Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Bà bầu bị tiêu chảy và các biện pháp xử lý an toàn tại nhà

Bà bầu bị tiêu chảy là một hiện tượng tương đối phổ biến, thường xảy ra khi thai phụ gặp các vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn thai kỳ. So với những người bình thường, bà bầu bị tiêu chảy sẽ có phần nguy hiểm hơn. Khi để kéo dài và không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc tử vong.

Vì sao bà bầu bị tiêu chảy?

Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng thai phụ đi ngoài ra phân lỏng từ 3 lần trở lên trong mỗi 24 giờ. Khi gặp phải tình trạng này, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi và bất tiện. Mọi hoạt động trong công việc và cuộc sống gần như bị xáo trộn và rối tung lên.

Bà bầu bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng thai phụ đi ngoài ra phân lỏng từ 3 lần trở lên trong mỗi 24 giờ

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy rất nhiều, nhưng theo các bác sĩ thì thai phụ gặp phải vấn đề này là do:

  • Dị ứng Lactose: Khi mang thai, phụ nữ thường uống rất nhiều sữa để bổ sung canxi và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu thể trạng bà bầu thuộc dạng bị dị ứng với Lactose thì khi dung nạp sữa vào người sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy.
  • Dị ứng với thực phẩm: Ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, tiêu thụ các thực phẩm không phù hợp với thể trạng,… là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ra chứng tiêu chảy ở bà bầu.
  • Thay đổi hormone: Việc thay đổi các hormone progesterone, estrogen và gonadotropin trong khi mang thai khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về tiêu hóa, thường thấy nhất là bị tiêu chảy trong những tháng đầu của thai kì.
  • Suy giảm sức đề kháng: Hầu hết các bà bầu khi mang thai đều bị suy giảm sức đề kháng. Đây là cơ hội thuận lợi để các tác nhân gây hại tấn công vào cơ thể và gây ra tình trạng tiêu chảy.
  • Mắc một số bệnh lý: Trong suốt quá trình mang thai, nếu bà bầu bị mắc các bệnh lý như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích,… thì rất dễ xảy ra hiện tượng tiêu chảy và đau bụng.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài các yếu tố trên thì bà bầu bị tiêu chảy còn có thể xuất phát từ việc nhiễm vi rút (Cyptomegalovirus, Rotavirus…), vi khuẩn, ký sinh trùng (Entamoeba histolytica, Cryptosporidium , Giardia lamblia). Hoặc do tác dụng phụ của thuốc (thuốc kháng axit có chứa thành phần magiê, thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh,…) bị ngộ độc thực phẩm, chế độ ăn uống không hợp vệ sinh…

Các triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy có các triệu chứng rất điển hình và không dễ nhầm lẫn với bất kì bệnh lý vào. Cụ thể:

Bà bầu bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy thường có triệu chứng đau bụng âm ỉ, cơ thể cảm thấy khó chịu, đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước,…
  • Đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước: Đây là triệu chứng phổ biến và điển hình nhất khi bà bầu bị tiêu chảy. Đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước sẽ xảy ra liên tục và thường xuyên trong cả ngày, khiến cơ thể thai phụ suy nhược và mất nước.
  • Bụng sôi lên hoặc đau âm ỉ: Đa số các trường hợp bà bầu bị tiêu chảy đều gặp tình trạng bụng sôi lên và đau âm ỉ. Chúng có thể diễn ra theo từng đợt hoặc liên tục tùy theo mức độ đang gặp phải của mẹ bầu.
  • Không muốn ăn và luôn cảm thấy khó chịu: Bên cạnh những triệu chứng bất thường về thể chất thì mẹ bầu còn gặp các vấn đề về tinh thần như không muốn ăn, luôn cảm thấy khó chịu trong người,… khiến cho sức khỏe xuống dốc, cạn kiệt sinh lực.

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Bà bầu bị tiêu chảy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu được xử lý sớm và đúng cách. Hầu hết các thai phụ khi mắc phải tình trạng này ở mức độ nhẹ đều có thể tự khỏi khi uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm cần thiết và nghỉ ngơi hợp lý. Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể bị tiêu chảy kéo dài và chuyển biến nặng gây mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân và thai nhi trong bụng. Khi không can thiệp y tế kịp thời có thể dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc tử vong.

Bà bầu bị tiêu chảy
Trong một số trường hợp, bà bầu bị tiêu chảy cần đến gặp bác sĩ

Khi bà bầu bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu bất thường dưới đây thì cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Tiêu chảy kéo dài liên tục từ 2 ngày trở lên
  • Tiêu chảy kèm theo tình trạng sốt và nôn mửa
  • Tiêu chảy ra phân có kèm theo dịch máu
  • Tiêu chảy đi đôi với cơn đau bụng dữ dội
  • Tiêu chảy nhưng không đi tiểu được trong 5 tiếng liền

Các biện pháp xử lý an toàn tại nhà khi bà bầu bị tiêu chảy

Dùng mẹo dân gian, áp dụng chế độ ăn nhạt, bổ sung nước và chất điện giải là các biện pháp xử lý an toàn tại nhà khi bà bầu bị tiêu chảy. Các mẹ bầu có thể đọc qua và thực hiện thử tại nhà, chắc chắn sẽ mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ.

1. Bổ sung nước và chất điện giải

Bổ sung nước và chất điện giải là điều cực kỳ quan trọng và cấp thiết khi bà bầu bị tiêu chảy. Bởi trong suốt quá trình gặp phải tình trạng này, cơ thể thai phụ liên tục bị mất nước, nếu không kịp thời cung cấp đủ lượng nước cần thiết có thể khiến mẹ bầu và thai nhi gặp nguy hiểm.

Bà bầu bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, bà bầu cần bổ sung nước và chất điện giải

Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu có thể uống nước ấm, trà gừng, trà mật ong, nước chứa tinh dầu bạc hà,… để làm ấm bụng và cải thiện tình trạng gặp phải. Nếu đang uống nước ép trái cây, đồ uống có sữa hoặc đường thì cần ngưng ngay vì nó có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

2. Áp dụng chế độ ăn nhạt

Chế độ ăn nhạt hay còn gọi là chế độ BRAT, tức là ăn các thực phẩm như bánh mỳ nướng, táo, chuối gạo. Khi tiêu thụ những thực phẩm này, hệ tiêu hóa của bà bầu sẽ hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn, từ đó cải thiện được tình trạng tiêu chảy.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn uống của mình những thực phẩm giàu protein như: cà rốt nấu chín, thịt nạc, sữa chua, ngũ cốc, khoai tây. Tăng cường dung nạp các loại thực phẩm chứa nhiều sắt để phòng ngừa tiêu chảy và giảm nguy cơ bị thiếu máu.

3. Dùng mẹo dân gian

Dùng mẹo dân gian là phương pháp trị tiêu chảy cho mẹ bầu đơn giản tại nhà. Các thai phụ có thể áp dụng khi bị tiêu chảy thông thường và mới xảy ra. Nhưng cần chú ý không nên sử dụng những cách này khi bác sĩ chống chỉ định với nguyên liệu hoặc cơ thể bị dị ứng với các thành phần trong phương pháp. Việc cố tình không tuân thủ có thể khiến bà bầu gặp các tác dụng phụ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai.

Uống trà gừng

Trà gừng có tính ấm và chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kiểm soát và ức chế các tác nhân gây tiêu chảy cho bà bầu. Chỉ cần sử dụng khoảng 1 – 2 liều là các triệu chứng tiêu chảy đã thuyên giảm rõ rệt, cơ thể khỏe khoắn hơn.

Bà bầu bị tiêu chảy
Trà gừng có tính ấm và chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kiểm soát và ức chế các tác nhân gây tiêu chảy cho bà bầu

Chuẩn bị: 100 gram gừng tươi, 5 gram lá chè khô, 15 gram giấm gạo và 800ml nước

Cách thực hiện: Cho gừng tươi và lá chè khô và đun sôi chung với 800ml nước. Chờ đến khi hỗn hợp cô động lại còn khoảng 500ml nước thì đổ thêm giấm gạo vào và tắt bếp. Chia nước trà gừng thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.

Ăn trứng hấp lá mơ lông

Trứng hấp lá mơ lông mà một món ăn rất tốt để chữa tiêu chảy khi bà bầu mắc phải. Khi dung nạp thực phẩm này, cơ thể người bệnh sẽ được tiêu thực sát khuẩn, giảm nhanh tình trạng đang gặp phải và sớm phục hồi lại sức khỏe.

Chuẩn bị: 100 gram lá mơ lông và 1 quả trứng gà

Cách thực hiện: Lá mơ lông rửa sạch trong nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra, để ráo nước và cắt nhỏ. Đập vào chén 1 quả trứng gà và cho lá mơ lông vào. Dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp rồi đem đi hấp cách thủy đến khi chín thì lấy ra ăn.

Uống nước gạo rang

Nước gạo rang có tác dụng rất tốt cho bà bầu bị tiêu chảy. Bổ sung loại nước này vào cơ thể giúp thai phụ thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, làm sạch máu, chống mất nước, cung cấp thêm nước, các khoáng chất và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Chuẩn bị: Gạo tẻ và một chén nước cơm

Cách thực hiện: Gạo tẻ đem đi sao vàng rồi hạ thổ. Đợi cho gạo không còn nóng thì lấy đi tán thành bột mịn. Sau đó, cho khoảng 8 – 10 gram gạo rang vào chén nước cơm. Dùng muỗng khuấy đều lên và uống. Áp dụng khoảng 2 – 3 lần là tình trạng tiêu chảy sẽ giảm rõ rệt.

 Uống nước búp ổi

Trong búp ổi chứa nhiều tanin, beta-sitosterol, leucocyanidin, avicularin,.. Đây là những hoạt chất có tác dụng săn niêm mạc ruột, giảm xuất tiết, làm ngưng hiện tượng đi ngoài ra phân lỏng ở bà bầu một cách hiệu quả.

Chuẩn bị: 12 – 20 gram búp ổi non (đã sao sơ), 10 – 12 gram củ riềng khô, 10 gram gừng nướng và10 – 12 gram vỏ quýt khô

Cách thực hiện: Rửa qua các nguyên liệu cho hết bụi bẩn. Sau đó cho tất cả vào ấm nấu cùng 500ml nước lọc. Đun hôi hỗn hợp cho nước sắc lại còn khoảng 1/2 thì tắt bếp. Chia nước làm 2 phần như nhau và uống trong ngày (dùng trước bữa ăn).

Uống nước mật ong

Theo dân gian, nước mật ong có tác dụng cải thiện tình trạng mất nước ở bà bầu khi bị tiêu chảy và tăng khả năng hấp thu kali của cơ thể (không làm tăng hấp thu natri). Đồng thời, loại nước này cũng giúp thai phụ phục hồi những tổn thương ở niêm mạc ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Bà bầu bị tiêu chảy
Nước mật ong có tác dụng cải thiện tình trạng mất nước ở bà bầu khi bị tiêu chảy và tăng khả năng hấp thu kali của cơ thể

Chuẩn bị: 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất và 1 ly nước ấm

Cách thực hiện: Cho mật ong nguyên chất vào ly nước ấm đã chuẩn bị. Dùng muỗng khuấy đều đến khi mật ong hòa tan hết trong nước thì bắt đầu uống hết trong 1 lần.

Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia khi bà bầu bị tiêu chảy

Để tình trạng tiêu chảy sớm được đẩy lùi cũng như là hạn chế khả năng khởi phát trở lại thì bà bầu cần lưu ý những điều sau đây:

  • Theo dõi sát sao những thay đổi của cơ thể để kịp thời xử lý trong mọi tình huống, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
  • Nghiêm túc tuân thủ theo chế độ ăn chín uống sôi trong suốt quá trình mang thai.
  • Không được tự ý sử dụng các loại thuốc tây để chữa trị tiêu chảy tại nhà. Cơ thể mẹ bầu ở giai đoạn này rất nhạy cảm, nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là có nguy cơ sảy thai, tử vong cao nếu bị sốc thuốc.
  • Bổ sung thêm cho cơ thể những thực phẩm giàu tinh bột (ngũ cốc, phở, gạo, bánh mỳ,…), trái cây (chuối, táo, vải, lựu,…), thịt nạc, sữa chua,…
  • Hạn chế hoặc không nên uống các loại sữa tươi, thức ăn mặn – cay – nóng, các chất kích thích (rượu bia, cafe, thuốc lá,…), hải sản (tôm, cua, ghẹ,…), thịt mỡ, các loại hoa quả có tính hàn, rau sống,…

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về tình trạng bà bầu bị tiêu chảy cũng như là các biện pháp xử lý tại nhà an toàn. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, có một số vấn đề chưa được đề cập đến. Tốt nhất, khi thai phụ gặp các triệu chứng như đi ngoài ra phân lỏng liên tục, đau bụng dữ dội, ăn không ngon,… thì nên đến trạm y tế hoặc bệnh viện để có biện pháp xử lý thích hợp nhất.

Cùng chuyên mục

15 bài tập Yoga cho bà bầu đơn giản giúp dễ sinh và khỏe mạnh

Bài tập Yoga cho bà bầu là những bài tập được các chuyên gia thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai để giúp thai phụ nâng cao sức...

Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu với 5 món ăn bổ dưỡng dễ làm

Thịt chim bồ câu vừa mềm vừa ngọt, lại cực kỳ bổ dưỡng nên thường được dùng để nấu những món ăn cho những người bệnh hay phụ nữ có...

Thai mấy tuần thì hết nghén? 10 mẹo giảm ốm nghén cực hay

Thai mấy tuần thì hết nghén sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thể trạng và cơ địa của mẹ bầu. Thông thường,...

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 nguy hiểm không?

Đau bụng khi mang thai ở tháng thứ 2 luôn làm cho các mẹ bầu vô cùng lo sợ. Nếu cơn đau chỉ ở mức nhẹ, âm ỉ thì điều...

Vitamin tổng hợp cho bà bầu và những điều cần hết sức lưu ý

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần được cung cấp nhiều khoáng chất khác nhau, đặc biệt là vitamin. Đây là cách để người mẹ bổ sung dinh dưỡng...

Top 9 loại thuốc bổ cho bà bầu được bác sĩ khuyên dùng

Phụ nữ có thai là đối tượng cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nhất để đảm bảo cả quá trình thai kỳ diễn ra thuận lợi, bé...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn