Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Bé bị viêm da do dị ứng thời tiết và cách chăm sóc mẹ cần biết

Khi khí hậu chuyển lạnh hoặc nóng, thời tiết giao mùa là thời điểm cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh hơn hết nhất là nhóm đối tượng trẻ em. Một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ khi giao mùa là viêm da do dị ứng thời tiết. Nếu bé bị viêm da do dị ứng thời tiết, mẹ không nên chủ quan cũng đừng quá lo lắng, hãy theo dõi thận cẩn thận những thông tin trong bài viết dưới đây để có cách chăm sóc cho bé phù hợp.

Viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra
Viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân bé bị viêm da do dị ứng thời tiết

Dị ứng là một chuỗi phản ứng của hệ miễn dịch đối với các dị nguyên đến từ môi trường xung quanh. Khi kháng thể dị ứng của cơ thể kết hợp với các dị nguyên từ bên ngoài sẽ gây ra một số biểu hiện của các bệnh lý như dị ứng cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm da dị ứng thời tiết…

Dị ứng thời tiết là bệnh lý thường gặp ở nước ta, có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, hay xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột đặc biệt là thời điểm giao mùa.

Dị ứng thời tiết thường có tính di truyền, tức là nếu cha hoặc mẹ có cơ địa dị ứng, dễ bị dị ứng thì nguy cơ con bị dị ứng là rất cao. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ còn tăng cao khi cả cha và mẹ đều có cơ địa dị ứng. Ngoài yếu tố di truyền thì trẻ bị viêm da do dị ứng thời tiết còn xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên dễ bị dị ứng thời tiết
  • Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ bên ngoài và bên trong cơ thể chênh lệch, khiến cơ thể bé tiết ra một lượng lớn histamin, dẫn đến tình trạng dị ứng trên da như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ
  • Thời tiết giao mùa lúc nóng lúc lạnh, lúc ẩm lúc hanh khô tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa phát triển, phát tán mầm bệnh khiến bé bị dị ứng thời tiết.
  • Nhiệt độ nóng, độ ẩm tăng cao khiến da bé đổ nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh trên da sinh sôi và phát triển.

Khi bé bị dị ứng thời tiết, hệ miễn dịch của bé sẽ phản ứng với các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa nấm mốc. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ coi những chất gây dị ứng là “kẻ xâm lược gây hại: đồng thời tích cực chống lại bằng cách tạo ra kháng nguyên IgE nhằm chống lại với yếu tố kích thích. Thế nhưng, do tạo ra quá nhiều kháng nguyên IgE làm nồng độ IgE trong huyết thanh tăng cao dẫn đến giải phóng histamin. Đây là nguyên nhân khiến bé gặp phải các triệu chứng nghẹt, mũi, ho, hắt, hơi, sổ mũi… 

Triệu chứng viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ

Ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch của bé còn non nớt nên các triệu chứng dị ứng thời tiết thời khởi phát đột ngột và biểu hiện toàn thân nhanh chóng. Một số triệu chứng nhận biết bé bị viêm da do dị ứng thời tiết có thể kể đến như:

  • Da bé nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy châm chích sau đó xuất hiện các mẩn ngứa nhỏ, có thể mọc khu trú hoặc lan tỏa toàn thân
  • Khô da khiến bé dễ bị chàm bội nhiễm với đặc trưng là các mẩn đỏ kèm mụn nước li ti, có dịch vàng trên da, đầu nhiều vảy gàu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến da bé.
  • Tổn thương da gây viêm nhẹ, đôi khi kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu
  • Các mẩn đỏ gây  âm ỉ hoặc dữ dội, tăng dần khi cào, gãi, có ma sát
  • Tổn thương trên da thường xảy ra ở cổ, ngực, tay, chân, đặc biệt là mặt rồi lan ra cá vị trí khác
  • Có thể xuất hiện một số triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mũi, nổi mề đay
  • Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể đi kèm nôn hoặc khó thở
  • Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ do cơ thể phản ứng với các mao mạch trên da hoặc xuất hiện các triệu chứng như bỏ ăn, tiêu chảy, quấy khóc, mệt mỏi… 

Các triệu chứng viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh như hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi. Nếu bé bị dị ứng thời tiết, tình trạng hắt hơi sổ mũi thường tái đi tái lại nhiều lần do thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên như lông chó mèo, bụi nhà, nơi ẩm mốc… Ngoài ra, ở một số trẻ có cơ địa dị ứng, tình trạng dị ứng thời tiết còn có thể làm bùng phát các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, cơn hen cấp…

Trẻ bị dị viêm da do dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Viêm da do dị ứng thời tiết là bệnh lý khá phổ biến không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng dễ bị dị ứng thời tiết. Viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ được chia thành 2 dạng thường gặp là dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ và dị ứng thời tiết nổi mề đay. 

Ban đầu, ở giai đoạn cấp tính, bệnh thường chỉ kéo dài khoảng 24 giờ hoặc dưới 6 tuần với các triệu chứng nổi mề đay, mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Thế nhưng nếu mẹ chủ quan không điều trị cho con, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, bé có thể gặp phải tình trạng phù nề niêm mạc mắt, sốc phản vệ, tụt huyết áp… Bên cạnh đó, dị ứng thời cũng khiến bé ngứa ngáy dữ dội, người bứt rứt khó chịu và thường xuyên quấy khóc.

Một số trường hợp dị ứng thời tiết có thể gây cơn hen cấp, tụt huyết áp, sốc phản vệ cha mẹ nên thận trọng với biểu hiện của con 
Một số trường hợp dị ứng thời tiết có thể gây cơn hen cấp, tụt huyết áp, sốc phản vệ cha mẹ nên thận trọng với biểu hiện của con

Trẻ bị dị ứng thời tiết cũng thường bú kém, chậm tăng cân hơn so với các bé khác. Do đó, khi bé bị dị ứng thời tiết, tốt nhất mẹ nên sớm điều trị cho con ở giai đoạn ban đầu. Viêm da dị ứng do thời tiết ở trẻ có thể được kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ tái phát nếu mẹ sớm điều trị và có biện pháp phòng ngừa tốt cho bé. Bệnh thường tái đi tái lại trong khoảng 5 năm đầu đời, khi bé ngày càng trưởng thành thì bệnh thường có xu hướng thuyên giảm.

Cách chăm sóc cho bé bị viêm da do dị ứng thời tiết

Khi bé có biểu hiện dị ứng thời tiết, mẹ cần quan sát các biểu hiện của trẻ, tốt nhất nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Những điều mẹ cần làm lúc này bao gồm:

1. Đưa trẻ thăm khám bác sĩ

Như đã đề cập, viêm da cơ địa do dị ứng thời ở giai đoạn cấp tính nếu được điều trị đúng cách sẽ thuyên giảm, ít tái phát. Do đó, khi con có các triệu chứng viêm da do dị ứng thời tiết, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Mẹ tuyệt đối không được tự mua và sử dụng thuộc, tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc thì nên ngưng sử dụng, trao đổi với bác sĩ để kịp thời can thiệp. 

Một số thuốc điều trị thường được chỉ định cho trẻ bị viêm da do dị ứng thời tiết có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng làm giảm các triệu chứng toàn thân của bé, khi cơ thể giải phóng quá nhiều histamin. Ngoài ra, loại thuốc kháng histamin H1 này còn giúp cải thiện tổn thương da, giảm viêm da do dị ứng thời tiết ở bé.
  • Thuốc Epinephrine: Thường được dùng ở dạng hít hoặc dạng tiêm, có tác dụng giảm cơn hen cấp cho trẻ bị dị ứng thời tiết. Đôi khi cũng được sử dụng cho trường hợp có nguy cơ sốc phản vệ hay dị ứng nghiêm trọng.
  • Kem dưỡng ẩm: Nhằm giảm viêm, giảm ngứa, làm dịu da. Các loại kem này thường có thành phần dịu nhẹ, có thể kể đến như Vaseline, Cetaphil, Eucerin, Cerave…

Thực tế, dù hiếm gặp nhưng viêm da do dị ứng thời có thể gây sốc phản vệ hay một số biến chứng nghiêm trọng khác. Các triệu chứng này chỉ xảy ra sau vài phút khi bé tiếp xúc với một chất gây dị ứng nhất định. Mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất khi có các biểu hiện sau đây:

  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy, chóng mặt
  • Khó thở, thở khò khè

2. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc bé. Mẹ cần chăm sóc cho bé bị viêm da dị ứng do thời tiết như sau:

  • Nếu bé bị dị ứng do thời tiết lạnh, cần giữ ấm cho con, tránh để trẻ thường xuyên di chuyển và vui chơi ngoài trời lạnh
  • Với trẻ dị ứng thời tiết nóng, mẹ nên cho bé tắm 2 lần/ngày, sử dụng quạt mát hoặc điều hòa nếu thời tiết quá nóng nhằm giảm tiết mồ hôi. Đồng thời, nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, hút mồ hôi tốt bằng các chất liệu như cotton, vải sợi tre… 
  • Nên vệ sinh sạch sẽ cho con, nhất là mũi và miệng, đồng thời cần hướng dẫn bé súc miệng để loại bỏ dị nguyên, làm dịu niêm mạc hô hấp
Khi bé bị viêm da do dị ứng thời tiết, mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi và miệng cho con bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dị nguyên
Khi bé bị viêm da do dị ứng thời tiết, mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi và miệng cho con bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dị nguyên
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, uống đủ nước, tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng tăng cường miễn dịch nâng cao thể trạng như rau xanh, trái cây
  • Nếu bé bị ho, viêm họng, mẹ có thể cho trẻ uống trà gừng, trà mật ong ấm hoặc tắm lá bạc hà, ngâm bột yến mạch để làm giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng tổn thương da. 

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết

Viêm da do dị ứng thời tiết rất dễ tái phát, nhất là vào thời điểm giao mùa. Để phòng ngừa dị ứng thời tiết cho bé, cha mẹ nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng cho bé. Có thể chăm sóc và phòng ngừa bằng cách:

  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào thời điểm giao mùa khi không cần thiết, nếu bắt buộc thì nên trang bị đầy đủ khăn cổ, áo ấm, mũ… Dĩ nhiên mẹ cũng không nên bắt bé ở nhà thường xuyên, việc tiếp xúc với môi trường không chỉ giúp bé tăng cường khả năng thích nghi mà còn học hỏi, khám phá nhiều điều hơn
  • Giữ gìn sạch sẽ môi trường sống, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dọn sạch những nơi ẩm mốc. Trường hợp bé bị dị ứng nhiều khi ở trong nhà thì bạn nên hạn chế đồ bằng vải như rèm, thảm, thú nhồi bông và cần thay ga thường xuyên.
  • Nên mở cửa, để nhà cửa thông thoáng và hạn chế tiếp xúc với những nơi nhiều bụi bẩn, dễ phát sinh nấm mốc như kho chứa đồ
  • Trường hợp bé bị dị ứng với phấn hoa hay bụi bẩn thì mẹ nên đóng kín cửa vào mùa phấn hoa, đồng thời nên giữ cho không khí trong sạch, tốt nhất cần vệ sinh bộ lọc điều hòa 1 lần/tháng. 
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào; tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách cho con ăn nhiều rau xanh, trái cây đặc biệt là các loại trái cây như dưa hấu, bưởi, cam, kiwi…
  • Nên cho con ăn nhiều thực phẩm có tính mát vào mùa nắng, nếu trẻ không có tiền sử dị ứng thức ăn, tốt nhất mẹ không nên hạn chế đồ ăn của con cũng không cần kiêng khem nhiều. Chỉ cần đừng cho bé ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối hoặc nhiều đường.

Tóm lại, có thể thấy viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ là tình trạng thường gặp, mẹ không cần quá lo lắng nhưng cũng tuyệt đối không được chủ quan. Dị ứng thời tiết dễ tái đi tái lại thậm chí chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu mẹ không sớm đưa con thăm khám và có bạn pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng. Hiện tượng này đặc trưng bởi biểu hiện ngứa ngáy ở tay,...

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không? Điều trị như thế nào?

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng, mức độ bệnh, cách chăm sóc và chữa trị của mỗi người. Thông thường, các...

Bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh nên nằm lòng những điều sau

Bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh nên nằm lòng những điều sau

Dị ứng thời tiết khi trời lạnh là hiện tượng niêm mạc hô hấp và da bị kích thích khi độ ẩm và nhiệt độ giảm mạnh. Tình trạng này...

Ngứa do dị ứng thời tiết

Ngứa do dị ứng thời tiết: Cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả

Ngứa do dị ứng thời tiết là một triệu chứng thường gặp khiến người bệnh vô cùng khó chịu mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Người bệnh nếu...

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ và cách xử lý hiệu quả nhanh

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ là triệu chứng phổ biến thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu....

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP), hội chứng Stevens...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn