Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP), hội chứng Stevens Johnson (SJS), hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN). Tình trạng dị ứng Paracetamol nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời
Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài ra nghiêm trọng

Dị ứng Paracetamol là gì?

Paracetamol là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Thông thường thuốc được chỉ định để kiểm soát các cơn đau, hạ sốt có mức độ nhẹ và trung bình. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, viên nang, thuốc nước, bột, thuốc tiêm,…

Thuốc viên Paracetamol thuộc nhóm thuốc không kê đơn và phù hợp với nhiều đối tượng nên được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt (có cơ địa nhạy cảm hoặc bị dị ứng bất cứ thành phần nào của thuốc), khi thuốc được dung nạp vào cơ thể có thể gây ra các phản ứng dị ứng ngoài da. Điển hình như da bị đỏ, phát ban, phồng rộp,…

Thông thường các dị ứng do sử dụng thuốc Paracetamol tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, nhưng phản ứng này có thể nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không có các biện pháp kiểm soát kịp thời.

Vì vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc Paracetamol, lúc này bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây dị ứng Paracetamol

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi dung nạp thuốc Paracetamol qua đường uống hoặc tiêm, thuốc có thể sẽ biến đổi thành hợp chất lạ. Hầu hết các trường hợp này thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng, rối loạn hoặc suy giảm hệ miễn dịch, người có tiền sử hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Do đó, trong một số trường hợp, thay vì người bệnh nhận được các lợi ích từ thuốc Paracetamol mang lại thì hệ thống hệ miễn dịch lại nhầm lẫn các hoạt chất trong thuốc là tác gây hại cho cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ tăng cường hoạt động, tạo ra các kháng thể để chống lại dị nguyên, từ đó dẫn đến bùng phát các triệu chứng dị ứng.

Các biểu hiện dị ứng Paracetamol

Các triệu chứng dị ứng Paracetamol thường ở mức độ nghiêm trọng và các biểu hiện này được chia thành nhiều dạng khác nhau. Với trường hợp dị ứng thuốc nhẹ sẽ kèm theo các triệu chứng ngoài da, bao gồm:

Các biểu hiện dị ứng Paracetamol
Các triệu chứng dị ứng Paracetamol thường ở mức độ nghiêm trọng và các biểu hiện này được chia thành nhiều dạng khác nhau
  • Da bị đỏ
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Da có hiện tượng phồng rộp hoặc nóng rát
  • Bong tróc da

Trường hợp dị ứng Paracetamol nghiêm trọng có thể tác động và dẫn đến kích hoạt ADR trên da. Lúc này sẽ làm khởi phát các triệu chứng nặng nề trên da. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Dị ứng Paracetamol có thể gây ra các hội chứng nghiêm trọng như:

Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc(TEN)

Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) hay còn gọi là hội chứng Lyell. Các biểu hiện của hội chứng này có thể bùng phát nhanh chóng và tiến triển theo chiều hướng xấu khi bạn dùng Paracetamol và bị dị ứng.

Dưới đây là các biểu hiện của hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN):

  • Bề mặt da bị tổn thương đa dạng: Lúc này trên bề mặt da sẽ xuất hiện các tổn thương đặc trưng bởi hiện tượng da có màu hồng ban dạng sởi hoặc tinh hồng nhiệt, các mụn nước nổi trên bề mặt da bị tổn thương. Khỉ mới khởi phát, tổn thương chỉ tập trung tại một số vị trí trên cơ thể, sau đó chúng có xu hướng lan rộng khắp cơ thể.
  • Niêm mạc tiêu hóa bị tổn thương: Hội chứng Lyell có thể gây ra tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa. Điển hình như viêm loét dạ dày, đường ruột, loét họng, viêm miệng, trợt niêm mạc miệng.
  • Tổn thương niêm mạc mắt: Tổn thương niêm mạc mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc cũng có thể xuất hiện khi gặp phải hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN).
  • Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, đường tiết niệu: Hội chứng Lyell có thể gây tổn thương đường tiết niệu và đường sinh dục.
  • Các biểu hiện toàn thân: Ngoài các triệu chứng trên, hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) có thể gây viêm cầu thận, viêm gan, xuất huyết tiêu hóa, viêm phổi,…

Khi bị hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng nếu không được khắc phục kịp thời. Theo các chuyên gia, nguy cơ tử vong ở người mắc phải hội chứng này dao động từ 15 – 30%.

Các biểu hiện dị ứng Paracetamol
Bề mặt da sẽ xuất hiện các tổn thương đặc trưng bởi hiện tượng da có màu hồng ban dạng sởi hoặc tinh hồng nhiệt

Hội chứng Stevens – Johnson (SJS)

Hội chứng Stevens – Johnson (SJS) là biểu hiện dị ứng thuốc đặc trưng bởi tổn thương da nổi các bọng nước. Những bọc nước này thường sẽ tập trung ở các hốc tự nhiên như mắt, mũi, miệng, tai, hậu môn và bộ phận sinh dục. Bên cạnh dấu hiệu nổi mụn nước, Hội chứng Stevens – Johnson (SJS) còn có thể gây ra một số biểu hiện như:

  • Sốt cao
  • Viêm phổi
  • Rối loạn chức năng thận, gan

Hội chứng Stevens – Johnson (SJS) sẽ được bác sĩ chuyên khoa thực hiện chẩn đoán khi người bệnh có ít nhất hai hốc tự nhiên bị tổn thương.

Hội chứng ban mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)

Tình trạng dị ứng Paracetamol có thể gây khởi phát hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP). Hội chứng này đặc trưng bởi hiện tượng nổi các mụn mủ vô trùng trên vùng da tổn thương và có xu hướng lan rộng.

Khi mới khởi phát, các biểu hiện của hội chứng ban mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP) thường tập trung ở các khu vực da có nhiều nếp gấp như nách, bẹn.

Người bệnh nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời, tổn thương da sẽ phát triển nhanh chóng, lan rộng toàn thân và đi kèm với biểu hiện sốt. Ngoài ra, khi tiến hành làm xét nghiệm sẽ cho ra kết quả bạch cầu trung tính cao.

Các biện pháp xử lý dị ứng Paracetamol

Hiện tượng phản ứng dị ứng ADR trên da rất hiếm xảy ra, tuy nhiên chúng thường gây ra các triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng và tăng nguy cơ tử vong. Do đó, trước khi sử dụng thuốc Paracetamol, người bệnh cần xem kỹ các thành phần của thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Các biện pháp xử lý dị ứng Paracetamol
Khi có dấu hiệu dị ứng Paracetamol, nên nhanh chóng đến bệnh viện để được xử ký kịp thời

Lưu ý tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị nói chung và thuốc Paracetamol nói riêng vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh đó, trong thời gian sử dụng thuốc Paracetamol, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu gì bất thường, người bệnh nên ngưng dùng thuốc. Nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ theo dõi, tiến hành các xét nghiệm kiểm tra mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp nhất.

Song song việc áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp sau để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả, thúc đẩy quá trình điều trị tốt hơn.

Tránh các hoạt động bất lợi cho da

Để tránh các tổn thương da lan rộng và kiểm soát tình trạng dị ứng Paracetamol hiệu quả, người bệnh cần tránh các hoạt động gây ảnh hưởng đến cơ thể cũng như vùng da bị tổn thương. Hạn chế tối đa hành động cào gãi, chà xát mạnh lên khu vực da bị dị ứng vì có thể khiến da bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng và bội nhiễm.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Người bệnh cần thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh để cơ thể căng thẳng, lo âu, áp lực, mất tập trung trong thời gian dài.

Bởi khi căng thẳng thần kinh có thể làm khởi phát các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban,…Điều này sẽ khiến tình trạng dị ứng Paracetamol trở nên nghiêm trọng hơn.

Để giải tỏa áp lực, căng thẳng, bạn có thể áp dụng các biện pháp thư giãn như yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, trò chuyện với người thân,…Ngoài ra, người bệnh cần nâng cao sức khỏe, thể trạng bằng cách duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày.

Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể

Khi bị dị ứng, bao gồm dị ứng thuốc Paracetamol, bạn nên bổ sung nhiều nước lọc và các loại nước ép rau củ, trái cây giàu vitamin cần thiết cho cơ thể. Biện pháp này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố. Từ đó làm giảm các triệu chứng dị ứng thuốc và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Các biện pháp xử lý dị ứng Paracetamol
Khi bị dị ứng, bao gồm dị ứng thuốc Paracetamol, bạn nên bổ sung nhiều nước lọc và các loại nước ép rau củ, trái cây giàu vitamin

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng Paracetamol tốt hơn, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả và. Trong thời gian điều trị bệnh, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất tự nhiên và vitamin như các loại rau củ, trái cây, thịt, cá  vào thực đơn hàng ngày.

Sử dụng các loại thuốc thay thế khác

Trường hợp bị dị ứng với thuốc Paracetamol, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác để thay thế, cụ thể như các loại thuốc: Aspirin, Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen có thể thay thế tác dụng điều trị của thuốc Paracetamol.

Trường hợp bạn tiếp tục dùng Paracetamol mặc dù đã có tiền sử dị ứng, thì các phản ứng dị ứng lần sau sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn, khả năng đe dọa đến tính mạng cũng sẽ tăng cao.

Phòng ngừa dị ứng Paracetamol hiệu quả

Bên cạnh điều trị dị ứng Paracetamol, bạn cũng nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Tránh tự ý mua thuốc Paracetamol hoặc các loại thuốc có thành phần Paracetamol về tự điều trị. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, điều này sẽ hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không dùng thuốc Paracetamol liên tục trong 10 ngày đối với trường hợp bệnh là người lớn, không dùng thuốc quá 5 ngày đối với người bệnh là trẻ em. Ngoài ra, người bệnh tránh sử dụng thuốc Paracetamol quá 5 liều trong 24 giờ.
  • Trường hợp người bệnh có thói quen sử dụng rượu bia không, chất kích thích thì không nên sử dụng thuốc Paracetamol. Bởi vì khi dùng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ tăng độc tính ở gan.
  • Chống chỉ định thuốc Paracetamol với người bệnh sốt trên 39.5 độ, sốt kéo dài hơn 3 ngày, sốt tái phát.
  • Tránh nghiền nát, nhai hoặc hòa viên nén Paracetamol trong chất lỏng trước khi uống.
  • Thuốc Paracetamol không được khuyến cáo dùng cho các đối tượng có tiền sử mắc các bệnh thiếu máu, bệnh gan, tim, thận, thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Phòng ngừa dị ứng Paracetamol hiệu quả
Tránh tự ý mua thuốc Paracetamol hoặc các loại thuốc có thành phần Paracetamol về tự điều trị
  • Trước khi sử dụng thuốc Paracetamol, bạn cần tiến hành kiểm tra tiền sử dị ứng thuốc. Và trong quá trình dùng thuốc nên lưu ý cách dùng và liều dùng phù hợp với độ tuổi và mức độ bệnh lý.
  • Nên lưu ý  độc tính của thuốc Paracetamol trước khi sử dụng. Thuốc tuy không gây đau dạ dày nhưng có thể gây hoại tử tế bào gan nếu lạm dụng trong thời gian dài.
  • Khi nhận thấy các biểu hiện dị ứng ngay sau khi dùng thuốc Paracetamol, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và xử lý kịp thời. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm  các nguy cơ nghiêm trọng khác như hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân, hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Stevens – Johnson.

Dị ứng Paracetamol nếu được kiểm soát kịp thời sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, nhất là ở giai đoạn có mức độ nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng ở mức độ nặng và không được điều trị sẽ gây ra các hội chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Cùng chuyên mục

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ và cách xử lý hiệu quả nhanh

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ là triệu chứng phổ biến thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu....

Dị ứng thời tiết có được tắm không

Dị ứng thời tiết có được tắm không? Có kiêng nước không?

Dị ứng thời tiết có được tắm không, có cần phải kiêng nước là băn khoăn của rất nhiều người bệnh trong quá trình điều trị. Thực tế người bệnh...

Viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Bé bị viêm da do dị ứng thời tiết và cách chăm sóc mẹ cần biết

Khi khí hậu chuyển lạnh hoặc nóng, thời tiết giao mùa là thời điểm cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh hơn hết nhất là nhóm đối tượng trẻ em....

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai là tình trạng phổ biến, vì trong giai đoạn mang thai sức đề kháng và hệ miễn dịch ở người mẹ thường nhạy...

Dị ứng da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dị ứng da mặt là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là nữ giới. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên...

Dị ứng sữa mẹ là gì?

Dị ứng sữa mẹ và các biện pháp xử lý an toàn cho bé

Dị ứng sữa mẹ là trường hợp hiếm có nhưng không phải không thể xảy ra ở trẻ nhũ nhi. Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn