: Hai tay hướng về đường giữa, phần đầu và lưng thẳng, tạo sự thuận lợi cho việc ăn uống.
  • Nếu trường hợp trẻ vẫn có khả năng giữ thăng bằng thì mẹ nên cho trẻ ngồi thẳng, ngồi đối diện với mẹ.
  • Tắm nhẹ nhàng cho trẻ đồng thời thực hiện thêm các động tác xoa bóp, massage để giúp giãn cơ, giảm sự căng cơ, tạo sự thoải mái cho trẻ. Ba mẹ nên chú ý sàn nhà tắm tránh trơn trượt để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh bị trượt ngã nguy hiểm.

Làm sao để phòng ngừa chứng bại não thể co cứng ở trẻ tốt nhất?

Theo các chuyên gia, chứng bại não ở trẻ nhỏ thường không thể ngăn chặn triệt để. Tuy nhiên, bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như sinh hoạt của bé. Do đó bố mẹ nên tìm cách phòng ngừa để làm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh cho con ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Nếu cặp vợ chồng nào muốn có con, dự định mang thai hoặc đang trong quá trình mang thai thì nên tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật cho cả mẹ và bé bằng những cách sau:

Bệnh bại não thể co cứng ở trẻ
Tạo cho con thói quen đội mũ bảo hiểm hàng ngày giúp trẻ phòng ngừa bệnh bại não hiệu quả
  • Tiêm phòng vacxin, đặc biệt là các phòng ngừa bệnh sởi rubella, điều này có thể ngăn chặn một phần tình trạng gây tổn thương não cho trẻ, hạn chế mắc chứng bại não khi sinh ra.
  • Mẹ nên thăm khám định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện sớm những rủi ro trong quá trình mang thai, từ đó ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng, bé nhẹ cân, sinh non, hạn chế các bệnh liên quan đến não bộ nguy hiểm trong đó có bại não thể co cứng.
  • Chăm sóc cơ thể bằng cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc kháng sinh có thể phòng ngừa bệnh tật cho con, kể cả chứng bại não. Vì khi mang thai cơ thể người mẹ mắc các bệnh lý nguy hiểm hoặc bị nhiễm trùng do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể di truyền sang con.
  • Một cách phòng ngừa đơn giản mà các bậc cha mẹ nên khuyến khích và tập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ đó là thường xuyên cho trẻ đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp nhằm bảo vệ vùng đầu tránh bị tổn thương khi không may bị té ngã.

Bại não thể co cứng là căn bệnh mang tính nguy hiểm cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất của trẻ, đặc biệt có thể gây bại liệt khiến trẻ tàn phế suốt đời. Do đó, nếu trường hợp trẻ sinh ra đã có dấu hiệu mắc bệnh thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để có phương pháp điều trị bệnh, ngăn chặn tình trạng bại liệt tứ chi cho trẻ.

Còn nếu trường hợp con khỏe mạnh, phát triển bình thường thì nên cho trẻ một cuộc sống đầy đủ chất dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện.

Có thể cần thiết cho bạn:

Cùng chuyên mục

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải là biểu hiện bất thường?

Hiện nay, tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ diễn ra rất phổ biến, nhất là ở những trẻ đã lên hai, lên ba nhưng vẫn chưa phát âm...

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp bé cải thiện ngôn ngữ

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói không chỉ có tác dụng giúp bé cải thiện ngôn ngữ mà còn rất dễ thương, ngộ nghĩnh chứa đựng nhiều điều vô...

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Mẹ phải làm sao?

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không là thắc mắc, lo lắng của rất nhiều ông bố, bà mẹ có con chậm nói. Bởi vì việc con nói...

Bại não thể thất điều: Dấu hiệu, Chẩn đoán, Hướng điều trị

Khó khăn trong việc cầm nắm, vận động đi lại, phát âm, run tay chân, bước đi loạng choạng không vững là những triệu chứng điển hình của chứng bại...

Trẻ bại não thể nhẹ: Dấu hiệu và các biện pháp phục hồi chức năng

Trẻ bại não thể nhẹ thường ít có những triệu chứng điển hình, tuy nhiên bệnh vẫn gây ra nhiều xáo trộn và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống...

Trẻ bại não thể múa vờn: Phương pháp điều trị & phục hồi chức năng

Theo số liệu thống kê trẻ bại não thể múa vờn có tỉ lệ mắc bệnh khá cao khoảng 15 - 20% tổng số các bệnh nhân mắc chứng bại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn