Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong đơn giản dễ thực hiện

Bà bầu bị sa búi trĩ và các biện pháp khắc phục an toàn

Bà bầu bị sa búi trĩ có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng như khó đẻ thường, tâm lý, sức khỏe cũng suy giảm nhiều. Cần nhanh chóng phát hiện sớm để hạn chế tối đa các ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi, hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh toàn diện về mọi mặt.

Nguyên nhân gây sa búi trĩ ở bà bầu

Bà bầu là một trong những đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ, nguyên nhân có thể liên quan đến sự thay đổi cơ thể bất thường. Bị trĩ ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày mà còn làm suy giảm sức khỏe, tinh thần và liên quan đến cả quá trình sinh nở nên cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

Bà bầu bị sa búi trĩ
Sa búi trĩ là tình trạng gặp ở rất nhiều bà bầu do chế độ ăn uống, sự thay đổi hoocmone và sinh hoạt kém hợp lý

Những nguyên nhân chính khiến bà bầu dễ mắc bệnh trĩ bao gồm

  • Chứng táo bón khi mang thai do ăn uống không đảm bảo, dùng thuốc sắt nhiều hay do các hoocmoen khi mang thai khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm chính là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ ở bà bầu. Do khi bị táo bón mẹ thường gắng sức rặn, tạo áp lực lớn lên hậu môn đồng thời làm máu huyết lưu thông kém, từ đó gây bệnh trĩ.
  • Bà bầu lười vận động khiến máu huyết lưu thông kém và làm tăng nguy cơ cơ sa giãn búi mạch trĩ khiến búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn
  • Thai nhi lớn dần khiến tử cung mang nhiều áp lực, đặc biệt tại các tinh mạch gần hậu môn khiến máu huyết lưu thông qua đây khá chậm. Các tĩnh mạch trong thành ruột có xu hướng phình ra, làm cản trở việc loại bỏ phân ra ngoài.
  • Bà bầu ngồi quá nhiều hay do tính chất công việc cần phải đứng nhiều trong thời gian mang thai cũng tăng nguy cơ bệnh trĩ
  • Sự gia tăng thể tích máu nhiều hơn bình thường để cung cấp sự sống và sự phát triển của thai nhi sẽ làm giãn căng các mạch máu, đặc biệt trong những giai đoạn cuối thai kỳ cũng là nguyên nhân mắc bệnh ở rất nhiều người.
  • Mẹ có tiền sử bệnh trĩ trước đó cũng có nguy cơ tái phát cao khi mang thai

Đặc biệt do bệnh trĩ thường liên quan rất nhiều đến các yếu tố hoocmone khi mang thai nên nó có xu hướng phát triển rất nhanh chóng. Sự gia tăng hormone progesterone, tăng kích thước thai nhi và một số yếu tố khác về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng chính là yếu tố khiến bệnh trĩ tiến triển nhanh, dễ bị sa ra ngoài khiến mẹ vô cùng khó chịu.

Tuy nhiên đây đều là những yếu tố tự nhiên bắt buộc phải có khi mang thai nên không thể kiểm soát được. Đồng thời việc dùng thuốc vào thời điểm này cũng có thể gây ra một số hạn chế cho thai nhi nên cần phải liên hệ với bác sĩ được được chỉ định nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Rất may mắn, hầu hết tình trạng trĩ ở bà bầu thường không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi nếu mẹ có hướng chăm sóc tốt. Bà bầu có thể thường xuyên bị táo bón hơn, cảm thấy ngứa rát ở hậu môn và có cảm giác nóng rát khi đi cầu rất khó chịu. Thường trong thời gian bệnh mới khởi phát bà bầu có thể chưa phát hiện.

Bà bầu bị sa búi trĩ
Bà bầu bị sa búi trĩ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ sức khỏe và thai nhi nên cần điều trị nhanh chóng

Tuy nhiên nếu tình trạng trĩ chuyển sang các giai đoạn nguy hiểm như sa búi trĩ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà bà bầu không nên chủ quan. Lúc này búi trĩ đã bị lòi ra ngoài, bà bầu đi ngoài có thể xuất hiện máu chảy giọt hoặc dính trên giấy khi lau, việc vệ sinh cũng có cảm giác không sạch hoàn toàn. Vùng da quanh hậu môn có cảm giác ngứa rát cực kỳ khó chịu do búi trĩ lòi ra, phân to khiến hậu môn bị nứt, chảy máu tại đây.

Đặc biệt mẹ luôn có cảm giác không đi hết phân di búi trĩ sưng to làm chèn ép lỗ hậu môn. Mẹ càng có xu hướng đi vệ sinh và rặn nhiều hơn khiến tình trạng viêm nhiễm càng nặng hơn. Trong phân có chứa rất nhiều chất độc nên nếu mẹ không xử lý nhanh chóng có thể làm các chất này hấp thụ ngược vô trong làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.

Đồng thời lúc này mẹ cũng thiếu máu nặng, khiến thai nhi cũng không đủ lượng máu cần thiết. Mẹ trở nên xanh xao, mệt mỏi, choáng váng và làm tăng nguy cơ sinh non. Sa búi trĩ có thể làm tắc nghẽn hậu môn, hình thành các cục máu đông tăng nguy cơ nhiễm trùng tại hậu môn và gây ra các biến chứng như áp xe hậu môn hay viêm hậu môn rất nguy hiểm.

Mức độ nguy hiểm của Bà bầu bị sa búi trĩ còn nằm ở chỗ cơ thể mẹ có thể đang tích một lượng nước lớn bên trong gây khó sinh. Bà bầu bị sa búi trĩ nếu quá nặng có thể khó sinh sinh thường bởi sinh thường mẹ cần phải rặn mạnh khiến búi trĩ sa xuống nhiều hơn và làm tình trạng bệnh nặng nề hơn.

Trong các trường hợp nặng hơn, nhiễm trùng hậu môn cùng tình trạng hút ngược chất độc vào trong gây hoại tử hậu môn nghiêm trọng, mẹ bị nhiễm trùng máu và có nguy cơ tử vong cao. Do đó có thể thấy đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm cần phải được điều trị nhanh chóng.

Hướng điều trị cho Bà bầu bị sa búi trĩ

Như đã nói, do các nguyên nhân gây bệnh đều có liên quan đến các yếu tố phát triển tự nhiên trong quá trình mang thai nên việc kiểm soát nguyên nhân là rất khó. Bởi thế nên việc điều trị chủ yếu hướng tới cải thiện triệu chứng để giúp mẹ dễ chịu hơn, hạn chế viêm nhiễm và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm hơn xuất hiện.

Bà bầu tốt nhất nên đến các bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa hau đại tràng – trực tràng để tiến hành kiểm tra thăm khám. Dựa trên tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tuy nhiên chủ yếu là hướng tới chăm sóc tại nhà để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Điều trị bằng Tây y

Hầu hết với những đối tượng như bà bầu việc dùng thuốc đường uống trị bệnh trĩ sẽ rất ít được chỉ định vì có thể gây ra một số ảnh hưởng cho thai nhi. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi trĩ để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm tại đây và làm lành các vết xước tại hậu môn, tránh chảy máu hay nhiễm trùng tại đây. Một số loại thuốc có thể chỉ định như Hemopropin, An Trĩ Vương, Cotripro gel, Mỡ Sinh Cơ..

Bà bầu bị sa búi trĩ
Với bà bầu bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi để ngăn ngừa viêm nhiễm và làm teo búi trĩ

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc đặt hậu môn giúp búi trĩ tự teo nhỏ dần để giúp việc đi vệ sinh đại tiện dễ dàng hơn, tránh cảm giác khó chịu đau nhức. Cần chú ý việc dùng thuốc cũng chỉ giúp cải thiện triệu chứng, người bệnh không nên lạm dụng các loại thuốc này quá mức vì có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng khác cho sức khỏe.

Hầu hết với bà bầu việc cắt trĩ sẽ không được khuyến khích vì có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm trong lúc phẫu thuật như mất máu, tăng huyết áp đột ngột. Thậm chí mẹ có thể gây viêm nhiễm máu và ảnh hưởng đến cả thai nhi.

Vì vậy việc phẫu thuật trĩ trong thời gian mang thai hầu như không được áp dụng, kể cả với các bệnh viện lớn hiện nay. Trong trường hợp búi trĩ sa ra ngoài nặng, kích thước lớn làm ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi của mẹ hằng ngày bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định một số phương pháp hỗ trợ tạm thời để chờ đến sau sinh khoảng 6 tuần mới tiến hành thực hiện như

  • Bệnh nhân bị trĩ ngoại tắc mạch bác sĩ có thể chỉ định phương pháp vô cảm, nhằm gây tê búi trĩ tại chỗ để ngăn trĩ phát triển và hạn chế nguy cơ sinh non cho thai nhi.
  • Bệnh nhân bị trĩ cấp độ IV chảy máu bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp giúp co mạch và tăng sức bền cho thành lạnh tạm thời.

Tốt nhất bà bầu nên đến các bệnh viện lớn uy tín để được khám và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không thực hiện phẫu thuật tại các bệnh viện tư nhân, bệnh viện chui có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Điều trị bằng các phương pháp dân gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp điêu trị bệnh trĩ an toàn và đem lại hiệu quả tốt. Các bài thuốc này hầu hết đều tận dụng từ các thảo dược tự nhiên nên hầu như không gây tác dụng phụ cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên đây cũng chỉ là phương pháp giúp cải thiện triệu chứng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm tạm thời, không mang tác dụng điều trị bệnh hoàn toàn.

Bà bầu bị sa búi trĩ
Bà bầu có thể tham khảo các bài thuốc dân gian để cải thiện bệnh trĩ

Dùng diếp cá

Diếp cá chính là thảo dược tuyệt vời mà những người mắc bệnh trĩ không nên bỏ qua. Chất  decanonyl acetaldehyde có trong diếp cá có tính kháng khuẩn chống viêm cực mạnh, có thể ngăn ngừa sự viêm nhiễm tại hậu môn đáng kể. Dùng nước diếp cá uống cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón giúp việc đi vệ sinh đại tiện dễ dàng hơn.

Bà bầu có thể thêm diếp cá vào món ăn hằng ngày hoặc áp dụng 3 cách sau

  • Nước diếp cá: Dùng 1 nắm diếp cá rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất. Cho vào máy xay hoặc giã nhuyễn diếp cá vắt lấy nước cốt uống hằng ngày.
  • Đắp lá diếp cá: Có thể dùng trực tiếp phần bã trên để làm bài thuốc đắp. Để tăng thêm tác dụng kháng khuẩn, bà bầu có thể giã thêm cùng một ít muối, đắp lên búi trĩ khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại hậu môn.
  • Xông hơi lá diếp cá: Dùng lá diếp cá nấu cùng khoảng 2 lit nước, cho thêm một chút muối. Đợi nước nguội bớt đổ vào bô để bà bầu ngồi lên xông hơi. Thực hiện mỗi ngày có thể đem lại tác dụng rất tốt, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm tại đây và giảm cảm giác ngứa rát hậu môn đáng kể.

Dùng nghệ

Hoạt chất curmin có trong nghệ đem đến tác dụng vô cùng tuyệt vời trong việc tấn công các vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm đồng thời hỗ trợ làm lành các vết nứt trên hậu môn. Đồng thời dùng nghệ cũng khá tốt cho dạ dày và tiêu hóa, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều theo đường uống có thể gây một số ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Thực hiện bài thuốc sau

  • Dùng 1 củ nghệ vàng rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nát
  • Đắp nghệ tren vị trí búi trĩ, cùng băng gạc cố định lại
  • Đắp khoảng 15 phút rồi rửa sạch hậu môn với nước ấm, dùng khăn sạch để lau lại.

Dùng nha đam

Nha đam cũng có tính kháng khuẩn chống viêm rất tốt, có thể làm dịu tình trạng ngứa rát khó chịu tại hậu môn hiệu quả. Ngoài ra với tính chất gel nhờn của nha đam cũng giúp làm trơn hậu môn để làm giảm áp lực của búi trí, nhờ đó việc đi vệ sinh, đại tiện diễn ra dễ dàng hơn.

Thực hiện như sau

  • Dùng 1 nhánh nha đam lớn rửa sạch
  • Gọt lớp vỏ bên ngoài và chỉ sử dụng phần gel trong
  • Đắp phần gel lên búi trĩ trong 15 phút rồi rửa sạch hậu môn với nước ấm, dùng khăn sạch để lau lại.

Tắm và ngâm hậu môn với nước ấm

Nước ấm sẽ giúp cho cơ thể thư giãn, làm giãn nở các mạch máu để hỗ trợ máu huyết tuần hoàn tốt hơn, nhờ đó làm giảm cảm giác căng cứng khó chịu tại hậu môn. Mẹ bầu cũng nên ưu tiên tắm nước ấm thể cơ thể thoải mái và ngủ ngon hơn, tránh tắm nước lạnh đặc biệt vào buổi tối.

Tốt nhất mẹ nên ngâm hậu môn ít nhất 3 ngày/ lần với nước ấm, nhất là sau khi đi vệ sinh để hậu môn được sạch sẽ. Có thể kết hợp thêm các loại dầu dừa, dầu tràm hay Bi-cacbonat có trong soda để tăng tính kháng khuẩn chống viêm. Tuy nhiên cần chú ý lau khô cơ thể, đặc biệt là hậu môn trước khi mặc đồ vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện tuyệt vời cho các vi khuẩn tại đây phát triển.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thay đổi dinh dưỡng chính là phương pháp tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác. Theo đó mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hóa nhưng vẫn cần cân bằng dinh dưỡng cho con để bé có thể phát triển tốt nhất. Mẹ nên tham khảo với các sĩ dinh dưỡng để có chế độ ăn uống hợp lý tốt cho cả mẹ và con trong giai đoạn này.

Bà bầu bị sa búi trĩ
Thay đổi dinh dưỡng khoa học hợp lý hơn cũng là cách giúp cải thiện sa búi trĩ ở bà bầu

Một số lưu ý về dinh dưỡng cho Bà bầu bị sa búi trĩ nên quan tâm như

  • Uống nhiều nước, bà bầu có thể tăng lên 2,5- 3 lít nước mỗi ngày, kết hợp với các loại trái cây và rau củ. Nước sẽ tăng tốc độ đào thải độc tố, làm mềm phân để dễ dàng tiêu hóa hơn, chú ý nên ưu tiên uống nước ấm.
  • Chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho dạ dày, hậu môn
  • Ưu tiên ăn các món ăn mềm, lỏng, món ăn dễ tiêu như cháo, súp, canh rau củ..
  • Tăng cường chất xơ trong thực phẩm thông qua các loại trái cây, rau củ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định nhất, tránh nguy cơ táo bón
  • Bổ sung sữa chua hay probi vì có chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm xâm nhập
  • Nếu mẹ bầu dùng sữa nên chọn các loại sữa có bổ sung chất xơ tiêu hóa để tránh nguy cơ táo bón
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho máu như rau xanh, thịt bò, sò huyết, củ dền, rau mồng tơi để nhanh chóng bù lại lượng máu đã mất
  • Một số thực phẩm giúp nhuận tràng tốt cho bà bầu như khoai lang, chuối, mật ong..
  • Ưu tiên bổ sung đạm vì đạm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, tuy nhiên nên chọn loại đạm dễ tiêu như thịt nạc, thịt ức gà, trứng.. để tốt cho hệ tiêu hóa
  • Bổ sung thêm một số gia vị có ích như gừng, tỏi, nghệ trong các món ăn để tăng cường hệ miễn dịch
  • Tránh xa những thực phẩm khô cứng, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng
  • Tránh nêm nếm quá nhiều gia vị trong món ăn, đặc biệt là quá nhiều ớt, nhiều muối hay nhiều đường
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
  • Hạn chế các chất béo động vật, trong nấu nướng có thể dùng các loại dầu thực vật như dầu oliu để thay thế
  • Trong trường hợp mẹ tăng cân quá nhiều cũng nên có biện pháp để kiểm soát cân nặng phù hợp do tăng cân quá nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Sinh hoạt kém khoa học cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng ở rất nhiều bà bầu. Đặc biệt với tình trạng bà bầu bị sa búi trĩ cần phải nhanh chóng thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn để hạn chế tối đa những ảnh hưởng lên sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con.

Một số vấn đề mẹ cần chú ý như

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, mẹ nên nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát
  • Hạn chế ngồi hay đứng quá lâu trong một tư thế, nếu liên quan đến yếu tố công việc mẹ có tể dành vài phút để đi lại thư giãn thả lỏng cơ thể mỗi giờ
  • Tránh ngồi vệ sinh quá lâu, tránh rặn quá mạnh
  • Để tốt hơn khi đi vệ sinh, mẹ bầu có thể đặt một chiếc ghế nhỏ dưới chân để tạo tư thế như đang ngồi xổm, nhờ đó hạn chế áp lực tối đa lên trực tràng
  • Khi ngủ nên ưu tiên nghiêng sang trái để hạn chế ứ máu tại hậu môn và cũng tốt hơn cho thai nhi. Mẹ có thể sử dụng các loại gối dành riêng cho bà bầu để dễ chịu hơn khi ngủ
  • Mặc trang phục rộng rãi giúp thai nhi được thoải mái đồng thời tránh cọ xát vào búi trĩ
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, rửa tay lại với xà phòng sau khi đi vệ sinh
  • Tham gia một số bộ môn nghẹ nhàng tốt cho thai nhi và hậu môn
  • Thực hiện đúng theo hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc
  • Kiểm tra sức khỏe và tình hình tiến triển để thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào.

Phòng tránh nguy cơ bà bầu bị sa búi trĩ

Bà bầu là đối tượng có nguy cơ bị trĩ rất cao do sự thay đổi cơ thể bất thường, tuy nhiên nếu có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp vẫn có khả năng phòng tránh bệnh rất tốt. để phòng tránh bệnh trĩ, phụ nữ có thai nên lưu ý các vấn đề sau

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, tránh nguy cơ bị táo bón
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày
  • Bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây, ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa
  • Có thói quen đi vệ sinh trong một khung giờ nhất định, tránh nhịn đi vệ sinh
  • Không cố gắng rặn khi đi vệ sinh, tránh đi vệ sinh quá lâu
  • Áp dụng tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Vệ sinh kỹ sau khi đi vệ sinh, có thể dùng khăn giấy, vòi xịt, chú ý dùng khăn mềm để lau khô hậu môn trước khi mặc quần áo
  • Tham gia một số bộ môn như yoga vừa tốt cho thai nhi, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn để giảm các triệu chứng tê tay chân đồng thời giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ
  • Không nằm hay ngồi quá nhiều, nên dành thời gian thư giãn khoảng 1 tiếng một lần bằng cách đi nhẹ nhàng xung quanh phòng ngủ hay chỗ làm việc
  • Nên ưu tiên nằm nghiêng khi nằm ngủ, đọc sách hay xem TV
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ thưởng xuyên để sớm phát hiện nguy cơ gây bệnh và có hướng xử lý kịp thời.

Bà bầu bị sa búi trĩ có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp cho cả mẹ và thai nhi nên cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe và có hướng phòng tránh kịp thời.

Cùng chuyên mục

Có nhiều cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng

10 cách làm co búi trĩ ngoại đơn giản hiệu quả tại nhà

Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành phía dưới đường lược, được phủ bởi một lớp biểu mô vảy và thường nằm dưới lớp da bao quanh hậu...

TOP 5 thuốc bôi làm teo búi trĩ tốt nhất hiện nay

TOP 5 thuốc bôi làm teo búi trĩ tốt nhất hiện nay

Thuốc bôi làm teo búi trĩ được sử dụng phổ biến ở giai đoạn 1, 2. Loại thuốc này có khả năng xoa dịu niêm mạc hậu môn, đẩy lùi...

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là gì? Nguyên nhân và phương pháp khắc phục

Sa búi trĩ là tình trạng thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân trĩ ở cấp độ 2 trở lên. Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn không chỉ ảnh...

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

"Bệnh trĩ có lây không, có di truyền không?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi các triệu chứng bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến...

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ hiệu quả không? Cách thực hiện đúng

Dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ thường được dân gian truyền tai nhau vừa có hiệu quả, vừa an toàn mà lại không có quá nhiều tác dụng phụ. Thực...

Cắt trĩ có nguy hiểm không, có đau không, khi nào nên thực hiện cắt trĩ là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân

Cắt trĩ có nguy hiểm không? Có nên phẫu thuật cắt trĩ?

Trĩ là căn bệnh xuất hiện do sự giãn, căng phồng quá mức của các đám rối tĩnh mạch nằm phía trên hoặc dưới đường lược trong hậu môn. Có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn