Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Bà bầu bị buồn nôn về đêm do đâu? Cách khắc phục

Buồn nôn trong thời gian thai kỳ là vấn đề mà bất cứ bà bầu nào cũng từng gặp phải. Tuy nhiên, một số bà bầu có triệu chứng này xuất hiện vào ban đêm làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để có thể giải đáp thắc mắc này.

Bà bầu bị buồn nôn về đêm do đâu?

Trong thời gian thai kỳ, tình trạng buồn nôn luôn là một dấu hiệu mà các mẹ bầu thường gặp phải. Nó có thể xảy ra vào cả ban đêm khiến cho giấc ngủ của bạn không được đảm bảo. Vấn đề này xảy ra có thể bao gồm một số nguyên nhân sau đây:

Bà bầu bị buồn nôn về đêm do đâu?
Trong thời gian thai kỳ, tình trạng buồn nôn luôn là một dấu hiệu mà các mẹ bầu thường gặp phải. Nó có thể xảy ra vào cả ban đêm khiến cho giấc ngủ của bạn không được đảm bảo.
  • Bà bầu đang có dấu hiệu thay đổi đột ngột về hormone donadotropin do chúng được sản xuất rất nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này khiến cho cơ thể người mẹ không thích ứng kịp và thường sẽ gây ra các cơ buồn nôn như một phản xạ chống lại sự biến đổi này. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nó thường xảy ra vào ban đêm khiến bà bầu mất ngủ.
  • Số lượng hormone estrogen và progesterone ngày càng tăng cao làm cho khứu giác của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với các mùi hương xung quanh, kể cả trong khi ngủ. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ói của bà bầu vào ban đêm.
  • Khi bà bầu gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Quá trình này diễn ra có thể sẽ gây ra chứng ợ chua, ợ nóng và có thể là nôn ói vào ban đêm.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý có thể sẽ làm tăng tình trạng buồn nôn diễn ra vào thời điểm này.
  • Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi và lo âu quá nhiều làm ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của các mẹ bầu, từ đó dễ xuất hiện nguy cơ nôn ói diễn ra vào buổi tối.

Bà bầu bị buồn nôn về đêm khi nào cần thăm khám bác sĩ

Bà bầu gặp tình trạng buồn nôn về đêm không phải một vấn đề bất thường. Hiện tượng này có thể tùy vào sức khỏe và cơ địa của từng bà bầu mà có những biểu hiện khác nhau, đồng thời nó còn phụ thuộc vào một số nguyên nhân tác động từ bên ngoài. Vì vậy, đối với những trường hợp này bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý sẽ cải thiện được tình trạng này một cách hiệu quả.

Bà bầu bị buồn nôn về đêm khi nào cần thăm khám bác sĩ
Bà bầu gặp tình trạng buồn nôn về đêm thường ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Vì thế, các mẹ bầu luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi

Mặc khác, tình trạng ốm nghén ở bà bầu gây nôn ói về đêm nhiều trong một số trường hợp có thể sẽ dẫn đến một số nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu. Nếu bạn thấy hiện tượng này xuất hiện đồng thời với các dấu hiệu sau đâu thì tốt nhất nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe ngay.

  • Cơn buồn nôn về đêm xuất hiện với tần số cao và không có dấu hiệu thuyên giảm qua nhiều ngày.
  • Tình trạng nôn mửa thường xuất hiện sau khi dùng một số loại thực phẩm nhất định. Lúc này có thể bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng dạ dày.
  • Đi tiểu ít, thường xuyên cảm thấy chóng mặt.
  • Xuất hiện tình trạng nôn ra máu.

Khắc phục tình trạng bà bầu bị buồn nôn về đêm

Bà bầu gặp tình trạng buồn nôn về đêm thường ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Vì thế, các mẹ bầu luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, nếu diễn biến lâu hơn nó có thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để cải thiện vấn đề này.

Khắc phục tình trạng bà bầu bị buồn nôn về đêm
Bà bầu gặp tình trạng buồn nôn về đêm không phải một vấn đề bất thường.

1. Bổ sung đủ nước

Nước là một trong những thành phần quan trong đối với cơ thể con người. Đối vớ phụ nữ mang thai thì nó càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bà bầu nếu thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn về đêm. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể không được cung cấp đủ nước. Vì vậy, các mẹ bầu nên lưu ý bổ sung đầy đủ mỗi ngày hơn 2 lít nước để có thể hạn chế tình trạng nôn ói xảy ra vào ban đêm hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý không nên uống nước trong khi ăn hoặc sau khi ăn quá no vì sẽ làm cho tình trạng buồn nôn có nguy cơ xảy ra cao hơn trong lúc ngủ. Đồng thời, nên uống một ít nước trước khi ngủ, điều này sẽ giúp làm tăng dịch vị của dạ dày, từ đó hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trong khi ngủ.

2. Thay đổi tư thế ngủ

Tư thế ngủ của các bà bầu cũng có tác động đến việc buồn nôn về đêm. Bởi lẽ đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không được thay đổi tư thế ngủ đúng cách, lâu ngày không chỉ dẫn đến tình buồn nôn gây mất ngủ mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng.

Khắc phục tình trạng bà bầu bị buồn nôn về đêm
Tư thế ngủ của các bà bầu cũng có tác động đến việc buồn nôn về đêm.

Theo đó, bà bầu nên nằm với tư thế cong hai chân và nghiêng về phía bên trái. Đồng thời, bạn cũng có thể mua thêm một số loại gối ôm chuyên dụng dành cho bà bầu để kẹp giữa hai gối khi ngủ cho thoải mái hơn. Điều này sẽ giúp đảm bảo giấc ngủ cho các mẹ bầu và hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng buồn nôn về đêm ở các mẹ bầu.

3. Chia nhỏ bữa ăn

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, đặc biệt là không ăn quá no trước khi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm. Theo các chuyên gia khuyên rằng, các mẹ bầu không nên để bụng quá no hoặc quá đói vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thai nghén, nhất là bữa tối. Hơn nữa, các loại thực phẩm mà bạn dùng nên đảm bảo tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu.

Nếu vào buổi tối bạn cảm thấy đói có thể ăn nhẹ bằng vài chiếc bánh quy hoặc trái cây khô và một ít nước. Nên hạn chế ăn những loại thực phẩm gây no lâu hoặc khó tiêu. Điều này sẽ tác động không tốt đến hoạt động của dạ dày và có thể sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản gây buồn nôn về đêm.

4. Xông tinh dầu trong phòng ngủ

Tinh dầu có khả năng giúp cho đầu óc thoải mái và thư giãn hơn lúc ngủ. Việc này không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm. Đây là một liệu pháp đã được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại, tinh dầu thiên nhiên giúp bạn cải thiện được tinh thần và có một số tác dụng nhất định đối với sức khỏe của cơ thể.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu của hoa oải hương hoặc bạc hà. Những loại này vừa giúp bạn thư giãn vừa có tác dụng ức chế con buồn nôn hiệu quả. Mẹ bầu có thể cho vài giọt tinh dầu ra tay hoặc khăn để ngửi. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nến thơm cũng cho công dụng tương tự. Ngoài ra, nếu muốn tiện lợi và hiệu quả hơn bạn có thể mua máy xông tinh dầu để trong phòng ngủ của mình và sử dụng mỗi ngày.

5. Không làm việc quá sức

Cơ thể phụ nữ trong quá trình mang thai có những thai đổi rất lớn. Vì thế, lúc này khả năng bà bầu sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài. Nếu lâu ngày vẫn không có cách khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Từ đó dễ khiến tình trạng ốm nghén diễn ra trầm trọng hơn và xảy ra hầu như vào ban đêm, điều này sẽ tác động rất nhiều đến giấc ngủ của bạn.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế những công việc quá nặng nhọc, cắt giảm bớt các hoạt động buộc bạn phải vận động quá sức. Đồng thời, nên nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể có thể ổn định và trở lại trạng thái bình thường. Nếu tình trạng buồn nôn làm bạn mất ngủ vào buổi tối thì ban ngày hãy cố gắng bù lại để đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngủ, giúp cơ thể lấy lại hiệu quả nguồn năng lượng cần thiết.

6. Luyện tập hít thở

Các bài tập hít thở giúp tác động đến các cơ quan trong hệ hô hấp và hạn chế được tình trạng buồn nôn vào ban đêm. Nếu trong khi ngủ và bạn cảm thấy tình trạng này sắp diễn ra thì nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Bạn có thể dùng một tay che một bên mũi sau đó hít thở và lặp lại tương tự với bên còn lại đến khi cơn ốm nghén dịu xuống.

7. Tránh xa nơi có mùi mạnh

Khi mang thai, bà bầu thường sẽ rất nhạy cảm với các mùi hương xung quanh. Đặc biệt là những mùi khó chịu từ thực phẩm, hóa chất hoặc từ các loại mĩ phẩm khác nhau. Một khi tiếp xúc với những tác nhân này sẽ khiến cho các mẹ bầu nhanh chóng rơi vào trạng thái dễ buồn nôn. Điều này còn có thể diễn ra ngay cả ban đêm và trong lúc đang ngủ say.

Cách tốt nhất để hạn chế được tình trạng này là hãy tránh xa những loại thức ăn có chứa nhiều gia vị. Đồng thời, nên đảm bảo căn phòng của bạn không có bất kỳ tác nhân nào gây ra những mùi hương khó chịu. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn nên chú ý mở cửa sổ ngay để cơn buồn nôn sẽ không diễn ra làm bạn khó chịu và mệt mỏi về đêm.

8. Hạn chế thực phẩm nhiều đường và chất béo

Ăn quá thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo trước khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng buồn nôn diễn ra mạnh mẽ vào ban đêm. Chính vì thế, mẹ bầu nên hạn chế ăn các món chiên, rán nhiều dầu mỡ để hạn chế hiện tượng nôn ói diễn ra trầm trọng hơn. Nếu bạn vẫn giữ thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu và sẽ khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quả diễn ra thường xuyên.

Những loại thực phẩm bạn cần bổ sung lúc này là các loại trái cây, rau củ giàu chất xơ. Điều này giúp cơ thể bổ sung thêm được một lượng nước và hàm lượng vitamin cần thiết. Đây là một thói quen tốt khi không chỉ hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm mà còn giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn để đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng.

9. Cải thiện không gian ngủ

Như đã nói trên, khứu giác của các mẹ bầu trở nên rất nhạy cảm trong giai đoạn thai nghén trước bất kỳ tác nhân từ bên ngoài. Vì vậy, đây là lúc bạn đảm bảo không gian sống của mình phải thật sạch sẽ và thoáng mát, nhất là phòng ngủ. Việc đảm bảo không khí sạch sẽ và thơm tho trong phòng không những giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon hơn mà còn có thể hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm.

Hãy đảm bảo các tác nhân xấu không có cơ hội tấn công vào cơ thể của bạn bằng cách vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ. Nên chú ý giặt giũ chăn mềm thường xuyên và sử dụng thêm một số loại tinh dầu để hạn chế các mùi hương khó chịu xâm nhập vào phòng dẫn đến tình trạng nôn ói.

10. Ngủ đúng giờ

Giấc ngủ đối với bất kỳ đối tượng nào cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Trong khi ngủ cơ thể có thể sẽ được nghỉ ngơi và lấy lại nguồn năng lượng đã mất đi sau một ngày dài. Việc ngủ đúng giờ giúp các bà bầu hình thành một thói quen tốt, điều này còn có thể làm hạn chế tình trạng buồn nôn về đêm. Đồng thời, việc thiết lập cho cơ thể một khung giờ sinh hoạt nhất định sẽ giúp các cơ quan thực hiện các chức năng của mình tốt hơn.

11. Bổ sung vitamin

Thiếu hụt một số nguồn vitamin có thể dẫn đến tình trạng bà bầu hay buồn nôn vào ban đêm. Đặc biệt là các loại vitamin như B6, B12, vitamin C, những loại dưỡng chất này có tác dụng công hiệu trong việc hạn chế tình trạng thai nghén ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện liệu pháp này để tránh cơ thể bị phản ứng với một số thành phần và giúp đạt được hiệu quả cao hơn.

12. Sử dụng gừng

Chữa buồn nôn cho bà bầu bằng gừng là phương pháp đã được áp dụng từ rất lâu. Cách này được các bà bầu áp dụng khá phổ biến bởi nó đem lại hiệu quả cao và rất lành tính, an toàn. Đây được xem như một phương thuốc tự nhiên giúp bà bầu ức chế được tình trạng thai nghén của mình tốt nhất.

Khắc phục tình trạng bà bầu bị buồn nôn về đêm
Chữa buồn nôn cho bà bầu bằng gừng là phương pháp đã được áp dụng từ rất lâu. Cách này được các bà bầu áp dụng khá phổ biến bởi nó đem lại hiệu quả cao và rất lành tính, an toàn.

Bất cứ khi nào bạn có cảm giác buồn nôn thì nên ngậm ngay một lát gừng sẽ thấy tình trạng này được thuyên giảm ngay. Các mẹ bầu có thể chuẩn bị sẵn một ly trà gừng ấm và uống một ít trước khi ngủ để phòng ngừa hiện tượng này xuất hiện vào ban đêm. Nhưng bạn nên lưu ý rằng, không nên quá lạm dụng việc sử dụng gừng tươi hoặc trà gừng vì có thể sẽ làm tăng kích thích cho tử cung, đồng thời có thể làm mỏng các thành máu rất nguy hiểm.

Trên đây là giải đắp thắc mắc về vấn đề bà bầu bị buồn nôn về đêm do đâu? Hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng này cũng như cách để các mẹ bầu khắc phục. Hiện tượng này tuy không gây biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên bạn cũng không nên quá chủ quan. Tốt nhất, nên theo dõi diễn biến của tình trạng này và đến ngay bác sĩ để được chữa trị kịp thời khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra.

Cùng chuyên mục

Cách hạ sốt cho bà bầu tại nhà an toàn và hiệu quả

Cách hạ sốt cho bà bầu tại nhà an toàn và hiệu quả là vấn đề mà ai cũng quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe...

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa? Nên uống khi nào?

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa hay không là băn khoăn của rất nhiều bà bầu trong giai đoạn này để đảm bảo sức khỏe tốt...

Top 9 loại thuốc bổ cho bà bầu được bác sĩ khuyên dùng

Phụ nữ có thai là đối tượng cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nhất để đảm bảo cả quá trình thai kỳ diễn ra thuận lợi, bé...

Bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn có phải dấu hiệu động thai?

Đau bụng luôn là một trong những triệu chứng khiến các bà bầu lo lắng trong quá trình thai kỳ. Tình trạng này có thể là cảnh báo bởi một...

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm: Cách chăm sóc, điều trị

Nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu chủ động được trong cách chăm sóc và điều trị. Trường hợp...

12 nguyên nhân khiến mẹ bầu ra dịch nâu khi mang thai

Ra dịch màu nâu khi mang thai do đâu? Nguy hiểm không?

Ra dịch màu nâu khi mang thai liệu có nguy hiểm không? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến nhất của các chị em trong suốt thai kỳ. ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn