Viêm mũi dị ứng có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Nguy hiểm không?

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng và cách thực hiện đúng nhất

Viêm mũi dị ứng quanh năm và cách chữa không tái phát

Mẹ bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị ngứa mũi và hắt hơi: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị dứt điểm

6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cực hay giúp nhanh khỏi bệnh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Biểu hiện và cách điều trị an toàn

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến. Các triệu chứng của bệnh lý tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng tác động trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Bởi các biểu hiện đặc trưng như nhức đầu, hắt hơi, chảy dịch mũi màu vàng xanh, hơi thở hôi tanh, mất khứu giác,…

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến

Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một trường hợp của bệnh viêm mũi dị ứng, các triệu chứng bệnh lý thường có xu hướng khởi phát ở những đối tượng mẫn cảm với các tác nhân như độ ẩm, thay đổi thời tiết đột ngột, nhiệt độ,…Sau khi bị các yếu tố tác động người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như hắt hơi, sưng tấy mũi, khó thở, viêm nhiễm,…

Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi, đối tượng nào nhưng thường tập trung ở phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em, người có cơ địa nhạy cảm với thời tiết. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết thường bùng phát theo mùa, đặc biệt là thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài ra, bệnh lý còn bị tác động bởi phấn hoa bay trong không khí và nấm mốc,…

Khi bị dị nguyên tấn công, lúc này cơ thể sẽ có xu hướng tạo ra các kháng thể chống lại nguyên nhân gây bệnh. Khi đó, hoạt chất histamin cũng được phóng thích, đây là nguyên nhân gây khởi phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết

Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm mũi dị ứng thời tiết có thể khởi phát bởi các yếu tố sau:

Yếu tố thời tiết: Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, áp suất sẽ thay đổi đột ngột. Hiện tượng này có thể gây khởi phát các biểu hiện viêm mũi dị ứng thời tiết.

Yếu tố cơ địa: Viêm mũi dị ứng thời tiết thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng, có hệ miễn dịch suy giảm. Do đó khi bị dị nguyên tấn công, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể phản ứng lại với tác nhân gây bệnh từ đó sinh ra các triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi,…

Mục đích để loại bỏ các dị nguyên lạ ra khỏi niêm mạc mũi. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng thời tiết có khả năng di truyền, khi ba mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ con cái gặp phải bệnh lý này sẽ cao hơn người bình thường.

Dị nguyên trong không khí: Nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… lẫn trong không khí cũng là một trong các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết.

Cơ thể nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài: Một số trường hợp có tình trạng sức khỏe bình thường nhưng khi tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột như ngồi trước quạt hay máy điều hòa sẽ gây hắt hơi, sổ mũi ngay lập tức.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết
Nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… lẫn trong không khí cũng là một trong các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết

Các yếu tố khác: Bên cạnh các tác nhân trên, bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết có thể dễ khởi phát và tiến triển nặng hơn do một số bệnh lý như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, tổ đỉa, nổi mề đay mãn tính, hen suyễn, chàm.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng thời tiết

Các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường giống với bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, nên rất nhiều người bệnh nhầm lẫn và hệ quả là áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc không đúng cách khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn, kéo dài thời gian chữa trị.

Dưới đây là các biểu hiện viêm mũi dị ứng thời tiết giúp người bệnh có thể nhận biết chính xác bệnh lý:

  • Khi cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi đột ngột của thời tiết và yếu tố môi trường, lúc này niêm mạc mũi sẽ bị kích thích và hình thành những cơn ngứa mũi kéo dài dai dẳng gây khó chịu.
  • Hắt hơi là một trong những biểu hiện điển hình khi bị viêm mũi dị ứng thời tiết. Đây được xem là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các tác nhân vừa xâm nhập.
  • Chảy nước mũi có dịch loãng, nhầy và có thể bị nhầm lẫn với bệnh sổ mũi thông thường.
  • Đau đầu, nghẹt mũi, ngứa đau họng, ho khan có thể kèm theo sốt nhẹ, khứu giác bị giảm.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt, hốc mắt bị đau nhức.
  • Viêm mũi dị ứng thời tiết còn gây giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đi kèm với hen suyễn,…

Viêm mũi dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng thời tiết khởi phát bởi nguyên nhân chính là sự thay đổi thời tiết. Đây là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lý nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách có thể chuyển biến thành các biến chứng mãn tính nguy hiểm như:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm xoang
  • Hen suyễn
  • Viêm kết mạc mắt
  • Viêm họng
  • Polyp mũi

Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm mũi dị ứng thời tiết thường khởi phát ở những người có cơ địa dị ứng và do yếu tố di truyền do đó việc điều trị dứt điểm sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc và phòng ngừa đúng cách sẽ kiểm soát tốt hơn, hạn chế bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của viêm mũi dị ứng thời tiết, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp.

Các phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng thời tiết

Khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán nhằm xác định chính xác bệnh có phải viêm mũi dị ứng thời tiết hay không, nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Các phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng thời tiết
Khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán nhằm xác định chính xác bệnh có phải viêm mũi dị ứng thời tiết hay không

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng quan sát các biểu hiện bệnh lý, hỏi về tiền sử bệnh lý người thân trong gia đình và bệnh nhân để xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh, đồng thời xác định các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết khởi phát thành từng đợt hay quanh năm.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thiện hiện một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng như:

Kỹ thuật xét nghiệm da: Bác sĩ sẽ dùng dị nguyên thử nghiệm trên một góc nhỏ của da và kiểm tra phản ứng của da sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

Xét nghiệm máu: Kỹ thuật xét nghiệm máu được thực hiện nhằm đánh giá chính xác mức độ dị ứng ảnh hưởng đến cơ thể, từ đó có các phương pháp điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện xét nghiệm hình ảnh khi các triệu chứng bệnh lý có xu hướng ảnh hưởng đến hốc mắt, tai giữa, khoan xoang.

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán, xác định được nguyên nhân cũng như mức độ bệnh lý. Dựa vào kết quả và đối tượng, độ tuổi mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. 

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Thông thường, để kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết nhanh chóng và hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc Tây chứa các hoạt chất ức chế các tác nhân gây bệnh, thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt mũi, thuốc uống,…

Các loại thuốc chứa Decongestants

Nhóm thuốc này có tác dụng giúp thông mũi, giảm áp lực lên những vùng xung quanh mũi như họng, tai, xoang,…Các loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định trong thời gian ngắn trong vòng 3 ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn phát sinh. Thuốc không dùng cho những trường hợp mắc bệnh vấn đề về tim mạch, tiết niệu, huyết áp, đột quỵ.

Một số thuốc chứa Decongestants thường được bác sĩ chuyên khoa sử dụng như Phenylephrine, Pseudoephedrine. Lưu ý tránh tự ý sử dụng thuốc, cần tuân thủ liều dùng, thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi

Nhóm thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi nhanh chóng. Các loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi có chứa thành phần corticoid, đây là chất tăng cường miễn dịch và chống viêm hiệu quả.

Thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị trong thời gian ngắn giúp kiểm soát các triệu chứng, hỗ trợ quá trình chữa trị viêm mũi dị ứng thời tiết đạt được kết quả tốt hơn.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Thông thường, để kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết nhanh chóng và hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc Tây chứa các hoạt chất ức chế các tác nhân gây bệnh

Tuy nhiên, người bệnh lưu ý tránh sử dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi chứa corticoid vì có thể gây kích ứng niêm mạc họng, mũi và phát sinh một số tác dụng phụ khác.

Nhóm thuốc kháng histamin

Các loại thuốc kháng histamin có khả năng kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết như đau nhức mũi, hắt hơi, sổ mũi hiệu quả.

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, tránh tự ý ngưng điều trị, thêm bớt liều thuốc, lạm dụng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần gây phát sinh các biến chứng mãn tính.

  • Diphenhydramine
  • Fexofenadine
  • Desloratadine

Đặt thuốc ngậm ở dưới lưỡi

Biện pháp này chỉ được bác sĩ áp dụng đối với các trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết ở mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một lượng thuốc thích hợp đặt dưới lưỡi giúp kiểm soát các triệu chứng dị ứng hiệu quả.

Trong thời gian sử dụng thuốc ngậm có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, đau rát họng, ngứa miệng, đau, sưng lưỡi,…

Thuốc tiêm chống dị ứng

Tương tự với thuốc đặt dưới lưỡi, thuốc tiêm chống dị ứng được chỉnh định khi các loại thuốc điều trị không đáp ứng. Thuốc tiêm dị ứng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, do đó người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi áp dụng điều trị.

Áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà

Bên cạnh điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết bằng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp tận dụng các thảo dược tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, tăng hiệu quả điều trị.

Đặc tính của các mẹo dân gian là lành tính, an toàn, hạn chế các tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, việc áp dụng các bài thuốc chữa dân gian vào điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết còn hạn chế được tình trạng lạm dụng thuốc Tây.

Áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà
Hoạt chất Allicin có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, nguyên liệu này thường được tận dụng trong chữa trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Dưới đây là một số mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết được áp dụng phổ biến:

Dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng thời tiết:

Hoạt chất Allicin có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, nguyên liệu này thường được tận dụng trong chữa trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…giúp sát khuẩn, giảm viêm hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 tép tỏi và 1 ít mật ong nguyên chất
  • Tỏi tách vỏ đập dập và pha với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:2
  • Sau khi vệ sinh vùng mũi, bạn dùng tăm bông thấm dung dịch tỏi mật ong vào niêm mạc mũi
  • Áp dụng thực hiện mỗi ngày 3 lần giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả

Lưu ý: Tránh sử dụng nhiều tỏi vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi

Sử dụng gừng tươi:

Theo ghi nhận của YHCT gừng có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng sát khuẩn hiệu quả, làm nóng đường thở, hỗ trợ lưu thông máu, giúp cải thiện các biểu hiện viêm mũi dị ứng thời tiết.

Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi, mang đi rửa sạch, gọt sạch vỏ sau đó thái thành lát mỏng và nhai chậm để những hoạt chất trong vị thuốc này thông lên mũi, thấm vào niêm mạc.

Gừng sẽ kháng lại histamin, từ đó làm giảm cơn hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi nhanh chóng, mẹo chữa này không gây không miệng hay phát sinh các tác dụng phụ trong quá trình thực hiện.

Ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng thời tiết:

Ngải cứu là vị thuốc có nhiều công dụng và được dùng trong điều trị các bệnh lý, trong đó có viêm mũi dị ứng do thời tiết gây ra. Người dân thường sử dụng lá ngải cứu xông mũi giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30 gam lá ngải cứu
  • Mang lá rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất rồi rửa lại lần nữa với nước sạch
  • Phơi lá ngải cứu trong bóng râm đến khi vừa héo
  • Kế đến bạn vò lá cho mềm và cuộn thành hình điếu như thuốc lá
  • Đốt ngải cứu để ngửi, có thể kết hợp hơ ở giữa đỉnh đầu giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khó thở, thông mũi, dị ứng,…
  • Mỗi lần xông đốt từ 2 – 3 điếu 
  • Áp dụng thực hiện liên tục trong vòng 15 ngày thì ngưng lại

Áp dụng các mẹo chữa dân gian thường có tính an toàn, lành tính và hạn chế được các tác dụng phụ nếu thực hiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, hiệu quả từ các bài thuốc chữa chỉ có tính chất hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh lý.

Phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và tùy thuộc vào cơ địa mỗi người sẽ phát huy tác dụng khác nhau. Bên cạnh đó, thời gian phát huy hiệu quả điều trị của các mẹo chữa dân gian sẽ chậm hơn so với thuốc Tây, do đó người bệnh cần kiên trì thực hiện.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả

Viêm mũi dị ứng thời tiết có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần nếu gặp phải điều kiện thuận lợi. Do đó, việc thực hiện cách biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát là điều cần thiết.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả
Viêm mũi dị ứng thời tiết khởi phát khi thời tiết thay đổi đột ngột, do đó người bệnh cần giữ ấm cơ thể, hạn chế di chuyển khi trời lạnh, giai đoạn chuyển mùa

Trường hợp chủ quan, không điều trị hoặc điều trị và chăm sóc không đúng cách có thể khiến bệnh trở thành mãn tính và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng do thời tiết gây ra được áp dụng phổ biến:

  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây kích thích dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, bụi bẩn,…
  • Chú ý giữ ấm đường thở, không để niêm mạc mũi bị khô, tránh ngồi trước máy quạt hay điều hòa quá lâu.
  • Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn thường xuyên, đồng thời bỏ thói quen đưa tay lên mũi nhằm tránh làm niêm mạc mũi bị tổn thương và hạn chế đưa vi khuẩn vào mũi
  • Viêm mũi dị ứng thời tiết khởi phát khi thời tiết thay đổi đột ngột, do đó người bệnh cần giữ ấm cơ thể, hạn chế di chuyển khi trời lạnh, giai đoạn chuyển mùa.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ các bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn trong không khí, hạn chế bệnh tái phát.
  • Luôn che chắn, mang khẩu trang khi ra đường hay đến những nơi đông người để tránh các nhân gây kích ứng xâm nhập cũng như các bệnh lý lây nhiễm đường hô hấp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đồng thời cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Bổ sung nhiều nước lọc mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ bù nước, làm ẩm lớp niêm mạc mũi, các dịch nhầy ở mũi cũng sẽ loãng dần, từ đó cải thiện chứng nghẹt mũi, khó thở.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh lý về đường hô hấp không đe dọa tính mạng của người bệnh. Nhưng các triệu chứng của bệnh lý có xu hướng tái phát nhiều lần, nếu không chữa trị và chăm sóc, phòng ngừa đúng cách sẽ tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng mãn tính. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Cùng chuyên mục

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp, tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó lại có tính chất dễ tái phát...

12 cách trị viêm mũi dị ứng dân gian tại nhà an toàn hiệu quả

12+ cách trị viêm mũi dị ứng dân gian tại nhà an toàn hiệu quả

Các loại thảo dược tự nhiên như hoa ngũ sắc, cây tầm ma, lá ngải cứu, tỏi, hoa ngũ sắc,...có tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng viêm...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối và cách thực hiện đúng nhất

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp người dùng cải thiện nhanh tình trạng bệnh và sớm khôi phục lại...

Viêm mũi dị ứng quanh năm và cách chữa không tái phát

Viêm mũi dị ứng quanh năm khiến người bệnh thường xuyên hắt hơi sổ mũi, thậm chí có thể gây ra nghẹt mũi mãn tính hay viêm xoang mãn tính...

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng và cách thực hiện đúng nhất

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng thường được dân gian sử dụng để điều trị bệnh khi mới khởi phát, các biểu hiện còn đơn giản và chưa chuyển...

Viêm mũi dị ứng có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý về hô hấp thường gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em do hệ miễn dịch còn yếu kém. Bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn