Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Bà bầu mệt mỏi khó thở: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trong quá trình mang thai, bà bầu thường phải đối mặt với một số vấn đề gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Trong đó, có thể kể đến triệu chứng mệt mỏi khó thở, luôn làm cho mẹ bầu lo lắng. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng này.

Nguyên nhân khác khiến bà bầu mệt mỏi khó thở

Bà bầu mệt mỏi khó thở là một trong những triệu chứng khiến sức khỏe bị giảm sút trầm trọng trong quá trình mang thai. Vì thế, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này để có thể hạn chế nguy cơ gây những biến chứng nặng hơn.

Nguyên nhân khác khiến bà bầu mệt mỏi khó thở
Bà bầu mệt mỏi khó thở là một trong những triệu chứng khiến sức khỏe bị giảm sút trầm trọng trong quá trình mang thai

1. Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng mệt mỏi khó chịu ở bà bầu. Bệnh gây ra các cơn hen ở bà bầu một cách đột ngột, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hô hấp. Đồng thời, hen suyễn còn gây sưng đường thở, dẫn đến tình trạng khó thở ngày càng chuyển biến xấu hơn.

Hen suyễn không những gây tình trạng mệt mỏi khó thở ở bà bầu mà nó còn tác động không tốt đến thai nhi. Bởi lẽ, các cơn hen diễn ra vô tình làm lượng oxy cung cấp cho bào thai bị hạn chế, vấn đề này xảy ra lâu ngày có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển của trẻ.

Ngoài ra, bà bầu đã có tiền sử hen suyễn trước khi mang thai có thể làm cho tình trạng bệnh trở nặng và khó điều trị hơn. Những hậu quả mà bệnh hen suyễn mang lại đối với từng trường hợp người bệnh trong giai đoạn thai kỳ là rất khác nhau. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu cho rằng, số lượng phụ nữ mang thai thường chuyển biến bệnh nặng hơn vào những tháng cuối thai kỳ.

2. Bệnh cơ tim chu sản

Cơ tim chu sản là một dạng bệnh xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cũng có thể diễn ra sau quá trình sinh nở. Bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, kể cả những người trước đó không vấn đề về tim mạch cũng như người có tiền sử bệnh trước đó. Mẹ bầu mắc phải bệnh này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi khó thở trong giai đoạn thai kỳ.

Nguyên nhân khác khiến bà bầu mệt mỏi khó thở
Cơ tim chu sản là một dạng bệnh xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cũng có thể diễn ra sau quá trình sinh nở. Bệnh nhận biết thông qua một số biểu hiện như hạ huyết áp, sưng mắt cá chân, mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh,…

Hiện nay, bệnh tim chu sản vẫn chưa tìm ra nguyên nhân hình thành rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số nguyên cứu sơ bộ cho thấy viêm cơ tim là một trong những tác nhân gây bệnh, đồng thời, ở một số mẹ bầu có thể mắc bệnh do yếu tố di truyền. Bà bầu có thể nhận biết tình trạng bệnh của mình thông qua một số biểu hiện như hạ huyết áp, sưng mắt cá chân, mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh,…

Thực tế cho thấy cơ tim chu sản thường rất hiếm khi xảy ra. Những mẹ bầu gặp phải tình trạng này thông thường hay gặp phải những trường hợp đặc biệt khi mang thai như thai phụ lớn tuổi, mang đa thai, người bị nhiễm trùng Chlamydia, enterovirus.

3. Bệnh thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là bệnh lý gây tắc nghẽn tại các mạnh máu ở phổi. Bệnh gây ra do các cục máu đông làm cản trở quá trình lưu thông và di chuyển của máu. Mẹ bầu khi mắc phải căn bệnh này thường có các dấu hiệu như khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực, ho ra máu, tim đập nhanh,… Bệnh ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến trình trạng ngừng tim và gây tử vong nhanh.

Nguy cơ mắc bệnh thuyên tắc phổi ở phụ nữ mang thai cao gấp nhiều lần so với phụ nữ bình thường và sau sinh. Nó gây ảnh hưởng không tốt và có thể xảy ra các biến chứng khi mạ bầu sắp bước vào ngày sinh. Cụ thể, bệnh khiến cho khả năng đông máu ở bà bầu bị ảnh hưởng. Vì thế, khi có bất cứ dấu hiệu bệnh nào, bạn nên tìm ngay các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị hiệu quả và an toàn, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

4. Cơ thể bị tích nước

Tăng tích nước diễn ra ở phụ nữ mang thai gây tác động đến các cơ quan trong cơ thể, từ đó có thể gây ra tình trạng mệt mỏi khó thở ở bà bầu. Đây là nguyên nhân gây phù nề ở thai phụ, hiện tượng tích nước quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến phổi, xoang mũi và gây khó khăn rất nhiều cho việc hô hấp.

5. Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng xảy ra phổ biến ở bà bầu do không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Theo nghiên cứu cho rằng tình trạng thiếu máu chiếm đến 36,8% ở phụ nữ mang thai, nó có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng khó thở mệt mỏi ở bà bầu.

Nguyên nhân khác khiến bà bầu mệt mỏi khó thở
Thiếu máu là tình trạng xảy ra phổ biến ở bà bầu do không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng khó thở mệt mỏi ở bà bầu.

Thiếu máu thường bắt nguồn từ việc cơ thể người phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết. Theo đó, thiếu hụt sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, đồng thời khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tạo ra oxy. Tình trạng này xảy ra lâu dần sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp gây khó thở và mệt mỏi kéo dài đối với các bà bầu.

Bà bầu mệt mỏi khó thở có nguy hiểm không?

Bà bầu mệt mỏi khó thở ở những trường hợp nhẹ thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mẹ và cả thai nhi. Lúc này, để cải thiện các triệu chứng đó, bạn chỉ cần cải thiện chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi khó thở ở bà bầu xuất hiện cùng với các triệu chứng sau đây thì bạn nên sắp xếp thời gian đến thăm khám bác sĩ càng nhanh càng tốt.

Bà bầu mệt mỏi khó thở có nguy hiểm không?
Bà bầu mệt mỏi khó thở ở những trường hợp nhẹ thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mẹ và cả thai nhi.
  • Tình trạng bệnh hen suyễn kéo dài và có dấu hiệu trở nặng hơn.
  • Nhịp tim của thai phụ đột ngột tăng gấp và đập không đều.
  • Xuất hiện cảm giác khó thở nặng.
  • Mệt mỏi kéo dài, không có sức sống.
  • Mẹ bầu khi làm việc luôn có cảm giác đau lưng, khó thở diễn ra cả khi đang ngủ vào ban đêm.
  • Ho nhiều, sốt và ớn lạnh.
  • Ngón tay, chân và môi chuyển sang màu tím hoặc xanh.

Có thể thấy, mệt mỏi khó thở xảy ra ở bà bầu chỉ là thay đổi bình thường của cơ thể nếu nó không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm kể trên. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên quá chủ quan, khi thấy xuất hiện tình trạng này, bạn nên chú ý theo dõi. Nếu có bất cứ vấn đề nào bất thường xảy ra, bạn nên báo ngay với bác sĩ để chữa trị kịp thời, giúp bệnh mau khỏi và tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi khó thở ở bà bầu

Mệt mỏi khó thở ở phụ nữ mang thai là tình trạng rất phổ biến ở các bà bầu, nhất là trong là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Vì vậy, để khắc phục chúng, bạn có thể tham khảo một số cách sau.

Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi khó thở ở bà bầu
Mẹ bầu có thể nằm nghiêng sang bên trái để tử cung không chèn ép lên động mạch chủ, từ đó sẽ giúp mẹ bầu khắc phục được tình trạng mệt mỏi khó thở.
  • Bà bầu nên lưu ý nghỉ ngơi điều độ, không được làm việc quá sức. Bởi lẽ trong thời gian này, cơ thể của người phụ nữ đang có những thay đổi nhất định và cần hạn chế những hoạt động thể chất để đảm bảo sức khỏe.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi sao cho cân bằng hơn bằng cách ngồi hoặc đứng sẽ làm cho phổi có khoảng trống để có thể hấp thu oxy một cách dễ dàng hơn.
  • Trước khi ngủ, bà bầu nên kê gối vào lưng và phần thân trên, điều này sẽ giúp hạn chế được tác động của thai nhi lên phổi của bạn. Đồng thời, mẹ bầu cũng có thể nằm nghiêng sang bên trái để tử cung không chèn ép lên động mạch chủ, từ đó sẽ giúp mẹ bầu khắc phục được tình trạng mệt mỏi khó thở.
  • Kết hợp việc ăn uống, sinh hoạt hợp lý và luyện tập các bài tập thở thường xuyên để thúc đẩy quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt để cơ thể hoạt động nhịp nhàng, điều hòa tim mạch và nhịp thở cho các mẹ bầu.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng bà bầu mệt mỏi khó thở. Hi vọng bài viết đã có thể giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trong việc bảo vệ sức khỏe ở giai đoạn thai kỳ. Cách tốt nhất là hãy đến ngay bác sĩ nếu thấy cơ thể có những thay đổi bất thường trong thời gian này để được khám và điều trị sớm nhất.

Cùng chuyên mục

10 cách giảm đau lưng cho bà bầu đơn giản an toàn tại nhà

Khi mang thai, người phụ nữ thường bị đau lưng kèm theo rất nhiều triệu chứng mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt càng về những...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của cơ thể khi tử cung bắt đầu phải chịu áp lực. Tuy nhiên,...

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Thường gặp nhưng chớ chủ quan

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh do sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng bị yếu kém hơn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn