“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

[Hỏi – đáp] Có nên điều trị trầm cảm ở Trung tâm Tâm lý NHC không?

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

“Trầm cảm” vốn không phân biệt đối tượng khi có ý định tấn công và tất nhiên cũng không chọn thời điểm để hạ gục “con mồi”. Trầm cảm chỉ đến, không lời báo trước nhưng luôn xuất hiện khi mùa thi tới, có phải lúc đó là thời cơ vì áp lực, căng thẳng chính là mồi nhử các sĩ tử sa chân vào con đường đen tối của nó!  

trầm cảm mùa thi
Trầm cảm ở lứa tuổi vị thành ngày một gia tăng do căng thẳng và áp lực thi cử

Từ những áp lực “vô hình” trong cuộc sống 

Đứng trước những con số biết nói đang ngày một tăng lên khi tỷ lệ trầm cảm của các sĩ tử trước, trong và sau mùa thi cử có nhiều biến động. Theo điều tra tỷ lệ trầm cảm ở học sinh đặc biệt là lứa tuổi 16 và 18, chuẩn bị thi vào lớp 10, đại học chiếm khoảng 7%. Theo kết quả thống kê từ các trường học do Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT công bố, trung bình cứ 5 học sinh lại có một học sinh có ý định tử tự hoặc tìm cách gây hại cho bản thân để giải thoát chính mình. Tự tử được cho là nguyên nhân gây tử vong cao đứng thứ 2 ở người trẻ tuổi chỉ sau tai nạn giao thông. 

Các sĩ tử hầu như đều rơi vào tình trạng gò ép bản thân: học quá tải và học quên giờ giấc, không chú trọng bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể. Nguy hiểm hơn chính là tình trạng gia đình, người thân, bạn bè, những người có mối quan hệ thân thiết nhất với những đứa trẻ lại không nhận ra mối lo ngại nghiêm trọng về hiện thực ấy.  

Dẫn theo Bộ khoa học và công nghệ, báo VNExpress cho biết: 

Ngọc (18 tuổi, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) – một sĩ tử đang chuẩn bị cho kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia luôn ở trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, có lúc đã nghĩ đến cái chết khi phải miệt mài 12 giờ mỗi ngày với việc học chính khoá trên trường, học thêm tại trung tâm và ôn bài tập tại nhà. Áp lực thi cử, đỗ đạt và cạnh tranh về điểm số… đã khiến không chỉ Ngọc mà là rất nhiều sĩ tử đang đứng trước cánh cổng trường đại học trở nên hoang mang, sợ hãi.  

áp lực mùa thi
Kiến thức nhiều, kỳ vọng lớn, mong muốn cá nhân… tất cả đã tạo thành “tảng đá lớn” đè nặng lên tâm trí của các sĩ tử

Chia sẻ từ một sĩ tử gửi tin nhắn cầu cứu đến Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam: 

Minh (18 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: ba, mẹ em luôn cảm thấy em rất kém cỏi, việc so sánh em với những bạn cùng lớp hoặc con cái của bạn bè ba, mẹ học giỏi, có năng khiếu, chăm chỉ, thành tích tốt… luôn tạo cho em cảm giác lạc lõng, bị thua kém và rất tự ti. Em quyết tâm học giỏi và nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn không đáp ứng sự kỳ vọng của ba, mẹ. Em cảm thấy bản thân yếu đuối, vô dụng, chỉ muốn bỏ nhà đi hoặc không nên sống trên đời nữa. Chẳng ai hiểu cho những cố gắng của em, em làm gì cũng không thể bằng được bạn bè. Trong 2 tháng ôn thi cấp tốc em đã sụt mất 5 cân và luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, mất ngủ. Có thời gian em chỉ ngủ 2 – 3 tiếng một ngày và kéo dài trong vòng 3 tuần. Em thực sự không biết làm thế nào để vừa lòng ba, mẹ nữa.     

Thông tin được tiếp nhận khi liên hệ với chuyên gia tâm lý, master coach Bùi Thị Hải Yến – Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cơ sở Hà Nội cho hay: 

Long (18 tuổi, Lục Nam, Bắc Giang) gọi điện tới hotline của Trung tâm trong tình trạng rối loạn, căng thẳng, giọng nói dồn dập và có nhiều sự bất an: Em rất ghét cảm giác bị thua kém bạn, bè và sợ bị các bạn trêu chọc nếu điểm số thấp. Gia đình, họ hàng kỳ vọng rất nhiều vào em nên em không thể ngừng học tập, nỗ lực. Nhưng cố gắng đến vậy mà em vẫn không nhận được sự công nhận hay động viên tích cực nào. Em chán nản với bản thân vì sinh ra không thông minh, giỏi giang như các bạn. Giờ em chỉ muốn bỏ cuộc, không học nữa, không cố gắng nữa, không làm gì cả…     

“Tự tử” đã là lựa chọn đáng sợ nhất chưa? 

Ở lứa tuổi các em, sức chịu đựng vẫn còn giới hạn trong một mức độ nhất định. Khi được tạo động lực bằng niềm tin, sự vui vẻ, động viên từ gia đình, bạn bè, những áp lực vô hình sẽ giảm nhẹ xuống. Các sĩ tử đứng trước một kỳ thi lớn nếu được động viên và khích lệ đúng cách, định hướng khoa học thì sẽ coi đó là bước ngoặt để tạo động lực cho bản thân vượt qua mạnh mẽ hơn. Và ngược lại, nếu gia đình định hướng cho con về những kỳ thi như một cánh cửa quyết định cuộc đời, tăng mức độ nghiêm trọng mang hàm ý thúc đẩy không hợp lý rất dễ biến “tích cực” thành “tiêu cực”.      

Tháng 3 năm 2021 vừa qua, vụ việc thương tâm của hai bé gái 16 tuổi cùng tự tử từ tầng 20 của một chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu quan tâm, thấu hiểu con cái của đại đa số cha, mẹ hiện nay. Sau cái chết nghiệt ngã của hai cô gái mới tuổi vị thành niên, phía gia đình mới tìm được những tin nhắn cũ và phát hiện ý định tự tử vốn đã được lên kế hoạch từ trước đó. 

Cuối năm 2020 tại Thiểm Tây, Trung Quốc, vụ án bé gái 9 tuổi nhảy từ tầng 4 của một căn hộ xuống đất và tử vong ngay sau đó chỉ vì không giải được bài tập. Chiều hôm đó bé gái nhắn tin cho mẹ để cầu cứu vì chỉ còn một tiếng nữa cô giáo sẽ kiểm tra bài tập. Nhưng vì bận việc người mẹ trả lời qua loa với nội dung hối thúc con hoàn thành bài tập để nộp cho cô. Và rồi kết quả đau thương đã xảy ra trước sự bàng hoàng của rất nhiều người. Cô bé khi ra đi đã để lại cho người mẹ mảnh giấy “mẹ ơi con xin lỗi, tại sao con không thể làm được?”.   

Mất đi sự gắn bó, kết nối với con cái là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em trong độ tuổi học sinh, sinh viên cảm thấy khó chia sẻ áp lực, khó khăn trong vấn đề thi cử hay đơn thuần chỉ là những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. Chất dinh dưỡng quan trọng cho tâm hồn của trẻ giai đoạn này chính là tình yêu thương, sự thấu hiểu và niềm tin vô điều kiện. Nhưng hầu hết người lớn lại muốn đặt lên vai những đứa con chưa trải sự đời của mình nhiều hoài bão, kỳ vọng, mong muốn. Trong khi rất ít người hỏi chúng: “Con có muốn điều đó không”?

trầm cảm do thi cử
Đôi khi, cái chết với trầm cảm… đối với các em, đó lại là giải thoát

Sự đối nghịch giữa hai hoàn cảnh khi học sinh đạt điểm cao, đỗ trường đại học danh tiếng thì được khen ngợi, tán dương, còn điểm kém, trượt đại học lại mỉa mai, chế giễu đã tạo nên một loại áp lực mang hình hài của những nỗi sợ. Ở thế hệ nào con người cũng phải đối mặt với rất nhiều loại áp lực khác nhau. Thế hệ trẻ cũng vậy, đặc biệt là các sĩ tử đang trong độ tuổi vị thành niên, bắt đầu hình thành tính cách và dần hoàn thiện nhận thức về giá trị bản thân với cuộc sống. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc tạo ra những “áp lực” để rèn giũa sự mạnh mẽ, kiên trì cho trẻ là cần thiết, thế nhưng, ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn và với mỗi cá nhân lại cần một cách tạo “áp lực” khoa học, khéo léo hơn để nó trở thành tích cực. 

Nhìn ở góc độ chủ quan thì lựa chọn tự kết thúc cuộc đời để giải thoát cho những bế tắc đầu đời là suy nghĩ nông nổi của trẻ trong độ tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, đối với tâm lý của trẻ trong hoàn cảnh đầy rẫy căng thẳng đó, chúng sẽ cảm thấy giải thoát bản thân khỏi điều tiêu cực đó chính là phương án duy nhất. Giữa ranh giới của sự sống và cái chết, chúng chỉ nhìn thấy nếu tiếp tục không đạt được kỳ vọng của gia đình, thầy, cô, bị bạn bè chê bai, dị nghị, hàng xóm đàm tiếu,… thì cuộc sống chỉ toàn điều làm chúng chán nản, tuyệt vọng. Tâm lý của trẻ không hoàn toàn đủ kiên cường, mạnh mẽ để tự mình vượt qua khủng hoảng. Thiếu sự thấu hiểu và chia sẻ, các bạn không có một “bài học mẫu” nào để làm quen hay bắt chước. Nếu không thể giải thoát chính mình, các sĩ tử mắc phải trầm cảm có nguy cơ tìm cách để làm hại bản thân hoặc những người xung quanh.  

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở học sinh trong mùa thi tăng cao 

Tình trạng trẻ trầm cảm vì học tập, thi cử ngày càng gia tăng do rất nhiều nguyên nhân như: Áp lực về mặt điểm số, sự kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ, thầy cô giáo, sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm thái quá, không nhận được sự thông cảm và chia sẻ của các bậc phụ huynh, luôn so sánh, tạo áp lực cho con cái là những điều khiến trẻ lo lắng, sợ hãi, stress, lâu dần dẫn đến các bệnh tâm lý như rối loạn cảm xúc, âu lo, trầm cảm… 

Ngoài ra, một số bạn tập trung quá nhiều thời gian vào học tập không có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý khiến cho não bộ chịu nhiều căng thẳng, áp lực quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm trong học tập, thi cử.

Thiếu ngủ, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng vì tình trạng mệt mỏi trong thời gian dài kéo theo vô số hậu quả như chán ăn, bỏ bữa, mệt mỏi, chán nản và mất đi hứng thú với cuộc sống, đam mê. Khi đó nếu không có sẻ chia, động viên khích lệ từ người thân, bạn bè, những sĩ tử rơi vào trầm cảm sẽ  cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng, dường như không có lối thoát. 

Biểu hiện trầm cảm đáng lưu ý của các sĩ tử 

Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về dấu hiệu, biểu hiện trầm cảm của học sinh, sinh viên nhưng theo một số báo cáo y khoa về các trường hợp mắc bệnh trầm cảm trong mùa thi hầu hết đều sẽ xuất hiện các biểu hiện như:   

Về mặt tinh thần: 

  • Thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản, cảm xúc ủ dột, buồn bã 
  • Các bạn trở nên khép kín dần, không muốn nói chuyện, cô lập bản thân
  • Khóc một mình 
  • Không tập trung, mất đi hứng thú với cả những sở thích trước đó 
  • Cáu gắt không rõ nguyên nhân, gây gổ với người xung quanh 
  • Không thể hoàn thành ngay cả những việc đơn giản 
  • Có ý định tự sát

Về mặt thể chất: 

  • Các bạn thường có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa, không có cảm giác ngon miệng khi ăn
  • Ngủ không ngon giấc, thi thoảng gặp ác mộng 
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, vận động chậm chạp, uể oải 
  • Đau đầu, đau lưng 

Để sĩ tử thế hệ 4.0 không còn vướng bận vì nỗi lo trầm cảm mùa thi 

Năm nào các kỳ thi thường niên như học kỳ, thi vào cấp, thi đại học cũng sẽ diễn ra với những thử thách đầy cam go dành cho các sĩ tử. Áp lực từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống gia đình, trường học, xã hội… khiến cho các sĩ tử mang nhiều cảm xúc nặng nề và trở nên thiếu tích cực khi đối mặt với chúng. Mùa thi luôn là thời điểm nhạy cảm trong năm, bởi lúc này, các em rất cần được người thân trong gia đình gần gũi, quan tâm, chia sẻ để đồng hành trước những lo lắng về bài vở, ước mơ, đam mê trong tương lai. 

Trầm cảm luôn đe dọa các sĩ tử mỗi khi mùa thi đến
Trầm cảm luôn đe dọa các sĩ tử mỗi khi mùa thi đến

 Để tránh tình trạng gia tăng tỷ lệ các sĩ tử mắc phải hội chứng trầm cảm trong mùa thi các bậc cha mẹ nên quan tâm, theo sát con cái, tránh sự so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Đồng thời, không lấy điểm số hay kỳ vọng các trường top đầu, các ngành nghề hot để tạo áp lực và áp đặt cho con. Bên cạnh đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện khác thường như thường xuyên cáu gắt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ thì hãy nói chuyện với trẻ hoặc tìm giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề trong tâm lý của con càng sớm càng tốt. 

Trầm cảm mùa thi có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực về thể chất, sức khỏe cũng như tinh thần của thanh thiếu niên, thậm chí còn để lại những di chứng ảnh hưởng xấu đến suốt cuộc đời. Vì vậy, phát hiện sớm, can thiệp đúng lúc, đúng phương pháp là cách bố mẹ bảo vệ con mình trước “sát thủ học đường – trầm cảm”.

Hãy tìm cho con một giải pháp kịp thời và phù hợp nhất nếu phát hiện con có những biểu hiện của bệnh trầm cảm trong thời điểm chuẩn bị những kỳ thi quan trọng. 

Đừng tạo áp lực cho con 

Chuyện thi cử đối với các sĩ tử giống như chuẩn bị trải qua một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời. Trong tâm lý đơn thuần của trẻ, việc được công nhận sau một bước ngoặt lớn không chỉ là thi thật tốt, đáp ứng được mong muốn, kỳ vọng của ba, mẹ mà còn thể hiện phần nào sự cố gắng, cái tôi cá nhân trong tính cách ở giai đoạn thay đổi của trẻ. Rất nhiều bạn sẽ gặp khủng hoảng ở giai đoạn tuổi vị thành niên vì những thay đổi vô hình tác động đến tâm, sinh lý.

Chính vì vậy, mùa thi cử sẽ trở nên nhạy cảm hơn nếu tâm trí của các sĩ tử không được thoải mái để tiếp thu kiến thức, học tập và tập trung ôn luyện. Thay vì tạo áp lực cho con với những câu hỏi, áp đặt hay hoạch định sẵn tương lai cho con bằng cách chọn sẵn ngành nghề ba, mẹ mong muốn, bắt con phải thi vào những trường điểm, trường top đầu hay trường danh tiếng để ba, mẹ tự hào, muốn con phải đạt điểm cao, đứng thứ hạng tốt… Tất cả những yêu cầu đó sẽ là gánh nặng đối với sĩ tử khi chúng mới là người biết mình thích gì, muốn học tập, nghiên cứu lĩnh vực nào và kế hoạch trở thành ai trong tương lai khi theo đuổi ngành học, lựa chọn ngôi trường đó. 

Quan trọng hơn, chỉ có con mới biết, năng lực của chính mình có thể làm được tốt đến đâu. Bởi ranh giới giữa “tạo động lực” với “áp đặt và kỳ vọng” rất mong manh. Tạo động lực là mang đến cho con năng lượng tích cực, cảm thấy phấn chấn, có sự khích lệ để thúc đẩy niềm tin và mong muốn cố gắng hơn. Còn đưa cho con  những mục tiêu, yêu cầu và muốn con thực hiện theo nó chính là áp đặt kỳ vọng, gián tiếp cướp mất chính kiến, sở thích cá nhân của con. Ba, mẹ cần là những người thông thái nhất để lựa chọn hành động phù hợp trước khi chia sẻ, nói chuyện với con.  

Hãy lắng nghe để thấu hiểu 

Có rất nhiều trường hợp con cái mắc phải trầm cảm do bất đồng quan điểm với ba, mẹ. Ở lứa tuổi vị thành niên các con đang trong thời kỳ hoàn thiện tâm, sinh, lý, có ý kiến của riêng mình, muốn được chứng minh cái tôi và cũng mưu cầu sự công nhận từ xã hội xung quanh khi đạt được thành tích tốt. Thiếu sợi dây liên kết của sự thấu hiểu, ba, mẹ và con cái sẽ không có sự cảm thông, dung thứ.  

Lắng nghe là con đường truyền thông để cha, mẹ thấu hiểu nỗi lòng con cái 
Lắng nghe là con đường truyền thông để cha, mẹ thấu hiểu nỗi lòng con cái

“Khi truyền thông bị cắt đứt hay bế tắc, chúng ta đau khổ. Khi không có ai lắng nghe và hiểu, ta sẽ trở thành trái bom sắp nổ. Lắng nghe với tâm từ bi mang đến cho ta nhiều trị liệu” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Lắng nghe không phán xét, không trách cứ là một “nghệ thuật” đối với bất cứ ai, đặc biệt là cha, mẹ. Gia đình chỉ có được sự thấu hiểu lẫn nhau khi ba, mẹ lặng im lắng nghe con cái chia sẻ mà không hề phán xét. Để chúng cảm nhận được mong muốn lắng nghe từ người thân của mình, tin rằng ba, mẹ sẽ hiểu mình đang mang tâm trạng như thế nào, cảm nhận ra sao. Nhìn thấy sự lắng nghe chân thành từ ba, mẹ, các bạn sẽ giảm bớt suy tư, áp lực, nhẹ nhàng và thoải mái hơn với chính tâm tư của bản thân. Lắng nghe là con đường truyền thông duy nhất giúp các bậc cha, mẹ thấu hiểu hơn về tâm tư, tình cảm của con mình. 

Tâm lý trị liệu  

Hiện nay, Tâm lý trị liệu là phương pháp an toàn được nhiều phụ huynh lựa chọn để giúp các con trong độ tuổi học sinh, sinh viên vượt qua rối loạn trầm cảm trong mùa thi cử. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là không dùng thuốc, không can thiệp cơ thể nên loại bỏ khả năng gây tác dụng phụ hay biến chứng. Chính vì vậy, phương pháp khoa học này phù hợp với nhiều đối tượng ở các mức độ bệnh khác nhau, an toàn cho cả trẻ vị thành niên hay người già. 

Tâm lý trị liệu là phương pháp hiện đại đã được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới sử dụng giúp giải quyết các bệnh liên quan đến tâm trí bằng cách kết hợp nhiều hình thức như chia sẻ, trò chuyện, thực hành các bài tập về tâm lý phù hợp với lứa tuổi… Đối với chứng trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên khi bước vào mùa thi, các em cần rất nhiều sự hỗ trợ để tháo gỡ những áp lực trong tiềm thức, động viên, tạo động lực để có tâm lý thoải mái, giữ được sự bình tĩnh, tự tin hơn khi bước vào kỳ thi.  

Tâm lý trị liệu là phương pháp được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn giúp con thoát khỏi trầm cảm trong mùa thi  
Tâm lý trị liệu là phương pháp được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn giúp con thoát khỏi trầm cảm trong mùa thi

Hiện nay Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị uy tín ứng dụng thành công phương pháp tâm lý trị liệu giúp những người mắc bệnh tâm lý giải quyết được lo âu, căng thẳng, áp lực và tìm được niềm vui, sự an yên trong cuộc sống. Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam quy tụ đội ngũ chuyên gia tâm lý, master coach tài năng, có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tâm lý. Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu và trị liệu giúp nhiều trường hợp là các bạn trẻ ở lứa tuổi vị thành niên mắc hội chứng trầm cảm do quá căng thẳng khi mùa thi đến, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam nhận thấy: Ở giai đoạn này các bạn rất nhạy cảm và có xu hướng hành động quá khích nếu không được hỗ trợ kịp thời và đúng phương pháp, do đó việc gặp gỡ các chuyên gia tâm lý nhằm cài đặt niềm tin tích cực, hoá giải những lo âu, áp lực trong tâm trí là lựa chọn tối ưu dành cho các sĩ tử và phụ huynh. 

Bạn đọc có nhu cầu trị liệu tâm lý có thể liên hệ trực tiếp trung tâm theo cách thức sau: 

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh

Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: https://tamlytrilieunhc.com/ 
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
  • Đặt lịch tham vấn: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen 

Cùng chuyên mục

điều trị trầm cảm ở trung tâm NHC

[Hỏi – đáp] Có nên điều trị trầm cảm ở Trung tâm Tâm lý NHC không?

“Gia đình tôi có 2 con gái, cháu lớn năm nay 16 tuổi đang học lớp 10 tại trường Trung học quận Đống Đa, Hà Nội, còn cháu bé mới...

Trầm cảm ẩn

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Trầm cảm ẩn là một trong các dạng trầm cảm không điển hình được che giấu với các biểu hiện đau nhức cơ thể, đau đầu, nhức mỏi chân tay,...

Chữa trầm cảm bằng thiền

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Chữa trầm cảm bằng thiền là giải pháp được rất nhiều chuyên gia khuyến khích vì thực sự mang đến những kết quả tuyệt vời lại cực kỳ tốt cho...

Bình luận (30)

  1. Nga Ruby says: Trả lời

    làm thế nào để biết mình có bị stress vì học tập không ạ, trước kia em trai em cũng học tốt, mà giờ càng ngày thấy nó học hành sa sút, bố mẹ thì cứ ép học hoài, đặt hết hy vọng lên em ấy, dạo này học hành không tập trung, toàn bị bố mẹ đánh mắng thôi

    1. Nguyễn Huyền says: Trả lời

      trên mạng hình như có bài test đó bạn

    2. Hạnh Xuxu says: Trả lời

      bạn nói chuyện với em thử xem, em đang suy nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hoặc inbox bên NHC kia xem, họ có tư vấn từ xa được không

    3. Nguyên Đỗ says: Trả lời

      không biết cứ bắt con phải học nhiều lằm gì, đù hết người, có mấy ông bà mọt sách lên làm sếp đâu

  2. Đặng Hùng says: Trả lời

    đọc bài viết này mà nhớ lại bao kỷ niệm ngày xưa, bố tôi thuộc typ người sĩ diện nên muốn con học giỏi để đi đâu còn khoe, chị tôi suốt ngày bị bố mẹ ép học, bảo là phải đậu đại học y này nọ, mà đại học y điểm cao ngất trời ra, chị tôi thi còn thiếu tận 3 điểm lận mới đậu, lúc biết điểm, bố tôi mắng chửi chị thậm tệ, nào là tao cho mày ăn sung mặc sướng, học ông này bà kia làm gì… sau đấy mấy ngày, chị tôi uống thuốc ngủ tự tử, may mà gia đình tôi biết, đưa chị tôi đi cấp cứu kịp thời, không thì…

    1. Diệu Tâm says: Trả lời

      may mà gia đình bạn phát hiện kịp thời đấy

    2. Quy Do says: Trả lời

      bố mẹ tôi lúc nào cũng mang tiền ra bàn bạc với tôi, đây tiền đây, con muốn mua gì mẹ đều chiều con hết, nhưng con phải học thật giỏi, phải làm bố mẹ nở mày, nở mặt đấy

  3. Thanh Hải says: Trả lời

    bình thường cháu học hành không tồi nhưng bố mẹ tạo áp lực quá nên cứ vào phòng thi là run, nghĩ tới những mắng chửi của ba mẹ lúc học ko được điểm cao là sợ, rồi thi trượt, làm sao để cháu vượt qua được áp lực này

    1. Nguyễn Hữu Vĩnh says: Trả lời

      cháu thử tìm hiểu tâm lý trị liệu xem, trước cháu tôi cũng bị trầm cảm vì ba mẹ ép học nhiều quá, sau một thời gian trị liệu tâm lý thấy học hành tập trung hơn hẳn, đi thi cũng tự tin hơn nên kết quả cũng tốt hơn

  4. Vũ Thúy Nga says: Trả lời

    tôi có con gái 15 tuổi, thời gian gần đấy thấy cháu học hành không tập trung, thường xuyên ở trong phòng một mình, không giao lưu với bạn bè gì, tôi cảm thấy rất khó hiểu cháu, 2 mẹ con chỉ nói chuyện với nhau được tí là quay ra mắng chửi nhau, hôm trước tối thấy cháu có những vết xước trên bắp tay, tôi có hỏi làm sao nhưng cháu chỉ bảo bị ngã

    1. Nguyễn Quang Huy says: Trả lời

      tầm tuổi này con đang tuổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi nhiều, mình nên hiểu con hơn để đồng hành với con bạn ạ

    2. Bui Manh Khoi says: Trả lời

      bạn nên quan tâm đến con nhiều hơn, giờ trẻ vị thành niên bị trầm cảm nhiều lắm, theo như lời bạn kể, con bạn cũng có 1 số dấu hiệu giống với trầm cảm đấy, nên cho con đi khám hoặc đến các chuyên gia tâm lý xem sao chứ

    3. Hoang Trang says: Trả lời

      con tôi trước cũng bị trầm cảm, cũng giống hệt con chị, hay ở trong phòng, hay cáu gắt, đập đồ, ko giao lưu với người ngoài, có lần còn rạch tay định tự tử nữa, sau lần đó tôi phải đưa cháu đi trị liệu tâm lý ở NHC mới ổn, tôi cũng được chuyên gia chia sẻ nên mới hiểu nhiều về con hơn, chứ trước kia 2 mẹ con ko nói chuyện được với nhau

  5. Quỳnh Tây says: Trả lời

    trầm cảm uống thuốc nào thì tốt, nhà tôi có cháu 16 tuổi bị trầm cảm, uống thuốc gần 6 tháng rồi không thấy đỡ hơn

    1. Dung Nguyen says: Trả lời

      uống thuốc thì phải hỏi bác sĩ bạn à, ko nên hỏi bừa rồi mua, thuốc này không dùng bừa bãi được, với trầm cảm trị liệu tâm lý mới khỏi hẳn chứ uống thuốc chỉ đỡ phần nào vè mặt triệu chứng thôi, bệnh tâm lý có phải bệnh thân thể đâu

  6. Thuy Ha Tran says: Trả lời

    có ai đưa con đi trị liệu tâm lý ở NHC chưa ạ, thấy ổn không, con tôi bị trầm cảm do bị bắt nạt ở trường, uống thuốc nhưng cháu bảo người mệt quá

    1. Phạm Công Nghị says: Trả lời

      tôi là người lớn uống thuốc còn thấy mệt, ngày thì ngủ li bì, đêm thì mất ngủ, người chả có chút sức lực nào, cảm thấy mệt hơn cả không uống thuốc

    2. Hoàng Long Nguyễn says: Trả lời

      con tôi đang trị liệu ở NHC, mới được 5 buổi nhưng tôi thấy cháu ổn hơn nhiều rồi, từ đợt trị liệu buổi thứ 3, cháu đã đi học trở lại rồi, đợt này thấy học hành có vẻ tập trung hơn, học ít nhưng chất lượng hơn, ko mất tập trung như trước nữa

    3. Hoa Gucci says: Trả lời

      tôi có con 19 tuổi cũng đang trị liệu ở NHC, tôi thấy ổn, các chuyên gia nhiệt tình, tận tâm, đợt này cháu bắt đầu ổn hơn nhiều rồi, không kêu đau đầu như trước kia nữa, người cũng vui vẻ, tươi tỉnh hơn, trước kai tôi cũng tạo áp lực cho cháu nheiefu quá

    4. Nguyễn Long says: Trả lời

      trẻ con tốt nhất đi đi trị liệu tâm lý, chứ uống thuốc cũng dai dẳng mà mệt lắm

  7. Đặng Ngọc Lâm says: Trả lời

    trị liệu tâm lý có đắt không ạ, tầm bao tiền 1 buổi ạ? cháu cũng mệt mỏi việc học hành quá

    1. Pham Tuan says: Trả lời

      cái này còn phụ thuộc vào tình trạng tâm lý của cháu nữa, cháu nên chia sẻ với gia đình để ba mẹ biết nhé

    2. Đan Bui says: Trả lời

      Bạn đặt lịch tham vấn, xong các chuyên gia sẽ tư vấn rõ về chi phí và lộ trình trị liệu, trước em trai mình cũng từng trị liệu rồi ở NHC rồi

  8. Đại Bạch Dương says: Trả lời

    các phụ huynh có thể tham khảo bài viết về trầm cảm vị thành niên này http://suckhoevatreem.vn/tram-cam-tuoi-vi-thanh-nien-va-giai-phap-vang-de-cha-me-ket-noi-voi-con-d391191/ mình thấy nội dung bài viết rất đầy đủ và cụ thể

    1. Trần Quang Vinh says: Trả lời

      đúng là từ ngày con lên cấp 2, mình ko quan tâm đến con nữa, nên giờ rất khó nói chuyện với con

  9. Hào Say says: Trả lời

    tôi ghét thằng hàng xóm, lúc nào cũng bị bố mẹ đem ra so sánh với nó, mà những việc mình làm tốt thì chả bao giờ được ghi nhận

  10. Nguyễn Đức says: Trả lời

    Hàng ngày, ti vi, báo đài nói đầy ra mà bố mẹ vẫn cứ ép các con học thôi. Hết học thêm lại học đêm. Bà hàng xóm suốt ngày chửi “cùng ăn cơm sao nó khôn mà mày ngu thế”. Nghe ngứa tai mà ko sang cãi lại hộ thằng con được

    1. Nguyễn Việt An says: Trả lời

      haha chuẩn quá, ám ảnh văn hóa so sánh của các mẹ

  11. Tuyên Mai says: Trả lời

    Em thấy phương pháp này lạ quá, ko hiểu sao không dùng thuốc mà khỏi được

    1. Hòa Dương Văn says: Trả lời

      Trầm cảm hay stress là bệnh tâm lý em ạ, không phải bệnh thân thể, bạn muốn biết rõ hơn có thể gọi điện hotline này 096 589 8008. Trước nhà mình cũng gọi hỏi, họ tư vấn kỹ lắm

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn