Viêm mũi dị ứng có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Nguy hiểm không?

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng và cách thực hiện đúng nhất

Viêm mũi dị ứng quanh năm và cách chữa không tái phát

Mẹ bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị dứt điểm

6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cực hay giúp nhanh khỏi bệnh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Biểu hiện và cách điều trị an toàn

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Bị ngứa mũi và hắt hơi: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị dứt điểm

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Trường hợp để bệnh kéo dài, phát triển thành mãn tính sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng khi không có sự can thiệp kịp thời từ y khoa.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng các tế bào niêm mạc ở vùng mũi bị tổn thương, gây ra hiện tượng sưng đỏ và viêm đau ở bộ phận này. Khi khởi phát, người bệnh thường có biểu hiện chảy nước mũi, đau đầu mệt mỏi, hắt hơi,… khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái khó chịu, mất năng lượng.

Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng các tế bào niêm mạc ở vùng mũi bị tổn thương, gây ra hiện tượng sưng đỏ và viêm đau ở bộ phận này

Viêm mũi dị ứng được chia làm 2 dạng chính:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Chỉ xảy ra ở một số thời điểm trong năm do cơ thể mẫn cảm với các tác nhân gây hại theo mùa như một số loại cây cỏ mọc theo mùa, phấn hoa gây kích ứng, không khí lạnh,… Các triệu chứng của bệnh thường sẽ tự khỏi sau khi các tác nhân này biến mất.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Có thể xuất hiện ở bất cứ thời gian nào trong năm do cơ thể dị ứng với các dị nguyên bên ngoài môi trường như: bụi bẩn, lông vật nuôi, phấn hoa, khói thuốc lá,… Các triệu chứng của bệnh sẽ được đẩy lùi nếu như người bị viêm mũi dị ứng có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách.

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp nhất. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tập trung nhiều nhất là ở người trưởng thành từ 21 – 45 tuổi. Trẻ em và người cao tuổi vẫn có khả năng mắc phải viêm mũi dị ứng nhưng với tỉ lệ thấp hơn.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng rất đa dạng, chủ yếu đến từ yếu tố di truyền, thời tiết, môi trường, hệ miễn dịch bị suy yếu, dị ứng với các dị nguyên, tác dụng phụ của thuốc hoặc đang mắc một số bệnh lý khác. Cụ thể:

Yếu tố di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm mũi dị ứng. Theo thống kê, những người có ông bà, bố mẹ hoặc anh chị đã và đang bị viêm mũi dị ứng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn hơn bình thường.

Yếu tố thời tiết: Sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, từ mưa sang nắng hoặc ngược lại khiến cơ thể người bệnh không kịp điều hòa thân nhiệt để thích nghi với những biến đổi của thời tiết. Dẫn đến vùng khoang mũi và niêm mạc bên trong bị kích ứng, sưng viêm, gây ra viêm mũi dị ứng.

Yếu tố môi trường: Môi trường bị ô nhiễm, nhiều hóa chất, bụi bẩn,… tác động lớn đến hệ hô hấp của con người, khiến cho nơi ấy bị tổn thương và hình thành viêm mũi dị ứng.

Tiếp xúc với các dị nguyên: Người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với các dị nguyên như: lông vật nuôi (mèo, chó, gia cầm), bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, sợi vải, sợi bông, khói bếp, hơi của hóa chất,… sẽ rất dễ bị viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng
Phấn hoa là một trong những dị nguyên có thể khiến con người bị viêm mũi dị ứng khi tiếp xúc

Hệ miễn dịch bị suy yếu: Hệ miễn dịch suy yếu làm cho hàng rào phòng vệ của cơ thể bị lung lay, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào trong người và gây ra các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh (penicilline, vaccine, aspirine), thuốc gây tê, thuốc gây mê,… thường đi kèm với các tác dụng phụ như: viêm mũi dị ứng, cơ thể mệt mỏi khó chịu, ăn không ngon,…

Nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố trên thì người bị viêm mũi dị ứng còn có thể do dị tật bẩm sinh (hẹp vách ngăn, biến dạng cấu trúc, có polyp,…), dị ứng thức ăn (hải sản, sữa,…) hoặc đang mắc một số bệnh lý khác (viêm xoang, nhiễm trùng răng hàm trên, viêm amidan,…).

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh thường có các triệu chứng sau:

  • Sổ mũi, hắt xì liên tục, mũi bị nghẹt và chảy nước trong hoặc vàng đục (nếu bị bội nhiễm)
  • Ngứa ngáy ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, tập trung chủ yếu ở mũi, mắt, cổ họng và da
  • Ho nhiều, ngứa họng, nóng rát vùng hầu họng, lâu ngày dẫn đến viêm phế quản, viêm họng
  • Loạn khứu giác và điếc mũi, từ đó mất hoặc giảm khả năng nhận biết và phân biệt mùi hương
  • Sưng mắt, chảy nước mắt không rõ nguyên nhân, xuất hiện quầng thâm phía dưới bọng mắt
  • Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ù tai, đầy tai, mệt mỏi và có dấu hiệu suy giảm trí nhớ
  • Phát ban, nổi mụn nước, xuất hiện tình trạng khô và ngứa ở nhiều vùng da trên cơ thể
  • Niêm mạc mũi bị nhợt nhạt, phần cuống mũi thì sưng phù và có nhiều đốm nhỏ màu tím
Viêm mũi dị ứng
Người bị viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng như: ngứa mũi, hắt xì liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi,…

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên khi mắc phải, người bệnh sẽ luôn có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy vùng mũi, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc. Trong một vài trường hợp viêm mũi dị ứng có thể kéo dài, phát triển thành mãn tính và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Từ đó tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong nếu không có sự can thiệp đúng lúc từ y khoa.

Một số biến chứng thường gặp khi bị viêm mũi dị ứng là:

  • Viêm xoang
  • Viêm họng
  • Viêm thanh quản
  • Hen suyễn
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Giảm thị lực
  • Xước giác mạc
  • Viêm kết mạc
  • Viêm tai giữa

Cách điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng

Dùng thuốc tây, thuốc Nam hay thuốc Đông y là những cách có thể điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng. Người bệnh chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và thầy thuốc thì sẽ đẩy lùi được các triệu chứng như: ngứa ngáy vùng mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt xì,…

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây

Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp nhất. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàn và làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh. Sau đó tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà quyết định cho điều trị bằng thuốc tây hoặc phẫu thuật.

Viêm mũi dị ứng
Người bị viêm mũi dị ứng thường được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh bằng một số loại thuốc tây

Một số loại thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định dùng là:

  • Thuốc kháng Histamine: Là một trong những loại thuốc được kê đơn nhiều nhất để chữa viêm mũi dị ứng, gồm dạng xịt và uống. Khi dung nạp vào cơ thể, loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát tốt việc sản sinh các Histamine, từ đó giúp tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid có rất thường được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng. Nếu được bổ sung vào trong người đúng cách sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh.
  • Dung dịch xịt chống nghẹt mũi: Đây là loại thuốc có tác dụng rất tốt trong việc giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng liên tiếp quá 3 ngày vì sẽ dễ gặp các tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Thuốc tiêm chống dị ứng: Thường được sử dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng nặng, các loại thuốc trên không còn đáp ứng được. Theo đó, người bệnh sẽ được bác sĩ tiêm thuốc chống dị ứng đến khi kiểm soát được các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam thường được áp dụng trong trường hợp bệnh mới khởi phát, các biểu hiện còn nhẹ và chưa chuyển sang biến chứng nguy hiểm. Đây là phương pháp dân gian nên hiệu quả chữa trị thường rất chậm, đòi hỏi người bệnh phải thực hiện kiên trì và liên tục mới đạt kết quả cao.

Viêm mũi dị ứng
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam thường được áp dụng trong trường hợp bệnh mới khởi phát, các biểu hiện còn nhẹ và chưa chuyển sang biến chứng nguy hiểm
  • Cây hoa ngũ sắc

Chuẩn bị: 100 gram cây hoa ngũ sắc tươi

Cách thực hiện: Cây hoa ngũ sắc tươi đem đi rửa sạch và ngâm trong nước muối 10 phút để sát khuẩn. Sau đó, vớt ra và cho vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Tiếp đến, vệ sinh sạch sẽ vùng mũi rồi dùng bông gòn thấm nước cốt cây hoa ngũ sắc và nhét vào vùng bị viêm mũi dị ứng. Sau khoảng 15 phút thì lấy bông gòn ra và hỉ sạch mũi để loại bỏ dị vật còn xót lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

  • Cây bèo cái

Chuẩn bị: Cây bèo cái tươi và mật ong

Cách thực hiện: Cắt bỏ phần rễ cây bèo cái tươi rồi cho vào ngâm trong nước muối một lúc thì vớt ra. Sau đó, đem tất cả đi phơi hoặc sấy khô rồi cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy 10 – 15 gram đun trong nước nóng rồi thêm một chút mật ong vào, khuấy đều lên và thưởng thức. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày đến khi bệnh viêm mũi dị ứng hết thì ngưng.

  • Lá ngải cứu

Chuẩn bị: 100 gram lá ngải cứu tươi

Cách thực hiện: Lá ngải cứu tươi mang đi rửa sạch với nước muối rồi đem ra nơi có gió nhẹ để phơi cho héo bớt. Sau 8 tiếng thì thu lá ngải cứu vào và cho vô cối giã tơi ra. Tiếp đến dùng giấy cuốn lá ngải cứu lại rồi đốt nó, đem hơ lên các huyệt trên đỉnh đầu sẽ trị viêm mũi dị ứng rất hiệu quả.

  • Dây mướp và vỏ bí đao

Chuẩn bị: Dây mướp và vỏ bí đao tươi (mỗi loại 50 gram)

Cách thực hiện: Dây mướp và vỏ bí đao tươi đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Đun sôi hỗn hợp đến khi hoạt chất ra hết và nước sắc lại thì tắt bếp. Lọc lấy nước cốt để uống trong ngày, nên sử dụng khi còn ấm để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất.

  • Gừng tươi và hành tím

Chuẩn bị: 50 gram gừng tươi, 50 gram hành tím và 2 thìa giấm ăn

Cách thực hiện: Gừng tươi và hành tím sau khi rửa sạch thì cho vào cối giã nát. Sau đó thêm giấm ăn vào, dùng muỗng trộn đều hỗn hợp để chúng hòa quyện với nhau. Tiếp đến, đem tất cả cho vào bát ro và tiến hành xông mũi. Nên hít thật sâu để hơi nước bốc lên có thể đi vào miệng và mũi, giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.

Lưu ý: Những bài thuốc Nam trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, liều lượng và cách dùng còn tùy thuộc nhiều vào thể trạng, sức khỏe và mức độ viêm mũi dị ứng của từng người. Để áp dụng chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y đang là phương pháp chữa bệnh được nhiều người áp dụng nhất. Sỡ dĩ như vậy là vì cách chữa này ít tác dụng phụ, có thể giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh và giảm thiểu tối đa khả năng viêm mũi dị ứng tái phát trở lại.

Viêm mũi dị ứng
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y đang là phương pháp chữa bệnh được nhiều người áp dụng nhất
  • Bài thuốc số 1

Nguyên liệu: 12 – 16 gram kim ngân hoa, 12 gram sài đất, 12 gram ké đầu ngựa, 10 – 12 gram rau diếp cá, 8 – 10 gram cúc tần, 8 – 10 gram kinh giới, 8 – 10 gram mã đề, 8 – 10 cam cam thảo nam, 8 – 10 gram lá dâu tằm, 6 – 8 gram bạc hà.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc nấu cùng 750ml nước lọc, chờ đến khi sắc lại còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Đợi nước thuốc nguội thì chia đều làm 2 lần uống trong ngày (dùng trước khi ăn).

  • Bài thuốc số 2

Nguyên liệu: 12 gram đẳng sâm, 12 gram rễ đinh lăng, 12 gram ý dĩ (sao), 12 gram ké đầu ngựa, 12 gram đậu ván (sao), 10 – 12 gram kinh giới, 8 – 10 gram mã đề, 8 – 10 gram bạch chỉ, 8 – 10 gram bạc hà, 6 gram ngũ vị tử.

Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu đi nấu sôi cùng với 750ml nước sạch, đợi đến khi nước thuốc cạn lại còn khoảng gần 1/2 thì ngưng nấu. Sau đó chia đều hỗn hợp thành 2 phần và uống trước khi ăn (dùng hết trong ngày để đạt hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất).

  • Bài thuốc số 3

Nguyên liệu: 12 gram bèo cái, 12 gram đậu ván, 12 gram đinh lăng, 12 gram ké đầu ngựa, 10 gram vỏ trái sầu riêng, 8 gram lá lốt, 8 gram kim ngân hoa, 8 gram cam thảo nam, 8 gram kinh giới.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc đi rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 750ml nước, đun sôi hỗn hợp đến khi dược liệu ra hết hoạt chất và sắc lại còn 200ml nước thì tắt bếp. Sau đó chia làm 2 buổi uống trong ngày, mỗi lần uống dùng 100ml nước thuốc.

Trên đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo. Nhưng khi muốn áp dụng tại nhà phải gặp lương y để thăm khám và được kê đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, nếu không sẽ dễ gặp các phản ứng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.

Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng khởi phát, người bệnh có thể thực hiện những cách sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây viêm mũi dị ứng như dị nguyên, hóa chất, không khí ô nhiễm,… Trong trường hợp thật sự cần thiết phải đeo khẩu trang và sử dụng đồ bảo hộ để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.
  • Luôn giữ nhiệt độ cơ thể trong trạng thái ổn định. Đặc biệt khi trời chuyển lạnh và nhiều gió phải mặc ấm để tránh luồng không khí lạnh xâm nhập vào bên trong gây viêm mũi dị ứng.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật.
  • Luôn giữ sạch sẽ vùng khoang miệng và mũi họng bằng cách dùng nước muối ấm để vệ sinh hằng ngày. Có thể kết hợp thêm tắm nước ấm để cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Bổ sung thêm cho cơ thể các thực phẩm nhiều dưỡng chất và vitamin như trái cây, rau củ, cá hồi, nước ép,….
  • Kiêng ăn những thực phẩm dễ gây viêm mũi dị ứng như: hải sản, thịt bò, thịt gà, thức ăn cay nóng, sữa, rượu bia, nước ngọt có gas, chất kích thích,…
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp không gian sống để làm sạch không khí và loại bỏ một số tác nhân gây kích ứng, dị ứng.
  • Dung nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để làm loãng dịch tiết, giảm bớt chất nhầy trong mũi. Từ đó tránh được tình trạng tắc nghẹt mũi, giảm nguy cơ bệnh khởi phát.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về bệnh viêm mũi dị ứng, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm. Hi vọng có thể giúp bạn đọc chủ động được trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân yêu!

Cùng chuyên mục

Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng hiệu quả từ 7 loại thảo dược

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng là cách được rất nhiều người bệnh áp dụng nhờ đem đến hiệu quả cao trong cách điều trị. Đường thở của người...

12 cách trị viêm mũi dị ứng dân gian tại nhà an toàn hiệu quả

12+ cách trị viêm mũi dị ứng dân gian tại nhà an toàn hiệu quả

Các loại thảo dược tự nhiên như hoa ngũ sắc, cây tầm ma, lá ngải cứu, tỏi, hoa ngũ sắc,...có tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng viêm...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối và cách thực hiện đúng nhất

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp người dùng cải thiện nhanh tình trạng bệnh và sớm khôi phục lại...

Viêm mũi dị ứng quanh năm và cách chữa không tái phát

Viêm mũi dị ứng quanh năm khiến người bệnh thường xuyên hắt hơi sổ mũi, thậm chí có thể gây ra nghẹt mũi mãn tính hay viêm xoang mãn tính...

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng và cách thực hiện đúng nhất

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng thường được dân gian sử dụng để điều trị bệnh khi mới khởi phát, các biểu hiện còn đơn giản và chưa chuyển...

Viêm mũi dị ứng có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý về hô hấp thường gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em do hệ miễn dịch còn yếu kém. Bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn