PQA Nhuận Tràng tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu nào an toàn, ít tác dụng phụ?

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Ợ chua nên uống thuốc gì? Kiêng gì cho mau khỏi

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Được làm mẹ là một sứ mệnh thiêng liêng của bất kỳ người phụ nữ nào, thế nhưng trong giai đoạn mang thai rất nhiều người mẹ bị stress, mệt mỏi, khó chịu,… do gặp phải bệnh trĩ. Và để tìm hiểu chi tiết về bệnh trĩ khi mang thai, mời các mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vì sao bà bầu dễ bị trĩ

Đối với quá trình mang thai, tử cung sẽ dần được mở rộng, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ. Khi tử cung được mở rộng kết hợp với áp lực trên tĩnh mạch sẽ làm sưng phồng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dẫn đến tình trạng đau rát, ngứa ngoáy, có thể bị chảy máu.

Ngoài ra, khi mang thai nội tiết tố thay đổi đặc biệt là nồng độ hormone progesterone tăng lên cùng với lượng thể tích máu cũng tăng lên đã làm cho tĩnh mạch bị giãn ra và dễ sưng hơn.

Tình trạng sưng phồng tĩnh mạch kèm theo các triệu chứng đau rát, chảy máu,… như đã nói ở trên là các biểu hiện điển hình của bệnh trĩ.

Bên cạnh các nguyên nhân chính được kể ở trên thì cũng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị trĩ như: việc mang thai làm cho các mẹ bị tăng cân và việc đi lại gặp khó khăn đã dẫn đến tình trạng ít hoạt động, ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài. Cùng với đó là triệu chứng táo bón khiến việc đi ngoài phải rặn nhiều hơn cũng làm lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần, lâu ngày sẽ tạo nên các búi trĩ.

Bà bầu bị trĩ
Bà bầu bị trĩ (ảnh minh họa)

Khi mắc trĩ ở giai đoạn mang thai nên xử lý như thế nào ?

Đối với các mẹ bầu, việc điều trị bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì trong quá trình chữa bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên các mẹ tuyệt đối cần cẩn thận khi điều trị bệnh trĩ bằng thuốc cũng như các sản phẩm hay thực phẩm hấp thụ vào cơ thể. Và dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ cũng như giảm các triệu chứng khó chịu cho bà bầu khi bị trĩ.

  • Uống nước đầy đủ

Theo các chuyên gia y tế thì mỗi người bình thường nên uống từ 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày, tương đương với 1,6 đến 1,8 lít nước. Riêng đối với các mẹ bầu thì nhu cầu nước tăng lên nên cần cung cấp cho cơ thể từ 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày. Có thể sử dụng các loại nước trái cây như nước cam, mật ong,… để thay thế một phần nước lọc. Uống nhiều nước sẽ làm mềm phân, giảm áp lực lên các búi trĩ.

Tuy nhiên, những mẹ bị huyết áp thấp, tay chân lạnh, bụng yếu,.. thì không nên uống nhiều nước quá.

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Một số thực phẩm như rau lang, khoai lang, thăng long,… rất tốt cho những người bị táo bón.

Bổ sung đầy đủ chất xơ sẽ giúp nhuận tràng, tăng khả năng tiêu hóa, kích thích ruột già hoạt động, tăng thải các chất oxy hóa hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

  • Ngồi xổm khi đi vệ sinh

Ngồi xổm khi đi vệ sinh sẽ giúp ruột chuyển động dễ dàng và nhanh hơn, ngăn ngừa táo bón và trĩ.

Ngoài ra, ngồi xổm cũng khá thoải mái, có thể kê chân lên ghế khi ngồi bệ xí.

  • Hạn chế ngồi lâu, tập thể dục thường xuyên

Đối với các bà bầu, việc đi lại hoạt động cần phải cẩn thận, vì thế các mẹ nên tập các bài thể dục đơn giản hoặc hoạt động các động tác nhẹ nhàng để dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn và việc co thắt cùng như đào thải phân được dễ dàng hơn.

Việc cân đối giữa ngồi, nằm, và đi lại hợp lí cũng sẽ giảm áp lực máu đối với tĩnh mạch hạn chế bị trĩ.

  • Ăn thành từng bữa nhỏ

Chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày sẽ giảm áp lực hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, ăn thành nhiều bữa cũng giảm tình trạng ợ hơi, khó tiêu.

  • Ăn nhiều sữa chua

Trong sữa chua có nhiều men và vi khuẩn có lợi, đặc biệt là vi khuẩn probiotic có khả năng trị chứng táo bón, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Những vi khuẩn khác sẽ tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể người mẹ cũng như thai nhi.

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm hậu môn trong nước ấm có thể làm giảm đau và sưng đối với người bị trĩ.

Có thể ngâm hậu môn trong nước ấm 3 lần mỗi lần 15 phút trong một ngày, sau khi đi vệ sinh. Lau khô hậu môn sau mỗi lần ngâm và tránh chà xát làm hậu môn bị trầy xước, tổn thương.

  • Sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu

Các sản phẩm dạng kem bôi trĩ có nguồn gốc từ thiên nhiên như Titanoreine,… chứa các hoạt chất lành tính, không ảnh hưởng tới sức khỏe em bé mà vẫn cải thiện được tình trạng đau rát, khó chịu, chảy máu,… khi bị trĩ. Do vậy, đây gần như là các loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu được khuyên dùng nhất.

Hiện nay ngoài các loại kem bôi cũng có các sản phẩm đặt hậu môn có thể giảm tình trạng trĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ và thai nhi thì các mẹ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để có thể điều trị  an toàn và hiệu quả nhất.

  • Chữa trĩ bằng phương pháp dân gian

Các mẹ nếu sợ sử dụng các sản phẩm thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi thì có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để giảm thiểu sự khó chịu mà trĩ gây ra như:

  • Uống nước rau diếp cá và đắp bã của chính rau diếp cá lên vùng bị trĩ 2 lần mỗi ngày sẽ làm giảm hẳn tình trạng đau rát.
  • Có thể xông hơi bằng lá trầu không để tránh bị viêm nhiễm, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại ở hậu môn.
  • Sử dụng nha đam để giảm bớt triệu chứng trĩ do thành phần của nha đam có chứa bradykinin giúp kháng viêm, giảm cảm giác đau đớn, ngứa rát hậu môn, làm teo búi trĩ hiệu quả.

Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Có rất nhiều các bà mẹ bị trĩ khi mang thai, ngoài gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, mệt mỏi, chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu thì căn bệnh trĩ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Với những thai phụ bị trĩ nặng có thể gặp khó khăn khi sinh thường, nhiều trường hợp cần sự can thiệp của phẫu thuật. Với vùng hậu môn bị viêm, khi sinh thường sẽ tăng khả năng con sinh ra bị nhiễm trùng.

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Thực tế, các trường hợp bị trĩ vẫn có khả năng sinh thường được. Tuy nhiên trong quá trình rặn đẻ có thể sẽ rất đau hơn bình thường.

Với những trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ quá to thì cần phải phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Bà bầu bị trĩ nên ăn gì?

Không chỉ những bà bầu bị trĩ mà ngay cả những thai phụ bình thường cũng nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và chất xơ cho cơ thể.

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe như yến mạch, bỏng ngô, gạo lứt, … hoặc các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng,…

Ngoài ra, ăn nhiều các loại quả mọng nước, đu đủ, lựu, bơ, thăng long để cung cấp các loại vitamin tốt cho sức khỏe, có thể kết hợp với uống các loại nước trái cây như nước dừa, nước cam, nước mật ong, nước mía, nước đậu đen rang,…

Có thể ăn các loại hạt như hạnh nhân, óc chó,… để tăng cường trí não cho em bé

Lời khuyên của bác sĩ

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu là người làm bên khoa sản có chia sẻ với mọi người:  “Điều quan trọng là bạn phải nhận ra sớm nếu có các dấu hiệu trĩ. Bác sĩ gia đình, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa của bạn có thể giúp bạn biết chắc chắn về điều đó. Đừng xấu hổ, bạn có thể chắc chắn rằng họ cũng từng nhìn thấy hàng ngàn búi trĩ  khác. Nếu họ cũng đã có một đứa con, họ sẽ càng đồng cảm với bạn. Để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho mẹ và thai nhi thì hãy đến và nhận sự tư vấn từ người có chuyên môn là cách làm thông minh nhất của bất kỳ người mẹ nào.”

Cùng chuyên mục

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn là bị gì? Làm sao khỏi?

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn là bị gì? Làm sao khỏi?

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn có thể là hệ quả của việc thường xuyên ăn không đúng giờ, hay bỏ bữa, hút thuốc lá, sử dụng các loại...

Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg: Tác dụng và liều dùng

Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg: Tác dụng và liều dùng

Omeprazol 20mg là nhóm thuốc ức chế bơm proton, thuốc có khả năng làm giảm tiết axit dạ dày. Do đó, Omeprazol  20mg thường được bác sĩ chỉ định làm...

PQA Nhuận Tràng tốt không

PQA Nhuận Tràng tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

PQA Nhuận Tràng là một sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được phát triển bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA, với mục đích hỗ trợ cải...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn