Bà bầu khạc đờm ra máu có sao không? Nguy hiểm không?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bà bầu khạc đờm ra máu có sao không là thắc mắc của rất nhiều người. Tình trạng này thường xảy ra khi thời tiết trở lạnh và thường là biểu hiện của một số chứng bệnh về đường hô hấp. Theo đó, bạn cần khắc phục kịp thời để hạn chế nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bà bầu khạc đờm ra máu có sao không? Nguy hiểm không?
Khi các bà mẹ mang thai thường rất dễ xảy ra các triệu chứng ho, đặc biệt là ho có đờm. Do sức đề kháng bị giảm sút trầm trọng trong quá trình mang bầu nên khiến các bà mẹ là hay mắc phải các bệnh về hô hấp. Ban đầu có thể các mẹ bầu chỉ gặp những triệu chứng ho, đau họng bình thường nhưng qua một thời gian, bệnh trở nặng hơn và dẫn đến ho khạc đờm ra máu. Đây chính là biểu hiện của một số bệnh lý, các mẹ bầu không được chủ quan.
Tình trạng khạc đờm ra máu ở bà bầu là một dấu hiệu cảnh báo đường hô hấp đang bị tổn thương nặng do một số tác nhân gây nên. Đờm lẫn trong máu vốn là một hiện tượng bất thường, dù không có bất cứ triệu chứng nào xảy ra kèm với nó. Các bà bầu gặp phải vấn đề này nên đến bệnh viện để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân, bởi lẽ khạc đờm ra máu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bà bầu khạc đờm ra máu là bệnh gì?
Bà bầu khạc đờm ra máu là biểu hiện nguy hiểm. Nếu chỉ căn cứ vào dấu hiệu này thì chưa đủ cơ sở để kết luận là mẹ bầu đang gặp phải vấn đề gì. Bởi lẽ, ho kèm theo khạc đờm ra máu có thể là biểu hiện của một số chứng bệnh sau đây.
1. Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là một bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, kể cả những phụ nữ mang thai cũng có khả năng mắc phải chứng bệnh này. Những mẹ bầu thường xuyên làm việc trong môi trường cần phải nói chuyện nhiều hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm kéo dài có thể khiến niêm mạc của thanh quản bị tổn thương. Từ đó dẫn đến tình trạng mất giọng, ho, khạc đờm ra máu khi mang thai.
Biểu hiện của bệnh:
- Khàn giọng
- Mất giọng
- Đau họng
- Sốt nhẹ
- Ho dai dẳng, có đờm, khạc đờm ra máu
- Thường xuyên hắng giọng
2. Viêm phế quản
Viêm phế quản là một bệnh nằm trong số 10 quá trình viêm phổ biến nhất. Vì vậy, tình trạng bà bầu bị viêm phế quản không phải là hiếm gặp. Các chất nhầy tích tụ chứa vi khuẩn Streptococcus hoặc Pneumococcus, virus cúm hoặc Parainfluenza,… là những tác nhân gây viêm phế quản cho bà bầu. Các mầm bệnh này có thể xuất phát từ môi trường khói bụi, bà bầu hít phải khói thuốc lá quá nhiều. Bà bầu tiếp xúc với người bị viêm phế quản sẽ có nhuy cơ nhiễm phải các loại vi khuẩn gây bệnh được truyền qua nước bọt, đờm hoặc qua không khí do ho, hắt hơi,…
Biểu hiện của bệnh:
- Ho khan, ho có đờm (có thể kèm theo máu)
- Khó thở và đau họng
- Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ nhưng ổn định
- Bà bầu cảm thấy yếu đuối, buồn ngủ, thờ ơ và cáu kỉnh
- Giảm sự thèm ăn.
- Dịch nhầy ở mũi, đờm có mủ.
3. Viêm amidan
Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ có khả năng dễ mắc bệnh viêm amidan do nội tiết tố thay đổi quá nhiều. Bệnh khiến cho sức đề kháng của người mẹ suy yếu, tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Đây là bệnh lý không hề đơn giản, có thể gây ra các biến chứng khó lường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Biểu hiện của bệnh:
- Họng đau, nóng rát, có cảm giác khô, khó chịu.
- Ho liên tục kéo dài, có thể dẫn đến ho có đờm kèm theo máu.
- Khó nuốt, đau khi nuốt.
- Họng đỏ, sưng tấy, hốc có mủ trắng.
- Hơi thở có mùi nặng.
- Tắt mũi, nghẹt mũi, khó thở
4. Viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng gây viêm các phế nang và mô kẽ ở một hoặc 2 bên phổi. Thông thường, bệnh viêm phổi có thể điều trị tại nhà và thường sẽ khỏi sau 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, tình trạng này diễn biến phức tạp hơn đối với những phụ nữ mang thai. Viêm phổi trong thời kỳ này nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, làm tăng nguy cơ gây biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm.
Biểu hiện của bệnh:
- Ho thường ra đờm (đờm có thể màu vàng xanh hoặc có thể lẫn trong máu)
- Sốt cao
- Hơi thở nhanh
- Rùng mình
- Đau ngực và thường cảm thấy tình trạng tồi tệ hơn khi hít vào hoặc ho
- Cảm thấy rất mệt và yếu
- Tiêu chảy
5. Lao phổi
Lao phổi là một trong những bệnh có nguy cơ gây tử vong cao trong cộng đồng. Vi khuẩn lao dễ lây truyền và có thể gây ra dịch bệnh trên diện rộng. Có nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh này. Đây là chứng bệnh mà các mẹ bầu có nguy cơ mắc cao hơn so với người bình thường do các yếu tố như thay đổi nội tiết tố oestrogen, progesterone và sự xuất hiện nhau thai làm cho cơ thể thay đổi quá nhiều. Từ đó, kéo theo sự thay đổi của các tổ chức phổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn lao phát triển nhanh hơn.
Biểu hiện của bệnh:
- Ho có đờm và khạc đờm ra máu
- Đau ngực
- Mệt mỏi
- Sốt
- Biếng ăn
- Đổ mồ hôi về đêm
6. Ung thư phổi
Nhiều người cho rằng ung thư phổi chỉ xảy ra với những người lớn tuổi và hút thuốc. Nhưng ít người biết rằng, ung thư phổi dũng có thể xảy ra ở bà bầu. Có 20% bệnh nhân ung thư phổi có dấu hiệu ban đầu là khạc đờm ra máu vào sáng sớm. Thông thường, bà bầu mắc bệnh này thường gây khó khăn trong việc chuẩn đoán do phụ nữ mang thai thường không được tiếp xúc với tia phóng xạ. Vì vậy, ngay khi có những biểu hiện đầu tiên, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để có biện pháp chữa bệnh phù hợp.
Biểu hiện của bệnh:
- Ho có đờm
- Hay khạc đờm ra máu vào sáng sớm
- Đau tức ngực
- Khó thở
- Sút cân không rõ nguyên nhân
Bà bầu khạc đờm ra máu nên làm gì?
Khạc đờm ra máu ở bà bầu ảnh hưởng rất nhiều đến vòm họng, do nó có vị trí đặc biệt và là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tìm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này để sớm có biện pháp khắc phục phù hợp. Khạc đờm ra máu là một dấu hiệu bệnh lý, tuy nhiên không thể xác định được chính xác căn bệnh các mẹ bầu đang mắc phải là gì. Điều này cần phải trải qua các xét nghiệm chuyên môn thì mới có kết luận đúng.
Theo đó, bà bầu khạc đờm ra máu thường rất lo lắng về tình trạng của mình không biết mình đang mắc phải bệnh gì? có nguy hiểm không? Để có được câu trả lời thỏa đáng, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm và đưa ra hướng khắc phục bệnh cho bạn trước khi nó trở nên biến chứng nguy hiểm hơn. Bệnh nhân cần mô tả với bác sĩ những biểu hiện lâm sàng như tần suất khạc đờm, màu đờm, màu máu lẫn trong đờm,… Sau đó, bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện các biện pháp nội soi, chụp phim xoang mũi, họng, xét nghiệm máu,…
Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề bà bầu khạc đờm ra máu có nguy hiểm không. Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Các mẹ bầu nên chú ý bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt để bản thân và cả thai nhi trong bụng đều được khỏe mạnh. Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể kịp thời điều trị nếu bạn mắc phải bất cứ căn bệnh nào.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!