Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước? Giải đáp

Ốm nghén, sự thay đổi nội tiết tố, quá trình lớn dần của tử cung khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống nếu không được chăm sóc về dinh dưỡng và sức khỏe. Vậy khi bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không, liệu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Vì sao bà bầu bị mệt mỏi?

Cơ thể phụ nữ mang thai có rất nhiều sự thay đổi lớn, đặc biệt trong những tháng đầu tiên. Sự thay đổi về hormone, kích thước tử cung, ăn uống thiếu chất, ốm nghén không ăn được làm suy giảm sức đề kháng khiến phụ nữ mang thai luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống.

bà bầu mệt mỏi có nên chuyền nước
Sự thay đổi hormone, ốm nghén, đau lưng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu mệt mỏi

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ cũng sản xuất ra lượng hormone progesterone nhiều hơn bình thường. Đây là một loại hormone nội sinh giúp duy trì lớp niêm mạc tử cung cũng như phát triển phôi thai rất quan trọng. Chính hormone này đã gây ra tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi cho bà bầu.

Bên cạnh đó, bà bầu mệt mỏi còn có thể là do các nguyên nhân dưới đây

  • Thiếu sắt: Sắt là thành phần quan trọng trong quá trình tổng hợp hormone hemoglobin và myoglobin trong cơ thể. Trong đó, hemoglobin hồng cầu có vai trò đưa oxy đến các tế bào còn myoglobin giúp dự trữ oxy cần thiết. Ngoài ra, sắt còn góp phần vào tăng cường hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh hơn ở mỗi người. Thiếu sắt ở bà bầu khiến việc đưa máu và oxy đến các cơ quan không đủ, đồng thờ hệ miễn dịch suy yếu khiến người xanh xao mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn.
  • Thiếu ngủ: Sự thay hormone và tình trạng đau lưng, xuất hiện ở các tháng sau thai kỳ khiến cơ thể đau nhức, mẹ không thể ngủ sâu, thường trở mình nhiều gây ra tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc. Mẹ ngủ không không ngon làm hôm sau cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, đờ đẫn kéo dài suốt cả ngày.
  • Mắc bệnh tiểu đường: Bà bầu nếu bị tiểu đường từ trước đó hoặc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ( thường xuất hiện ở tháng thứ  thai kỳ và khỏi sau sinh) thường khá mệt mỏi, xây xẩm mặt mày, khát nước nhiều, đi tiểu nhiều làm cân nặng sụt giảm, cơ thể uể oải thiếu sức sống.
  • Ốm nghén: Sự tăng nồng độ hormone hay giảm lượng đường chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén ở bà bầu. Khi bị nghén, bà bầu rất khó ăn, không ăn được nhiều thứ, thường xuyên buồn nôn sinh ra mệt mỏi. Nếu không được bổ sinh dinh dưỡng đầy đủ sau đó sức đề kháng bà bầu cũng sẽ bị suy giảm và dễ mắc phải nhiều bệnh lý hơn.
  • Ảnh hưởng một số loại thuốc: Bà bầu có thể được chỉ định một số loại thuốc trị ốm nghén, hoặc thuốc dị ứng, giảm đau.. trong một số trường hợp. Tác dụng phụ của các loại thuốc này thường là gây ra tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi cho người dùng.
  • Gặp một số vấn đề về tiêu hóa: Bà bầu rất dễ gặp một số vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, ợ hơi.. Việc tiêu hóa khó khăn gây khiến mẹ có thể bị táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi khắp người.
  • Gặp một số vấn đề về trao đổi chất: Qúa trình trao đổi chất của bà bầu rất quan trọng để mẹ khỏe và đưa dinh dưỡng đến nuôi sống thai nhi. Nếu quá trình này gặp một số vấn đề sẽ và hoạt động chậm lại cũng khiến mẹ dễ mệt mỏi, xanh xao hơn bình thường.
  • Bị hạ đường huyết: Những bà bầu bị tiểu đường có nguy cơ bị hạ đường huyết cao. Tình trạng này sẽ gây ra một số triệu chứng như chân tay run rẩy, mệt mỏi, choáng váng, tim đập nhanh..
  • Một số vấn đề khác: Căng thẳng stress, mất nước, nhiễm trùng, mắc một số bệnh lý về tuyến giáp, thiếu chất cũng là một số nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi cho bà bầu.

Bà bầu bị mệt mỏi có thể là dấu hiệu cho thấy hê miễn dịch và sức đề kháng đang bị suy yếu hơn bình thường. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất và trí não của thai nhi, vì thế mẹ bầu cần phải nhanh chóng điều trị để ngăn ngừa những nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không?

Truyền nước là phương pháp đưa dưỡng chất từ bên ngoài vào cơ thể qua đường tình mạch để hỗ trợ điều trị một số bệnh hoặc giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Với những người đang bị ốm sốt, cơ thể mệt mỏi, mất nước, mất máu, suy nhược kéo dài, khó ăn uống, ngộ độc cũng thường được chỉ định phương pháp này.

bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước
Truyền nước giúp bổ sung rất nhiều dưỡng chất để cơ thể phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước hay không cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Khi truyền nước, cơ thể sẽ được bổ sung các chất cần thiết như nước, chất điện giải, các loại vitamin, đạm, chất kháng sinh, máu nên có thể giúp phục hồi cơ thể và giải quyết vấn đề mệt mỏi, mất sức khá nhanh chóng, vì vậy không ít bà bầu muốn đi truyền nước khi thấy cơ thể xanh xao, yếu ớt, thiếu sức sống. Vậy bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không?

Tuy nhiên, việc truyền nước cho bà bầu cần hết sức cẩn trọng bởi không phải ai cũng có thể tiếp nhận các chất này. Truyền nước có thể chia làm 4 loại chính, bao gồm

  • Loại 1: dịch truyền có tác dụng cung cấp nước, các chất điện giải như pantogen, vitaplex , glucose, muối natri clorid thường dùng trong một số trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy hay ngộ độc. Các chất có trong dịch truyền thường là dung dịch NaCl 0,9%, bicarbonate natri 1,4%, lactate ringer
  • Loại 2: Chất dịch truyền có tác dụng tái lập cân bằng kiềm tan trong cơ thể. Loại dịch này thường được dùng cho những người đang bệnh, thừa tan hay thừa kiềm ví dụ như bệnh bị tan huyết.
  • Loại 3: Những người mắc một số bệnh không thể ăn uống bình thường khiến cơ thể mệt mỏi thiếu chất sẽ được truyền dịch loại 3 để bổ sung năng lượng. Đây cũng là loại dịch thường hay bị lạm dụng khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi. Loại dịch truyền này giúp bổ sung các khoáng chất, axit amin thiết yếu, vitamin cùng một số loại chất béo giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
  • Loại 4: Đây là một dạng dung dịch keo thường được dùng cho những người vừa phẫu thuật hoặc bị mất máu. Thành phần chính của dung dịch là dextran giúp tái lập khối lượng chất lỏng trong máu cùng một số chất điện giải thuộc loại Ringer lactate hay NaCl 0,9%. Bên cạnh đó dịch truyền này còn được dùng trong một số tình trạng  người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng mà dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng.

Như vậy có thể thấy, việc có được truyền dịch hay không phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bà bầu có đủ nghiêm trọng để tiến hành truyền nước. Khi truyền nước, các chất trong dịch như nước, đạm hay vitamin sẽ đi vào mạch máu với số lượng lớn và bài tiết lượng dư thừa qua thận Nếu các hoạt động bài tiết của bà bầu không hoạt động tốt có thể dẫn đến tình trạng sỏi thận nguy hiểm.

Truyền nước sai thời điểm, sai nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đặc biệt truyền dịch trong trường hợp cơ thể không thích ứng và tiếp nhận có thể dẫn đến tình trạng sốt cao, sốc dịch truyền, co giật rất nguy hiểm. Mẹ bầu nếu gặp phải tình trạng này sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến não bộ cùng như sự phát triển về thể chất của thai nhi.

bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước
Bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi truyền nước để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con

Vì vậy, để biết tình trạng bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hiểm. Các bác sĩ cũng khuyên rằng, với những trường hợp bà bầu mệt mỏi do ốm nghén hay ăn uống kém thông thường sẽ không nên truyền dịch.

Thường bà bầu sẽ được chỉ định truyền dịch khi mắc một số bệnh lý nguy hiểm, cơ thể không được mất sức nghiêm trọng và không ăn uống được trong thời gian dài. Nói chung, việc truyền nước cho bà bầu không được khuyến khích, đặc biệt vào những tháng về sau.

Bên cạnh đó hiện nay việc truyền dịch khá phổ biến và có cả các dịch vụ hỗ trợ truyền dịch tại nhà, vì thế bà bầu cũng không nên quá lạm dụng việc này. Truyền dịch tại các cơ sở không uy tín, việc tiệt trùng không đảm bảo, dùng lại kim tiêm có thể có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua máu nguy hiểm như HIV, viêm gan siêu vi B. Tốt nhất hãy đến các bệnh viện uy tín để được làm một số xét nghiệm chẩn đoán và xử lý an toàn hiệu quả nhất.

Bà bầu mệt mỏi nên làm gì?

Thay vì truyền nước, các bác sĩ cũng khuyên bà bầu nên chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe, bổ sung các dưỡng chất đầy đủ thông qua các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu hay chế độ dinh dưỡng mỗi ngày sẽ là biện pháp vừa hiệu quả vừa an toàn hơn rất nhiều.

bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước
Uống nước đường có thể thay thế với việc truyền dịch glucose 5%.

Với những trường hợp mệt mỏi do mất nước, bà bầu có thể áp dụng cách bù nước cho cơ thể bằng dùng các dung dịch sau

  •  5g đường + 100ml nước có tác dụng tương đương với việc truyền 1 chai glucose 5%
  • 1 bát canh rau nhạt đem đến lượng dưỡng chất tương đương với truyền chai dung dịch muối 9%

Bà bầu không cần phải truyền dịch vừa đau, vừa tốn kém, vừa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé mà vẫn được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

Để giải quyết tình trạng mệt mỏi ở bà bầu, đầu tiên cần phải đi tìm hiểu chính xác nguyên nhân bà bầu bị mệt mỏi là gì, do ốm nghén hay là do một số bệnh lý nào đó. Có được đáp án chính xác sẽ giúp mẹ bầu tìm được cách điều trị triệu chứng mệt mỏi kéo dài phù hợp. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý sẽ cần phải giải quyết bệnh và sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu tình trạng mệt mỏi là do ốm nghén, thiếu ngủ, thiếu chất thì mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây

  • Không bao giờ để bụng rỗng: Mẹ có thể ăn vặt một chút, có thể là bánh quy hay bánh mì lát, đồng thời chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo cơ thể luôn có đầy đủ năng lượng hoạt động. Ăn nhiều bữa nhỏ cũng giúp làm giảm tình trạng ốm nghén hiệu quả.
  • Uống trà thảo dược:  Trà gừng, trà mật ong, trà bạc hà đều là những loại trà có hương thơm dịu, tính ấm có thể giúp làm giảm cơn ốm nghén nhanh chóng. Đồng thời các loại trà này còn có tác dụng an thần giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn và khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng mệt mỏi đáng kể.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Dù bị ốm nghén nặng nhưng bà bầu hãy cố gắng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua các loại thuốc hoặc một số món ăn khác phù hợp. Hãy tham khảo thêm với bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu an toàn và phù hợp.
  • Bấm huyệt: Nếu có thời gian mẹ bầu có thể thử đi bấm huyệt. Phương pháp này sẽ tác động trực tiếp vào các huyệt đạo và có thể giúp làm giảm tình trạng ốm nghén nhanh chóng.
  • Có tư thế nằm phù hợp: Bà bầu nằm sau tư thế không chỉ gây đau lưng mà còn khiến máu huyết lưu thông kém, gây ra một số bệnh về dạ dày, chèn ép tim mạch làm mệt mỏi kéo dài. Tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu là nghiêng về phía bên trái, chân nâng cao hơn.
  • Bổ sung đầy đủ các vitamin qua các loại thuốc: Cơ thể mẹ bầu cần lượng vitamin và dưỡng chất cao gấp nhiều làm bình thường, vì vậy nếu chỉ bổ sung quan thực phẩm sẽ không bao giờ là đủ. Vì thế mẹ hãy tăng cường bổ sung thêm dưỡng chất qua các loại vitamin đặc biệt là sắt, canxi, vitamin A, vitamin B9 để đảm bảo mẹ khỏe, bé ngoan hơn. Vitamin C cũng giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, hạn chế mệt mỏi uể oải hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Sự thay đổi hormone hay ốm nghén khiến phụ nữ mang thai vô cùng mệt mỏi. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ưu tiên nằm trong những căn phòng thoáng mát sạch sẽ, mặc trang phục rộng rãi để được nghỉ ngơi tốt nhất.
  • Tập thể dục: Tập các bài thể dục nhẹ, tập thiền, yoga cũng là cách giúp mẹ khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn không còn mệt mỏi.
  • Giữ tinh thần lạc quan: Mẹ bầu thường rất dễ căng thẳng stress, suy nghĩ nhiều, điều này có thể dẫn đến cơ thể mệt mỏi, mất ngủ và càng trở nên uể oải thiếu sức sống hơn. Hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, điều này cũng sẽ tốt hơn cho sự phát triển của thai nhi.

Mệt mỏi là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên không vì thế mà bạn lạp dụng ngay việc truyền nước. Việc này không những không đem lại tác dụng mà còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn bà bầu mệt mỏi có nên truyền nước không. Đừng quên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ mỗi ngày, tiêm phòng đầy đủ và khám định kỳ đầy đủ để đảm bảo sức khỏe ổn định nhất trong 9 tháng 10 ngày của thai kỳ.

Cùng chuyên mục

10 cách giảm đau lưng cho bà bầu đơn giản an toàn tại nhà

Khi mang thai, người phụ nữ thường bị đau lưng kèm theo rất nhiều triệu chứng mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt càng về những...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của cơ thể khi tử cung bắt đầu phải chịu áp lực. Tuy nhiên,...

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Thường gặp nhưng chớ chủ quan

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh do sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng bị yếu kém hơn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn