Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Bà bầu bị sốt xuất huyết: Nguy hiểm chớ xem thường

Sốt xuất huyết là bệnh mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bà bầu khi bị sốt xuất huyết cần phải được điều trị kịp thời vì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế, bạn không nên xem thường vấn đề này, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Sốt xuất huyết ở bà bầu là gì?

Sốt xuất huyết trước đây chỉ thường xuất hiện ở trẻ em là phổ biến. Tuy nhiên, qua một thời gian,  bệnh còn xảy ra ở nhiều người lớn, nhất là các bà bầu. Nếu không kịp thời chữa trị căn bệnh này sẽ dẫn đến các biến chứng vô cùng đáng sợ, thậm chí có thể sẽ dẫn đến tử vong. Vậy sốt xuất huyết ở bà bầu là gì mà nguy hiểm đến vậy?

Sốt xuất huyết ở bà bầu là gì?
Sốt xuất huyết trước đây chỉ thường xuất hiện ở trẻ em là phổ biến. Tuy nhiên, qua một thời gian, bệnh còn xảy ra ở nhiều người lớn, nhất là các bà bầu.

Sốt xuất huyết ở bà bầu là một căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua đường máu thông qua muỗi vằn và thường mang lại rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu. Sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, đặc biệt là ở những nơi có môi trường bị ô nhiễm, ao tù, nước đọng nhiều, đây chính là nơi lý tưởng để muỗi sinh sản một cách mạnh mẽ.

Hiện nay, sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc đặc trị, đối với những trường hợp bệnh nặng các bác sĩ hầu như chỉ điều trị ức chế biểu hiện của bệnh bằng cách hạ sốt, truyền dịch hoặc chống sốc tích cực. Còn đối với những trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc và sẽ tự khỏi sau vài tuần.

Sốt xuất huyết ở bà bầu – nguy hiểm chớ xem thường

Sốt xuất huyết là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Không những vậy, bệnh còn xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới với hơn hàng ngàn ca nhiễm bệnh mỗi năm. Đây là một căn bệnh rất dễ mắc phải, hơn nữa, bà bầu có sức đề kháng rất yếu vì thế nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao và tình trạng bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn các đối tượng khác.

Sốt xuất huyết ở bà bầu - nguy hiểm chớ xem thường
Bà bầu có sức đề kháng rất yếu vì thế nguy cơ mắc sốt xuất huyết là rất cao và tình trạng bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn các đối tượng khác.

Nguy hiểm hơn, virus còn có thể truyền từ người mẹ sang thai nhi. Trong trường hợp nghiêm trọng, để đảm bảo an toàn cho trẻ, có thể bác sĩ sẽ đề nghị bạn sinh mổ. Sốt xuất huyết ở bà bầu có thể dẫn đến các vấn đề sau đây:

1. Giảm tiểu cầu

Đây là tình trạng tiểu cầu giảm liên tục ở bà bầu. Tiểu cầu là một trong những tế bào có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình đông máu. Tình trạng này nếu xảy ra ở mức nhẹ có khả năng sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu số lượng xuống quá thấp có thể gây ra một số biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm, đáng lưu ý đối với phụ nữ mang thai. Theo đó, nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ lẫn thai nhi. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, số lượng tiểu cầu bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 150.000 đến 400.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu, giảm tiểu cầu sẽ xảy ra nếu con số giảm xuống dưới 150.000 trên mỗi microlit máu. Ngoài ra, mẹ bầu mắc phải vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến các phương pháp sinh con không gây đau.

2. Nguy cơ sinh non, bé nhẹ cân

Sinh non là một trong những vấn đề gây lo lắng cho người mẹ mỗi khi nhắc đến. Tình trạng này xảy ra khiến bé được sinh ra phải trải qua thời gian nằm lại bệnh viện khá lâu và có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến các triệu chứng như hạ thân nhiệt, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở, viêm ruột hoại tử,…

Trẻ sinh non luôn nhẹ cân hơn các trường hợp bình thường. Bởi lẽ, đây là tình trạng bé chào đời quá sớm khi chưa được phát triển đầy đủ trong cơ thể người mẹ. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, sốt xuất huyết có thể dẫn đến nguy cơ sinh non ở người mẹ, trẻ sẽ được ra đời khi tuổi thai chỉ mới hình thành trong giai đoạn từ 20 – 37 tuần.

Sinh non do sốt xuất huyết có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định cho trẻ sơ sinh vì bé lúc này không còn được bảo vệ an toàn. Cụ thể, trẻ sinh non có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ dẫn đến chứng bại não, khiếm khuyết nhận thức (có thể xuất hiện khi bé học mầm non hoặc muộn hơn là khi trưởng thành). Ngoài ra, bệnh nặng thậm chí còn có thể gây ra tình trạng tử vong ở thai nhi.

3. Sảy thai

Sảy thai ở bà bầu do sốt xuất huyết thường có nguy cơ xảy ra cao trong khoảng tuần thứ 23 của thai kỳ. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trong nhất của bệnh, vì vậy bà bầu nên chú ý theo dõi và thăm khám sức khỏe khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để có thể nhận được các phương pháp điều trị an toàn và thích hợp, không làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Theo các thống kê của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ cho biết, tỷ lệ sảy thai ở bà bầu khoảng 10 – 15% tổng số thai kỳ. Vấn đề này xảy ra có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có bệnh sốt xuất huyết. Những mẹ bầu mắc phải căn bệnh này có khả năng cao sẽ bị sảy thai nếu không được điều trị kịp thời.

4. Xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Tình trạng xuất huyết khi mắc bệnh này có thể xảy ra bất thường trong giai đoạn mang thai của người phụ nữ. Đặc biệt, nó thường xuất hiện vào thời điểm cuối thai kỳ hoặc trong lúc bà bầu đang chuyển dạ. Vấn đề này có thể xảy ra cực kỳ nghiêm trọng và có nguy cơ cao dẫn đến băng huyết sau sinh, gây tử vong cho cả mẹ và con.

5. Tiền sản giật khi mang thai

Tiền sản giật khi mang thai là một hội chứng mà các bà bầu thường dễ dàng gặp phải khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Đây là một hội chứng bệnh lý thai nghén có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Mẹ bầu có khả năng bị tiền sản giật vào những tháng cuối của thai kỳ với các biểu hiện như tăng huyết áp, đau đầu, đau bụng trên,…

6. Nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi

Bà bầu mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra với mức độ cao khi bà bầu có bệnh trong giai đoạn cuối thai kỳ. Vì thế, khả năng virus sốt xuất huyết gây ra các dị tật ở thai nhi trong thời kỳ đầu và giữa thai kỳ chưa có nghiên cứu chứng minh nào xác thực rõ ràng.

Nhưng mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan, phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh nào xảy ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay đế có thể được điều trị thời. Đồng thời, nếu thấy các dấu hiệu bất thường trong những ngày cuối thai kỳ thì ngay sau khi sinh em bé, bạn nên kiểm tra sức khỏe ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Nguyên nhân sốt xuất huyết ở bà bầu

Để có phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở bà bầu hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có thể kiểm soát chúng một cách triệt để nhất. Cụ thể, bà bầu mắc bệnh sốt xuất huyết có thể do một số vấn đề sau đây.

Nguyên nhân sốt xuất huyết ở bà bầu
Để có phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở bà bầu hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có thể kiểm soát chúng một cách triệt để nhất.

Do muỗi vằn Aedes

Muỗi vằn Aedes (muỗi vằn) là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết ở bà bầu. Cơ chế hoạt động của loài muỗi này được các nhà nghiên cứu cho biết, khi muỗi đốt người bệnh, muỗi sẽ mang virus Dengue theo vòi hút máu và truyền sang cho người bình thường. Mẹ bầu ở những nơi có nhiều ao tù nước đọng hoặc không gian không được thoáng đãng sẽ rất dễ bị muỗi đốt và hình thành bệnh.

Nguyên nhân sốt xuất huyết ở bà bầu
Muỗi vằn Aedes (muỗi vằn) là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết ở bà bầu.

Đặc điểm nhận dạng muỗi vằn Aedes:

  • Thân có màu đen đan xen với các kẽ trắng.
  • Thời điểm hoạt động chủ yếu vào ban ngày, nơi có nhiều ánh sáng và chỉ có con cái mới hút máu người.
  • Thường sống những nơi tối tăm, ao tù, nước đọng, nơi có cây cối rậm rạp,…
  • Thường đẻ trứng vào các vật dụng có chứa nước.
  • Nhạy cảm với môi trường xung quanh và có thể bay đi chỉ vì một cử động nhẹ của con người.

Do bà bầu bị lây qua đường máu, dùng chung ống bơm kim tiêm

Virus gây bệnh sốt xuất huyết cho bà bầu có khả năng lây qua đường máu hoặc dùng chung ống kim tiêm không được khử trùng sạch sẽ. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, bà bầu cần phải tiêm phòng nhiều mũi để phòng ngừa một số bệnh cho bản thân và thai nhi. Việc này nếu tiến hành sai nguyên tắc trong việc đảm bảo vô trùng sẽ có nguy cơ gây lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết nói riêng và một số bệnh lây qua đường tiêm phòng, đường máu nói chung.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở bà bầu

Sốt xuất huyết là một căn bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý về dấu hiệu của nó để có thể nhận biết và có phương pháp điều trị kịp thời.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở bà bầu
Sốt xuất huyết có thể tiến triển trong 3 giai đoạn và thường sẽ có những dấu hiệu đầu tiên sau 4 – 7 ngày bị muỗi vằn đốt.
  • Bà bầu có dấu hiệu về răng miệng là chảy máu chân răng.
  • Luôn cảm thấy không miệng và liên tục khát nước.
  • Ăn không ngon miệng và có dấu hiệu mất nước.
  • Xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội.
  • Sốt cao, tay chân run rẩy.
  • Cảm thấy khó thở.
  • Đau và tê nhức khắp người.
  • Buồn nôn, nôn ói có thể xảy ra liên tục.
  • Khó thở.
  • Cơ thể xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người.

Cụ thể hơn, sốt xuất huyết có thể tiến triển trong 3 giai đoạn và thường sẽ có những dấu hiệu đầu tiên sau 4 – 7 ngày bị muỗi vằn đốt.

Giai đoạn 1: Biểu hiện sốt

  • Người bệnh đột ngột sốt cao từ 39 – 40 độ C.
  • Cơn sốt kéo dài liên tục và không có dấu hiệu chuyển biến mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Xuất hiện tình trạng phát ban.
  • Đau cơ, đau khớp, nhức mỏi tay chân hoặc cả người.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Buồn nôn.

Giai đoạn 2: Diễn biến nguy hiểm

  • Tay chân lạnh, người mệt mỏi không có chút sức sống.
  • Tụt huyết áp, xuất huyết nội tạng gây mất máu.
  • Mũi chảy máu hoặc tiểu ra máu.
  • Xuất huyết dưới da biểu hiện qua tình trạng các nốt xuất huyết rải rác ở các bộ phận trên cơ thể.
  • Kinh nguyệt kéo dài hơn hoặc xuất hiện sớm.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục

  • Bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn.
  • Tình trạng sốt cao được cải thiện.
  • Huyết động ổn định.
  • Nhịp tim chậm.
  • Cảm thấy có sức sống và ăn uống nhiều hơn.

Làm gì khi bà bầu bị sốt xuất huyết

Khi bà bầu nhận thấy cơ thể bắt đầu có những biểu hiện của sốt xuất huyết cần phải tìm cách khắc phục ngay. Cụ thể, bạn cần thực hiện những việc làm sau đây để tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Làm gì khi bà bầu bị sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết bà bầu nên mặc quần áo thoải mái, thoáng khí. Đảm bảo bạn luôn được ở trong môi trường thoáng đãng, nhiệt độ vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp.
  • Triệt bỏ nơi sinh sản của muỗi, đây là một trong những vấn đề có thể giúp loại bỏ phần lớn nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết. Theo đó, bạn cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời thả cá vào đây để ngăn chặn sự sinh sản của muỗi.
  • Thay nước trong bình hoa thường xuyên để tránh tình trạng muỗi đẻ trứng vào. Thêm vào đó, nên dọn dẹp cỏ xung quanh nhà, đảm bảo nhà bạn luôn thông thoáng để tránh muỗi sinh sôi.
  • Bạn có thể sử dụng thuốc đuổi muỗi, nhang muỗi quanh nhà hoặc lắp cửa lưới chống muỗi trong phòng để phòng ngừa muỗi tấn công vào phòng và tìm nơi trú ẩn.
  • Bà bầu trong thời gian mắc bệnh tuyệt đối không nên dùng các loại thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ vì sẽ làm cho tình trạng phát ban diễn ra trầm trọng hơn.
  • Cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường để có thể hạ sốt hiệu quả và cung cấp nước cho cơ thể do mất nước vì nôn ói và sốt cao. Bà bầu lúc này được khuyến khích dùng nhiều nước oresol hoặc nước trái cây như dừa, cam,… Ăn đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp.
  • Cho bà bầu mặc quần áo thoải mái, thoáng khí. Đảm bảo bạn luôn được ở trong môi trường thoáng đãng, nhiệt độ vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp.
  • Nếu sốt xuất huyết diễn ra vào cuối thai kỳ, bạn nên đặc biệt chú ý. Nên đến các bệnh viện lớn, nơi có các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành để có phác đồ điều trị thích hợp.
  • Tuyệt đối không được mua thuốc tự điều trị tại nhà vì sẽ gây nguy hiểm khó lường cho sức khỏe của mẹ bầu. Nên giữ cho tinh thần thoải mái, không nên lo lắng quá nhiều. Thực hiện chăm sóc, theo dõi và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa sốt xuất huyết ở bà bầu

Có thể thấy, bà bầu khi mắc sốt xuất huyết rất nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và ảnh hưởng đến cả sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì thế, mẹ bầu cần tham khảo những biện pháp phòng bệnh sau đâu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như phong ngừa tái phát bệnh trở lại.

Phòng ngừa sốt xuất huyết ở bà bầu
Loại bỏ triệt để nơi sinh sản của muỗi để phòng ngừa lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết và bật điều hòa khi ngủ vì muỗi không thích không khí lạnh.
  • Bà bầu nên mặc quần áo dài để phòng muỗi nhưng phải đảm bảo chất liệu thoáng mát, không gây bí da.
  • Sử dụng màn (mùng) khi ngủ, có thể dùng các hóa chất diệt muỗi.
  • Có thể bật điều hòa khi ngủ vì muỗi không thích không khí lạnh.
  • Loại bỏ triệt để nơi sinh sản của muỗi.
  • Khi thực hiện bất cứ việc tiêm ngừa phòng bệnh nào, bà bầu nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để phòng ngừa lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Tốt nhất, nên đến các bệnh viện lớn, nơi có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa và dụng cụ y tế luôn đảm bảo về chất lượng. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe người mẹ mà còn bảo vệ sự phát triển thuận lợi cho thai nhi trong bụng.

Bà bầu bị sốt xuất huyết là nguy hiểm chớ xem thường, vì vậy, bạn cần có biện pháp phòng ngừa cũng như chữa trị chúng một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp sức khỏe của người mẹ và thai nhi được đảm bảo tốt hơn. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và thật sự bổ ích. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Cùng chuyên mục

10 cách giảm đau lưng cho bà bầu đơn giản an toàn tại nhà

Khi mang thai, người phụ nữ thường bị đau lưng kèm theo rất nhiều triệu chứng mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt càng về những...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của cơ thể khi tử cung bắt đầu phải chịu áp lực. Tuy nhiên,...

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Thường gặp nhưng chớ chủ quan

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh do sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng bị yếu kém hơn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn