Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không? Trẻ bại não sống bao lâu?

Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết, hiện nay chứng bại não đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và can thiệp sớm. Chính vì vậy mà câu hỏi bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không? Trẻ bại não sống bao lâu? là những thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ muốn biết.

Để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến bệnh bại não như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng điển hình, mức độ nguy hiểm, phương pháp điều trị, thời gian đối mặt với bệnh…xin mời quý bạn đọc cùng tạp chí Vimed.org theo dõi qua bài viết dưới đây.

Bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không?

Bác sĩ Dương Văn Tâm – Bệnh viện Châm cứu Trung Ương cho biết: “Bại não có tên khoa học là Cerebral Palsy, bệnh lý chỉ tình trạng não bộ của trẻ bị tổn thương ít hay nhiều tùy vào từng trường hợp khác nhau. Khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường chậm phát triển, các chức năng ngôn ngữ, vận động, các cơ quan cảm giác như thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác, thính giác đều bị ảnh hưởng.

Bại não ở trẻ em có thể gặp bất kỳ ở độ tuổi nào ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, khi sinh ra đời cho đến khi lớn lên khoảng 5 tuổi. Theo số liệu thống kê trẻ sơ sinh mắc chứng bệnh này chiếm tỉ lệ khoảng 0.1 – 0.2% và trẻ nam thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn trẻ nữ.

Bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không – Theo bác sĩ Dương Văn Tâm, chứng bệnh này rất nguy hiểm, tuy không mang tính chất cấp bách như các bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ, viêm màng não, dịch hạch thể phổi, hội chứng rung lắc ở trẻ, sốc nhiễm trùng…có thể gây chết người trong vòng 24 giờ.

Nhưng bệnh bại não lại gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, thể chất, vận động của trẻ như: Chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, lú lẫn, khó khăn trong việc đi lại, thậm chí có thể liệt tứ chi phải nằm một chỗ, tất cả các hoạt động ăn uống, vệ sinh cá nhân đều cần đến sự trợ giúp của người thân.

Bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Dương Văn Tâm bại não nếu không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng

Nếu không được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Co rút, biến dạng cơ: Khi mắc chứng bại não, trẻ thường có triệu chứng khó khăn trong việc đi lại và cầm nắm. Nếu như không được can thiệp bằng các bài tập vật lý trị liệu sớm có thể dẫn đến tình trạng co rút cơ, xương chậm phát triển, trật khớp, biến dạng tứ chi, cong queo, lúc này chỉ nằm một chỗ và không còn vận động được nữa.
  • Suy dinh dưỡng nặng: Trẻ bại não thường bị co rút các cơ miệng, xương hàm, miệng thường xuyên há hốc khó khép, gây khó khăn trong việc đưa thức ăn vào, nhai và nuốt. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến còi xương, thiếu chiều cao, vàng da.
  • Mắc các bệnh tim, phổi: Thêm một biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm của chứng bại não ở trẻ thường gặp đó là trẻ dễ mắc các bệnh tim, phổi. Bại não khiến trẻ gặp các vấn đề về đường hô hấp, kèm theo đó là sức đề kháng yếu, không đủ sức chống lại các vi khuẩn, vi rút có hại nên dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Tinh thần bất ổn: Không riêng gì chứng bại não, khi mắc bất kỳ căn bệnh nào ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như chậm phát triển, chậm nói, bại liệt tứ chi sẽ khiến trẻ sợ hãi, hoang mang, lo lắng, tinh thần không ổn định. Kéo dài điều này tạo cho trẻ sự tự ti, chán nản, sống thu mình, cô lập, có thể dẫn đến chứng rối loạn phổ tự kỷ, trầm cảm khó chữa.

Trẻ bại não sống được bao lâu?

Trẻ bại não sống được bao lâu cũng là một câu hỏi mà rất nhiều các bậc phụ huynh có con mắc bệnh bại não thắc mắc và muốn biết. Bởi vì họ luôn sống trong cảnh lo lắng, đau buồn vì con không may gặp phải căn bệnh quái ác này và tất nhiên sợ trẻ sẽ sớm rời xa cha mẹ.

Cũng theo bác sĩ Dương Văn Tâm chia sẻ: “Trẻ bại não sống được bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, phương pháp điều trị và thể chất, thể trạng của trẻ yếu hay khỏe mạnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu và thống kê từ các trường hợp trẻ bại não cho thấy, tuổi thọ của trẻ có thể diễn ra theo 3 khả năng sau:

Trẻ bại não sống bao lâu?
Tuổi thọ trung bình của trẻ bại não thể dao động trong khoảng 20 – 70 tuổi
  • Trẻ mắc chứng bại não ngay từ những tháng thai kỳ trong bụng mẹ do nguyên nhân nhiễm trùng đường máu, đường sinh dục thường có nguy cơ và tỷ lệ tử vong cao nhất. Bởi vì lúc này trẻ mới chỉ là bào thai, các cơ quan chưa phát triển đầy đủ, chưa có đủ sức đề kháng và khả năng chống lại bệnh tật nên dễ bị sẩy thai, chết lưu.
  • Sau khi sinh ra mắc chứng bại não, tuổi thọ trung bình của trẻ dao động trong khoảng 20 – 30 tuổi. Con số này chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 90%, những trường hợp này thường mắc bệnh nặng, vẫn được chữa trị, chăm sóc, hỗ trợ từ bác sĩ và gia đình.
  • Có nhiều trường hợp trẻ mắc chứng bại não nhưng có tuổi thọ kéo dài như những người bình thường, từ 30 – 70 tuổi. Những ca này có thể duy trì tuổi thọ cao do nhiều nguyên nhân như: Sức đề kháng cao, thể trạng tốt, phương pháp điều trị phù hợp, chất lượng sống hàng ngày luôn đảm bảo.

Phương pháp điều trị bệnh bại não ở trẻ hiện nay

Như đã nói ở trên, bệnh bại não tuy không có tính cấp bách gây chết người nhưng hậu quả mà bệnh gây ra rất nặng nề, có thể bại liệt nằm một chỗ, mất ý thức, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ, trở thành gánh nặng cho gia đình người thân. Chính vì vậy, ngay từ khi phát hiện những triệu chứng nghi ngờ bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay, tránh chần chừ để lâu gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không?
Thăm khám và chẩn đoán chính xác mức độ nặng nhẹ của bệnh để điều trị phù hợp

Hiện nay, ngành y học phát triển nên có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Căn cứ vào kết quả sàng lọc, thăm khám, mức độ nặng nhẹ của bệnh, đặc biệt là thể bại não mà trẻ gặp phải, bởi vì chứng bệnh này có rất nhiều thể khác nhau như: Bại não thể co cứng, bại não thể thất điều…mỗi thể đều có triệu chứng, nguyên nhân và diễn tiến khác nhau, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cho phù hợp. Những hướng điều trị cho trẻ bại não phổ biến nhất hiện nay như:

Phương pháp trị liệu: Cách điều trị này áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh nhẹ, chủ yếu thực hiện các bài tập về vận động các chi, tập nói, tập phát âm. Có rất nhiều các phương pháp trị liệu mà bác sĩ có thể chỉ định cho phù hợp với từng độ tuổi của trẻ như vật lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, điện trị liệu, thủy trị liệu, phục hồi chức năng, hoạt động trị liệu.

Áp dụng những cách chữa trị này vừa hỗ trợ cải thiện chức năng ngôn ngữ, chức năng vận động từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh bại não, giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng.

Phẫu thuật chỉnh hình: Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp trẻ từ 2 – 6 tuổi và chỉ định cho trẻ mắc chứng bại não bị co rút xương, biến dạng xương quá nặng gây ra những cơn đau đớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Sau khi phẫu thuật sẽ làm giảm tình trạng đau đớn, cải thiện được chức năng vận động cho trẻ như đi lại, ngồi lên, đứng xuống nhẹ nhàng. Để có thể hoạt động dễ dàng, nhanh chóng lấy lại sức khỏe xương khớp, các bậc cha mẹ nên kết hợp cho trẻ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu đơn giản phối hợp.

Bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không?
Phẫu thuật chỉnh hình khi trẻ gặp rắc rối về vấn đề co cơ, biến dạng cơ đau nhức

Thuốc chống co giật: Trường hợp trẻ bại não có triệu chứng thường xuyên co giật, động kinh, trương lực cơ căng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tiêm giãn cơ hoặc co giật đường uống như Diazepam và Baclofen.

Ghép tế bào gốc: Đây được xem là phương pháp hiện đại và mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bại não ở trẻ. Tuy nhiên, áp dụng cách này thường có chi phí cao, kinh tế nhiều gia đình không đủ chi trả nên vẫn còn được ít người lựa chọn.

Theo số liệu cho thấy, sau khi thực hiện ghép tế bào gốc có đến khoảng 80% cải thiện song song hai chức năng ngôn ngữ và vận động theo hướng tích cực. Cụ thể như có thể hoạt động đi lại, giảm các cơn đau nhức, phát âm chuẩn hơn, khả năng đọc, nói cũng như việc ăn uống, cảm nhận vị giác tốt hơn.

Ngoài những phương pháp cơ bản nói trên, vẫn còn nhiều cách điều trị chứng bại não ở trẻ mà bác sĩ có thể áp dụng như: Oxy cao áp, diện chẩn, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, sử dụng bài thuốc đông y, tuy nhiên mức độ phổ biến vẫn chưa cao.

Lưu ý: Để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao, cha mẹ nên cố gắng dành nhiều thời gian hỗ trợ con thực hiện các bài tập tại nhà. Đồng thời chú ý chế độ ăn uống đúng cách cho trẻ, ngoài bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì phụ huynh nên cho trẻ ăn những thức ăn có tính nhuận tràng tốt, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Trường hợp trẻ khó nuốt, khó nhai, ít hấp thụ chất thì mẹ nên chế biến bằng cách băm nhỏ, hầm nhừ, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thêm sữa chứa nhiều chất bổ dưỡng cho trẻ.

Kinh nghiệm phòng ngừa chứng bại não nguy hiểm ở trẻ

Với câu hỏi bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không – Bác sĩ chuyên ngành cho biết bệnh có mức độ nguy hiểm cao, có thể gây biến chứng nghiêm trọng, đồng thời khiến đời sống tinh thần và thể chất của trẻ bị đảo lộn. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên biết cách phòng ngừa bệnh cho trẻ trước, trong và sau thai kỳ để hạn chế khả năng mắc bệnh thấp nhất có thể cho bé.

Trẻ bại não có nguy hiểm không
Tiêm phòng vacxin là cách phòng ngừa chứng bại não tốt nhất cho trẻ
  • Phụ nữ khi muốn sinh con nên đi khám sàng lọc sức khỏe trước, đảm bảo nếu lỡ mắc các bệnh lý truyền nhiễm, nhiễm trùng thì nên điều trị dứt điểm rồi mới mang thai, tránh trường hợp di truyền sang trẻ.
  • Cách phòng bệnh tốt nhất đó chính là tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin cho mẹ trong giai đoạn thai kỳ và cho trẻ sau khi sinh ra để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé hạn chế mắc bệnh nguy hiểm.
  • Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng, nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và bé, tuyệt đối không được uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh lý có thể mắc phải, điều trị càng sớm càng tốt.
  • Nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, thường xuyên nghe nhạc, tập thể dục, đọc sách trong suốt thai kỳ để con sinh ra được phát triển toàn diện, ít mắc các bệnh lý nguy hiểm.
  • Cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức phòng ngừa tai nạn cho trẻ như: Đội nón bảo hiểm cho trẻ, thắt dây an toàn khi ngồi xe, đảm bảo nơi ở cao có rào chắn, lan can tránh té ngã, khi cho trẻ tập bơi nên canh chừng trẻ không để bị ngạt nước.
  • Yêu thương, nhẹ nhàng với trẻ, tuyệt đối không được đánh đập, lắc mạnh, ném trẻ đặc biệt là vùng đầu cổ.

Trên đây là giải đáp thắc mắc bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không? Trẻ bại não sống bao lâu của bác sĩ Dương Văn Tâm – Bệnh viện Châm cứu Trung Ương, người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc chữa trị và phục hồi chức năng cho trẻ bại não. Các bậc cha mẹ nên tham khảo để nắm rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh, đồng thời học cách phòng ngừa bại não cho trẻ một cách tốt nhất, luôn mang lại cho trẻ một cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp.

CÓ THỂ BẠN ĐANG CẦN:

Cùng chuyên mục

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé

Buồn nôn, chán ăn, lờ mờ, đờ đẫn, bứt rứt khó chịu, đồng tử giãn, co giật là những dấu hiệu điển hình của trẻ sơ sinh ảnh hưởng não...

Giải đáp: Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không?

Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không là câu hỏi được khá nhiều bậc phụ huynh thắc mắc muốn biết. Bởi vì hiện nay tỉ lệ trẻ...

Trẻ bại não thể múa vờn: Phương pháp điều trị & phục hồi chức năng

Theo số liệu thống kê trẻ bại não thể múa vờn có tỉ lệ mắc bệnh khá cao khoảng 15 - 20% tổng số các bệnh nhân mắc chứng bại...

Siêu âm có phát hiện trẻ bị bại não sớm không? Giải đáp

Siêu âm có phát hiện trẻ bị bại não sớm không là câu hỏi được khá nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Bởi vì hiện nay tỷ lệ thai...

Tác dụng của Omega-3 đối với trẻ chậm nói và những điều cần biết

Cải thiện khả năng tư duy, phát triển ngôn ngữ, tăng cường trí nhớ, thị lực...là những tác dụng của Omega-3 đối với trẻ chậm nói. Có thể thấy Omega-3...

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì để bé phát triển ngôn ngữ?

Đối với trẻ chậm nói ngoài việc điều trị bằng các phương pháp âm ngữ trị liệu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu thì bổ sung đầy đủ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn