Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Thường gặp nhưng chớ chủ quan

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh do sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng bị yếu kém hơn bình thường. Đặc biệt hiện tượng bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối thường rất dễ xảy ra và có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này thế nào, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi hoocmon rất lớn, vì thế rất nhiều các triệu chứng bất thường có thể xảy ra, đặc biệt trong đó là tình trạng tiêu chảy. Hệ miễn dịch của bà bầu bị giảm sút khiến cho hệ tiêu hóa cũng bị suy yếu theo, gây ra một số tình trạng điển hình như chứng tiêu chảy cho phụ nữ mang thai. Thường tình trạng này xảy ra đặc biệt nhiều do ba tháng đầu.

bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có thể là một triệu chứng thường gặp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh ngay hiểm khác

Bên cạnh đó, một số yếu tố tác động khác như thức ăn mất vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm, đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ cùng làm rối loạn hệ tiêu hóa…Vì vậy đây là các triệu chứng bà bầu bị tiêu chảy có thể không quá nghiêm trọng, có thể tự hết nếu bà bầu có chế độ chăm sóc và ăn uống khoa học hơn.

Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu chảy vẫn xuất hiện ở những tháng cuối thì bà bầu cần phải thật cẩn trọng vì có thể gây ra một số tác động không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Những cơn đau quặn ở bụng cùng với việc đi ngoài nhiều khiếp hậu môn gặp nhiều áp lực, kích thích tử cung co bóp nhiều, có thể làm tăng nguy cơ sinh non hay sảy thai cực kỳ nghiêm trọng.

Tiêu chảy khiến cho mẹ bầu bị mất nước trầm trọng. Nước có trong nhau và cả túi ối, góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng và đảm bảo sự sống của bé trong suốt 9 tháng 10 ngày của thai kỳ. Tình trạng có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm cho con như

  • Dị tật ống thần kinh của thai nhi, khiến trẻ kém phát triển về cả trí não và thể chất, đồng thời có nguy cơ tử vong cao.
  • Mẹ thiếu nước ối trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh, đồng thời trẻ cũng có nguy cơ mắc một số bệnh về phổi.
  • Không đủ sữa mẹ khiến trẻ phát triển chậm
  • Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh đó, sau tiêu chảy, mẹ bầu thường rất mệt mỏi, khó chịu, không muốn ăn uống gì. Tình trạng này kéo dài thường xuyên khiến sức đề kháng bị suy yếu, mẹ dễ mắc nhiều bệnh hơn. Lượng dinh dưỡng đưa đến con không đủ làm tăng nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển, thậm chí có thể dẫn đến chết lưu bên trong.

Như vậy, có thể thấy, tình trạng bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối không hề đơn giản chút nào. Mẹ bầu cần sớm phát hiện và xử lý nhanh tình trạng này để tránh các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối, chủ yếu là các vấn đề liên quan đến vấn đề ăn uống hoặc do mắc một số bệnh liên quan đến đường ruột. Cùng với tình trạng hệ miễn dịch bị suy yếu nên gây ra tình trạng tiêu chảy diễn ra thường xuyên kéo dài khiến sức khỏe của cả mẹ và bé gặp nhiều nguy hiểm.

bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến bà bầu bị tiêu chảy trong những tháng cuối của thai kỳ

Bà bầu có thể bị tiêu chảy do các nguyên nhân sau

Sự thay đổi hoocmon

Trong 3 tháng cuối mang thai, hoocmon prostaglandin được sản sinh nhiều hơn để chuẩn bị cho việc chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh nở. Tuy nhiên Hoocmon này có khả năng thúc đẩy ruột mở ra, làm nhu động ruột tăng để loại bỏ hết các chất thải có trong ruột để ruột rỗng, nhờ đó hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ, bé xoay đầu và sinh ra dễ dàng hơn.

Chính điều này đã khiến mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ thường có xu hướng đi ngoài và bị tiêu chảy nhiều hơn.

Do ngộ độc thức ăn

Hệ miễn dịch suy giảm khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Các thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc như thức ăn ngoài hàng quán bị bụi bẩn, ruồi muỗi bu bám thiếu vệ sinh hay các loại rau, trái cây có phun các loại thuốc hóa học đều làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Cơ thể phụ nữ mang thai cũng rất nhạy cảm, vì thế có thể bị dị ứng và không hợp với một số món ăn, dù trước khi mang thai vẫn có thể ăn bình thường mà không bị vấn đề gì. Đặc biệt các món ăn có chứa lượng protein cao cũng rất ghế gây dị ứng cho bà bầu như hải sản, sữa hay đậu phộng.

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu được tăng cường bổ sung rất nhiều dưỡng chất, trong đó có cả đạm và chất béo. Các nghiên cứu cho thấy, nếu trong thực ăn có nhiều món ăn lạ có chứa hai chất này khiến cơ thể không tiếp nhận và loại bỏ ra ngoài thông qua hệ tiêu hóa khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.

Nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể là tác nhân gây nên tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai trong tháng cuối thai kỳ.

Mẹ bầu bổ sung quá nhiều nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai cho cả mẹ và bé, tuy nhiên bổ sung quá nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây lại chưa hẳn là tốt. Việc ăn trái cây hay rau củ có chứa nhiều hàm lượng nước cũng gây ra tình trạng tương tự do lượng nước thừa sẽ bị loại bỏ qua hệ tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng như tiêu chảy.

Dùng vitamin không đúng cách

Ngay từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần phải bổ sung nhiều vitamin để hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của thai nhi. Tuy nhiên việc lạm dụng các loại vitamin hoặc dùng sai cách có thể khiến bà bầu bị tiêu chảy đồng thời làm tăng nguy cơ các bệnh khác về gan, thận, dạ dày vô cùng nguy hiểm.

bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Dùng vitamin sai cách hay lạm dùng quá liều cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh trên, một số các nguyên nhân khác liên quan đến bệnh lý và dùng thuốc cũng có thể dẫn đến tình trạng mẹ bị tiêu chảy như

  • Mẹ bầu dùng thuốc một số loại thuốc như thuốc điều trị huyết áp, thuốc kháng sinh hay hay các loại thuốc giảm axit có chứa magiê .
  • Mẹ bầu mắc một số bệnh về đường ruột.
  • Mẹ bầu mắc chứng không dung nạp đường lactose (mà trong một số thực phẩm hoặc thuốc có thể vô tình chứa loại đường này này) hoặc bị viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột thừa.

Các triệu chứng ở bà bầu bị tiêu chảy ở tháng cuối thai kỳ

Với tình trạng tiêu chảy thông thường sẽ chỉ kéo dài trong ngày rồi biến mất, không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Thường triệu chứng cơ bản chỉ là đau bụng buồn nôn, có cảm giác buồn nôn mà thôi.  Tuy nhiên nếu các triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện liên tục, mỗi lần kéo dài hơn 2 ngày ngày liên tiếp sẽ thực sự là dấu hiệu nguy hiểm mà bà bầu cẩn phải lưu ý.

Các triệu chứng thường gặp ở bà bầu bị tiêu chảy có dấu hiệu nguy hiểm như

  • Đau bụng dữ dội
  • Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng
  • Cơ thể mệt mỏi do mất nước
  • Kéo dài hơn 2 ngày
  • Khô miệng, buồn nôn
  • Không muốn ăn uống.

Mẹ bầu cần đến ngay các bệnh viện gần nhất để khám và xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và thai nhi.

Điều trị tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu trong tháng cuối

Khi mang thai, việc dùng thuốc cần hết sức cẩn trọng vì có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thai nhi, đặc biệt trong những tháng cuối nhạy cảm. Vì vậy tốt nhất mẹ bầu nên đi khám bệnh tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, đồng thời được chỉ định những cách điều trị an toàn và hiệu quả hơn.

Dùng thuốc Oresol
Dùng thuốc Oresol sẽ là phương páhp bổ sung nước và làm giảm triệu chứng tiêu chảy phù hợp và an toàn cho bà bầu

Khi bị tiêu chảy, bà bầu bị bị mất sức, mệt mỏi do tình trạng tiêu chảy nhiều làm mất nước gây nên. Vì vậy mẹ bầu có thể áp dụng các cách xử lý tạm thời sau đây

  • Dùng thuốc Oresol: Đây là một dạng thuốc có tác dụng chính là bù nước cho cơ thể, rất an toàn cho bà bầu mà mẹ có thể mua ở hầu hết các nhà thuốc Tây. Mẹ có thể dùng loại oresol dạng uống trực tiếp hoặc gói bột pha với nước tuỳ sở thích.
  • Uống trà gừng nóng: Trà gừng không chỉ tốt cho bà bầu mà còn có thể làm dịu cơn đau bụng do tiêu chảy một cách hiệu quả. Gingerols và shogaols có thể làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, loại bỏ hết các thực phẩm bị viêm nhiễm ra khỏi hệ thống tiêu hoá nhờ đó giảm nhanh tình trạng tiêu chảy kéo dài. Đồng thời Gingerols cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm cơn buồn nôn khó chịu.
  • Nước cháo loãng muối trắng: Khi bị tiêu chảy tốt nhất mẹ bầu chỉ nên ăn cháo được nấu thật loãng, cho thêm một chút muối để để bụng không bị rỗng, cấp nước hỗ trợ loại bỏ hết các chất độc tố trong dạ dày. Thực hiện ăn trong vài ngày đến khi không còn tình trạng tiêu chảy mới nên nạp các thực phẩm khác.
  • Nước gạo rang: Mẹ bầu chỉ cần dùng một nắm gạo tẻ đem rang cho vàng, cho thêm nước lọc rồi ninh lâu cho nhừ, cho thêm chút muối rồi đường ăn khi còn ấm sẽ giúp giữ ấm cơ thể, hạn chế tình trạng tiêu chảy, giảm sốt hay buồn nôn.

Bên cạnh đó, sau khi tình trạng tiêu chảy chấm dứt mẹ nên bổ sung các thực phẩm tốt giúp hệ tiêu hoá hoạt động ổn định hơn như cháo thịt gà, sữa chua trắng, hồng xiêm, cà rốt… Nên hạn chế các thực phẩm làm tăng khả năng nhuận tràng sẽ khiến hệ tiêu hoá bị tác động làm cho tình trạng tiêu chảy có thể quay trở lại như chuối, mồng tơi rau đay hay tôm cá.

Nước ngọt, đồ uống có ga, chất kích thích cũng là các món bà bầu tuyệt đối nên tránh xa nếu không muốn tình trạng tiêu chảy và trầm trọng hơn. Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ khô cứng cũng nên hạn chế để đảm bảo sức khoẻ cho dạ dày.

Tốt nhất bà bầu nên ưu tiên bổ sung nước bằng các thức ăn dạng lỏng, đồ ăn nhạt để hệ tiêu hoá có thể ổn định trở lại.

Phòng tránh tình trạng bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối thai kỳ

Bất kỳ giai đoạn nào bà bầu cũng cần cẩn trọng, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của bé. Vì vậy để phòng tránh tình trạng bị tiêu chảy gây nguy hiểm trong tháng cuối, bà bầu cần lưu ý những vấn đề sau

  • Ưu tiên việc ăn chín uống sôi.
  • Rửa sạch thực phẩm tươi sống trước khi sử dụng hay chế biến, có thể ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
  • Không ăn uống tại những nơi mất vệ sinh, bị ruồi muỗi, bụi bẩn bu bám.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều gia vị hay đã được nấu lại nhiều lần.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm lạ có độ đạm cao.
  • Không dùng các thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng, ẩm mốc, ôi thiu, có mùi chua, hoa quả đã bị dập nát…
  • Có thể bổ sung thêm một số loại sữa có chứa các chất xơ, hoà tan như FOS, Inulin, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hoá, hạn chế tiêu chảy hiệu quả.
  • Xin ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng trong từng thời điểm thai kỳ để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé, vì vậy không nên chủ quan. Hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu thấy bên cạnh việc tiêu chảy còn kèm theo các triệu chứng bất thường có thể gây nguy hiểm khác. Đừng quên đi khám sức khoẻ định kỳ trong từng giai đoạn mang thai để có phương pháp bổ sung dinh dưỡng cũng như bảo vệ sức khoẻ hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của cơ thể khi tử cung bắt đầu phải chịu áp lực. Tuy nhiên,...

10 cách giảm đau lưng cho bà bầu đơn giản an toàn tại nhà

Khi mang thai, người phụ nữ thường bị đau lưng kèm theo rất nhiều triệu chứng mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt càng về những...

Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai là đối tượng có sức đề kháng cực kỳ yếu nên rất dễ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là các triệu chứng cảm cúm, nhiễm trùng....

Thai mấy tuần thì hết nghén? 10 mẹo giảm ốm nghén cực hay

Thai mấy tuần thì hết nghén sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thể trạng và cơ địa của mẹ bầu. Thông thường,...

Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu với 5 món ăn bổ dưỡng dễ làm

Thịt chim bồ câu vừa mềm vừa ngọt, lại cực kỳ bổ dưỡng nên thường được dùng để nấu những món ăn cho những người bệnh hay phụ nữ có...

15 bài tập Yoga cho bà bầu đơn giản giúp dễ sinh và khỏe mạnh

Bài tập Yoga cho bà bầu là những bài tập được các chuyên gia thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai để giúp thai phụ nâng cao sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn