Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

10+ bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hay

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguy hiểm không? Hướng điều trị

Bà bầu bị đau nhức xương khớp và cách khắc phục

Bà bầu bị đau nhức xương khớp là tình trạng vô cùng phổ biến gặp ở hầu hết mọi người. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng tình trạng này khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi và có nguy cơ dẫn đến thoái hóa xương khớp sớm nếu không khắc phục sớm.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp do đâu?

Thống kê cho thấy, có đến 85% bà bầu đều gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, tuy nhiên hầu hết đều không quá nghiêm trọng. Bệnh có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng chỉ có khoảng 5- 7% có liên quan đến các bệnh lý xương khớp, còn lại hầu hết là liên quan đến sự thay đổi bất ngờ của cơ thể sau khi mang thai.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là triệu chứng hầu hết các bà bầu đều gặp phải và do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Tuy tình trạng đau nhức xương khớp của phụ nữ mang thai thường không quá nghiêm trọng nhưng nó lại khiến bà bầu đã mệt nay còn mệt hơn. Đặc biệt nếu không nhanh chóng khắc phục kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp hay một số bệnh lý khác liên quan đến hệ thống xương khớp. Do đó cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục hiệu quả.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bà bầu đau nhức xương khớp ở bao gồm

Do sự thay đổi hormone

Cơ thể bà bầu có sự thay đổi rất nhiều hormone kéo dài suốt trong 9 tháng thai kỳ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đặc biệt càng về những tháng cuối thai kỳ lượng hormone relaxin càng được tăng cao để chuẩn bị cho quá trình sinh nở của mẹ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp ở bà bầu.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp
Trong những tháng cuối thai kỳ, lượng hormone relaxin làm giãn nở vùng xương chậu khiến các dây chằng co giãn quá mức gây đau nhức

Hormone relaxin có khả năng làm thư giãn các cơ, cùng hệ thống xương chậu để các cơ quan này giãn nở theo sự phát triển của thai nhi. Đồng thời  hormone này còn giúp làm mềm cổ tử cung cũng như nới lỏng các dây chằng xung quanh để giúp bé có thể ra khỏi bụng mẹ khi sinh thường một cách an toàn và thuận lợi.

Tuy nhiên lượng Hormone relaxin được sản sinh quá mức khiến cho các dây chằng bị nới lỏng quá mức khiến hệ thống xương khớp ngày càng lỏng lẻo và đau nhức nhiều hơn. Các ổ khớp cũng bị mất ổn định, đau nhức khi di chuyển và khó khăn hơn trong vận động.

Chính vì thế bạn thường thấy tình trạng các bà bầu trong giai đoạn cuối thường đi lại vô cùng khó khăn và chậm chạp.

Tăng cân quá nhanh

Tình trạng đau nhức xương khớp thường gặp nhiều ở những người thừa cân béo phì do dồn nhiều áp lực lên hệ thống xương khớp. Đồng thời sự hình thành thai nhi đang lớn dần lên trong cơ thể và việc mẹ bổ sung lượng dưỡng chất lớn khiến cân nặng tăng đột ngột chính là một trong những tác nhân chính khiến mẹ đau nhức khắp người.

Khi mang thai, trọng lượng chủ yếu thường dồn vào cột sống, thắt lưng và đầu gối. Tình trạng đau nhức này thường bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 4 bởi hầu như trong ba tháng đầu mẹ không tăng cân quá nhiều. Càng về những tháng về sau, khi thai nhi phát triển lớn hơn càng tạo các áp lực đồng thời có thể chèn ép lên các dây thần kinh tọa khiến mẹ cảm thấy đau nhức nghiêm trọng.

Những bà mẹ tăng cân càng nhiều thì càng bị đau nhức trầm trọng hơn. Trung bình mỗi bà mẹ có thể tăng từ 10- 15 kg nhưng cũng có người đau đến 20kg. Trọng lượng dồn ép xuống phần dưới cơ thể khiến các sụn khớp ma sát và nhau gây sưng viêm và đau nhức thường xuyên.

Đồng thời sự phát triển của bào thai khiến cho da non cũng phát triển kích thước, các dây chằng và cơ chậu bị giãn nở quá mức cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Do đó bạn thường thấy các bà bầu hay cảm thấy bị đau lưng, đau khớp háng và đau nhức đầu gối thường xuyên nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Do tư thế nghỉ ngơi và lười vận động

Sự thay đổi hormone khiến mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi, không muốn vận động mà chỉ muốn nằm một chỗ. Dù bác sĩ luôn khuyến khích các bà bầu hạn chế làm việc nặng để dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng nếu mẹ quá lạm dụng điều này và không chịu vận động lại có thể gây ra rất nhiều vấn đề khác cho sức khỏe.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp
Bà bầu lười vận động hay nằm sai tư thế đều là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp rất nhiều người gặp phải

Việc quá lười vận động đi lại khiến các cột sống, khớp xương không được hoạt động và dễ bị chèn ép tê mỏi. Bên cạnh đó việc nghỉ ngơi quá nhiều nhưng nằm sai tư thế như hay nằm ngửa, co người quá mức để phù hợp với tình trạng bụng cũng khiến cho cột sống và các khớp bị biến đổi theo và gây đau nhức tại đây.

Thực tế trong 3 tháng đầu sự thay đổi hormone quá đột ngột sẽ khiến bà bầu mệt hơn nhưng qua tháng thứ 4 hầu hết tình trạng này đã dần ổn hơn, nguy cơ sẩy thai cũng thấp hơn. Vì thế các bà bầu thường được khuyến khích nên bắt đầu luyện tập các bài tập thể thao hay yoga nhẹ nhàng vừa để tăng cường sức khỏe vừa hỗ trợ khả năng sinh thường thuận lợi hơn.

Do chế độ ăn uống

Khi mang thai, lượng dưỡng chất cần thiết của bà bầu thường cao gấp rưỡi bình thường, do đó mẹ thường ăn nhiều hơn và có thể bổ sung thêm các loại sữa bầu hay vitamin. Tuy nhiên nếu mẹ có một chế độ ăn uống kém khoa học, thiếu hụt canxi và các khoáng chất cần thiết trong khi dư thừa lượng mỡ sẽ gây ra tình trạng đau nhức khớp cơ thể.

Đặc biệt thiếu hụt canxi chính là nguyên nhân chính dẫn tới đau nhức xương khớp ở bà bầu có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng khác. Do canxi là thành phần chính cấu tạo nên cấu trúc xương nên thiếu chất này khiến hệ thống xương khớp này càng trở nên nên giòn, mềm hơn, kém linh hoạt và dễ gãy hơn. Mẹ không đủ cani cũng khiến bé có xu hướng chậm lớn hơn bình thường.

Ngoài ra, khi thai nhi không có đủ lượng canxi cần thiết sẽ tự động rút canxi từ mẹ để có thể hình thành khung xương hoàn chỉnh. Mẹ có nguy cơ mất xương hoặc loãng xương sớm nếu thiếu canxi trong giai đoạn này. Nhu cầu canxi của mẹ trong giai đoạn này như sau

  • Trong 3 tháng đầu, nhu cầu canxi cần cần thiết là  800mg/ngày
  • Trong từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, nhu cầu canxi cần cần thiết là 1.000 mg/ngày
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ và kéo dài đến giai đoạn con bú, nhu cầu canxi cần thiết mỗi ngày lên đến 1.500mg/ngày.

Không chỉ canxi, thiếu các khoáng chất khác như vitamin D3, magie, kali cũng dẫn tới tình trạng bà bầu bị đau nhức xương khớp. Mẹ bầu nếu bổ sung canxi nhưng thường xuyên ăn các nhóm thực phẩm có nhiều chất béo xấu hay các thực phẩm như nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, đồ ăn quá mặn, quá ngọt đều là những nguyên nhân làm cản trở sự hấp thụ canxi.

Do có tiền sử bị chấn thương

Những phụ nữ trước đó từng có tiền sử bị chấn thương xương khớp trong tai nạn giao thông hay tai nạn lao động dù đã lành hẳn nhưng vẫn có nguy cơ bị đau nhức trở lại khi mang thai. Nguyên nhân có thể liên quan đến sự gia tăng cân nặng đột ngột hoặc như thay đổi của các hormon làm kích thích cơn cơn đau tái phát.

Khi cân nặng lên gây tiếp xúc với các vết nứt tại xương trước đó gây ra những cơn đau nhức âm ỉ. Tình trạng này thường xảy ra khi bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ khi trọng lượng và kích thước thai nhi bắt đầu tăng nhanh và rõ rệt hơn. Mẹ có cảm giác cơn đau âm ỉ khó chịu tại những vị trí bị tổn thương trước đó và có thể kéo dài đến sau khi sinh một thời gian.

Do mắc các bệnh về xương khớp

Bà bầu bị đau nhức xương khớp có thể chỉ là triệu chứng thông thường sẽ hết sau khi sinh xong nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tại hệ thống xương khớp mà mẹ không nên chủ quan. Các bệnh lý này có thể xuất hiện trước đó nhưng đôi khi cũng có thể khởi phát từ giai đoạn mang thai do lối sống kém khoa học của bà bầu.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp
Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở bà bầu dẫn tới đau nhức xương khớp

Một số bệnh lý xương khớp thường xuất hiện như

  • Loãng xương: là tình trạng mật độ xương bị thưa thớt hơn bình thường, các mô xương có xu hướng giòn, xốp và rất dễ gãy. Bệnh thường xảy ra ở người già hay những người bị thiếu canxi, vitamin D trong thời gian dài. Do đó phụ nữ mang thai và sau sinh cũng là đối tượng dễ mắc bệnh nhu nhau cầu canxi cao hơn bình thường nhưng không được bổ sung hợp lý.
  • Thoát vị đĩa đệm: đây cũng là bệnh lý thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai khiến mẹ đau nhức tại khu vực cột sống và thắt lưng trầm trọng. Do khi mang thai, sức nặng từ thai nhi sẽ khiến thắt lưng và cột sống chịu rất nhiều gánh nặng đề nâng đỡ và làm các đĩa đệm dễ bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu hay chùng xuống. Đặc biệt càng về những tháng cuối, kích thước thai nhi càng tăng sẽ làm các đốt sống giãn nở, các dây gân cơ, dây chằng được nới lỏng và giãn ra nhiều hơn, trở nên yếu dần và gây bệnh.
  • Đau mỏi vai gáy: Hầu hết phụ nữ mang thai đều rất dễ gặp phải triệu chứng này, có thể do việc mẹ thường xuyên nằm sai tư thế khiến các dây thần kinh vai gáy bị chèn ép. Biểu hiện rõ ràng nhất chính là những cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên, lan từ cổ vai gáy xuống cánh tay, các ngón tay, tê cứng cổ vai khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Việc cúi người, xoay cổ cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Bà bầu nếu đau nhức xương khớp liên quan đến các triệu chứng bệnh lý này thường có nguy cơ thoái hóa khớp sớm và ảnh hưởng rất nhiều khi đến các giai đoạn tuổi cao hơn. Do đó không nên chủ quan trước những triệu chứng đau nhức xương khớp thường xuyên mà cần đi khám sớm.

Suy tuyến giáp ở bà bầu

Dù khá ít gặp nhưng suy tuyến giáp cũng là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp của bà bầu. Nguyên nhân có thể do cơ thể bị nhầm lẫn và tạo ra các kháng thể để tấn công tuyến giáp khiến các hormone cần thiết tại đây không thể sản xuất ra đủ lượng cần thiết.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như  tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, thiếu máu, có nguy cơ băng huyết khi sinh, sảy thai hay sinh non. Do đó cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp và an toàn cho cả hai mẹ con.

Một trong triệu chứng nhận biết bệnh sớm chính là tình trạng đau nhức tại các khớp, yếu cơ, thường xuyên bị chuột rút, tăng cân nhanh chóng, móng tay giòn và dễ gãy, nhịp tim chậm…

Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân cũng dễ gây ra đau nhức xương khớp khi mang thai mà mẹ thường gặp phải bao gồm

  • Làm việc quá sức trong thời gian liên tục
  • Thức quá khuya
  • Căng thẳng, stress mệt mỏi kéo dài
  • Thường xuyên đi giày cao gót
  • Đi lại quá nhiều
  • Giờ giấc sinh hoạt kém khoa học
  • Ngủ sai tư thế hay chỉ nằm với 1 tư thế ngủ trong thời gian dài

Bà bầu bị đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?

Trước tiên có thể thấy việc mang thai vốn đã vô cùng mệt mỏi, cộng thêm tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp hay tê mỏi tay chân sẽ khiến mẹ ngày càng mất sức mệt mỏi nhiều hơn. Mẹ có thể đau nhức trên toàn thân, đặc biệt là vùng thắt lưng, cột sống, đầu gối chân kèm theo tình trạng tê bì, đau râm ran trên tay, chân..

Bà bầu bị đau nhức xương khớp
Bà bầu bị đau nhức xương khớp không chỉ khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho cả mẹ và con

Nếu nguyên nhân do sự thay đổi hormone và tăng cân đột ngột thì cơn đau thường sẽ biến mất sau thời gian sinh nở. Tuy nhiên nếu có liên quan đến các bệnh lý xương khớp, do thiếu canxi hay do suy tuyến giáp có thể sẽ tồn tại rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Một trong những biến chứng nguy hiểm ở mẹ có thể là những cơn co giật bất thường do hạ canxi máu kèm theo khó thở, nguy cơ sinh non cũng cao hơn. Mẹ thiếu canxi sinh con ra vừa thấp còi hơn bình thường, dễ có nguy cơ biến dạng dị hình vừa ảnh hưởng đến trí não ảnh hưởng khiến bé kém phát triển hơn bình thường.

Không chỉ nguy hiểm đến sức khỏe trong thời điểm mang thai, sinh nở, mẹ bầu bị thiếu hụt canxi hay liên quan bến các bệnh lý cũng có sức khỏe ngày càng suy giảm. Mẹ châm hoạt động và có những cơn đau nhức kéo dài ngay cả sau khi sinh. Nguy cơ bị còng lưng, biến dạng xương cũng xuất hiện sớm. Do đó không nên chủ quan với những cơn đau nhức xương khớp khi mang thai.

Cách khắc phục đau nhức xương khớp khi mang thai

Bà bầu nếu bị đau nhức thường xuyên cần sớm đi thăm khám bác sĩ để tìm chính xác nguyên nhân mới có thể đưa ra phương hướng khắc phục bệnh kịp thời. Tuy nhiên hầu hết nếu tình trạng bệnh lý chưa ở mức quá nguy hiểm thì mẹ sẽ không cần phải uống thuốc để hạn chế tối đa những nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến bé.

Thực tế chỉ khoảng 5- 7% nguyên nhân đau nhức xương khớp có liên quan đến các bệnh lý nên mẹ cũng không cần quá lo lắng. Để cải thiện và khắc phục sớm các triệu chứng này, mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây

Sử dụng đai đỡ bụng bầu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các dụng dụng hỗ trợ bà bầu khi mang thai nhằm giảm áp lực từ thai nhi lên hệ thống xương khớp, từ đó giúp mẹ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn. Một trong số đó là đai hỗ trợ bụng bầu vô cùng tiện lợi và thực sự đem đến nhiều tác dụng tốt cho phụ nữ mang thai.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp
Sử dụng các loại đai đỡ bụng cho bà bầu có thể cải thiện tối đa tình trạng đau nhức tại cột sống và thắt lưng

Đai đỡ bụng bầu là một dụng cụ giống như quầy nịt bụng nhưng với kich thước rộng hơn, có thể điều chỉnh kích cỡ để nâng đỡ phần bụng giúp mẹ cảm được giảm sức nặng phía trước bụng. Đai này có thể tạo ra lực nén nhẹ để giảm sự khó chịu khi di chuyển làm việc, giúp mẹ có một tư thế phù hợp hơn trong sinh hoạt hằng ngày.

Dùng đai đỡ bụng cũng có thể giảm tối đa nguy cơ thoát vị đĩa đệm và giảm căng cứng vùng lưng đáng kể. Tuy nhiên mẹ phải đảm bảo dùng đúng cách và đúng các loại đai nịt chuyên dụng chứ không phải các loại đai thông thường. Ngoài ra mẹ cũng chú ý chỉ enen dùng 2-3 tiếng mỗi ngày, không nịt quá chặt và nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi dùng.

Dùng gối ngủ cho bà bầu

Bà bầu thường gặp khó khăn trong việc tìm các tư thế ngủ phù hợp khiến mẹ cảm thấy đau nhức tê mỏi toàn thân sau khi ngủ dậy. Do đó việc sử dụng các loại gối ngủ sẽ là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này giúp chăm sóc giấc ngủ của mẹ một cách toàn diện hơn.

Có khá nhiều dạng gối ngủ cho bà bầu như gối kê để lót ở lưng hay hông, gối ôm dạng dài hay loại gối toàn thân có dạng chữ U hay C. Nhưng nhìn chung tác dụng của các loại gối này sẽ hỗ trợ lưu thông máu ở bà bầu tốt hơn, hạn chế tình trạng tê mỏi toàn thân hay bị chuột rút.

Bên cạnh đóm, dùng các dạng gối này giúp mẹ có thể thay đổi tư thế ngủ một cách phù hợp hơn, giảm áp lực lên cột sống và thắt lực một cách đáng kể. Do đó mẹ có thể tham khảo loại gối này để ngủ ngon hơn, hạn chế các cơn đau nhức từ đó cũng giúp sức khỏe của cả mẹ và con đều tốt hơn.

Sử dụng một số biện pháp giảm đau đơn giản

Như đã nói, việc dùng các nhóm thuốc giảm đau với bà bầu là rất hạn chế vì có thể gây ra rất nhiều biến chứng không tốt. Hơn nữa nếu liên quan đến sự thay đổi hormone hay tăng cân bất thường thì việc dùng thuốc giảm đau cũng không thể đem lại tác dụng tốt. Vì thế mẹ nên tham khảo một số cách giảm đau tại nhà đơn giản để cải thiện tình trạng này.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp
Bà bầu chườm lạnh hay chườm nóng có thể cải thiện tối đa tình trạng đau nhức tê bì chân tay

Một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng bà bầu bị đau nhức xương khớp bao gồm

  • Chườm lạnh: Nhiệt độ hạ thấp đột ngột sẽ làm tê các dây thần kinh, giúp các mạch máu bị lo lại từ đó có thể giảm cơn đau tạm thời. Mẹ có thể áp lực phương pháp này tại các vị trí như đầu gối, khớp bả vai hay cột sống đều đem đến những kết quả tốt. Chú ý nên bọc đá trong miếng vải sạch trước khi áp lên da để tránh nguy cơ bỏng lạnh.
  • Chườm nóng:  Đây lại là phương pháp giúp các mạch máu được lưu thông giãn nở, từ đó giúp máu huyết được lưu thông tuần hoàn và giảm tình trạng tê cứng chân tay nhanh chóng. Mẹ có thể dùng các túi chườm hoặc chủ nước nóng vào bình thủy tinh hay cho khăn sạch vào nước, vắt ráo rồi đắp trực tiếp lên vị trí vùng đau. Chú ý nên dùng nước trong khoảng 50- 60 độ, tránh đắp lên vùng bụng bầu.
  • Tắm nước nóng: Đây là phương pháp giúp kích thích máu huyết lưu thông tuần hoàn trên toàn thân để cơ thể được thư giãn hiệu quả. Mẹ tắm nước nóng trước khi đi ngủ cũng ngủ ngon hơn, giảm tình trạng đau nhức hay tê bì tay chân về đêm. Ngoài ra mẹ cũng nên ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ.
  • Massage: Mẹ có thể nhờ chồng hay người chân xoa bóp nhẹ nhàng cùng dầu nóng khi bị đau nhức hay trước khi đi ngủ để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên chú ý chỉ xoa bóp bằng tay, không châm cứu, bấm huyệt hay giác hơi vì có thể tác động đến một số kinh huyệt làm co thắt tử cung.
  • Uống trà thảo mộc: như trà gừng, trà hoa cúc, trà atiso.. có thể làm thư giãn thần kinh và giảm cơn đau nhức tê bì chân tay nhanh chóng. Nhưng mẹ bầu chỉ nên dùng vào buổi sáng hay ban ngày, tránh dùng khi về đêm vì một số loại trà có thể kích thích thần kinh gây mất ngủ.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học

Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thường cao gấp rưỡi bình thường, do đó mẹ cần bổ sung lượng dưỡng chất nhiều hơn để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Để khắc phục và phòng tránh tình trạng đau nhức xương khớp, mẹ nên tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, cùng các khoáng chất cần thiết khác tốt cho xương khớp.

Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng để có chế độ bổ sung hợp lý nhất. Theo đó, mẹ có tham khảo các vấn đề sau khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng

  • Tăng cường canxi và các chất thông qua nguồn thực phẩm như thịt trắng, trái cây, nhóm rau xanh…Một số thực phẩm tốt cho hệ thống xương khớp mẹ bầu nên ăn như chuối, bông cải xanh, hải sản, cải Brussel, sữa chua, các loại đậu…
  • Bổ sung các loại sữa cho bà bầu hoặc một số chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua để đảm bảo lượng canxi cần thiết mỗi ngày
  • Bổ sung song song canxi song song với vitamin D, Magie hay Kali để cơ thể có thể hấp thụ tối đa lượng canxi cần thiết. Theo đó tắm nắng hằng ngày cũng là cách đơn giản để tổng hợp canxi
  • Nếu mẹ bầu bị ốm nghén không ăn được có thể tham khảo bổ sung thêm một số loại viên uống canxi để đảm bảo nhu cầu canxi cần thiết
  • Hạn chế các thực phẩm gây cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể như thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, bia rượu, nước ngọt có gas, đồ ăn quá mặn hay quá ngọt, thực phẩm chứa nhiều oxalat, đồ ăn đóng hộp
  • Phân chia bữa ăn chính và ăn vặt phù hợp
  • Bổ sung đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn

Có chế độ sinh hoạt khoa học

Chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng và liên quan rất nhiều đến tình trạng đau nhức xương khớp của bà bầu. Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc phù hợp khoa học hơn chính là cách tốt nhất để khắc phục và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra cho bà bầu và thai nhi nhanh chóng nhất.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp
Bà bầu nghỉ ngơi thư giãn đúng cách sẽ giúp mẹ khỏe, con ngoan hơn

Bà bầu nên chú ý các vấn đề sau

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đúng giờ, không thức khuya
  • Tránh làm việc quá sức hay suy nghĩ căng thẳng thần kinh
  • Không mang vác vật nặng, tránh đi lại quá nhiều
  • Hạn chế đi giày cao gót, đặc biệt là các đôi giày quá cao
  • Dành thời gian đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút vừa tốt cho xương khớp, giúp mẹ dễ sinh thường hơn đồng thời cũng giúp tinh thần thoải mái hơn rất nhiều
  • Tham gia các bộ môn thể thao phù hợp như bơi lội, yoga hay thiền có thể làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả
  • Giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng stress kéo dài
  • Giữ sức khỏe luôn khỏe mạnh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi
  • Khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng về phía trái nhiều hơn

Dù tình trạng bà bầu bị đau nhức xương khớp xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên nếu những cơn đau xuất hiện với tần suất liên tục kèm theo dấu hiệu sưng tại sụn khớp nào đó bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị phù hợp. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp mẹ khỏe, con ngoan hơn.

Cùng chuyên mục

8 bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp công hiệu

8 bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp công hiệu

Y học cổ truyền căn cứ vào nguyên nhân phát sinh và triệu chứng cụ thể để phân chia chứng đau nhức xương khớp thành nhiều thể bệnh khác nhau....

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng tự miễn mạn tính và xuất hiện chủ yếu...

đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đau nhức xương khớp là triệu chứng phổ biến mà hầu hết ai cũng từng gặp phải, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên nếu triệu chứng...

Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện?

Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện?

"Đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện?" là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng đau nhức xương khớp đang trở nên phổ biến...

viên khớp gối

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp gối là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở rất nhiều đối tượng và gây ra các cơn đau nhức trầm trọng làm cản trở khả năng...

Bệnh viêm khớp dạng thấp trong quan niệm Đông y

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y, y học cổ truyền

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y là phương pháp kế thừa tinh hoa y học phương Đông từ ngàn xưa. Trên thực tế, cách chữa bệnh này...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn