Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Đau họng nghẹt mũi khi mang thai là tình trạng thường gặp, có thể dễ dàng điều trị và không gây nguy hiểm với sức khỏe. Thế nhưng khi mang thai, đây là những triệu chứng không nên bỏ qua, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu mẹ không có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu bà bầu bị đau họng nghẹt mũi thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.
Nguyên nhân bà bầu bị đau họng nghẹt mũi
Đau họng nghẹt mũi là tình trạng thường gặp, nhất là khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi, không khí lạnh đột ngột. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau họng nghẹt mũi có thể kể đến như:
1. Viêm họng
Viêm họng là bệnh lý viêm nhiễm ở vùng họng, không chỉ dễ xuất hiện ở bà bầu mà người bình thường cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Bệnh gây ra các triệu chứng đặc trưng như đau rát ở cổ họng, nghẹt mũi, đau đầu, khó nuốt nước bọt. Bị viêm họng khi mang thai sẽ làm sức đề kháng của niêm mạc mũi họng suy giảm, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, càng để lâu thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, gây nguy cơ biến chứng, dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở thai nhi.
Các nguyên nhân gây viêm họng khi mang thai có thể kể đến như do hệ thống miễn dịch suy giảm, do thói quen sinh hoạt không tốt, do sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc do thời tiết thay đổi thất thường. Mẹ có thể nhận biết mình có bị mắc viêm họng hay không thông qua các triệu chứng như:
- Người mệt mỏi, uể oải
- Cơ thể gai rét, ớn lạnh
- Sốt cao, khó nuốt, nuốt bị nhói lên tai
- Ho có đờm, khàn tiếng
- Niêm mạc họng bị đỏ
- Lưỡi bẩn, môi khô, rát họng
- Nghẹt mũi, đau đầu.
2. Viêm mũi thai kỳ
Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi cũng có thể do viêm mũi thai kỳ gây ra. Theo thống kê, có khoảng 18 – 42% phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm mũi thai kỳ, chủ yếu là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Bệnh thường kéo dài từ 6 tuần trở lên và biến mất sau sinh khoảng 2 tuần. Tình trạng viêm mũi thai kỳ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp thông thường, do đó mẹ nên thận trọng với các triệu chứng bệnh để tránh nhầm lẫn.
Khi mang thai, sự tăng cao của hàm lượng estrogen khiến niêm mạc mũi bị sưng lên dẫn đến mũi tạo nhiều chất nhầy hơn bình thường. Bên cạnh đó, ở mẹ bầu do lưu lượng máu tăng cao làm các mạch máu nhỏ trong mũi sưng lên gây ra tình trạng nghẹt mũi ở mẹ bầu. Các triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:
- Người mệt mỏi
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Ngủ ngáy hoặc thức giấc nhiều vào đêm
- Đau rát họng
3. Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng lớp lót của các xoang bị nhiễm trùng khiến niêm mạc mũi bị phù nề, chức năng dẫn lưu dịch bị ảnh hưởng gây tắc nghẽn làm tăng áp lực ở má và mắc. Thường do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra, khởi phát sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay sau một đợt cảm lạnh, cảm cúm… Viêm xoang rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm mũi do virus, mẹ nên cẩn thận quan sát các triệu chứng của bản thân để sớm nhận biết.
Các triệu chứng đặc trưng:
- Sốt nhẹ đến sốt cao
- Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
- Đau nhức mặt, đầu, thái dương, hốc mắt
- Dịch mũi đặc, chuyển từ màu trắng sang vàng hoặc xanh
- Dịch mũi có mùi hôi khó ngửi
- Nếu viêm xoang hàm sẽ gây đau nhức răng
- Nếu viêm xoang sàng sau hay xoang bướm sẽ gay đau gáy, dịch tiết xuống họng gây đau họng.
4. Nguyên nhân khác
Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:
- Dị ứng: Nếu mẹ bầu bị dị ứng khi mang thai, có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa cổ họng
- Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh: Các triệu chứng như ho, hắt hơi, đau họng cũng có thể do mẹ bị cảm lạnh các triệu chứng đặc trưng là đau ngứa rát cổ họng, hắt hơi, chảy dịch mũi, ban đầu dịch mũi thường trong ít, sau có thể đặc hơn, nếu viêm nhiễm thì có thể chuyển sang màu xanh lá hoặc vàng. Đặc biệt, khi bị cảm lạnh mẹ dễ bị ho, thường kéo dài khoảng 3 tuần trở lên.
Cách xử lý an toàn cho bà bầu bị đau họng nghẹt mũi
Khi bị đau họng nghẹt mũi, trước tiên mẹ đừng quá lo lắng, thực tế thì tình trạng này không quá nguy hiểm, có thể cải thiện được nếu mẹ có biện pháp xử lý kịp thời. Mẹ nên thận trọng với việc dùng thuốc bởi vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây ra một số dị tật cho bé. Với trường hợp mẹ mới bị đau họng nghẹt mũi, trước tiên mẹ hãy áp dụng các biện pháp trị đau họng nghẹt mũi cho bà bầu sau đây:
1. Trà hoa cúc mật ong
Trà hoa cúc có đặc tính giảm sưng đỏ, chống viêm, chống oxy hóa, chống co thắt từ đó có thể làm giảm ho, xoa dịu, bôi trơn cổ họng, giảm rát cổ rất tốt. Không chỉ vậy, loại trà này còn giúp bổ sung vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch để mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn rất tốt. Bên cạnh hoa cúc, mật ong cũng giàu giá trị dinh dưỡng, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ không nên uống quá 5 muỗng mỗi ngày để tránh làm cản trở hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 2 thìa hoa cúc khô, 1 – 2 lát gừng, 1 thìa mật ong, 250 – 300ml nước sôi
- Tráng trà, cho nước sôi vào hoa cúc khô, ủ trong 5 – 10 phút (ủ càng lâu thì hương vị càng mạnh)
- Khi uống, bạn có thể thêm ít mật ong và gừng vào để làm tăng hương vị và làm dịu cổ họng.
2. Trị đau họng bằng trà gừng
Một trong những cách trị đau họng nghẹt mũi tại nhà mà bà bầu không nên bỏ qua đó chính là dùng trà gừng. Theo Đông y, gừng hay sinh khương vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng có tác dụng sát trùng, kháng viêm, hành khí, tán hàn, tiêu đờm, chống ho… có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị viêm họng, ho, cảm lạnh, cảm cúm. Theo nghiên cứu hiện đại, gừng có chứa Gingerol, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Nguyên liệu: 1 củ gừng, 200 – 300ml nước sôi
- Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, cắt lát nhỏ cho vào hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút
- Có thể thêm ít muối, khuấy đều, uống từng ngụm, dùng đều đặn 2 lần/ngày.
Cách 2:
- Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 200 – 300ml nước sôi
- Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng hãm với nước sôi
- Sau 10 phút thì thêm 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi uống.
Lưu ý: Uống trà gừng rất tốt cho sức khỏe nhưng chỉ tốt khi uống với số lượng hợp lý, nhất là phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể dùng 1g gừng mỗi ngày tương đương với 4 tách (950ml) hoặc 1 muỗng cà phê củ gừng nghiền ngâm trong nước. Tuy nhiên, không nên uống trà gừng khi có dấu hiệu chuyển dạ, không dùng cho phụ nữ chảy máu âm đạo, có tiền sử sảy thai, có vấn đề đông máu. Ngoài ra, uống trà gừng với lượng lớn thường xuyên cũng có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng…
3. Dùng trà chanh mật ong
Chanh có hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hàng rào bảo vệ cơ thể. Bên cạnh chanh, mật ong cũng là nguyên liệu có hiệu quả tốt với người bị viêm họng. Mật ong giàu vitamin, khoáng chất, có khả năng chống nấm, kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa, chống nhiễm trùng, giảm đau, hỗ trợ làm lành tổn thương. Kết hợp mật ong với chanh sẽ giúp xoa dịu cổ họng, làm giảm đờm, giảm dịch mũi rất tốt cho mẹ bầu.
Cách thực hiện:
- Lấy một cốc nước nóng, khoảng 250 – 300ml
- Cho 1 – 2 thìa cà phê mật ong và 2 thìa nước cốt chanh vào
- Khuấy đều, thấy còn hơi ấm thì uống từ từ từng ngụm.
4. Dùng tắc chưng đường phèn
Một trong những cách trị đau họng nghẹt mũi mà chị em có thể thử chính là dùng tắc chưng đường phèn. Đường phèn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, chữa đau đầu, chóng mặt, giảm cơn ho. Tắc tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trị ho, trị viêm họng, thông phổi, giải cảm, giải rượu… Dùng tắc chưng đường phèn không chỉ tốt cho bà bầu bị đau họng nghẹt mũi mà còn dùng được cho trẻ nhỏ, người cao tuổi.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 300g tắc vàng, muối tinh, đường phèn xay, nước lọc
- Tắc bỏ cuống, cho vào chậu ngâm với nước muối, vớt ra để ráo nước
- Cắt đôi từng quả tắc, vắt lấy nước, lọc bỏ hạt, giữ lại nước và vỏ
- Dùng dao sắc nhỏ vỏ tắc, cho vỏ và nước cốt tắc cùng 200g đường phèn, 5g muối tinh vào tô
- Ướp trong 3 – 4 tiếng, có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản
- Lấy hỗn hợp cho vào chảo, để lửa nhỏ, khuấy đều tay
- Sau 5 – 8 phút thì tắt bếp, để nguội, cho vào lọ thủy tinh để dùng nhiều
- Mỗi ngày lấy 1 – 2 thìa thêm vào 50ml nước lọc nuốt từ từ.
5. Trị đau họng nghẹt mũi cho bà bầu bằng húng chanh
Húng chanh hay là rau thơm lông, rau tần dày lá có vị cay thơm, hơi chua, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, chứa tinh dầu hợp chất salicylic etanol, phenol, sắc tố đỏ codein, có tác dụng trị viêm họng, ho, bệnh đường hô hấp, hen suyễn, ong, kiến, bọ cạp đốt…
Cách thực hiện:
- Giã nát lá húng chanh, trộn với 10ml nước sôi
- Có thể thêm một ít muối, để cho ngấm rồi gạn lấy nước đặc uống
- Nhấm từ từ từng ngụm, dùng 2 lần/ngày cho đến khi dứt bệnh.
Chăm sóc cho bà bầu bị đau họng nghẹt mũi
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, bà bầu bị đau họng nghẹt mũi cũng cần được chăm sóc cẩn thận để hỗ trợ điều trị. Cụ thể:
1. Súc miệng bằng nước muối
Muối có tính sát khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm, do đó khi bà bầu bị đau họng nghẹt mũi, mẹ nên dùng nước muối súc miệng mỗi ngày. Việc súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, giúp mũi miệng sạch sẽ. Hơn nữa, việc súc miệng bằng nước muối thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa được tình trạng đau răng khi mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ.
2. Nhỏ nước muối
Để giảm nghẹt mũi, khó thở, mẹ bầu có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để rửa mũi 2 – 3 lần một ngày. Việc rửa mũi giúp làm sạch dịch nhầy đọng nhiều ở mũi, giúp làm sạch mũi, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, giúp mũi thông thoáng và không còn nghẹt nữa.
3. Sử dụng máy phun sương
Xông hơi riêng phần mũi bằng nước ấm với một ít tinh dầu tràm cũng sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng đau họng, nghẹt mũi. Tuy nhiên, mẹ không nên xông hơi bằng cách trùm khăn lên cả người vì hơi nóng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây nguy cơ sảy thai cao. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng máy phun sương tạo ẩm khi không khí hanh khô, điều này giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Máy phun sương tạo độ ẩm cũng sẽ giúp mẹ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
4. Đắp gừng và ngó sen
Sử dụng gừng và ngó sen cũng có thể giúp mẹ hỗ trợ điều trị đau họng nghẹt mũi rất tốt.
Cách thực hiện:
- Lấy gừng và ngó sen một lượng bằng nhau xay nhuyễn
- Đắp dọc sống mũi trong khoảng 10 phút, tránh đắp gần mắt.
5. Một số phương pháp khác
Ngoài các biện pháp chăm sóc kể trên, mẹ bầu cũng chú ý cải thiện đau họng nghẹt mũi bằng cách:
- Uống nhiều nước để giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, làm lỏng dịch đặc ở mũi, tốt nhất nên uống nước ấm, nước mật ong, nước chanh để hỗ trợ điều trị
- Bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus gây hại, các thực phẩm này là dâu tây, ổi, đu đủ, cam, ớt chuông…
- Kê cao gối khi ngủ đảm bảo mũi cao hơn tim sẽ giúp giảm nghẹt mũi để mẹ ngủ ngon giấc hơn khi bị đau họng nghẹt mũi
- Tập thể dục đều độ, thường xuyên, tốt nhất là đi bộ nhẹ nhàng hoặc luyện tập yoga nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp mẹ nâng cao sức khỏe, giảm nghẹt mũi.
- Tránh đồ ăn cay nóng như tiêu ớt, mù tạt vì chúng khiến dịch mũi tiết ra nhiều hơn, làm tình trạng nghẹt mũi ở mẹ thêm nghiêm trọng.
Phòng ngừa đau họng nghẹt mũi cho bà bầu
Khi mang thai, bất kỳ một căn bệnh nào dù nhẹ hay phổ biến cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ nên có biện pháp phòng tránh phù hợp, có thể phòng tránh đau họng, nghẹt mũi ở bà bầu bằng các biện pháp sau đây:
- Luôn giữ cho nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn, virus trú ẩn và sinh sôi
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày, tốt nhất nên súc miệng bằng nước muối loãng để làm sạch cổ họng và răng miệng
- Xây dựng khẩu phần ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất để giúp thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh vừa giúp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch của mẹ
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể
- Khi mang bầu, mẹ nên hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, thức ăn chiên xào, tránh thêm quá nhiều muối và đường vào khẩu phần ăn hàng ngày
- Để đảm bảo sức khỏe, mẹ nên tránh đi đến chỗ đông người, khi ra ngoài hãy đeo khẩu trang để ngừa bụi, chống nhiễm khuẩn đường hô hấp
Một số lưu ý cho bà bầu bị đau họng nghẹt mũi
Khi bị đau họng nghẹt mũi, cơ thể mẹ yếu và nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều. Ngoài việc chú ý chăm sóc, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Không tự ý dùng thuốc
Thực tế, có những loại thuốc trị đau họng nghẹt mũi an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc vẫn có thể kèm theo rủi ro nếu mẹ dùng không đúng liều, không đúng bệnh cũng có thể gây nhiễm độc thai, tăng nguy cơ sảy thai và thậm chí gây dị tật bẩm sinh. Do đó, khi mang thai nếu bị nghẹt mũi đau họng kéo dài trên 1 tuần, mẹ nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và xác định tình trạng bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ kê cho mẹ những loại thuốc phù hợp giúp điều trị bệnh dứt điểm lại an toàn cho thai nhi.
Dùng thuốc rửa mũi, xịt mũi phù hợp
Có rất nhiều sản phẩm rửa mũi, xịt mũi có thể cải thiện các triệu chứng ngứa mũi, nghẹt mũi khó chịu ở mẹ bầu, giúp mẹ giảm nghẹt mũi và cảm thấy dễ chịu hơn. Thế nhưng như đã đề cập, khi mang thai mẹ nên thận trọng khi dùng thuốc bởi không phải loại thuốc xịt nào cũng an toàn cho mẹ và em bé trong bụng. Nếu muốn dùng thuốc xịt, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ, xác định xem đâu là loại thuốc an toàn thì mới nên sử dụng.
Bị đau họng nghẹt mũi khi mang thai không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, mẹ không nên quá lo lắng về các triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, khiến mẹ mệt mỏi, uể oải, chán ăn, ngủ kém thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được điều trị sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!